Em hãy nêu tên và chức năng của các bộ phận chính của máy phát điện gió trong các hình dưới đây
Hãy nêu tên và chức năng các bộ phận chính của quạt điện và máy bơm nước?
Bộ phận chính | Chức năng | |
Quạt điện | Động cơ điện Cánh quạt |
Biến điện năng thành cơ năng (chuyển động quay) Tạo ra gió khi quay |
Máy bơm nước | Động cơ điện Phầm bơm |
Biến điện năng thành cơ năng (chuyển động quay) Vai trò của phần bơm hút nước đẩy nước đến nơi sử dụng |
Hãy nêu tên và chức năng các bộ phận chính của bút thử điện như Hình O3.1.
Tham khảo:
1: Đầu bút thử điện: được làm bằng kim loại dễ dàng hút điện và tích điện áp.
2: Điện trở: thu điện (cản trở dòng điện).
3: Thân bút: Cầm nắm, cách điện.
4: Kẹp kim loại: Giúp truyền điện qua cơ thể người để hình thành mạch kín.
5: Nắp bút
6: Lò xo: nằm phần thân với nắp giúp truyền điện.
7: Đèn báo: bộ phận báo hiệu khi có nguồn điện đèn phát sáng.
Mạch điện là gì? Hãy nêu tên và chức năng của các bộ phận chính trên mạch điện.
Tham khảo
* Mạch điện là tập hợp các bộ phận mang điện được kết nối lại với nhau bằng dây dẫn điện để thực hiện chức năng của mạch điện trong điều kiện bình thường.
* Tên và chức năng các bộ phận chính trên mạch điện:
- Nguồn điện: cung cấp năng lượng điện cho toàn mạch.
- Thiết bị đóng cắt, điều khiển và bảo vệ mạch điện: đóng, ngắt nguồn điện; điều khiển hoạt động của tải và bảo vệ an toàn cho mạch điện.
- Dây dẫn: kết nối các bộ phận của mạch điện.
- Tải tiêu thụ: tiêu thụ năng lượng điện từ nguồn điện.
Hãy liệt kê tất cả các giai đoạn xử lí tín hiệu theo thứ tự từ đầu vào đến đầu ra của các máy sau đây :
Máy phát sóng vô tuyến.
Trong mỗi giai đoạn, hãy nêu : tên của bộ phận máy dùng trong việc xử lí; chức năng của bộ phận đó ; kết quả của việc xử lí.
Máy phát sóng vô tuyến
Giai đoạn 1 : Biến đổi dao động âm thành dao động điện có cùng tần sò. Dùng micrô để thực hiện sự biến đổi này. Kết quả, ta được dao động điện có tần số âm (dao động âm tần).
Giai đoạn 2 : Biến điệu dao động (sóng) điện từ cao tần, tức là làm ch dao động cao tần tải được các tín hiệu âm tần. Trong việc biến điệu biên độ, ta làm cho biên độ của dao động cao tần biến đổi theo tần số âm.
Dùng một mạch phát dao động điện từ cao tần để tạo ra dao động điện từ cao tần. Dao động điện từ cao tần được trộn với dao động điện từ âm tần trong mạch biến điệu.
Kết quả ta được dao động điện từ cao tần biến điệu.
Giai đoạn 3 : Khuếch đại dao động điện từ cao tần bằng một mạch khuếch đại. Kết quả ta được một dao động điện từ cao tần biến điệu có biên độ lớn.
Giai đoạn 4 : Phát sóng. Dao động điện từ cao tần biến điệu, sau khi đã được khuếch đại, được anten phát. Từ đó, có một sóng điện từ cao tần lan truyền đi trong không gian.
Nêu tên và chức năng các bộ phận chính của mạch điện.
Tham khảo
Cấu trúc chung của mạch điện bao gồm các bộ phận chính:
- Nguồn điện tạo ra điện nhờ chuyển hoá từ các dạng năng lượng khác nhau.
- Bộ phận truyền dẫn dùng để dẫn điện từ nguồn điện tới phụ tải; thiết bị đóng, cắt, điều khiển và bảo vệ dùng để đóng, cắt, điều khiển và bảo vệ mạch khi có sự cố.
- Phụ tải điện sử dụng điện năng để chuyển hoá thành nhiệt năng, cơ năng ...
Hãy liệt kê tất cả các giai đoạn xử lí tín hiệu theo thứ tự từ đầu vào đến đầu ra của các máy sau đây :
Máy thu thanh đơn giản.
Trong mỗi giai đoạn, hãy nêu : tên của bộ phận máy dùng trong việc xử lí; chức năng của bộ phận đó ; kết quả của việc xử lí.
Máy thu thanh đơn giản
Giai đoạn 1 : Thu sóng. Dùng một anten thu kết nối với một mạch dao động ở lối vào của máy thu thanh. Mạch dao động được điều chỉnh ở chế độ cộng hưởng. Sóng điện từ tạo ra một dao động điện từ cộng hưởng trong anten.
Giai đoạn 2 : Khuếch đại cao tần. Dùng một mạch khuếch đại để khuếch đại dao động điện từ cao tần biến điệu thu được ở anten.
Giai đoạn 3 : Tách sóng, tức là tách dao động điện từ âm tần ra khỏi dao động điện từ cao tần. Dùng mạch tách sóng để làm công việc này. Sau mạch tách sóng ta được một dao động điện từ âm tần.
Giai đoạn 4 : Khuếch đại âm tần bằng mạch khuếch đại.
Giai đoạn 5 : Biến đổi dao động điện thành dao động âm. Dao động điện từ âm tần được đưa ra loa. Dòng điện xoay chiểu tần số âm là do màng loa dao động và phát ra âm có cùng tần số.
Câu 1: Kể tên 10 đồ dùng điện trong gia đình và nêu công dụng của chúng.Trên một nồi cơm điện có ghi 220 V- 700 W - 1, 8 L em hãy giải thích các thông số kĩ thuật trên.
Câu 2: Trình bày chức năng các bộ phận chính của nồi cơm điện. Vẽ sơ đồ khối và mô tả nguyên lí làm việc của nồi cơm điện.
Câu 3: Liệt kê tên các bộ phận chính của bếp hồng ngoại. Vẽ sơ đồ khối và mô tả nguyên lí làm việc của bếp hồng ngoại.
Câu 4: Trình bày một số lưu ý khi lựa chọn đồ dùng điện trong gia đình để tiết kiệm năng lượng và phù hợp với điều kiện gia đình.
Câu 5: Đề xuất một số biện pháp an toàn khi sủ dụng đồ dùng điện trong gia đình.
Nêu chức năng các bộ phận chính của mạch điện trong Hình 12.1.
Tham khảo:
1 - Cách điện cho đường dây cao thế.
2 - Công tơ điện: đo lượng điện năng tiêu thụ của phụ tải điện.
3 - Aptomat: đóng, cắt và bảo vệ mạch điện.
4 - Dây dẫn điện: Truyền dẫn điện.
5 - Aptomat: đóng, cắt và bảo vệ mạch điện.
6 - Ổ cắm điện: chia sẻ và kết nối của các thiết bị điện với nguồn điện.
7 - Công tắc điện: đóng, cắt, điều khiển mạch điện.
8 - Bóng đèn điện: phụ tải điện biến điện năng thành quang năng.
Trên hình 61.2 SGK vẽ các bộ phận chính của một nhà máy thủy điện. Hãy cho biết năng lượng của nước trong hồ chứa đã biến đổi từ dạng nào sang dạng nào qua các bộ phận: ống dẫn nước, tuabin, máy phát điện.
Ống dẫn nước: Thế năng của nước chuyển hóa thành động năng của nước
Tuabin: Động năng của nước chuyển hóa thành động năng của tuabin.
Máy phát điện: Động năng chuyển hóa thành điện năng.
Trên hình 61.2 vẽ các bộ phận chính của một nhà máy thủy điện. Hãy cho biết năng lượng của nước trong hồ chứa đã được biến đổi từ dạng nào sang dạng nào qua các bộ phận: ống dẫn nước, tuabin. máy phát điện.
+ Ống dẫn nước: Thế năng của nước chuyển hóa thành động năng của nước.
+ Tuabin : Động năng của nước chuyển hóa thành động năng của tuabin.
+ Máy phát điện: Động năng chuyển hóa thành điện năng.