Bầy chim mùa xuân được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?
Đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu:
a. Tác giả quan sát được những đặc điểm hình dáng nào của con chim bói cá khi nó đậu trên cành tre? Mỗi đặc điểm hình dáng ấy được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?
b. Những từ ngữ, hình ảnh nào cho thấy bói cá bắt mồi rất nhanh?
c. Tìm hình ảnh so sánh trong bài văn và nêu tác dụng của chúng.
a. Tác giả quan sát được lông cánh xanh biếc như tơ, mình nhỏ, mỏ dài, lông ức màu hung hung nâu.
b. Những từ ngữ, hình ảnh cho thấy bói cá bắt mồi rất nhanh: vụt một cái, nó lao đầu xuống nước rồi lại bay vụt lên, nhanh như cắt.
c.
* Hình ảnh so sánh: Đầu cúi xuống như kiểu soi gương; nhanh như cắt
* Tác dụng:
- Giúp người đọc dễ dàng hình dung liên tưởng chim bói cá
- Làm cho cách diễn đạt của bài văn hay hơn, sinh động hơn
Bài thơ nhắc đến những sự vật gì vào mùa hè? Mỗi sự vật ấy được miêu tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?
Bài thơ nhắc đến những sự vật:
- Quả mít: múi mật vàng ong.
- Mặt trời: đỏ chót.
- Dưa hấu: đàn, bên sông.
- Cây phượng: đèn hoa đỏ.
- Mặt ruộng.
- Bông lúa: dậy hương chiêm.
- Bầy chim: luyện thanh.
- Tiếng ve: ẩn hiện.
- Lũ trẻ: nối dây diều.
- Diều: lên cao.
- Tiếng sáo: xôn xao.
Bốn câu thơ đầu gợi lên khung cảnh mùa xuân.
– Những chi tiết nào gợi lên đặc điểm riêng của mùa xuân? (Chú ý những đường nét, hình ảnh, màu sắc, khí trời, cảnh vật.)
– Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ và bút pháp nghệ thuật của Nguyễn Du khi gợi tả mùa xuân?
Bốn câu thơ đầu vẻ đẹp mùa xuân thiên nhiên:
+ Hình ảnh chim én đưa thoi giữa trời xuân trong sáng
+ Cỏ xanh non tới chân trời, điểm xuyết hoa lê trắng
+ Không gian mùa xuân khoáng đạt, rộng rãi
- Màu sắc có sư hài hòa gợi lên vẻ tinh khôi, mới mẻ, tràn đầy sức sống của mùa xuân
- Bút pháp ước lệ tượng trưng gợi không gian mùa xuân, tác giả còn dùng nhiều từ ngữ gợi hình ảnh, cái hồn cảnh vật
Trong khổ thơ đầu, nhà thơ miêu tả mùa xuân qua những hình ảnh nào? Những hình ảnh đó gợi cho em cảm nhận gì về mùa xuân?
- Trong khổ thơ đầu, nhà thơ miêu tả mùa xuân qua những hình ảnh: dòng sông xanh, bông hoa tím biếc, tiếng chim chiền chiện hót vang trời.
- Những hình ảnh đó gợi cho em cảm nhận về một mùa xuân tươi đẹp, rực rỡ, hài hòa bởi thiên nhiên tươi đẹp và tràn đầy sức sống.
giúp mk câu này với mk đang gấp lắm:
Cho đoạn văn sau:
Hoa mận vừa tàn thì mùa xuân đến. Bầu trời ngày thêm xanh. Nắng vàng ngày càng rực
rỡ. Vườn cây lại đâm chồi, nảy lộc. Rồi vườn cây ra hoa. Hoa bưởi nồng nàn. Hoa nhãn
ngọt. Hoa cau thoảng qua. Vườn cây lại đầy tiếng chim và bóng chim bay nhảy. Những
thím chích chòe nhanh nhảu. Những chú khướu lắm điều. Những anh chào mào đỏm
dáng. Những bác cu gáy trầm ngâm.
Chú chim sâu vui cùng vườn cây và các loài chim bạn. Nhưng trong trí thơ ngây của
chú còn mãi sáng ngời hình ảnh một cánh hoa mận trắng, biết nở cuối đông để báo trước
mùa xuân tới.
NGUYỄN KIÊN
1. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn bản trên.
2. Cảnh mùa xuân được tái hiện qua những hình ảnh nào? Hình ảnh nào được đặc tả?
3. xác định các từ loại
- Số từ:
- lượng từ:
- động từ:
- Tính từ:
- Phó từ trong 2 câu đầu:
4. Giải nghĩa các từ: trầm ngâm, đỏm dáng
5. Nêu các câu văn có sử dụng phép nhân hóa và phân tích tác dụng của chúng
Gợi ý: chỉ ra câu văn hứa phép tu từ, nêu dấu hiệu của phép tu từ và tác dụng gợi tả - gợi
ra hình ảnh nào, mang đến cho em cảm xúc gì…
6. Nêu nội dung và đặt nhan đề cho văn bản:
t sẽ giúp vs điều kiện phải k cho t 10 lần oki ko
1. PTBĐ : Miêu tả
2. Tái hiện : Hoa mận vừa tàn thì mùa xuân đến
Bầu trời ...............
Nắng ...................
Vườn cây.............
Đặc tả : trời , nắng , cây, hoa
3.
số từ : một
lượng từ : những
tính từ : xanh , vàng ,ngọt , trắng
động từ: tàn ,bay nhảy , nở
phó từ : vừa , thì
Bốn câu sau đều có cụm từ mùa xuân. Hãy cho biết trong câu nào cụm từ mùa xuân là trạng ngữ. Trong những câu còn lại, cụm từ mùa xuân đóng vai trò gì?
a) Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh [...].
(Vũ Bằng)
b) Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít.
(Vũ Tú Nam)
c) Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân.
(Vũ Bằng)
d) Mùa xuân! Mỗi khi họa mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự đổi thay kì diệu.
(Võ Quảng)
Cụm từ "Mùa xuân" đóng vai trò:
a. chủ ngữ (đầu câu), vị ngữ (giữa câu)
b. trạng ngữ chỉ thời gian
c. phụ ngữ của cụm động từ
d. Câu đặc biệt.
Bốn câu sau đều có cụm từ mùa xuân . Hãy cho biết trong câu nào cụm từ mùa xuân là trạng ngữ.
a) Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh [...].
(Vũ Bằng)
b) Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít.
(Vũ Tú Nam)
c) Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân.
(Vũ Bằng)
d) Mùa xuân! Mỗi khi họa mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự đổi thay kì diệu.
(Võ Quảng)
A. Câu a
B. Câu b
C. Câu c
D. Câu d
đọc bài hiểu chổi biếc của tác giả bùi sĩ can
bài 1: vì sao tháng ba lá cây có màu xanh nhạt
bài 2:mùa hè , lá cây được miêu tả bằng những từ ngữ , hình ảnh nào
bài 3:đến mùa nào : cây vê già , gân guộc nôi lên để chống chọi với những đợt gió táp , sương sa là mùa nào
bài 4: trong những cặp câu sau có từ nào là từ đồng âm ? từ nào là từ nhiều nghĩa
bài 5 : câu Mùa xuân, *những hạt mưa li ti giáng giăng thả bụi êm đềm, cây cối chịu qua giá rét của mùa đông ngủ một giấc đẫy chợt bừng tỉnh. Những hạt mưa đủ để cho cây cối nhú chồi biếc, hớn hở đón chào mùa xuân. liên kết với nhau bằng cách nào
bài 6: hai câu Chồi cây giống như cuộc đời của một con người. Khi mới nứt nanh, có một màu tím biếc thật dễ thương như cu con mới lọt lòng. liên kết với nhau bằng cách nào
bài 7:em hãy nêu nội dung của bài văn
Ở khổ thơ thứ nhất, đàn ông được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?
Hình ảnh bầy ong trong khổ thơ thứ nhất đã được tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa. Đôi cánh chở nắng, bay qua vườn mướp vàng, ghé cành râm bụt đỏ nhưng bầy ong vẫn chăm chỉ làm việc với thành quả là bình mật đầy.
Mùa xuân của thiên nhiên, đất nước đã được miêu tả như thế nào qua những hình ảnh, màu sắc, âm thanh trong hai khổ thơ đầu?
Mùa xuân thiên nhiên, đất trời xứ Huế:
+ Hoa tím biếc, dòng sông xanh, chim chiền chiện hót vang trời
+ Không gian rộng lớn, bao la, màu sắc đặc trưng của Huế (tím, xanh), hòa với âm thanh sự sống
- Cảm xúc bồi hồi, rộn ràng của tác giả trước cảnh vật thiên nhiên xứ Huế
+ Tác giả trân trọng sự sống (tôi đưa tay tôi hứng)
+ Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, các yếu tố hữu hình, cảm nhận bởi nhiều giác quan
- Hai câu thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên và sự sống tha thiết của nhà thơ
- Khổ thơ thứ hai thể hiện tình yêu với mùa xuân đất nước:
+ Mùa xuân đất nước cụ thể hóa bằng hình ảnh người cầm súng, người ra đồng
+ Suy ngẫm và chiêm nghiệm của tác giả khi nhìn thấy "lộc" từ mùa xuân đất nước
+ Từ láy "hối hả" và "xôn xao" thể hiện nhịp phát triển, thời kì mới của đất nước
+ So sánh đất nước với vì sao: sự trường tồn vững bền của đất nước
⇒ Hình ảnh mùa xuân tự nhiên và đất nước đối sánh với nhau qua lăng kính yêu cuộc đời, khao khát sống của tác giả