Nghe - viết: Bàn tay dịu dàng (Từ Khi thầy đến thương yêu).
Nghe – viết : Bàn tay dịu dàng (từ Thầy giáo bước vào lớp … đến thương yêu.)
? Tìm những chữ cần phải viết hoa trong bài chính tả.
? Khi xuống dòng, chữ đầu câu viết thế nào ?
- Những chữ cần phải viết hoa trong bài chính tả : An, Thầy, Thưa, Bàn
- Khi xuống dòng, chữ đầu câu phải lùi vào 1 ô li và viết hoa.
Gia đình tôi khá giả. Anh em tôi rất thương nhau. Phải nói em tôi rất ngoan. Nó lại khéo tay nữa. Hồi còn học lớp Năm, có lần tôi đi đá bóng, bị xoạc một miếng áo rất to. Sợ mẹ đánh, tôi cứ ngồi lì ngoài bãi không dám về. Nghe lũ bạn tôi mách, em đã đem kim chỉ ra tận sân vận động. Nó bảo:
- Anh cởi áo ra, em vá lại cho. Em vá khéo, mẹ không biết được đâu.
Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt, không hiểu sao tôi thấy ân hận quá. Lâu nay, mải vui chơi bè bạn, chẳng lúc nào tôi chú ý đến em... Từ đấy, chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nhau vừa đi vừa trò chuyện.
Từ nội dung đoạn trích, em hãy viết đoạn văn khoảng \(\frac{1}{2}\)trang giấy thi thể hiện niềm vui của mình khi được sống trong tình yêu thương của gia đình, có sử dụng 1 từ ghép đẳng lập, 1 từ ghép chính phụ (chú thích).
có em thật là vui nhỉ !
Em tham khảo:
Qua tác phẩm Người con gái Nam Xương, Vũ Nương hiện nên là một phụ nữ đảm đang, giàu tình thương. Chưa vun vén được với chồng bao lâu thì phải xa cách vì chồng ra trận. Được một thời gian thì nàng sinh ra một đứa cọn trai đặt tên là Đản. Vừa phụng dưỡng mẹ già, vừa chăm sóc nuôi dạy con thơ, lại đơn côi gối chiếc nhưng nàng vẫn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của một người con dâu tốt. Tới khi mẹ chồng già yếu, ốm đau, nàng "hết sức thuốc thang", "ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn". Lúc mẹ chồng qua đời, nàng đã "hết lời thương xót", việc ma chay tế lễ được lo liệu, tổ chức rất chu đáo "như đối với cha mẹ đẻ mình". Chỉ bấy nhiêu đấy thôi, ta đã thấy trong Vũ Nương cùng xuất hiện ba phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ: nàng dâu hiếu thảo, người vợ đảm đang thủy chung, người mẹ hiền đôn hậu. Đó là hình ảnh người phụ nữ lí tưởng trong xã hội phong kiến ngày xưa.
Từ hán việt trong câu Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt,không hiểu sao tôi thấy ân hận quá. Lâu nay, mải vui chơi bè bạn,chẳng lúc nào tôi chú ý đến em...Từ đấy, chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nhau vừa đi vừa nói chuyện.Vậy mà giờ đây,anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời, đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi.”
Cho các câu sau và cho biết mỗi câu đó thuộc kiểu câu nào?
a. Cây đào nở hoa cho sắc xuân thêm rực rỡ, ngày xuân thêm tưng bừng
b. bàn tay thầy dịu dàng, đầy trìu mến, thuơng yêu
c. Giữa cánh đồng, đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ
d. Bà ngoại lên thăm em vào tháng trước
a.Cái gì làm gì?
b.Cái gì thế nào?
c.Ở đâu, con gì làm gì?
d.Ai làm gì
viết đoạn văn từ 5-7 câu nêu bài học rút ra từ bài bàn tay yêu thương
BÀN TAY YÊU THƯƠNG
Trong một tiết dạy vẽ, có giáo viên bảo các em học sinh lớp một vẽ về điều gì làm cho em thích nhất trong đời.
Cô giáo thầm nghĩ "Rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh". Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của một em học sinh Douglas: bức tranh vẽ một bàn tay.Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp bị lôi cuốn bởi một hình ảnh đầy biểu tượng này. Một em phán đoán
- "Đó là bàn tay của bác nông dân".
Một em khác cự lại:
- "Bàn tay thon thả thế này phải là bàn tay của một bác sĩ phẫu thuật....".
Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả. Douglas cười ngượng nghịu:
- "Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!".
Cô giáo ngẩn ngơ. Cô nhớ lại những phút ra chơi thường dùng bàn tay để dắt Douglas ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không đuợc xinh xắn như những đứa trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm vào tình cảnh ngặt nghèo. Cô chợt hiểu ra rằng tuy cô vẫn làm điều tương tự với các em khác, nhưng hóa ra đối với Douglas bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương.
Hình ảnh "bàn tay" trong hai câu văn: "Tôi cảm thấy sau lưng tôi có một bàn tay dịu dàng đẩy tôi tới trước...Một bàn tay quen nhẹ vuốt mái tóc tôi" nhằm diễn tả ý gì?
A. Sự âu yếm của mẹ hiền.
B. Sự săn sóc của mẹ hiền.
C. Tấm lòng mẹ hiền bao la săn sóc, âu yếm, chở che, nâng đỡ và thương yêu đối với con thơ.
D. Tình thương con bao la của mẹ hiền.
nhìn bàn tay dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt, không hiểu sao tôi thấy ân hận quá. Lâu nay, mải vui chơi bè bạn, chẳng lúc nào tôi chú ý đến em ...... Từ đấy, chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay vừa đi vừa trò chuyện
các bạn jup mik tim ra từ ghép
“Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt,không hiểu sao tôi thấy ân hận quá. Lâu nay, mải vui chơi bè bạn,chẳng lúc nào tôi chú ý đến em...Từ đấy, chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nhau vừa đi vừa nói chuyện.
Vậy mà giờ đây,anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời, đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi.”
nêu nội dung đoạn trích ?
Nội dung của đoạn trích trên nói về:
Hình ảnh của một trong số kí ức hay phải nói là kỉ niệm của Thành về Thủy
Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt, không hiểu sao tôi thấy ân hận quá. Lâu nay, mải vui chơi bè bạn, chẳng lúc nào tôi chú ý đến em… Từ đấy, chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nhau vừa đi vừa trò chuyện.
Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi.
Nhưng không, có tiếng dép lẹp kẹp trong nhà và tiếng mẹ tôi:
– Thằng Thành, con Thủy đâu?
Chúng tôi giật mình, líu ríu dắt nhau đứng dậy
– Đem chia đồ chơi ra đi! – Mẹ tôi ra lệnh. Thủy mở to đôi mắt như người mất hồn, loạng choạng bám vào cánh tay tôi. Dìu em vào trong nhà, tôi bảo
– Không phải chia nữa. Anh cho em tất.
Câu 1:Đoạn văn trên trích từ văn bản nào?Tác giả là gì?Thể loại?
Câu 2:Đoạn văn trên sử dụng PTBĐ nào là chính
Câu 3:"Chúng tôi" trong đoạn trích trên chỉ những ai?
Câu 4:Chỉ ra từ láy được sử dụng trong đoạn văn trên?Tìm các quan hệ từ có trong đoạn văn?
Câu 5:Từ"sân trường" là từ ghép chính phụ hay đẳng lập
Câu 6: Nêu nội dung chính của đoạn văn trên
Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê của tác giả Khánh Hòa, thuộc thể loại truyện ngắn.
Câu 2: Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt tự sự là chính.
Câu 3: Chúng tôi trong đoạn trích chỉ 2 anh em Thành và Thủy.
Câu 5: Từ sân trường là từ ghép đẳng lập.
Câu 4: Các từ láy được sử dụng trong bài: mảnh mai, líu ríu, loạng choạng, lẹp kẹp.
Câu 6: Nội dung chính của đoạn văn ( tham khảo)
Đọc đoạn văn ta thấy được tình cảm anh em Thành và Thủy rất bền chặt, cả hai đều rất yêu thương nhau thể hiện qua từng tình huống, chi tiết. Nhưng hai anh em không thể vui vẻ có một tuổi thơ bên nhau được vì biến cố gia đình. Ta có thể cảm nhận được nỗi mất mát, bất hạnh gieo xuống hai anh em, qua đó cho thấy những cuộc chia li của gia đình để lại bao đau đớn cho những đứa trẻ và làm người đọc xót xa, cảm đọng. Ta thấm thía được điều: gia đình vô cùng quan trọng và mội người, ai cũng phải cố gắng giữ gìn và bảo vệ
(Mình viết hơi nhạt mong bạn thông cảm)