Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
23 tháng 6 2017 lúc 17:10

* Bảo vệ biên giới Tây Nam:

- Tháng 5 - 1975 Khơme đỏ đánh chiếm đảo Phú Quốc, sau đó chiếm đảo Thổ Chu.

- Ngày 22 - 12 - 1978, chúng huy động bộ binh, pháo binh tiến đánh Tây Ninh, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lấn biên giới phía Tây Nam nước ta.

- Thực hiện quyền tự vệ chính đáng, quân dân ta đã tiêu diệt và quét sạch bọn chúng ra khỏi lãnh thổ nước ta.

- Theo yêu cầu của Mặt trận dân tộc cứu nước Campuchia, quân đội Việt Nam kết hợp với lực lượng cách mạng Campuchia tiến công, tiêu diệt Pôn Pốt.

- Ngày 7 - 1 - 1979, Thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng.

* Bảo vệ biên giới phía Bắc:

- Ngày 17-2-1979, quân đội Trung Quốc huy động 32 sư đoàn mở cuộc tiến công biên giới nước ta từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phong Thổ (Lai Châu).

- Để bảo vệ Tổ quốc, quân dân ta đã đứng lên chiến đấu, đến ngày 18 - 3 - 1979, Trung Quốc rút khỏi nước ta.

Phạm Bình Auth
Xem chi tiết
💢Sosuke💢
23 tháng 5 2021 lúc 16:35

Cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc của nhân dân Việt Nam từ năm 1975 đến năm 1979 là hai cuộc đấu tranh *

A. mang tính chính nghĩa.

B. diễn ra trường kì.

C. thể hiện sự đối đấu Đông – Tây.

D. giành chính quyền.

Hắc Hoàng Thiên Sữa
23 tháng 5 2021 lúc 20:19

A

Trần Thị Minh Duyên
Xem chi tiết
Minh Nhân
24 tháng 2 2021 lúc 11:29

* Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Tây Nam:

- Diễn biến:

+ Ngay sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước, tập đoàn Pôn Pốt ở Cam-pu-chia đã quay súng bắn vào nhân dân ta.

+ Chúng liên tiếp mở những cuộc hành quân khiêu khích dọc biên giới, lấn chiếm lãnh thổ nước ta.

+ Ngày 22 - 12 - 1978, tập đoàn Pôn Pốt huy động 19 sư đoàn bộ binh cùng với nhiều đơn vị pháo binh, xe tăng tiến đánh Tây Ninh, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lấn biên giới Tây - Nam nước ta.

+ Quân dân ta tổ chức cuộc phản công đánh đuổi quân Pôn Pốt.

- Kết quả:

+ Cuộc chiến tranh biên giới Tây - Nam nhanh chóng chấm dứt.

+ Toàn bộ quân xâm lược Pôn Pốt bị quét khỏi nước ta, hòa bình được lập lại trên toàn tuyến biên giới Tây - Nam.

* Cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới phía Bắc:

- Diễn biến:

+ Từ năm 1978, Trung Quốc cho quân khiêu khích quân sự dọc biên giới, cắt viện trợ, rút chuyên gia.

+ Sáng 17 - 2 - 1979, Trung Quốc cho quân đội với lực lượng 32 sư đoàn mở cuộc tiến công nước ta dọc biên giới từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phong Thổ (Lai Châu).

+ Quân dân ta, trực tiếp là quân dân sáu tỉnh biên giới phía Bắc, đã kiên cường chiến đấu.

- Kết quả: Trung Quốc phải rút quân khỏi nước ta từ ngày 5 - 3 - 1979, đến ngày 18 - 3 -1979 thì rút hết quân.

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
28 tháng 5 2018 lúc 11:23

a) Đấu tranh bảo vệ biên giới Tây – Nam

- Do có âm mưu từ trước, ngay sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước, tập đoàn Pôn Pốt ở Cam-pu-chia đã quay súng bắn vào nhân dân ta. Chúng liên tiếp mở những cuộc hành quân khiêu khích dọc biên giới, lấn chiếm lãnh thổ nước ta.

- Ngày 22 - 12 - 1978, tập đoàn Pôn Pốt huy động 19 sư đoàn bộ binh cùng với nhiều đơn vị pháo binh, xe tăng tiến đánh Tây Ninh, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lấn biên giới Tây - Nam nước ta.

- Thực hiện quyền tự vệ chính đáng, quân dân ta tổ chức cuộc phản công đánh đuổi quân Pôn Pốt. Cuộc chiến tranh biên giới Tây - Nam nhanh chóng chấm dứt. Toàn bộ quân xâm lược Pôn Pốt bị quét khỏi nước ta, hòa bình được lập lại trên toàn tuyến biên giới Tây - Nam.

b) Đấu tranh bảo vệ biên giới phía Bắc

- Trung Quốc là nước láng giềng thân thiết của Việt Nam. Trong quá trình đấu tranh cách mạng, nhân dân hai nước đã từng gắn bó mật thiết, đoàn kết giúp đỡ nhau.

- Nhưng từ năm 1978, Trung Quốc đã có những hành động làm tổn hại đến tình cảm giữa nhân dân hai nước như cho quân khiêu khích quân sự dọc biên giới, cắt viện trợ, rút chuyên gia. Nghiêm trọng hơn, sáng 17 - 2 - 1979, Trung Quốc cho quân đội với lực lượng 32 sư đoàn mở cuộc tiến công nước ta dọc biên giới từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phong Thổ (Lai Châu).

- Để bảo vệ lãnh thổ Tổ quốc, quân dân ta, trực tiếp là quân dân sáu tỉnh biên giới phía Bắc, đã đứng lên chiến đấu. Cuộc chiến đấu ngoan cường vì độc lập tự do của nhân dân ta, cùng với sự phản đối mạnh mẽ của dư luận trong nước và thế giới, đã buộc Trung Quốc phải rút quân khỏi nước ta từ ngày 5 - 3 - 1979, đến ngày 18 - 3 -1979 thì rút hết quân.

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
29 tháng 11 2019 lúc 2:12

Đáp án: C

Liên
Xem chi tiết
Liên
15 tháng 4 2023 lúc 10:47

nhanh nha, ai đúng và nhanh mik tick cho

 

NGUYEN THUC ANH
15 tháng 4 2023 lúc 10:52

+ Người Việt vẫn nghe – nói, truyền lại cho con cháu tiếng mẹ đẻ.

+ Những tín ngưỡng truyền thống như thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần tự nhiên… tiếp tục được duy trì.

     - Làng Việt là thành trì kiên cố bảo tồn phong tục, tập quán Việt như tục nhuộm răng, ăn trầu, búi tóc, xăm mình, làm bánh chưng, bánh giầy. Hiện nay tục ăn trầu vẫn còn nhưng không phổ biến, trầu cau vẫn được gìn giữ như một nét văn hóa trong lễ cưới hỏi.

hhhhhhhhhh
29 tháng 4 2024 lúc 16:57

+ Người Việt vẫn nghe – nói, truyền lại cho con cháu tiếng mẹ đẻ.

+ Những tín ngưỡng truyền thống như thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần tự nhiên… tiếp tục được duy trì.

     - Làng Việt là thành trì kiên cố bảo tồn phong tục, tập quán Việt như tục nhuộm răng, ăn trầu, búi tóc, xăm mình, làm bánh chưng, bánh giầy. Hiện nay tục ăn trầu vẫn còn nhưng không phổ biến, trầu cau vẫn được gìn giữ như một nét văn hóa trong lễ cưới hỏi.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
22 tháng 8 2023 lúc 10:21

Nhà nước Việt Nam qua các thời kì lịch sử có những hoạt động đấu tranh kiên quyết nhằm bảo vệ, thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

- Trước năm 1884:

Dưới triều Nguyễn, các đội thủy quân chuyên trách công việc bảo vệ, thực thi chủ quyền ở quần đảo Trường Sa được tổ chức.
Từ thời chúa Nguyễn, Vương triều Tây Sơn, các đội Hoàng Sam Bắc Hải có nhiệm vụ tuẫn tiễu giữ gìn vùng biển, ứng chiến với nạn cướp biển và những xâm phạm tại quần đảo Hoàng Sa,...
- Từ năm 1884 đến năm 1954:

Năm 1946, chính quyền thực dân Pháp cho hải quân trú đóng ở các đảo chính thuộc quần đảo Trường Sa và yêu cầu quân đội Trung Hoa Dân quốc rút khỏi các quần đảo đã chiếm đóng trái phép.
Năm 1939, chính quyền thực dân Pháp gửi công hàm phản đối việc Nhật Bản kiểm soát một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa.
- Từ năm 1954 đến năm 1975:

Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra tuyên bố khẳng định chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ là những vấn đề thiêng liêng và bất khả xâm phạm.
Tháng 1 – 1974, quân đội Sài Gòn thất bại trong chiến đấu bảo vệ quần đảo Hoàng Sa trước cuộc tấn công của quân đội Trung Quốc.
- Từ sau năm 1975 đến nay:

Từ tháng 3 – 1988 đến nay, nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam kiên trì đấu tranh ngoại giao và pháp lí để khẳng định, bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và môi trường hoà bình, hợp tác trên Biển Đông.
Tháng 3 – 1988, nhiều chiến sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam đã hi sinh anh dũng khi chiến đấu bảo vệ chủ quyền tại các đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao trước cuộc tấn công của quân đội Trung Quốc

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
30 tháng 8 2018 lúc 2:04

- Ngày nay, chiến tranh xung đột vẫn thường xuyên diễn ra ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới. Nếu như cuộc chiến tranh thế giới thứ ba nổ ra, sẽ không chỉ gây nên một sự thương vong và tổn thất khổng lồ, mà sẽ là cuộc chiến tranh hạt nhân dẫn đến sự hủy diệt toàn nhân loại.

- Cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình, chống nguy cơ chiến tranh hạt nhân hủy diệt để bảo vệ sự sống của con người và nên văn minh nhân loại đang là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của toàn thể mọi người.

- Loài người cần mau chóng tìm ra giải pháp để tháo gỡ xung đột, hạn chế tối đã các cuộc chiến tranh mang tính khu vực đang diễn ra hoặc có nguy cơ diễn ra trên thế giới.)

huyhoang vo
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Trần Thị Bích Trâm
11 tháng 4 2017 lúc 21:19

Sự tàn phá nghiêm trọng của Chiến tranh thế giới thứ hai, còn xu hướng giải quyết mọi xung đột ngày nay là đàm phán để kết thúc chiến tranh bằng giải pháp hoà bình.

Huy Nguyen
11 tháng 3 2021 lúc 21:04

Sự tàn phá nghiêm trọng của Chiến tranh thế giới thứ hai, còn xu hướng giải quyết mọi xung đột ngày nay là đàm phán để kết thúc chiến tranh bằng giải pháp hoà bình.