Cùng người thân trao đổi về cách chào hỏi thể hiện sự thân thiện hoặc lịch sự.
Trao đổi với người thân để hoàn thiện kế hoạch chi tiêu cho các sự kiện và cùng thực hiện.
Trao đổi cùng người thân trong gia đình và hoàn thiện chi tiêu.
Trao đổi về cách thể hiện sự tôn trọng ý kiến và thuyết phục người thân.
Thử đặt mình vào vị trí của họ để hiểu điều họ mong muốn cho mình
Chăm chú lắng nghe và tôn trọng ý kiến từ họ
Phản hồi điều tích cực cho người thân
Trao đổi về những hành động cụ thể biểu hiện sự quan tâm, chăm sóc thường xuyên đến người thân.
tham khảo
-Cùng tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí
-Chia sẻ niềm vui với người thân
-Động viên, an ủi khi người thân có chuyện buồn
-Chăm sóc người thân khi đau ốm
-Chia sẻ công việc trong gia đình
-...
Em và người thân trong gia đình đọc một quyển truyện nói về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên. Em trao đổi với người thân về tính cách đáng khâm phục của nhân vật đó. Hãy cùng bạn đóng vai người thân để thực hiện cuộc trao đổi trên.
Mẹ: Phượng Hồng! Con thử nói cho mẹ nghe cảm nhận của con về anh Nguyễn Ngọc Kí xem nào?
Con: Con rất khâm phục anh Nguyễn Ngọc Kí mẹ ạ. Đó là một con người có nghị lực phi thường, một ý chí vươn lên hiếm thấy ở đời
Mẹ: Con thử nói rõ hơn nghị lực phi thường và ý chí vươn lên của anh Kí cho mẹ nghe đi!
Con: Anh bị liệt cả hai tay. Vậy mà anh vẫn có ước mơ đi học như mọi người. Một ước muốn rất đẹp phải không mẹ?
Mẹ: Rồi sao nữa con?
Con: Anh đến trường xin học cho bằng được. Lần đầu cô giáo không nhận vì thấy hai tay anh đều bị liệt cả làm sao mà cầm bút để viết được . Anh buồn lắm. Về nhà anh hí hoáy tập viết bằng chân. Xúc động trước quyết tâm học của anh Kí, cô giáo nhận vào học. Anh quyết tâm học cho bằng bạn bằng bè. Đó cũng là biểu hiện về nghị lực phi thường, phải không mẹ?
Mẹ: Ừ, đúng đấy ! Con cứ nói tiếp ý nghĩa của mình đi
Con: Về ý chí vượt khó của anh thì quả là khâm phục. Từ chỗ dùng chân điều khiển bút không được đến lúc điều khiển được thì bệnh chuột rút xuất hiện. Có lúc làm anh đau điếng toát cả mồ hôi. Những lúc như thế tưởng chừng anh phải bỏ học, nhưng nhờ cô giáo và bạn bè động viên anh lại vững chí, kiên trì tập luyện. Và anh đã thành công. Anh thi đậu vào một trường đại học danh tiếng.Kết quả ấy chứng tỏ anh Kí là một người có ý chí nghị lực phi thường. Con nói có đúng không mẹ?
Mẹ: Nhận xét của con thật đúng. Qua tấm gương của anh Kí, con có suy nghĩ gì không?
Con: Có chứ mẹ! Đó là một tấm gương tốt để con học tập.
Mẹ: Con nghĩ được như thế mẹ rất mừng. Mẹ tin ở con.Cố lên nhé con!
Con: Thưa me, vâng ạ!
Em và người thân trong gia đình đọc một quyển truyện nói về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên. Em trao đổi với người thân về tính cách đáng khâm phục của nhân vật đó. Hãy cùng bạn đóng vai người thân để thực hiện cuộc trao đổi trên.
Mẹ: Phượng Hồng! Con thử nói cho mẹ nghe cảm nhận của con về anh Nguyễn Ngọc Kí xem nào?
Con: Con rất khâm phục anh Nguyễn Ngọc Kí mẹ ạ. Đó là một con người có nghị lực phi thường, một ý chí vươn lên hiếm thấy ở đời
Mẹ: Con thử nói rõ hơn nghị lực phi thường và ý chí vươn lên của anh Kí cho mẹ nghe đi!
Con: Anh bị liệt cả hai tay. Vậy mà anh vẫn có ước mơ đi học như mọi người. Một ước muốn rất đẹp phải không mẹ?
Mẹ: Rồi sao nữa con?
Con: Anh đến trường xin học cho bằng được. Lần đầu cô giáo không nhận vì thấy hai tay anh đều bị liệt cả làm sao mà cầm bút để viết được . Anh buồn lắm. Về nhà anh hí hoáy tập viết bằng chân. Xúc động trước quyết tâm học của anh Kí, cô giáo nhận vào học. Anh quyết tâm học cho bằng bạn bằng bè. Đó cũng là biểu hiện về nghị lực phi thường, phải không mẹ?
Mẹ: Ừ, đúng đấy ! Con cứ nói tiếp ý nghĩa của mình đi
Con: Về ý chí vượt khó của anh thì quả là khâm phục. Từ chỗ dùng chân điều khiển bút không được đến lúc điều khiển được thì bệnh chuột rút xuất hiện. Có lúc làm anh đau điếng toát cả mồ hôi. Những lúc như thế tưởng chừng anh phải bỏ học, nhưng nhờ cô giáo và bạn bè động viên anh lại vững chí, kiên trì tập luyện. Và anh đã thành công. Anh thi đậu vào một trường đại học danh tiếng.Kết quả ấy chứng tỏ anh Kí là một người có ý chí nghị lực phi thường. Con nói có đúng không mẹ?
Mẹ: Nhận xét của con thật đúng. Qua tấm gương của anh Kí, con có suy nghĩ gì không?
Con: Có chứ mẹ! Đó là một tấm gương tốt để con học tập.
Mẹ: Con nghĩ được như thế mẹ rất mừng. Mẹ tin ở con.Cố lên nhé con!
Con: Thưa me, vâng ạ!
Hãy nêu cảm nhận của bản thân về sự thay đổi của quê hương Sầm Sơn ? Bằng tình yêu và trách nhiệm đối với quê hương, bạn sẽ làm gì để góp phần xây dựng Sầm Sơn trở thành đô thị du lịch thông minh, hiện đại, hấp dẫn,thân thiện?
Em và người thân trong gia đình cùng đọc một truyện nói về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên. Em trao đổi với người thân về tính cách đáng khâm phục của nhân vật đó.
Hãy cùng bạn đóng vai người thân để thực hiện cuộc trao đổi trên. Ghi lại vắn tắt nội dung cuộc trao đổi để chuẩn bị cho bài tập làm văn kể miệng ở lớp. (Đọc phần gợi ý trong sách Tiếng Việt 4, tập một, trang 109 - 110.)
- Con gái : Ba à, thầy Ký giỏi quá phải không ba!
- Cha : Con gái có thấy khâm phục thầy Ký không?
- Con gái : Thưa ba, có chứ ạ! Con không tưởng tượng được rằng có người nhiều nghị lực đến thế. Với đôi bàn chân của mình mà thầy Ký có thể viết được chữ, lại học giỏi nữa thì thật đáng khâm phục ba ạ!
- Cha : Trong cuộc sống có rất nhiều người có nghị lực như thế đấy, con gái ạ! Thầy Ký là tấm gương sáng về vượt khó, rất đáng để con học tập đó.
- Con gái: Con thấy mình ngưỡng mộ thầy Ký quá. Từ nay trở đi. Con cũng sẽ kiên trì, và chăm chỉ hơn nữa !
- Cha : Như vậy thì tốt lắm! Ba mẹ luôn mong con học hành thật tôt, rèn luyện đạo đức thật tốt. Đó chính là con đường mở ra cánh cửa tương lai của con đó!
- Con gái : Thưa ba, vâng. À mà ba ơi, con sẽ đem chuyện này kể cho các bạn con nghe, chắc các bạn cũng sẽ khâm phục lắm
- Cha: Ừ! con đem kể lại cho các bạn nghe đi
+ Thầy Nguyễn Ngọc Ký, bị hệt hai tay từ nhỏ nhưng nhờ ham học, lại có lòng kiên nhẫn, bền bỉ, quyết tâm vượt qua khó khăn, Thầy Ký đả dùng đôi bàn chân của mình viết được chữ. Không những vậy, chữ thầy Ký còn rất đẹp. Hiện thầy Nguyễn Ngọc Ký đang dạy môn Ngữ văn tại một trường trung học ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thầy đã được Nhà nước phong là Nhà giáo Ưu tú.
Đây mới là trang đầu còn cái kia là trang 2
- Viết một bài giới thiệu ngắn về:
+ Những thay đổi của bản thân mà em đã xác định được
+ Cảm xúc của em về sự thay đổi đó
- Trao đổi để hoàn thiện bài viết sau khi được góp ý
- Cùng các bạn lựa chọn bài viết để tham gia diễn đàn vào tiết sinh hoạt lớp.
• Viết bài giới thiệu ngắn về:
- Những thay đổi bản thân mà em xác định được.
- Cảm xúc của em về sự thay đổi đó.
• Trao đổi bài viết với các bạn trong nhóm, hoàn thiện bài viết sau kho góp ý.
Cùng các bạn lựa chọn bài viết để tham gia diễn đàn
Thời gian trôi đi nuôi dưỡng tâm hồn con người, giúp ta trưởng thành hơn cả về thế chất, tinh thần và chắp cánh cho ta những ước mơ, những hi vọng vào tương lai. Giống như mọi người, dòng xoáy của thời gian cho tôi sự trưởng thành để một ngày tôi chợt nhận ra: “Tôi đã lớn khôn”.
Con người tôi đang ngày càng lớn lên theo năm tháng. Nhớ ngày nào, tôi còn là con bé con nhút nhát chỉ biết tò tò theo sau chân mẹ, thế mà bây giờ, cô nhóc ấy đã trở thành một học sinh Trung học cơ sở, cao hơn cả mẹ. Tôi không chỉ lớn hơn mà tầm tay cũng xa hơn trước. Tôi có thế dễ dàng lấy những cuốn từ điển trên giá cao nhất xuống, có thể giúp mẹ treo quần áo lên mắc tủ mà không cần bắc ghế, có thế giúp bố khiêng thang lên gác thượng để sửa ăng-ten, có thể đi hết một đoạn đường núi dài không cần có ai dắt hay cõng... Những việc ấy hồi nhỏ tôi chưa đủ sức thì bây giờ đều trở nên đơn giản, dễ dàng. Tôi cũng không còn cảm thấy tự hào khi giúp bố mẹ làm những công việc nhà nữa, tất cả đều đã trở thành những việc làm thường ngày của tôi, không có gì khó khăn hay quá sức cả. Cái cảm nhận mình đang lớn lên ban đầu đối với tôi còn rất mơ hồ nhưng càng lúc tôi càng nhận thức được rõ ràng hơn.
Tôi không chỉ lớn lên ở con người mà còn lớn lên trong suy nghĩ của mình. Trước đây, tôi chỉ biết đến trường và học theo các bạn mà chẳng cần lo nghĩ xa xôi gì hết. Ngay cả việc vào học trường cấp hai, tôi cũng đế cho bố mẹ quyết định. Hồi đó, tôi hầu như dựa dẫm hết vào bố mẹ nhưng dần dần, tôi cũng biết tự lo cho mình. Sau mỗi học kì, tôi biết tự xem lại kết quả học tập của mình, so sánh với các bạn khác và kết quả năm học trước đế rút kinh nghiệm cho mình tiến bộ hơn. Trong một tập thế mà ý thức thi đua luôn được đề cao, tôi cũng đã học tập được rất nhiều tò các bạn mình. Tôi biết rằng không ai có thế hiểu mình cần gì hơn chính bản thân mình. Tôi đã có suy nghĩ và ý kiến riêng, tôi có thể tự lo cho mình. Không giống như lúc còn nhỏ (luôn hành động theo bản năng và ý muốn của riêng mình), tôi hiểu rằng không thế không chú ý tới mọi người xung quanh. Tôi đang học cách sống để không phải tranh giành, học cách nhường nhịn và chấp nhận suy nghĩ của người khác. Mỗi người nhìn nhận suy nghĩ theo một chiều hướng khác nhau, điều cần thiết là tôi biết lúc nào cần hiểu và khi nào cần thuyết phục cho người khác hiểu mình.
Từ sự khôn lớn ấy, tôi cũng tự đặt cho mình những ước mơ. So với khi còn nhỏ thì những mong muốn ấy đã không còn chỉ là những ý muốn bộc phát, mơ mộng, viển vông nữa. Thời gian đã cho tôi sự chín chắn trong những quyết định cho tương lai. Trước kia, ước muốn của tôi có nhiều vô số mà bây giờ’ tôi cũng không còn nhớ hết nữa. Khi ấy, tôi chỉ biết nhìn mọi thứ một cách đơn giản, thấy ai làm gì hay hay thì cũng mong muốn mình có thể làm được như vậy. Thế nhưng bây giờ thì tôi hiểu rằng chẳng có mục tiêu nào có thể đạt được một cách đơn giản mà không cần có cố gắng của chính mình. Tôi chẳng mấy khi nghĩ tới những điều con nít như khi còn nhỏ mà suy nghĩ rất kĩ đế tự đánh giá khả năng của mình và đặt ra một mục tiêu chắc chắn. Tôi không muốn phải thay đổi mơ ước của mình cho dù tôi có lớn hơn nữa. Hiện nay, tôi vẫn chưa biết ước mơ lớn nhất trong tương lai của mình là gì nhưng khi đã có thể quyết định được, tôi sẽ luôn hi vọng và cố gắng hết sức để đạt được.
Nhưng ước mơ ấy càng lớn bao nhiêu, tôi càng nhận thức được trách nhiệm của mình bấy nhiêu. Trước hết, tôi cần có bổn phận đối với những người xung quanh. Là một người con, tôi phải nỗ lực phấn đấu trưởng thành để không phụ công ơn sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ, ông bà. Là một người trò, tôi phải cố gắng học tập, tu dưỡng đạo đức xứng đáng với sự dạy dỗ của các thầy cô giáo. Là một người bạn, tôi cần học tập và giúp đỡ các bạn của mình để cùng tiến bộ hơn... Tôi hiểu rằng bất cứ ai cũng có trách nhiệm riêng. Khi tôi đã là một học sinh khoác trên người bộ đồng phục của trường Ngô Sĩ Liên thì đi đâu tôi cũng là đại diện cho ngôi trường của mình. Tôi hiểu rằng mọi người có thể nhìn nhận và đánh giá ngôi trường thân yêu theo những hành vi ứng xử của tôi. Khi tôi là một người Hà Nội thì tôi là đại diện cho con người thủ đô và khi tôi là người Việt Nam thì tôi cũng là đại diện cho cả dân tộc mình. Càng suy nghĩ về những trách nhiệm ấy tôi cũng cảm nhận được sức nặng đặt trên vai mình.
Sự trưởng thành của tôi không chỉ bản thân tôi biết mà mọi người xung quanh cũng đều công nhận. Hè vừa rồi, nhà nội tôi có một niềm vui rất lớn: Người bác của tôi đã sống bên Mĩ gần hai mươi năm cùng với hai cô con gái đã trở về thăm quê hương. Suốt thời gian ấy, bác và hai chi sống ở nhà tôi, bà tôi cũng dọn từ quê ra. Ở nhà nhộn nhịp, đông vui hơn nên công việc cũng nhiều hơn trước. Trong khi bố mẹ vẫn phải đi làm, còn chị Thu thì đang thi học kì, chỉ có tôi ở nhà cùng bác tiếp khách và dọn dẹp nhà cửa. Tôi đã cố gắng làm được nhiều việc nhà để bác và bà được nghỉ ngơi. Một hôm, trong bữa cơm bác đã khen tôi làm bố tôi rất vui và hài lòng. Tối hôm đó, trước khi tôi đi ngủ, mẹ nói với tôi:
- Con gái mẹ đã lớn nhiều rồi đấy!
Tôi sung sướng đi vào giấc ngủ không chỉ vì lời khen của mẹ hay của bác mà vì niềm vui khi thấy bố mẹ tự hào về mình - có nghĩa là tôi đã lớn khôn. Cho dù trách nhiệm có to lớn tới đâu, cho dù ước mơ còn là một khoảng cách rất xa và khó khăn, tôi vẫn sẽ không ngừng cố gắng, bởi tôi biết rằng xung quanh mình vẫn còn những người thân yêu luôn sẵn sàng giúp đỡ tôi bất cứ lúc nào.
Trao đổi về những điểm cần lưu ý khi viết bài văn thuật lại một sự việc đã chứng kiến hoặc tham gia.
- Bố cục của bài viết (mở bài, thân bài, kết bài)
- Cách sắp xếp các hoạt động
- Cách bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc về sự việc
Em tiến hành trao đổi với bạn những điểm cần lưu ý khi viết bài văn thuật lại một sự việc đã chứng kiến hoặc tham gia.
- Bài văn thuật lại một sự việc thường gồm 3 phần:
+ Mở bài: Giới thiệu sự việc được chứng kiến hoặc tham gia.
+ Thân bài: Thuật lại các hoạt động, việc làm chính theo trình tự thời gian hoặc phạm vi không gian bằng một hoặc nhiều đoạn văn.
+ Kết bài: Nêu suy nghĩ, cảm xúc về sự việc được chứng kiến hoặc tham gia.
- Các hoạt động được sắp xếp theo thứ tự thời gian.
Trao đổi về việc thể hiện trách nhiệm của bản thân với bố mẹ và người thân trong gia đình.
Gợi ý:
+ Quan tâm, lắng nghe, chăm sóc bố mẹ, người thân
+ Cùng thực hiện các công việc gia đình
+ Đóng góp ý kiến trong các vấn đề của gia đình
+ Cùng bố mẹ phát triển kinh tế gia đình
+ Chia sẻ những khó khăn với bố mẹ, người thân
- Quan tâm, lắng nghe, chăm sóc bố mẹ, người thân.
- Cùng thực hiện công việc gia đình.
- Đóng góp ý kiến trong các vấn đề của gia đình.
- Cùng bố mẹ phát triển kinh tế gia đình.
- Chia sẽ những khó khăn với bố mẹ, người thân.