Đọc bài thơ dưới đây và trả lời các câu hỏi:
Đọc thuộc lòng đoạn thơ khoảng 80 chữ trong một bài thơ đã học dưới đây và trả lời câu hỏi.
Sáng tháng Năm:
Những câu thơ thể hiện tình cảm, cảm xúc của nhà thơ khi được gặp Bác Hồ là:
- Vui sao một sáng tháng Năm
- Bàn tay con nắm tay cha
Bàn tay Bác ấm vào da vào lòng.
Bác ngồi đó, lớn mênh mông
Trời xanh biển rộng ruộng đồng nước non....
Đọc thuộc lòng 1 trong 3 bài thơ dưới đây và trả lời câu hỏi: Em thích câu thơ hoặc khổ thơ nào nhất? Vì sao?
Em thích câu thơ:
Nếu chúng mình có phép lạ
Ngủ dậy thành người lớn ngay.
Vì đây là suy nghĩ rất ngây thơ, đánh yêu, vô tư của trẻ con.
Hãy đọc bài thơ Chuyện cổ tích loài người và trả lời các câu hỏi sau đây.
Đọc bài thơ Tức cảnh Pác –Bó và trả lời các câu hỏi dưới đây:
Sáng ra bờ suối tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang.
Câu 1: Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Câu 2: Bài tơ “Tức cảnh Pác Bó” được viết theo thể thơ gì?
Câu 3: Nhận định nào nói đúng nhất về con người Hồ Chí Minh được thể hiện qua bài thơ?
Câu 4: Vì sao Bác cảm thấy cuộc đời cách mạng thật là sang?
Câu 5: Tìm một từ thích hợp ( hòa hợp, thích, thích hợp, đẹp, hay) điền vào chỗ trống trong câu sau:
Với Người, làm cách mạng và sống……………với thiên nhiên là một niềm vui lớn.
Câu 6: Từ nào có thể thay thế từ “sang” trong câu: Cuộc đời cách mạng thật là sang?
Tham khảo:
1. Ra đời tháng 2 - 1941 khi Bác Hồ về nước trực tiếp chỉ đạo cách mạng ở Pác Bó.
2. Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
3. Ung dung, lạc quan trước cuộc sống cách mạng đầy khó khăn.
4. -''Cuộc đời cách mạng thật là sang ''
-> Câu thơ đặc sắc thể hiện sự tài năng của Bác
->Bác là người có tâm hồn cao đẹp lôn lạc quan yêu đời !
Niềm vui lớn của Người không phải "thú lâm tuyền" đơn điệu mà trước hết là niềm vui vô hạn của người chiến sĩ yêu nước vĩ đại sau 30 năm xa tổ quốc được trở về sống giữa lòng đất nước yêu dấu, trực tiếp lãnh đạo phong trào.
Bác tin tưởng và nắm chắc thời cơ giải phóng dân tộc đang tới gần so với niềm vui lớn đó thì những khó khăn: hang tối, cháo bẹ, rau măng, bàn đá chông chênh đều trở thành sang trọng vì đó là cuộc đời cách mạng mà Người đã chọn.
Câu thơ cuối đã khẳng định lý tưởng của người chiến sĩ Cộng sản toát lên niềm lạc quan vô hạn.
Chữ sang kết thúc bài thơ có thể coi là chữ thần là nhãn tự kết tinh, tỏa sáng tinh thần toàn bài thơ.
5. hòa hợp
6. hăm bíc :>
BT1. Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới
“ Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.”
(“Cảnh khuya” – Hồ Chí Minh)
Câu 1. Bài thơ viết theo thể thơ gì? Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ đó?
Câu 2. Nêu nội dung chính của bài thơ trên?
Câu 3. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau và nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy?
“ Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Bài 2: Đọc kĩ đoạn thơ dưới đây và trả lời các câu hỏi: Mẹ là cơn gió mùa thu Cho con mát mẻ lời ru năm nào Mẹ là đêm sáng trăng sao Soi đường chỉ lối con vào bến mơ Câu 1. Đoạn thơ được làm theo thể thơ nào? A. Lục bát B. Ngũ ngôn C. Tự do D. Thơ bốn chữ Câu 2. Đoạn thơ sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Biểu cảm và Miêu tả Câu 3. Trong đoạn thơ, tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào? A. Nhân hóa B. So sánh C. Ẩn dụ D. Hoán dụ Câu 4. Từ “mát mẻ” là: A. Từ đơn B. Từ láy C. Từ ghép D. Từ nhiều nghĩa
Đọc đoạn thơ dưới đây và trả lời các câu hỏi: “Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh Ca lô đội lệch Mồm huýt sáo vang Như con chim chích Nhảy trên đường vàng...” Câu 1. Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2. Hãy xác định phương thức biểu đạt và thể thơ của văn bản. Câu 3. Nêu đặc sắc nội dung và nghệ thuật của văn bản có đoạn thơ trên. Câu 4. Tìm và nêu tác dụng của việc sử dụng các từ láy trong đoạn thơ trên. Câu 5. Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ trong đoạn thơ trên.
1. đoạn thơ trên được trích trong văn bản Lượm của Tố Hữu
2. PTBĐ của đoạn thơ là biểu cảm.
Thể thơ của văn bản là thể thơ 4 chữ.
3. Nội dung: Bài thơ miêu tả hình ảnh chú bé Lượm hồn nhiên, vui tươi nhưng dũng cảm, kiên cường. Lượm hi sinh nhưng hình ảnh em sống mãi cùng đất nước.
Nghệ thuật: Bài thơ sử dụng thể thơ 4 chữ với ngôn ngữ giản dị, tinh nghịch; sử dụng nhiều từ láy có sức gợi hình gợi cảm, giọng thơ hồn nhiên.
4. Từ láy: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh.
=> Từ láy miêu tả chú bé Lượm hồn nhiên, nhí nhảnh, vui tươi.
5. Biện pháp tu từ so sánh: Như con chim chích
=> Tác dụng: diễn tả sự hồn nhiên, nhí nhảnh của chú bé Lượm
Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Sớm mai mẹ đánh thức con dậy nhé
(Sergei-Yesenin)
Ngày mai mẹ thức con dậy sớm
Ôi mẹ thân yêu, mẹ tảo tần
Để con sẽ đi ra cồn đất nhỏ
Đón gặp người bạn quí của con
Và hôm nay con thấy ở cánh đồng
Những vệt bánh xe in trên cỏ ướt
Gió thổi nhẹ đường cầu vồng vàng rực
Dưới những làn mây xốp đồng quê
Ngày mai bình minh bạn con sẽ ra đi
Vành mũ sau vòm cây – vầng trăng lặn muộn
Và con bò đứng nhìn theo tha thẩn
Ve vẩy đuôi trên đám cỏ ven đường
Ngày mai mẹ thức con dậy sớm
Mở cửa ra cho ánh sáng vào nhà
Người ta bảo con sắp thành thi sĩ
Nổi tiếng, và, một thi sĩ người Nga
Con sẽ hát về mẹ và về bạn
Người chăn bò, bếp lửa, đàn bò
Và thơ con có một dòng sữa chảy
Dòng sữa của đàn bò của mẹ, của nhà ta.
Câu 1. Xác định nhân vật trữ tình và tình cảm, cảm xúc chủ đạo của bài thơ?
Câu 2. Những đối tượng nào đã khơi gợi cảm xúc ở thi sĩ? Những đối tượng đó hiện lên với dáng vẻ như thế nào? (dẫn chứng)
Câu 3. Xác định hình thức và phân tích hiệu quả thẩm mỹ ở nghệ thuật điệp, ẩn dụ trong hai dòng thơ sau: Và thơ con có một dòng sữa chảy
Dòng sữa của đàn bò của mẹ, của nhà ta.
Câu 4. Khát vọng của nhân vật trữ tình được thể hiện ở khổ thơ nào? Hãy phân tích khát vọng đó?
Câu 5. Xác định yếu tố tự sự, miêu tả trong bài thơ và cho biết tác dụng của chúng trong việc thể hiện của nhân vật trữ tình
Câu 6. Theo em, nhân vật trữ tình trong bài thơ là người như thế nào (chú ý gương mặt tinh thần qua cảm xúc)? Điều gì ở nhân vật trữ tình tác động đến cảm cảm xúc và nhận thức của em? ( trả lời 4-6 câu liên tiếp)
Câu 1. Xác định nhân vật trữ tình và tình cảm: người con của mẹ ( tác giả)
cảm xúc chủ đạo của bài thơ : tình cảm , cảm xúc của tác giả đối với người mẹ của mình .
Câu 2. Những đối tượng nào đã khơi gợi cảm xúc ở thi sĩ:
=> đối tượng : người mẹ của thi sĩ , khung cảnh làng quê , thiên nhiên.
Những đối tượng đó hiện lên với dáng vẻ như thế nào? (dẫn chứng)
* đối tượng người mẹ:
Ngày mai mẹ thức con dậy sớm
Ôi mẹ thân yêu, mẹ tảo tần
Để con sẽ đi ra cồn đất nhỏ
Đón gặp người bạn quí của con
Ngày mai mẹ thức con dậy sớm
Mở cửa ra cho ánh sáng vào nhà
Người ta bảo con sắp thành thi sĩ
Nổi tiếng, và, một thi sĩ người Nga
Con sẽ hát về mẹ và về bạn
Người chăn bò, bếp lửa, đàn bò
Và thơ con có một dòng sữa chảy
Dòng sữa của đàn bò của mẹ, của nhà ta.
* đối tượng khung cảnh làng quê , thiên nhiên:
Và hôm nay con thấy ở cánh đồng
Những vệt bánh xe in trên cỏ ướt
Gió thổi nhẹ đường cầu vồng vàng rực
Dưới những làn mây xốp đồng quê
Ngày mai bình minh bạn con sẽ ra đi
Vành mũ sau vòm cây – vầng trăng lặn muộn
Và con bò đứng nhìn theo tha thẩn
Ve vẩy đuôi trên đám cỏ ven đường
Câu 3. Xác định hình thức và phân tích hiệu quả thẩm mỹ ở nghệ thuật điệp, ẩn dụ trong hai dòng thơ sau:
Và thơ con có một dòng sữa chảy
Dòng sữa của đàn bò của mẹ, của nhà ta.
=> hình thức ẩn dụ : Và thơ con có một dòng sữa chảy
hiệu quả thẩm mĩ :câu thơ ẩn dụ ý muốn nói rằng thơ của tác giả cũng có một dòng sữa chảy như kiểu mẹ , ý muốn so sánh dòng sữa của thơ và của mẹ đã nuôi mình lớn . thể hiện lên một tấm lòng hiếu thảo , biết ơn của tác giả đối với mẹ khi đặt vào câu thơ
=> tăng tính thẩm mĩ , đẹp đẽ , bay bổng và đầy chất hay , gợi cảm cho người đọc khiến người đọc liền nhận ra được ẩn ý bên trong câu thơ này , làm cho người đọc xúc động , cảm thấy thơ của tác giả rất hay.
hình thức điệp ngữ : Dòng sữa của đàn bò của mẹ, của nhà ta.
hiệu quả thẩm mĩ : điệp ngữ "của " nói lên ,thể hiện lên lòng biết ơn sâu sa và lớn lao của tác giả đối với đàn bò của mẹ , của cả nhà khi đã cho mình dòng sữa ấy nuôi lớn con người và tâm hồn thơ ca của tác giả.
Câu 4. Khát vọng của nhân vật trữ tình được thể hiện ở khổ thơ nào? Hãy phân tích khát vọng đó?
Ở khổ thơ :
Ngày mai mẹ thức con dậy sớm
Mở cửa ra cho ánh sáng vào nhà
Người ta bảo con sắp thành thi sĩ
Nổi tiếng, và, một thi sĩ người Nga
phân tích khát vọng : đó là khát vọng cao đẹp của một con người giàu lòng hiếu thảo , có tài năng và tâm hồn thơ ca xuất chúng , khát vọng được trở thành thi sĩ đầy nghưỡng mỗ và chân lý , thiết thực.
Câu 5. Xác định yếu tố tự sự, miêu tả trong bài thơ và cho biết tác dụng của chúng trong việc thể hiện của nhân vật trữ tình
yếu tố tự sự trong bài thơ :
Ngày mai mẹ thức con dậy sớm
Ôi mẹ thân yêu, mẹ tảo tần
Để con sẽ đi ra cồn đất nhỏ
Đón gặp người bạn quí của con
Và hôm nay con thấy ở cánh đồng
Những vệt bánh xe in trên cỏ ướt
Ngày mai bình minh bạn con sẽ ra đi
Ngày mai mẹ thức con dậy sớm
Mở cửa ra cho ánh sáng vào nhà
Người ta bảo con sắp thành thi sĩ
Nổi tiếng, và, một thi sĩ người Nga
Con sẽ hát về mẹ và về bạn
Người chăn bò, bếp lửa, đàn bò
Và thơ con có một dòng sữa chảy
Dòng sữa của đàn bò của mẹ, của nhà ta.
tác dụng : góp phần cho sự biểu lộ cảm xúc của tác giả .
Phần còn lại trong bài thơ là yếu tố miêu tả
tác dụng : làm cho câu thơ hay hơn , làm nền nhẹ nhàng và đẹp đẽ cho cảm xúc của tác giả khi đặt vào bài thơ
Câu 6. Theo em, nhân vật trữ tình trong bài thơ là người như thế nào (chú ý gương mặt tinh thần qua cảm xúc)? Điều gì ở nhân vật trữ tình tác động đến cảm cảm xúc và nhận thức của em? ( trả lời 4-6 câu liên tiếp)
Phần này bạn tự làm nhé , bình thường mình cũng làm luôn nhưng mà giờ đột quỵ không làm nổi nữa rồi :(
C6:
Theo em , nhân vật trữ tình trong bài thơ là người con có hiếu , có tấm lòng yêu thương người mẹ của mình , có một tâm hồn thơ ca tuyệt diệu với mọi thứ xung quanh đặc biệt là thiên nhiên và con người . Sự hiếu thảo , sự rung cảm trước mọi thứ xung quanh của nhân vật trữ tình đã khiến cho em mở mang tầm mắt, hiểu thêm được nhiều điều về tác giả . Không những thế , em còn được học hỏi một tâm hồn thơ ca đầy diệu kỳ , nghệ thuật của nhân vật này . Nó còn khiến cho một tâm hồn , suy nghĩ ích kỷ , hẹp hòi được học hỏi tâm hồn trong sáng , đầy sự yêu kiều , hiếu thảo hành cho những điều xung quanh.
Đọc khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi: Đọc khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi: “Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình” Đọc khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi: “Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình” (Trích Ánh trăng – Nguyễn Duy, Ngữ văn 9 - Tập một - NXBGD năm 2014) Câu 1 (0,5 điểm). Xác định các phương thức biểu đạt trong khổ thơ trên. Câu 2 (0,5 điểm). Chỉ ra các từ láy có trong khổ thơ. Câu 3 (1,0 điểm). Nêu nội dung chính của khổ thơ. Câu 4 (1,0 điểm). Qua nội dung của khổ thơ trên, em rút ra cho mình thái độ sống như thế nào ? (Trích Ánh trăng – Nguyễn Duy, Ngữ văn 9 - Tập một - NXBGD năm 2014) Câu 1 (0,5 điểm). Xác định các phương thức biểu đạt trong khổ thơ trên. Câu 2 (0,5 điểm). Chỉ ra các từ láy có trong khổ thơ. Câu 3 (1,0 điểm). Nêu nội dung chính của khổ thơ. Câu 4 (1,0 điểm). Qua nội dung của khổ thơ trên, em rút ra cho mình thái độ sống như thế nào ? “Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình” (Trích Ánh trăng – Nguyễn Duy, Ngữ văn 9 - Tập một - NXBGD năm 2014) Câu 1 (0,5 điểm). Xác định các phương thức biểu đạt trong khổ thơ trên. Câu 2 (0,5 điểm). Chỉ ra các từ láy có trong khổ thơ. Câu 3 (1,0 điểm). Nêu nội dung chính của khổ thơ. Câu 4 (1,0 điểm). Qua nội dung của khổ thơ trên, em rút ra cho mình thái độ sống như thế nào ?
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi dưới đây?
Bao thế hệ đã sang sông
Thầy cô luôn mãi vọng trông theo cùng
Mặc cho mưa gió bão bùng
Vẫn âm thầm thắp sáng vùng trời mơ
a) Hãy chỉ ra các đặc điểm của thể thơ lục bát ở đoạn thơ trên?
b) Xác định chủ đề của đoạn thơ
c) Hãy tìm và xác định cấu tạo của một cụm từ có trong đoạn thơ trên?