Chọn dấu chấm hoặc dấu phẩy thay cho ô vuông:
Chép lại đoạn văn dưới đây cho đúng chính tả sau khi thay ô trống bằng dấu chấm hoặc dấu phẩy
- Em đọc bài diễn cảm, ngắt nghỉ đúng nhịp để điền dấu chấm, dấu phẩy.
- Lưu ý: Sau dấu chấm phải viết hoa.
Ngày xưa có đôi bạn Diệc và Cò. Chúng thường cùng ở, cùng ăn, cùng làm việc và đi chơi cùng nhau. Hai bạn gắn bó với nhau như hình với bóng.
chọn dấu chấm than, dấu hai chấm hoặc dấu ngoặc kép thay cho mỗi ô vuông dưới đây: trên boong tàu, các chú thủy thủ bỗng reo ầm lên___"Cá heo__". Cá heo là bạn của hải quân đấy___ Ở một số nước, cá heo được huấn luyện để bảo vệ vùng biển. Các chuyên gia cho biết:___ Cá heo mũi chai có khả năng dò tìm thủy lôi nhanh hơn nhiều so với máy móc.__
Trên boong tàu, các chú thủy thủ bỗng reo ầm lên : "Cá heo!". Cá heo là bạn của hải quân đấy! Ở một số nước, cá heo được huấn luyện để bảo vệ vùng biển. Các chuyên gia cho biết : Cá heo mũi chai có khả năng dò tìm thủy lôi nhanh hơn nhiều so với máy móc.
giúp mình ạ!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
Trên boong tàu, các chú thủy thủ bỗng reo ầm lên : "Cá heo!". Cá heo là bạn của hải quân đấy! Ở một số nước, cá heo được huấn luyện để bảo vệ vùng biển. Các chuyên gia cho biết: "Cá heo mũi chai có khả năng dò tìm thủy lôi nhanh hơn nhiều so với máy móc."
Em chọn dấu chấm hay dấu phẩy để điền vào mỗi ô trống dưới đây?
- Dấu chấm để kết thúc câu.
- Dấu phẩy để ngăn các ý trong câu.
Nằm mơ
- Mẹ ơi, đêm qua con nằm mơ. Con chỉ nhớ là con bị mất một vật gì đó. Nhưng con chưa kịp tìm thấy thì mẹ đã gọi con dậy rồi. Thế về sau mẹ có tìm thấy vậy đó không, hở mẹ?
- Ô hay, con nằm mơ thì làm sao mà mẹ biết được !
- Nhưng lúc mơ, con thấy mẹ cũng ở đấy, mẹ đang tìm hộ con cơ mà.
Chọn dấu chấm hay dấu phẩy để điền ô trống :
TRÁI ĐẤT VÀ MẶT TRỜI
Tuấn lên bảy tuổi. Em rất hay hỏi. Một lần, em hỏi bố :
- Bố ơi ! con nghe nói trái đất quay xung quanh mặt trời. Có đúng thế không bố ?
- Đúng đấy, con ạ ! - Bố Tuấn đáp.
- Thế ban đêm không có mặt trời thì sao ?
Có thể điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào ô trống nào trong mẩu chuyện sau? Viết lại các chữ đầu câu cho đúng quy tắc.
Câu chuyện này xảy ra ở một sân trường dành cho trẻ khiếm thị. Sáng hôm ấy , có một cậu bé mù dậy rất sớm, đi ra vườn . Cậu bé thích nghe điệu nhạc của buổi sớm mùa xuân.
Có một thầy giáo cũng dậy sớm, đi ra vườn theo cậu bé mù. Thầy đến gần cậu bé, khẽ chạm vào vai cậu, hỏi:
- Em có thích bình minh không?
- Bình minh nó thế nào ạ?
- Bình minh giống như một cánh hoa mào gà. Bình minh giống như một cây đào trổ hoa - Thầy giải thích.
Môi cậu bé run run, đau đớn. Cậu nói:
- Thưa thầy, em chưa được thấy cánh hoa mào gà , cũng chưa được thấy cây đào ra hoa.
- Em tha lỗi cho thầy.
- Thầy giáo thì thầm. Bằng một giọng nhẹ nhàng, thầy bảo:
- Bình minh giống như một nụ hôn của người mẹ, giống như làn da của mẹ chạm vào ta.
- Bây giờ thì em biết bình minh là thế nào rồi - Cậu bé mù nói.
Chọn dấu ngoặc kép, dấu hai chấm hoặc dấu gạch ngang thay cho bông hoa trong đoạn văn dưới đây:
Trong cuốn sách "Những bức thư giải nhất Việt Nam", có nhiều bức thư xúc động về những chủ đề khác nhau như:
- Thư gửi cho một người bạn để bạn hiểu về đất nước mình.
- Thư gửi một người mà tôi ngưỡng mộ nhất.
- Thư gửi cho một bạn nhỏ không có nhà.
Em chọn dấu câu nào để điền vào mỗi ô trống ?
Em đọc diễn cảm đoạn văn và ngắt hơi hợp lí để điền dấu chấm, dấu phẩy thích hợp.
Bé Sơn rất xinh. Da bé trắng hồng, má phinh phính, môi đỏ, tóc hoe vàng. Khi bé cười, cái miệng không răng toét rộng, trông yêu ơi là yêu !
VIết một đoạn văn có nội dung tự chọn, sử dụng đầy đủ các dấu câu (dấu phẩy, dấu chấm, dấu gạch ngang, dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy) và phép điệp ngữ cùng liệt kê.
Điền dấu phẩy hoặc dấu chấm vào ô trống.
Hiêu cao cổ rất hiền lành꧁nó sống hoà bình ꧁thân thiện với nhiều loài vật ăn cỏ khác.
Hiêu cao cổ rất hiền lành. Nó sống hoà bình, thân thiện với nhiều loài vật ăn cỏ khác.
Hiêu => Hươu
Hiêu cao cổ rất hiền lành, nó sống hoà bình, thân thiện với nhiều loài vật ăn cỏ khác.
Điền dấu chấm than hay dấu phẩy vào những ô trống trong truyện vui sau :
Em phân biệt dấu chấm than và dấu phẩy:
+ Dấu chấm than: bày tỏ cảm xúc, gọi-đáp, yêu cầu, đề nghị.
+ Dấu phẩy: để ngăn cách các ý trong một câu.
Dũng rất hay nghịch bẩn nên ngày nào bố mẹ cũng phải tắm cho cậu dưới vòi hoa sen.
Một hôm ở trường, thầy giáo nói với Dũng :
- Ồ ! Dạo này em chóng lớn quá !
Dũng trả lời :
- Thưa thầy, đó là vì ngày nào bố mẹ em cũng tưới cho em đấy ạ.
Theo TIẾNG CƯỜI TUỔI HỌC TRÒ