Quan sát tranh, nói tên nhân vật và sự việc trong từng tranh.
Dựa vào tranh vẽ, hãy kể câu chuyện có tên Bút của cô giáo:
Em quan sát hoạt động và lời nói của các nhân vật trong tranh rồi kể lại câu chuyện.
Vào giờ kiểm tra, Hùng loay hoay vì quên mang bút. Bạn ấy lo lắng rồi quay sang nói với Lan. Lan nhìn Hùng đầy tiếc nuối : “Làm thế nào bây giờ? Tớ cũng chỉ có một cái bút…”
Nghe được câu chuyện của hai bạn, cô giáo cầm cây bút bước xuống đưa cho Hùng và nói:
- Em hãy viết bằng bút của cô. Lần sau em nhớ chuẩn bị đồ dùng học tập thật tốt nhé !
Hùng mừng rỡ cảm ơn cô:
- Em cảm ơn cô ạ, em hứa sẽ chuẩn bị đồ dùng học tập đầy đủ.
Hai bạn tập trung làm bài cùng cả lớp. Khi nhận được kết quả bài kiểm tra với điểm 10 đỏ chói, về nhà, Hùng khoe ngay với mẹ. Mẹ hạnh phúc và dặn em hãy nói lời cảm ơn cô giáo.
Viết tên các con vật trong tranh.
Em quan sát những con vật trong bức tranh và nói tên của chúng. Đó là những con vật được nuôi ở trong nhà.
1. Gà | 2. Vịt | 3. Ngan |
4. Ngỗng | 5. Bồ câu | 6. Dê |
7. Cừu | 8. Thỏ | |
9. Bò | 10. Trâu |
Viết đúng từ chỉ sự vật (người, đồ vật, con vật, cây cối) dưới mỗi tranh sau:
Gợi ý: Em quan sát kĩ mỗi sự vật trong các bức tranh và gọi tên.
Quan sát bức tranh dưới đây và trả lời câu hỏi
a) Em hãy nhận xét việc làm cuả các nhân vật trong bức tranh và cho biết hậu quả của nhữngviệc đó?
b) Em có lời khuyên gì đối với các nhân vật trong mỗi bức tranh để giúp họ vượt qua chính mình?
a)
1Huy là một người chưa thực sự biết bảo vệ bản thân mình :Hậu quả làm cho các bạn hiểu xấu về mình.
2Lan cần biết hỏi những điều mình thắc mắc để học tốt hơn: Hậu quả làm cho bản thân học đuối hơn các bạn
3Vy cần nói với cha mẹ về ước mơ của mình:Hậu quả khó định hướng tương lai
b)
1Huy không nên để các bạn nghĩ xáu về mình mà hãy phản bác lại
2Lan cần hỏi những điều mình chưa hiểu để học tập hiệu quả hơn
3Vy nên có định kiến riêng của bản thân và nói với bố mẹ vì điều đó
a, Nhận xét việc làm các nhân vật trong các bức tranh và cho biết hậu quả những việc làm đó:
Hình 1. Không nên vì:
+ Để người khác nói không đúng về mình mà không giải thích cho họ biết thì mọi người sẽ có cái nhìn sai về mình.
+ Hậu quả là nếu việc làm này kéo dài khiến Huy trở nên nhu nhược, yếu đuối và tự ti.
Hình 2. Không nên vì:
+ Lan không hỏi bài cô giáo Lan sẽ không hiểu bài, không dám bày tỏ ý kiên của mình trước tập thể
+ Hậu quả là nếu việc làm này kéo dài khiến Lan trở nên mặc cảm, tự ti và hạn chế trong giao tiếp, không phát triển được ngôn ngữ, tư duy phản biện…
Hình 3. Không nên vì:
+Việc Vy học đàn là theo ý của bố mẹ, khiến Vy cảm thấy mệt mỏi, hiệu quả học tập không cao
+ Hậu quả là nếu việc làm này kéo dài khiến Vy mệt mỏi, không phát huy được những điểm mạnh của bản thân và không có được cuộc sống đúng mong muốn của mình.
b, Em có lời khuyên đối với các nhân vật trong mỗi bức tranh để giúp họ vượt qua chính mình là:
+ Không nên chấp nhận hoặc thực hiên các việc làm hành động theo mong muốn của người khác, không dám nói, dám hỏi điều mình mong muốn, băn khoăn.
+ Nên chia sẻ với bố mẹ người thân về mong muốn của mình và nhờ bố mẹ người thân tư vấn, hỗ trợ cách thực hiện mong muốn đó.
Hãy nói 3, 4 câu về nội dung mỗi bức tranh, trong đó có dùng lời cảm ơn hay xin lỗi thích hợp.
Em quan sát hoạt động của các nhân vật trong bức tranh và nói lời cảm ơn, xin lỗi thích hợp.
Tranh 1: Ngọc rất thích gấu bông. Sáng nay đi chợ, mẹ mua cho Ngọc một con gấu nhồi bông rất đẹp. Ngọc mừng lắm. Cô bé đưa hai tay nhận món quà mẹ tặng và nói:
- Con thích chú gấu lắm. Con cảm ơn mẹ ạ.
Tranh 2: Minh là một cậu bé rất nghịch. Hôm ấy, nghe tiếng các bạn ngoài ngõ gọi đi chơi, cậu lật đật phóng ra, đụng phải bàn làm lọ hoa của mẹ rơi xuống nền, vỡ tan. Minh sợ quá, vội chạy đến trước mặt mẹ, khoanh tay trước ngực nói nhỏ:
- Con xin lỗi vì đã làm vỡ lọ hoa. Lần sau con sẽ chú ý hơn ạ.
Quan sát từng cặp sự vật được vẽ dưới đây rồi viết rồi viết vào chỗ trống những câu có hình ảnh so sánh các sự vật trong tranh:
1}Mặt trời to như quả bóng.
2}Tay em bé đẹp như bông hoa.
3} Ánh đèn nhà em sáng như những ánh sao trên bầu trời. 4} Đất nước Việt Nam của chúng ta cong như chữ S.
Trung Thu vui vẻ !
Chọn tên gọi cho mỗi người, mỗi vật, mỗi việc được vẽ dưới đây:
(Em quan sát tranh, gọi đúng tên và hoạt động của con người, đồ vật)
1. trường 2. học sinh
3. chạy 4. cô giáo
5. hoa hồng 6. Nhà
7. xe đạp 8. Múa
Quan sát tranh và thực hiện yêu cầu
- Nhận xét việc làm của các nhân vật trong tranh.
- Nêu biểu hiện của bảo vệ của công.
- Kể thêm các biểu hiện của bảo vệ của công.
- Những việc làm của các bạn trong tranh trên:
Bức tranh 1: Các bạn học sinh đang tổng vệ sinh trường học
Bức tranh 2: Hai bạn đang ngắt hoa trong công viên
Bức tranh 3: Các bạn đang quét sơn bức tường.
Bức tranh 4: Các bạn đang ném đá vào biển báo giao thông.
Bức tranh 5: Các bạn đang nghịch bức tượng.
- Biểu hiện của bảo vệ của công: 1, 3.
- Biểu hiện khác của bảo vệ của công:, ngăn chặn nạn phá rừng, không xả rác nơi công cộng, không khạc nhổ bừa bãi trên đường,...
Quan sát tranh và thực hiện yêu cầu
a. Em hãy nêu những lời nói, việc làm thể hiện lòng biết ơn người lao động trong các tranh trên.
b. Em hãy kể thêm các biểu hiện của sự biết ơn đối với người lao động.
a. - Lời nói: Dùng từ cảm thán cuối câu: ạ, nhé.
- Hành động: vui vẻ, nhẹ nhàng, lễ phép.
b. Biểu hiện của sự biết ơn: Giúp cô lao công xếp lại bàn ghế với thái độ vui vẻ; cúi chào bác bảo vệ trường mỗi khi vào và khi ra trường.
Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
- Hãy nêu những việc làm thể hiện sự quan tâm hàng xóm láng giềng trong các bức tranh trên.
- Em còn biết những việc làm nào khác thể hiện sự quan tâm hàng xóm láng giềng?
- Những việc làm thể hiện sự quan tâm hàng xóm láng giềng trong các bức tranh trên là: Khoanh tay, lễ phép chào hỏi người lớn, đưa đồ cho người lớn bằng hai tay, ân cần hỏi thăm khi hàng xóm bị bệnh, sang nhà hàng xóm chúc tết…
- Những việc làm khác thể hiện sự quan tâm hàng xóm láng giềng là: sẵn sàng giúp đỡ hàng xóm khi họ có việc cần nhờ, hỏi thăm hàng xóm khi họ gặp chuyện buồn...