Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thị Xuân Hòa
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Minh Hiếu
18 tháng 2 2018 lúc 16:28

Tôi xin kể cho các bạn cùng nghe câu chuyện về Sự tích sông Cửu Long mà tôi đọc được.

Sông Cửu Long có rất nhiều tên gọi, trong đó có một cái tên rất quen thuộc với người Việt Nam cũng như trên thế giới. Đó là sông Công. Theo tiếng Lào Thái, Công nghĩa là “chờ”. Tại sao lại gọi là sông “Chờ”? Có một sự tích lí thú kể lại như sau:

Vào một thời xa lắc xa lơ có hai vị thần khổng lồ có thể dời núi lấp biển chỉ trong khoảnh khắc. Hai vị thần kiếm ăn bằng một nghề khác nhau, và tính cách cũng đối lập nhau. Kẻ thì nóng nảy, chân thật, người thì điềm đạm, tính toán. Tuy thế, họ là đôi bạn thân thiết. Một hôm, không rõ vì lí do gì, hai bên nổ ra một cuộc tranh cãi gay go, chẳng ai chịu ai. Cuối cùng họ đi tìm trọng tài để phân xử. Gặp được một thiên thần, cả hai đều trình bày đầu đuôi sự việc. Nghe xong, vị thiên thần bảo:

- Chuyện này thật khó xử. Ta tạm giải quyết thế này: Cả hai hãy chạy đua với nhau, ai đến đích trước coi như người đó thắng cuộc.

Cả hai đồng ý. Thế rồi vị thiên thần nọ dẫn họ đến địa điểm xuất phát. Chỗ ấy là một vùng rừng núi đại ngàn. Đích đến là vùng biển Đông.

Lệnh xuất phát ban ra. Hai vị thần (Thần Săn và Thần Câu) bắt đầu di chuyển. Thần Săn vốn quen leo đồi vượt dốc nên chạy miết, còn Thần Câu tỏ ra ngần ngại vì không quen trèo dốc vượt núi nên cứ dựa vào thế núi mà chạy nên rất chậm. Còn Thần Săn cắm đầu căm cổ chạy, chẳng bao lâu đã đến được cánh đồng bát ngát và bằng phăng. Thần bèn ngồi lại nghỉ. Thần Câu, vì men theo chân núi nên kéo dài thời gian và tốc độ thì quá chậm. Sốt ruột quá, Thần bèn bay vọt lên cao để tìm đường gần nhất. Thần Săn sau khi xả hơi vội làm một mạch đến đích và được thiên thần công nhận thắng cuộc.

Ngày nay, con đường Thần Săn chạy, đá văng đất lún trở thành dòng sông. Tuy dòng sông có thẳng hơn nhưng lại lắm ghềnh nhiều thác. Chỗ Thần Săn ngồi nghỉ lại chính là Biển Hồ. Còn con đường mà Thần Câu chạy cũng thành sông nhưng ngoằn ngoèo hơn. Thần Săn đến trước phải đợi chờ và hay đi đi lại lại. Những chỗ đi lại ấy đều biến thành những cửa sông. Có đến chín cửa sông như chín con rồng. Vì thế con sông còn có tên là Cửu Long.

Bài tham khảo 2:

Hôm sinh nhật, Hùng nhận được rất nhiều quà. Nhưng cậu ta thích nhất là chiếc lồng bẫy chim của người anh họ gửi cho. Chiếc lồng làm bằng những thanh tre vuốt tròn. Phía trên có một cái lưới và miếng gỗ nhỏ, rắc thức ăn lên đó để ngoài sân, hễ chim đậu vào mổ thóc là miếng gỗ bật lên, lưới ụp xuống. Hùng mừng quá, chạy khoe với bố. Bố bảo:

- Thứ đồ chơi này không tốt. Con không nên bắt chim làm gì!

- Con sẽ nhốt chim vào lồng và nuôi cho chim hót.

Rồi Hùng lấy thóc rắc lên miếng gỗ, đem bẫy đặt ngoài vườn. Hùng nấp vào gốc cây, chờ mãi vẫn không thấy con chim nào bay tới. Hùng để bẫy ở đó đi ăn cơm trưa. Sau bữa ăn, cậu vui mừng thây lưới đã sập. Một chú chim nhỏ đang giãy giụa trong lưới. Hùng bắt chim bỏ vào lồng và chạy vào khoe với bố:

- Bố ơi, bố xem này, con bẫy được một chú họa mi.

- Đây là chim sâu, đừng làm tội nó con ạ! Tốt hơn thì con thả nó ra …

Hùng thưa lại bố: 

- Bố yên tâm, con sẽ chăm sóc nó chu đáo!

Mấy hôm đầu, Hùng đều rắc thóc cho chim, thay nước, rửa lồng ... Đến ngày thứ năm, Hùng quên mất. Bố Hùng bảo:

- Đây, con quên chim rồi. Cứ thả nó ra là hơn.

- Con sẽ không quên nữa! Con đi lấy thóc và thay nước ngay bây giờ. Tội nghiệp chú chim nhỏ của tôi!

Hùng mở cửa lồng lau chùi. Chú chim sợ hãi, cuống cuồng đập cánh bay khắp lồng. Hùng dọn sạch lồng xong, bỏ đi lấy thóc và nước mà quên đóng cửa lồng. Hùng vừa bước đi, chú chim nhỏ vội bay qua cửa sổ thoát thân. Không ngờ, chim đập đầu vào cửa kính ngã lăn xuống nền nhà. Hùng vội chạy đến bắt chim bỏ vào lồng. Chú chim nhỏ nằm bẹp xuống, sải cánh và thở mệt nhọc. Hùng nhìn chim rồi nước mắt chảy:

- Bố ơi, con làm thế nào bây giờ hả bố?

Bố nhìn con lắc đầu:

- Biết làm thế nào được nữa!

Suốt ngày, Hùng không rời chiếc lồng. Con chim nhỏ vẫn nằm thở dồn dập. Sáng hôm sau, Hùng lại gần lồng chim. Con chim nhỏ đã nằm ngửa, chân duỗi thẳng cứng đờ. Từ đấy, Hùng không bao giờ bẫy chim nữa.

Câu chuyện có ý nghĩa thật sâu sắc. Chim chóc cũng như con người phải được sống tự do và sống cùng đồng loại. Nếu cô đơn và mất tự do, chim cũng vô cùng đau đớn và khó bề sống nổi.

Âu Dương Khắc
18 tháng 2 2018 lúc 16:47

Tôi xin kể cho các bạn cùng nghe câu chuyện về Sự tích sông Cửu Long mà tôi đọc được. Sông Cửu Long có rất nhiều tên gọi, trong đó có một cái tên rất quen thuộc với người Việt Nam cũng như trên thế giới. Đó là sông Công. Theo tiếng Lào Thái, Công nghĩa là “chờ”. Tại sao lại gọi là sông “Chờ”? Có một sự tích lí thú kể lại như sau: Vào một thời xa lắc xa lơ có hai vị thần khổng lồ có thể dời núi lấp biển chỉ trong khoảnh khắc. Hai vị thần kiếm ăn bằng một nghề khác nhau, và tính cách cũng đối lập nhau. Kẻ thì nóng nảy, chân thật, người thì điềm đạm, tính toán. Tuy thế, họ là đôi bạn thân thiết. Một hôm, không rõ vì lí do gì, hai bên nổ ra một cuộc tranh cãi gay go, chẳng ai chịu ai. Cuối cùng họ đi tìm trọng tài để phân xử. Gặp được một thiên thần, cả hai đều trình bày đầu đuôi sự việc. Nghe xong, vị thiên thần bảo: - Chuyện này thật khó xử. Ta tạm giải quyết thế này: Cả hai hãy chạy đua với nhau, ai đến đích trước coi như người đó thắng cuộc. Cả hai đồng ý. Thế rồi vị thiên thần nọ dẫn họ đến địa điểm xuất phát. Chỗ ấy là một vùng rừng núi đại ngàn. Đích đến là vùng biển Đông. Lệnh xuất phát ban ra. Hai vị thần (Thần Săn và Thần Câu) bắt đầu di chuyển. Thần Săn vốn quen leo đồi vượt dốc nên chạy miết, còn Thần Câu tỏ ra ngần ngại vì không quen trèo dốc vượt núi nên cứ dựa vào thế núi mà chạy nên rất chậm. Còn Thần Săn cắm đầu căm cổ chạy, chẳng bao lâu đã đến được cánh đồng bát ngát và bằng phăng. Thần bèn ngồi lại nghỉ. Thần Câu, vì men theo chân núi nên kéo dài thời gian và tốc độ thì quá chậm. Sốt ruột quá, Thần bèn bay vọt lên cao để tìm đường gần nhất. Thần Săn sau khi xả hơi vội làm một mạch đến đích và được thiên thần công nhận thắng cuộc. Ngày nay, con đường Thần Săn chạy, đá văng đất lún trở thành dòng sông. Tuy dòng sông có thẳng hơn nhưng lại lắm ghềnh nhiều thác. Chỗ Thần Săn ngồi nghỉ lại chính là Biển Hồ. Còn con đường mà Thần Câu chạy cũng thành sông nhưng ngoằn ngoèo hơn. Thần Săn đến trước phải đợi chờ và hay đi đi lại lại. Những chỗ đi lại ấy đều biến thành những cửa sông. Có đến chín cửa sông như chín con rồng. Vì thế con sông còn có tên là Cửu Long

 

Bảo Ngọc
19 tháng 2 2018 lúc 13:25

Tôi xin kể cho các bạn cùng nghe câu chuyện về Sự tích sông Cửu Long mà tôi đọc được.

Sông Cửu Long có rất nhiều tên gọi, trong đó có một cái tên rất quen thuộc với người Việt Nam cũng như trên thế giới. Đó là sông Công. Theo tiếng Lào Thái, Công nghĩa là “chờ”. Tại sao lại gọi là sông “Chờ”? Có một sự tích lí thú kể lại như sau:

Vào một thời xa lắc xa lơ có hai vị thần khổng lồ có thể dời núi lấp biển chỉ trong khoảnh khắc. Hai vị thần kiếm ăn bằng một nghề khác nhau, và tính cách cũng đối lập nhau. Kẻ thì nóng nảy, chân thật, người thì điềm đạm, tính toán. Tuy thế, họ là đôi bạn thân thiết. Một hôm, không rõ vì lí do gì, hai bên nổ ra một cuộc tranh cãi gay go, chẳng ai chịu ai. Cuối cùng họ đi tìm trọng tài để phân xử. Gặp được một thiên thần, cả hai đều trình bày đầu đuôi sự việc. Nghe xong, vị thiên thần bảo:

- Chuyện này thật khó xử. Ta tạm giải quyết thế này: Cả hai hãy chạy đua với nhau, ai đến đích trước coi như người đó thắng cuộc.

Cả hai đồng ý. Thế rồi vị thiên thần nọ dẫn họ đến địa điểm xuất phát. Chỗ ấy là một vùng rừng núi đại ngàn. Đích đến là vùng biển Đông.

Lệnh xuất phát ban ra. Hai vị thần (Thần Săn và Thần Câu) bắt đầu di chuyển. Thần Săn vốn quen leo đồi vượt dốc nên chạy miết, còn Thần Câu tỏ ra ngần ngại vì không quen trèo dốc vượt núi nên cứ dựa vào thế núi mà chạy nên rất chậm. Còn Thần Săn cắm đầu căm cổ chạy, chẳng bao lâu đã đến được cánh đồng bát ngát và bằng phăng. Thần bèn ngồi lại nghỉ. Thần Câu, vì men theo chân núi nên kéo dài thời gian và tốc độ thì quá chậm. Sốt ruột quá, Thần bèn bay vọt lên cao để tìm đường gần nhất. Thần Săn sau khi xả hơi vội làm một mạch đến đích và được thiên thần công nhận thắng cuộc.

Ngày nay, con đường Thần Săn chạy, đá văng đất lún trở thành dòng sông. Tuy dòng sông có thẳng hơn nhưng lại lắm ghềnh nhiều thác. Chỗ Thần Săn ngồi nghỉ lại chính là Biển Hồ. Còn con đường mà Thần Câu chạy cũng thành sông nhưng ngoằn ngoèo hơn. Thần Săn đến trước phải đợi chờ và hay đi đi lại lại. Những chỗ đi lại ấy đều biến thành những cửa sông. Có đến chín cửa sông như chín con rồng. Vì thế con sông còn có tên là Cửu Long.

datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
30 tháng 9 2023 lúc 23:54

Vừng ơi mở cửa ra, Alibaba và 40 tên cướp 

datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
26 tháng 11 2023 lúc 13:42

1.

- Câu chuyện kể về anh Kim Đồng.

- Mở đầu: Một lần, sau khi làm nhiệm vụ dẫn cán bộ vào căn cứ, Kim Đồng đang trên đường trở về nhà thì nghe có tiếng động lạ ở trong rừng. 

- Diễn biến: 

+ Kim Đồng liền rủ Cao Sơn tìm cách báo động cho các anh cán bộ đang ở trong xóm biết.

+ Sau khi quan sát, Kim Đồng đã nhìn thấy bọn lính đang lợi dụng sương mù phục kích trên đường vào xóm và im lặng đợi bắt người. 

+ Kim Đồng bảo Cao Sơn lùi về phía sau, chạy về báo cáo. 

+ Đợi cho bạn đi rồi, Kim Đồng ngắm kĩ địa hình, để chạy vọt qua suối, lên phía rừng. Như vậy, bọn lính sẽ phải nổ súng hoặc kêu lên. Chúng nó sẽ bị lộ. 

+ Quả nhiên, thấy có bóng người chạy, bọn giặc lên đạn và hô: “Đứng lại!”. Kim Đồng không dừng chân. Giặc bắn theo. 

- Kết thúc: Anh Kim Đồng đã anh dũng hi sinh. Hôm ấy là sáng sớm ngày 15 tháng 02 năm 1943.

- Nhờ tiếng súng báo động ấy, các đồng chí cán bộ ở gần đó tránh thoát lên rừng. Song, Kim Đồng đã bị trúng đạn và anh dũng hy sinh tại chỗ, ngay bờ suối Lê-nin.

- Em rất ngưỡng mộ anh Kim Đồng. Anh đã nêu lên một tấm gương vì cách mạng quên mình, hy sinh khi làm nhiệm vụ bảo vệ cán bộ cách mạng. Sự hy sinh đó là tấm gương sáng chói mở đầu cho nhiều gương cao quí khác trong đội ngũ Đội viên Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
2.

- Mở bài: Để có một đất nước không có chiến tranh, bộ đội và các chiến sĩ, các vị anh hùng của dân tộc đã phải đổ máu để dành lại tự do. Trong những người chiến sĩ dũng cảm đó, có trẻ nhỏ, có thiếu niên, có người trưởng thành. Và một trong những người anh hùng nhỏ tuổi mà em rất ngưỡng mộ, đó là anh Kim Đồng.

- Thân bài: 

+ Một lần, sau khi làm nhiệm vụ dẫn cán bộ vào căn cứ, Kim Đồng đang trên đường trở về nhà thì nghe có tiếng động lạ ở trong rừng. Kim Đồng liền rủ Cao Sơn tìm cách báo động cho các anh cán bộ đang ở trong xóm biết. Sau khi quan sát, Kim Đồng đã nhìn thấy bọn lính đang lợi dụng sương mù phục kích trên đường vào xóm và im lặng đợi bắt người. Kim Đồng bảo Cao Sơn lùi về phía sau, chạy về báo cáo. Đợi cho bạn đi rồi, Kim Đồng ngắm kĩ địa hình, để chạy vọt qua suối, lên phía rừng. Như vậy, bọn lính sẽ phải nổ súng hoặc kêu lên. Chúng nó sẽ bị lộ. Quả nhiên, thấy có bóng người chạy, bọn giặc lên đạn và hô: “Đứng lại!”.

Kim Đồng không dừng chân. Giặc bắn theo. 

+ Nhờ tiếng súng báo động ấy, các đồng chí cán bộ ở gần đó tránh thoát lên rừng. Song, Kim Đồng đã bị trúng đạn và anh dũng hy sinh tại chỗ, ngay bờ suối Lê-nin. Hôm ấy là sáng sớm ngày 15 tháng 02 năm 1943.

+ Em rất ngưỡng mộ anh Kim Đồng. Anh đã nêu lên một tấm gương vì cách mạng quên mình, hy sinh khi làm nhiệm vụ bảo vệ cán bộ cách mạng. Sự hy sinh đó là tấm gương sáng chói mở đầu cho nhiều gương cao quí khác trong đội ngũ Đội viên Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

- Kết bài: Anh Kim Đồng xứng đáng là một người anh hùng. Một người chết cho đân tộc, đã dâng cả đời mình để cứu lấy sự hoà bình, ấm no. Anh sẽ luôn sống mãi trong tâm trí của mỗi người theo năm tháng không bao giờ phai.
3. Em tiến hành góp ý cho dàn ý của bạn và chỉnh sửa dàn ý nếu có.

Nguễn Anh Tuyết
Xem chi tiết
BÍCH THẢO
19 tháng 11 2023 lúc 18:54

Tk:

Hiếu thảo là một truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta từ xưa đến nay, con cái phải biết hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, bởi không có cha mẹ làm sao có chúng ta trên cuộc đời này. Em đã từng được nghe rất nhiều câu chuyện về lòng hiếu thảo và đã được tận mắt chứng kiến những người con hiếu thảo với cha mẹ của mình.

Chị Nga là con của hai bác Năm và bác Oanh, chị năm nay vừa tròn 18 tuổi, đã tốt nghiệp cấp ba nhưng không thể đi học đại học vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn. Mẹ của chị mắc bệnh tim nên sức khỏe rất yếu, bố của chị làm thợ xây không may xảy ra tai nạn ngã giàn giáo nên đã mất đi một cánh tay, hiện tại chỉ ở nhà làm những việc nhẹ nhàng, gia đình chỉ còn mỗi chị là người khỏe mạnh nhất. Chị Nga nghỉ học đi làm thêm, ngày chị đi làm về rồi lại chăm sóc, cơm nước, giặt giũ, quét dọn, mọi việc nhà chị đều làm hết để cho bố mẹ được nghỉ ngơi. Chị đi làm kiếm được ít tiền nào lại lo mua thuốc thang cho mẹ, mua thức ăn bồi bổ cho bố mẹ, chị chẳng bao giờ nghĩ đến chuyện mua gì cho bản thân. Bạn bè được đi học, được ăn diện chơi bời chị đều không để ý nữa, chỉ cố gắng làm sao kiếm được tiền về lo cho gia đình, phụ giúp bố mẹ.

Em rất yêu quý chị Nga, thật cảm động trước lòng hiếu thảo của chị đối với bố mẹ, đối với em chị là tấm gương sáng để nhìn vào đó mà hiếu thảo với bố mẹ của mình.

Bùi Hoàng Bách
26 tháng 2 lúc 20:14

Bà Sáu năm nay ngoài bảy mươi tuổi, sức khỏe yếu đi nhiều. Chị Lan kể: bà Sáu có ba người con đều hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Vừa qua, bà được chính phủ phong tặng danh hiệu "Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng". Một mình neo đơn sống ở tuổi xế chiều mà không có con cháu đỡ đần những lúc trái gió trở trời nên chị Lan thương bà lắm. Thường ngày chị Lan sang giúp bà dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm, giặt giũ quần áo, … Không ruột rà máu mủ nhưng, không họ hàng thân thích, vậy mà chị yêu bà sáu như bà ruột của mình.

Hôm hai chị em đến, thấy nhà cửa im lìm, tưởng bà đi đâu đó. Đứng ngoài sân gọi nhưng không thấy bà trả lời. Chị bước vào và đẩy cửa ra. Thấy bà Sáu đang nằm, chị vội chạy đến và lay gọi bà. Bà mới trở mình thều thào nói: “Bà mệt quá, hai chân bà tê, không dậy được “.

Chị quay sang em và bảo em xoa dầu bóp chân cho bà để chị đi mua cái gì cho bà ăn rồi chị vào ngay.

Em cảm động quá thấy trong lòng em dâng lên một tình thương và một sự cảm phục chị vô cùng. Chị mồ côi mẹ từ bé, chị thiếu đi tình thương bao la của người mẹ, chị sống với ba. Ba chị ở vậy nuôi chị cho đến bây giờ. Phải chăng sống trong hoàn cảnh ấy chị mới thấm thía cảnh cô đơn nên chị đem tình thương ấy sưởi ấm bà Sáu. Cả xóm ai cũng khen chị, quý chị.

Một lát sau chị quay lại với tô cháo trên tay, đến bên giường và đỡ bà Sáu dậy đút từng muỗng cháo cho bà, em nhớ lại hình ảnh trước đây mẹ đã chăm sóc nội như chị Lan bây giờ.

Thật tuyệt vời chị Lan là một tấm gương của lòng nhân ái và đức hạnh để cho em và các bạn noi theo.

Nguyễn Thị Anh Tuyết
Xem chi tiết
Đinh Hải Tùng
19 tháng 11 2023 lúc 18:52

...

datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
29 tháng 9 2023 lúc 12:12

1. Bài tham khảo: 

Để có một đất nước không có chiến tranh, bộ đội và các chiến sĩ, các vị anh hùng của dân tộc đã phải đổ máu để dành lại tự do. Trong những người chiến sĩ dũng cảm đó, có trẻ nhỏ, có thiếu niên, có người trưởng thành.... Và một trong những người anh hùng nhỏ tuổi mà em rất ngưỡng mộ, đó là anh Kim Đồng.

Một lần, sau khi làm nhiệm vụ dẫn cán bộ vào căn cứ, Kim Đồng đang trên đường trở về nhà thì nghe có tiếng động lạ ở trong rừng. Kim Đồng liền rủ Cao Sơn tìm cách báo động cho các anh cán bộ đang ở trong xóm biết. Sau khi quan sát, Kim Đồng đã nhìn thấy bọn lính đang lợi dụng sương mù phục kích trên đường vào xóm và im lặng đợi bắt người. Kim Đồng bảo Cao Sơn lùi về phía sau, chạy về báo cáo. Đợi cho bạn đi rồi, Kim Đồng ngắm kĩ địa hình, để chạy vọt qua suối, lên phía rừng. Như vậy, bọn lính sẽ phải nổ súng hoặc kêu lên. Chúng nó sẽ bị lộ. Quả nhiên, thấy có bóng người chạy, bọn giặc lên đạn và hô: “Đứng lại!”.

Kim Đồng không dừng chân. Giặc bắn theo. Nhờ tiếng súng báo động ấy, các đồng chí cán bộ ở gần đó tránh thoát lên rừng. Song, Kim Đồng đã bị trúng đạn và anh dũng hy sinh tại chỗ, ngay bờ suối Lê-nin. Hôm ấy là sáng sớm ngày 15 tháng 02 năm 1943. Em rất ngưỡng mộ anh Kim Đồng. Anh đã nêu lên một tấm gương vì cách mạng quên mình, hy sinh khi làm nhiệm vụ bảo vệ cán bộ cách mạng. Sự hy sinh đó là tấm gương sáng chói mở đầu cho nhiều gương cao quí khác trong đội ngũ Đội viên Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

Anh Kim Đồng xứng đáng là một người anh hùng. Một người chết cho đân tộc, đã dâng cả đời mình để cứu lấy sự hoà bình, ấm no. Anh sẽ luôn sống mãi trong tâm trí của mỗi người theo năm tháng không bao giờ phai.
2. Em tiến hành đọc soát bài văn. 
3. Em tiến hành sửa lỗi trong bài văn nếu có. 

Minh Lệ
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
15 tháng 9 2023 lúc 17:57

tham khảo

Tháp Rùa – Hồ Hoàn Kiếm

Hồ nằm ở vị trí trung tâm của thành phố và được ví như “trái tim” của Thủ đô. Hồ Hoàn Kiếm còn có tên gọi khác là Hồ Gươm bởi nó gắn liền với sự tích trả gươm thần huyền thoại của vua Lê Lợi cho rùa vàng. Mặt hồ xanh màu rêu cổ kính như một tấm gương khổng lồ soi bóng những cây cổ thụ và những rặng liễu rủ thướt tha ven hồ.Giữa lòng hồ là Tháp Rùa uy nghiêm cổ kính lung linh in bóng xuống mặt hồ. Quanh hồ cũng là nơi thường diễn ra những hoạt động, sự kiện văn hoá, bắn pháo hoa, biểu diễn nghệ thuật sôi động của thành phố. Đây chắc chắn là địa điểm thích hợp để bạn đặt phòng khách sạn gần khu phố cổ Hà Nội.

Tú Lê
Xem chi tiết
Đào Mai Lệ
5 tháng 12 2018 lúc 20:18

Các bạn ạ, tuổi thơ chúng ta ai cũng gắn liền với những đồ chơi quen thuộc như búp bê, gấu bông, lật đật,…. Mỗi người đều có sở thích riêng về đồ chơi. Với tôi, món đồ chơi mà tôi thích nhất đó là chú gấu bông đấy.

Lần ấy, bố đi công tác về tặng tôi một món quà trong chiếc hộp kín. Tôi rất hồi hộp không biết đó là gì. Khi mở hộp ra tôi reo lên vì sung sướng: "Ôi, chú gấu bông dễ thương quá!” Đó là một chú gấu nhồi bông mà tôi ước mơ bấy lâu. Chú ta có bộ lông trắng mịn và mượt như nhung, khi sờ tay vào ta có cảm giác như đang sờ vào tấm vải lụa mềm và mát rượi. Gấu ta khoác một chiếc áo màu đỏ tươi có điểm vài hạt cườm lấp la lấp lánh. Cái đầu chú tròn tròn như trái bưởi, đôi tai cũng tròn tròn vểnh lên trông thật là ngộ nghĩnh! Đôi mắt chú đen láy, tròn xoe như hạt nhãn. Thân hình chú ôm rất vừa tay nên tôi thường ôm chú ta mỗi khi đi ngủ.

Những lúc ấy, bốn cái chân mập ú na ú nu của chú cứ dang ra như thể đòi tôi âu yếm vậy. Miệng chú nhỏ nhắn và đỏ hồng trông thật đáng yêu. Trên cổ chú là chiếc nơ màu đỏ được thắt hình con bướm trông yêu ơi là yêu. Mỗi tối học bài xong tôi lại dành thời gian để chơi với gấu bông. Tôi đặt cho cái tên là Daddy. Mỗi khi tôi ôm chú vào lòng và thơm lên đôi má mịn màng của Daddy trông chú ta có vẻ thích thú lắm.

Bây giờ tôi đã lớn và có nhiều thứ đồ chơi khác nhưng Daddy vẫn là người bạn thân thiết nhất của tôi. Tôi luôn giữ gìn chú cẩn thận vì đó là món quà bố tặng tôi: người luôn muốn con mình được vui vẻ và thoải mái.

Kim Taehyung
5 tháng 12 2018 lúc 20:19

BÀI THAM KHẢO 

Mấy bữa nay, lũ chuột nhắt thi nhau phá phách. Chúng ăn vụng thức ăn, gặm sách, thậm chí cắn rách cả chiếc áo bằng sa tanh hồng của cô búp bê xinh đẹp.

Bé Mây giận lắm, nghĩ cách trừng trị chúng. Bé thì thầm bàn bạc hồi lâu với Mèo con. Mèo con thích chí gật gù rồi rung râu cười tít.

Xẩm tối, một chiếc bẫy lồng bằng lưới sắt được đặt dưới gầm chạn đựng thức ăn, ngay trên đường lũ chuột thường đi. Miệng bẫy mở rộng. Trong bẫy, một con cá nướng thơm lừng được móc vào đoạn dây kẽm uốn cong như chiếc móc câu. Đêm nay, lũ chuột nhắt tham ăn thế nào cũng bị mắc bẫy.

Mọi việc sắp đặt xong xuôi, bé Mây ngồi vào bàn học bài. Gió hây hẩy thổi qua khung cửa sổ. Ngoài kia, bầu trời đầy sao nhấp nháy như những cặp mắt tinh nghịch. Bé Mây ra sân vươn vai hít thở không khí trong lành rồi sửa soạn đi ngủ. Nằm bên cạnh mẹ, bé nhanh chóng thiếp vào giấc ngủ ngon lành.

Bé mơ thấy lũ chuột sa đầy trong bẫy. Chúng cuống quýt chạy quanh trong chiếc lồng chật hẹp, khóc lóc xin tha. Bé Mây cùng Mèo con thay nhau hỏi tội chúng. Tội lũ chuột này nhiều lắm! Tha làm sao được!

Trong lúc bé Mây ngủ, Mèo con thu mình nằm ở góc bếp. Chú giỏng tai lên nghe ngóng, rình từng bước chân rón rén của lũ chuột. Chiếc mũi rất thính của Mèo con có thể ngửi thấy mùi hôi của lũ chuột từ xa.

Nhưng... Ôi! Mùi gì mà thơm thế nhỉ! Mèo con hít hít dò tìm. Mùi cá nướng thơm lừng cả mũi. Thèm quá, không thể nhịn được nữa, Mèo con chui tọt vào bẫy. Tách! Bầy sập, Mèo con bị nhốt ở trong. Chẳng hề sợ hãi, Mèo con ung dung xơi hết con cá nướng ngon lành. Ăn xong, chú lăn ra ngủ.

Ò... ó... o! Tiếng gáy của anh Gà Trống Tía vang lên giòn giã, gọi ông Mặt Trời. Một ngày mới bắt đầu. Bé Mây cũng đã thức giấc. Chợt nhớ đến giấc mơ đêm qua, bé tung tăng chạy xuống bếp. Ô! Sao lại thế này? Chuột đâu chẳng thấy, chỉ thấy giữa lồng, Mèo con đang ngủ ngon lành. Bé Mây bật cười tự hỏi: “Liệu nó có mơ giống giấc mơ của mình đêm qua không nhỉ?”.

Nguồn: loigiaihay.com



 


 

phạm đức lâm
5 tháng 12 2018 lúc 20:22

Tôi xin kể cho các bạn nghe câu chuyện “Người bán quạt may mắn”:

Chuyện kể rằng: Thuở xưa ở Trung Quốc có ông Vương Hi Chi viết chữ đẹp nổi tiếng. Một hôm, ông ngồi nghỉ dưới một gốc cây bên vệ đường. Tình cờ, có một bà lão đi bán quạt cũng gánh hàng đến nghỉ ở gốc cây ấy. Bà lão tâm sự với ông rằng từ sáng đến giờ chưa bán được cái nào, ế quá. Chiều nay, chắc cả nhà phải nhịn đói. Nói xong bà mệt quá ngủ thiếp đi. Trong thời gian bà ngủ, Vương Hi Chi liền lấy bút mực ra, viết chữ để thơ vào tất cả gánh quạt của bà. Khi tỉnh dậy, bà thấy gánh quạt trắng của mình bị ông Vương bôi đen lên cả. Bà tức giận bắt ông phải bồi thường. Ông Vương không nói gì, chỉ mỉm cười, rồi lẳng lặng bỏ đi. Nào ngờ gánh quạt của bà, chỉ trong một thời gian ngắn đã được bán rất chạy. Có người còn hỏi mua giá đến ngàn vàng. Bà lão tiếc đứt ruột không có mà bán. Trên đường trở về, bà thầm nghĩ chắc là trời thương mình nên mới sai tiên ông đến giúp mình quạt mới bán nhanh như thế.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
20 tháng 7 2018 lúc 3:47

Mình xin kể cho các bạn nghe một câu chuyện về ước mơ của một bạn nhỏ mà mẹ mình đã kể cho mình nghe tối thứ bảy tuần trước

Chuyện xảy ra cách đây đã năm sáu năm rồi ở thôn Đoài thuộc vùng trung du tỉnh Phú Thọ. Bé Hoa mồ côi mẹ lúc ba tuổi, phải ở với bà ngoại. Còn bố là bộ đội đang làm nhiệc vụ ở đảo Trường Sa xa xôi.

Năm ấy Hoa đang học lớp Bốn thì bà ngoại của Hoa sau một cơn bạo bệnh, đôi mắt bà bì mở hẳn. Gia cảnh của Hoa rơi vào tình cảnh vô cùng khó khăn. Mọi công việc gia đình dường như dồn lên đôi vai gầy của Hoa. Tuy vất vả nhưng chưa bao giờ Hoa làm cho bà buồn phiền. Tháng nào, bố cũng gửi thư và tiền về động viên hai bà cháu. Nhìn cảnh bà ngoại phải dò dẫm từng bước phụ giúp Hoa làm một số công việc nhà, Hoa đau lòng lắm.

 

Hoa thường tâm sự với bạn, sau này lớn lên, Hoa sẽ đi vào nghề y, học thành tài, trở thành một bác sĩ giỏi để chữa cho đôi mắt bà sáng lại. Chính ước mơ đã thôi thúc Hoa vượt lên trên mọi khó khăn gian khổ của cuộc sống lao vào học tập trở thành một học sinh giỏi được thầy yêu mến.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
10 tháng 12 2019 lúc 13:05

Mình xin kể cho các bạn nghe một câu chuyện về ước mơ của một bạn nhỏ mà mẹ mình đã kể cho mình nghe tối thứ bảy tuần trước

Chuyện xảy ra cách đây đã năm sáu năm rồi ở thôn Đoài thuộc vùng trung du tỉnh Phú Thọ. Bé Hoa mồ côi mẹ lúc ba tuổi, phải ở với bà ngoại. Còn bố là bộ đội đang làm nhiệc vụ ở đảo Trường Sa xa xôi.

Năm ấy Hoa đang học lớp Bốn thì bà ngoại của Hoa sau một cơn bạo bệnh, đôi mắt bà bì mở hẳn. Gia cảnh của Hoa rơi vào tình cảnh vô cùng khó khăn. Mọi công việc gia đình dường như dồn lên đôi vai gầy của Hoa. Tuy vất vả nhưng chưa bao giờ Hoa làm cho bà buồn phiền. Tháng nào, bố cũng gửi thư và tiền về động viên hai bà cháu. Nhìn cảnh bà ngoại phải dò dẫm từng bước phụ giúp Hoa làm một số công việc nhà, Hoa đau lòng lắm.

Hoa thường tâm sự với bạn, sau này lớn lên, Hoa sẽ đi vào nghề y, học thành tài, trở thành một bác sĩ giỏi để chữa cho đôi mắt bà sáng lại. Chính ước mơ đã thôi thúc Hoa vượt lên trên mọi khó khăn gian khổ của cuộc sống lao vào học tập trở thành một học sinh giỏi được thầy yêu mến.