Hãy viết một câu ghép để thể hiện nội dung bức tranh ở bên.
Sưu tầm một số bức tranh nghệ thuật thời Phục hưng và sắp xếp thành một bộ sưu tập nhỏ. Ở mỗi bức tranh, hãy viết chú thích về nội dung tác phẩm.
Dưới đây là một bức tranh và 2 từ gợi ý, các bạn hãy viết một câu tiếng Anh miêu tả bức tranh đó.
Chú ý: Trong câu, bạn phải sử dụng cả 2 từ gợi ý đã cho. Bạn có thể tự do thay đổi hình thái và thứ tự của 2 từ đó. Câu viết của bạn sẽ được chấm điểm dựa trên tiêu chí: sử dụng ngữ pháp phù hợp và nội dung đúng với bức tranh.
Câu 1:
Đoạn thơ "Khi con tu hú" đã thể hiện bức tranh thiên nhiên sôi động,giàu sưc sống và tình yêu cuộc sống thiết tha của tác giả.Từ nội dung đó,em hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về tình yêu quê hương,đất nước.Trong đó có sử dụng câu nghi vấn và gạch chân dưới câu văn có sử dụng kiểu câu đó.
Đọc thông tin và quan sát hình 4, em hãy:
• Đặt các câu hỏi để tìm hiểu về bức ảnh.
• Trao đổi với bạn về nội dung được thể hiện trong bức ảnh.
Đặt câu hỏi:
- Tên bức ảnh được đặt là gì?
- Bức ảnh được chụp khi nào?
- Bức ảnh thể hiện điều gì?
- Bối cảnh lịch sử của thời điểm bức ảnh được chụp?
- Những người xuất hiện trong bức ảnh là ai?
...
Học sinh sau khi đặt câu hỏi theo hướng dẫn trên, sẽ thảo luận với nhau để trả lời các câu hỏi trong bức ảnh.
Dựa theo tranh, kể lại từng đoạn câu chuyện Chiếc bút mực :
Em hãy quan sát 4 bức tranh, kết hợp nội dung đã đọc để kể lại câu chuyện.
Tranh 1: Sáng hôm ấy, cô giáo gọi Lan lên bàn lấy mực, Mai hồi hộp nhìn cô, thấy cô không nói gì, em buồn lắm.
Tranh 2 : Lan trở về chỗ rồi bỗng gục đầu òa khóc. Cô giáo rất ngạc nhiên hỏi:
- Em bị làm sao thế?
- Hôm qua anh trai em mượn bút mực nhưng quên không cho vào cặp cho em.
Tranh 3: Mai loay hoay mãi với cái hộp bút. Cuối cùng, em lấy chiếc bút máy của mình cho bạn mượn.
Tranh 4: Cô giáo khen tấm lòng tốt, biết giúp đỡ bạn bè của Mai và cho em mượn chiếc bút của cô.
Vẽ một bức tranh hoặc sưu tầm tranh ảnh có nội dung thể hiện thông điệp tự hào là công dân Việt Nam
Như mọi người cũng đã biết, virut corona đã và đang hoành hành ở Việt Nam, cướp đi sinh mạng của biết bao nhiêu người dân vô tội. Nhưng cũng rất đáng tự hào khi người dân cùng nhà nước đều đồng lòng chung tay phòng chống dịch bệnh. Búc tranh sau đây đã nói lên một phần nào nỗi niềm đó,...
Tranh bạn tham khảo# nhé!
Bằng một đoạn văn khoảng 10 - 12 câu theo cách lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp, em hãy làm sáng tỏ nội dung: Bức tranh chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác nghệ thuật của cụ Bơ-men. Trong đoạn văn có sử dụng một cầu ghép (chỉ rõ).
cậu tham khảo nhé:
O Hen-ri là một nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn. Những tác phẩm của ông thường nhẹ nhàng nhưng toát lên tinh thần nhân đạo cao cả, tình yêu thương người nghèo khổ, rất cảm động. “Chiếc lá cuối cùng” là truyện ngắn góp phần làm cho tên tuổi của O Hen- ri trở nên bất hủ.
Trong câu chuyện ấy, ta thấy thấm đượm tình cảm cao đẹp giữa những người họa sĩ nghèo khổ, và đặc biệt để lại nhiều dư cảm sâu sắc nhất là nhân vật cụ Bơ-men.Cụ sống cùng Xiu và Giôn-xi trong một căn hộ thuê ở gần công viên Oa- sinh- tơn. Bốn chục năm nay cụ mơ ước vẽ một kiệt tác nhưng chưa thực hiện được, cụ thường ngồi làm mẫu vẽ cho các họa sĩ khác để kiếm tiền.
Cuộc sống tuy nghèo nhưng cụ luôn giữ phẩm chất trong sạch, hoàn cảnh không thể làm cụ yếu mềm tinh thần. Chả thế mà cụ “hay chế nhạo cay độc sự mềm yếu của bất kì ai”. Cụ Bơ-men luôn sống giàu tình thương, quan tâm tới mọi người. Cụ muốn những người xung quanh mình phải mạnh mẽ và cứng rắn. Chúng ta cảm động khi biết cụ tự coi mình có nhiệm vụ bảo vệ Xiu và Giôn-xi ở phòng vẽ tầng trên.
Mùa đông năm ấy, Giôn-xi bị bệnh sưng phổi, cô tuyệt vọng, đếm từng chiếc lá còn lại trên cây thường xuân bám vào bức tường gạch đối diện cửa sổ, chờ khi nào chiếc lá cuối cùng rụng thì cô cũng lìa đời. Biết được ý nghĩ kì quặc ấy, mắt cụ Bơ- men đỏ ngầu, “nước mắt chảy ròng ròng”. Đó là những giọt nước mắt xót xa, đầy thương cảm. Cụ “hét lên”, “quát to” rồi sau đó là lời dịu dàng, xót xa: “Chà tội nghiệp cô bé Giôn-xi”.
Thật cảm động khi nghe những lời mà cụ nói với Xiu khi theo cô lên phòng vẽ mà Giôn- xi đang nằm: “Trời đây không phải là chỗ cho một con người tốt như cô Giôn- xi nằm. Một ngày kia, tôi sẽ vẽ một tác phẩm kiệt xuất và tất cả chúng ta sẽ đi khỏi nơi này.” Vẫn là ước mơ đó nhưng nó đã gắn liền với lòng yêu thương sâu sắc. Cụ muốn sáng tạo để đem lại cuộc sống tốt đẹp cho mọi người.
Cụ Bơ-men con người có đức hi sinh cao cả. Nhà văn đã tập trung miêu tả khoảnh khắc căng thẳng của cụ và Xiu: “Họ sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì.” Dường như trong phút giây im lặng ấy, họ đã đoán được điều gì sẽ xảy đến. Là một nhân vật chính nhưng cụ chỉ xuất hiện ở phần đầu và giữa truyện, những hành động tiếp theo của cụ chỉ được hiện lên qua lời kể của Xiu.
Sau khi ngồi làm mẫu cho Xiu vẽ, hình ảnh cụ Bơ-men bỗng biến mất. Người đọc dần lãng quên sự hiện diện của cụ mà thay vào đó chú ý tới diễn biến căng thẳng xoay quanh Xiu, Giôn- xi và chiếc lá cuối cùng. Không ai đoán biết được cụ đã làm gì trong khoảng thời gian ấy. Phải đến cuối truyện, Giôn-xi và người đọc mới hiểu rõ hành động cao cả của cụ. Chắc chắn khi đứng dưới mưa tuyết để vẽ chiếc lá lên bờ tường gạch, con người già nua ấy giá buốt lắm, hơn ai hết cụ biết rõ tính mạng mình đang gặp nguy hiểm.
Nhưng lòng thương yêu Giôn-xi, ý muốn dùng cây bút và bảng màu để đem lại niềm tin, nghị lực sống cho cô đã giúp cụ vượt lên tất cả. Chiếc lá mà cụ vẽ sống động và rất thật: “ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa”, khiến cho hai cô họa sĩ của chúng ta cũng không hề nghi ngờ. Và chiếc lá ấy đã gieo vào lòng cô gái trẻ tội nghiệp hơi ấm của niềm tin, nghị lực, kéo cô từ vực thẳm của bệnh tật vươn lên sống tiếp.
Có thể nói chiếc lá là cả tấm lòng của cụ Bơ-men, là minh chứng cho sự hi sinh đến quên mình để đem lại sự sống cho người khác. Cụ đã làm được một điều mà bốn mươi năm qua hằng ao ước: vẽ một kiệt tác. Và có lẽ khi một con người nằm xuống cũng là lúc một tâm hồn được đánh thức, sẽ tiếp tục cống hiến cho đời những sáng tác nghệ thuật.
Câu chuyện kết thúc bằng lời kể của Xiu về cái đêm mà cụ Bơ-men vẽ chiếc lá mà không để cho Giôn- xi có phản ứng gì thêm như để lại dư âm trong lòng người đọc. Nhà văn O Hen-ri đã rất khéo léo khi xây dựng nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần. Lần đảo ngược thứ nhất, Giôn-xi như đang tiến dần đến cái chết bỗng khỏe lại, yêu đời và chiến thắng bệnh tật.
Lần đảo ngược thứ hai liên tiếp sau đó, cụ Bơ-men từ một người khỏe mạnh đến cuối truyện mắc bệnh và qua đời. Một con người đi từ sự sống đến cái chết, một con người người từ cái chết tìm lại sự sống. Tất cả đã được nhà văn kể lại thật tự nhiên và cảm động.
Truyện ngắn làm cho chúng ta không khỏi rung cảm trước tình yêu thương cao cả giữa những người nghèo khổ. Câu chuyện còn giàu tính nhân văn , ẩn chứa bức thông điệp trong cuộc sống: dù gặp phải hoàn cảnh khó khăn nhất cũng đừng bao giờ bi quan, tuyệt vọng, hãy mạnh mẽ tin tưởng vào ngày mai tươi sáng, ta sẽ vượt qua tất cả.
Tham Khảo
Chiếc lá cuối cùng nhà văn Mĩ O. Hen - ri là một trong những truyện nổi tiếng trên toàn thế giới về tình yêu thương con người. Và hình tượng "chiếc lá" chính là hình tượng xuyên suốt đã làm nên thành công cho tác phẩm. “Chiếc lá cuối cùng” tác giả gửi thông điệp về tình bạn cao quý, nhắn nhủ mọi người hãy biết yêu thương nhau. Xiu và Bơ-men là hai nhân vật làm nổi bật tình cảm cao đẹp trên. Hai họa sĩ nghèo này khác nhau về tuổi tác nhưng lại có chung một mối điều quan tâm đó là làm sao cứu sống được Giôn - xi. Xiu đã phải làm việc kiếm tiền mua thuốc, chăm sóc bạn. Xiu là một người bạn thủy chung, hết lòng giúp đỡ bạn bè trong những lúc khó khăn nhất. Chỉ như vậy thôi chưa đủ bệnh viêm phổi của Giôn-xi ngày càng nặng hơn và có thể tước đi mạng sống của cô bất cứ khi nào. Bệnh thì có thể chữa trị nhưng tinh thần thì không, Giôn - xi tuyệt vọng với cái chết đang đến gần, cụ Bơ-men đã nhận ra điều đó và chính cụ đã mang lại niềm hi vọng cho Giôn-xi. Bằng tài năng của mình, cụ đã vẽ lên bức kiệt tác của mình bức tranh cuối cùng mang lại niềm tin, hi vọng sống cho Giôn - xi. Chiếc lá cuối cùng và sự hi sinh thầm lặng của cụ Bơ - men thật đáng trân trọng, hi sinh bản thân vì cuộc sống của người khác, qua hình ảnh chiếc lá cuối cùng tác giả còn muốn nói đến mục đích cao quý của nghệ thuật trong cuộc sống. Câu chuyện đơn giản nhưng lại có ý nghĩa nhân đạo sâu sắc, hình ảnh chiếc lá cuối cùng chính là điểm nhấn quan trọng trong truyện giúp mang lại hi vọng, niềm tin cho Giôn-xi vượt qua bệnh tật và ca ngợi sự hi sinh thầm lặng của cụ Bơ - men.
Viết nội dung mỗi tranh dưới đây bằng 1-2 câu để tạo thành một câu chuyện:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Gợi ý: Em quan sát cảnh vật, hoạt động và thái độ của các bạn nhỏ và đặt 1-2 câu cho mỗi bức tranh.
Trả lời:
Tranh 1: Trinh và các bạn đi vào công viên chơi, mọi người vừa đi vừa nói chuyện rất vui vẻ.
Tranh 2: Trinh nhìn thấy một khóm hoa hồng mới nở rất đẹp. Những bông hoa rực rỡ đang rung rinh dưới nắng mai.
Tranh 3: Trinh vội đưa tay định ngắt bông hoa đẹp nhất.
Tranh 4: Thấy vậy, Nam liền ngăn lại:
- Bạn đừng ngắt hoa. Hãy để hoa làm đẹp cho công viên.
Nghe Nam nói, Trinh hiểu ra và không hái hoa nữa.
Trong sáu câu đầu đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” tác giả Nguyễn Du đã miêu tả một cách suất sắc khung cảnh thiên nhiên và tâm trạng của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích. Mở đầu đoạn thơ, tác giả đã sử dụng nghệ thuật ẩn dụ ở cụm từ “khóa xuân”, “khóa xuân” ở đây có nghĩa là khóa kín tuổi xuân hay còn có thể hiểu là nàng đang bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích. Nơi đang giam lỏng nàng là một nơi rất cao, trơ trọi và có thể quan sát hết mọi vật xung quanh. Tác giả Nguyễn Du đã sử dụng rất nhiều hình ảnh gợi cảm như “non xa”,”trăng gần”,”bát ngát”,”cát vàng”, “bụi hồng” để diễn tả khung cảnh thiên nhiên mênh mông, rộng lớn, hoang vu và rợn ngợp. Rất có thể đây là cảnh thật nhưng cũng có thể chỉ là những hình ảnh mang tính ước lệ tượng trưng để nói lên sự cô đơn của Thúy Kiều không chỉ ở không gian mà còn là thời gian. Thành ngữ “mây sớm đèn khuya” có nghĩa là sáng làm bạn với mây, tối làm bạn với đèn. Đây là một vòng tuần hoàn khép kín với ý cốt là nói lên sự cô đơn đến tuyệt đối của nàng. Ôi! nàng đã cô đơn ,tủi nhục đến nhường nào khi sớm tối chỉ làm bạn với vật vô tri vô giác như vậy . Và khi đối diện với chính bản thân mình nàng cảm thấy “bẽ bàng”. Nàng xấu hổ và tủi thẹn bởi nàng đã bị cướp cái đáng giá nghìn vàng của một người con gái trong nháy mắt vì bị Mã Giám Sinh lừa và sau đó hắn đã làm nhục nàng. Ở câu thơ cuối cùng của bài thơ cụm từ “nửa tình nửa cảnh” đã nói lên tâm trạng vô cùng rối bời khiến cho Kiều như bị chia tấm lòng.
Chú thích : câu cảm thán : Ôi! Nàng đã cô đơn tủi nhục đến nhường nào.....
Em hãy đặt một câu cảm để thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú trước bức tranh của cô giáo trong bài thơ trên.