Tìm câu rút gọn trong các lời thoại kịch sau và cho biết thành phần nào của câu bị tỉnh lược.
1.
a.Thế nào là câu rút gọn? người ta rút gọn câu nhằm mục đich gì?
b, tìm câu rút gọn gọn trong các câu sau và cho biết thành phần được rút gọn là thành phần nào
Gió nhè nhẹ thổi.Mơn man khắp cánh đồng. làm lay động các khóm hoa
Câu 2: Thế nào là câu đặc biệt? Trong đoạn trích sau đây những câu nà là câu đặc biết?
"Mọi người lên xe đã đủ. Cuộc hành trình tiếp tục. Xe chạy giữa cánh đồng hiu quạnh.Và lắc. Và xóc".
Câu 3: Viết đoạn văn ngắn chứng minh rằng : Nói dối có hại cho bản thân.
Bài 1: Tìm câu rút gọn trong những đoạn trích sau và cho biết thành phần nào bị rút gọn. Hãy khôi phục thành phần bị rút gọn đó
a Mẹ ơi! Con khổ quá mẹ ơi! Sao mẹ đi lâu thế? Mãi không về!
b. Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được. Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng …
c. – Những ai ngồi đấy?
Ông Lí cựu với ông Chánh hội
d. Tháng hai trồng cà, tháng ba trồng đỗ
Bài 2: Hãy nhận xét về cách dùng các câu rút gọn dưới đây. Theo em có nên dùng các câu rút gọn trong những tình huống đó ko? Tại sao?
a. Cháu cho bác hỏi đến phố Hàng Bạc đi bằng cách nào?
Đi thẳng, đến ngã tư thì rẽ phải.
b. Mẹ ơi, cho con đi tham quan nhé!
Con đi mấy ngày!
Một ngày.
Bài 3: Tìm các câu đặc biệt trong các đoạn trích dưới đây và cho biết tác dụng của chúng
a. Ôi, đẹp quá! Sao lại có bông hoa bằng lăng nở muộn thế kia?
b. Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Đoàn kịch lưu động của chúng tôi đóng lại, tránh cái gió lào…
c. Đêm trăng. Biển yên tĩnh. Tàu Phương Đông của chúng tôi buông neo trong vùng biển Trường Sa.
d. Đình chiến. Các anh bộ đội nón dưới có gắn sao, kéo về đầy nhà Út
e. Cách đó ba năm. Một đồng chí từ Đồng Tháp Mười về mang một con gà mái tơ. Ôi chao, một con gà.
Bài 4: Tìm trạng ngữ cho câu dưới đây và cho biết chúng bổ sung ý nghĩa gì cho sự việc được nói đến trong câu.
a. Tảng sáng, vòm trời cao xanh mênh mông. Gió từ trên đỉnh núi tràn xuống thung lũng mát rượi. Khoảng thời gian sau dãy núi phía đông ửng đỏ. Những tia nắng đầu tiên hắt chéo qua thung lũng , trải lên đỉnh núi phía tây những vệt màu xanh lậm tươi tắn … Ven rừng, rải rác những cây lim đã trổ hoa vàng, những cây vải thiều đã đỏ ối những quả…
b. Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp.
c. Sọ Dừa chăn bò rất giỏi. Hằng ngày, cậu lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn đàn bò về chuồng. Bò con nào con lấy no căng bụng. Phú ông mừng lắm.Ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm cả, phú ông có ba cô con gái thay phiên nhau đưa cơm cho Sọ Dừa.
Bài 5: Trong những câu sau đây, câu nào là cauu bị động, câu nào không phải là câu bị động? Tại sao?
a. Nam được đi đá bóng
b. Nam được mẹ cho phép đi đá bóng.
c. Nó bị ngã
d. nó bị đẩy ngã
cầu cao nhân giúp đỡ
Câu 1:
a, "Mãi không về" ➙ Rút gọn chủ ngữ
=> Mẹ mãi không về
b, " Cứ nhắm mắt ...trầm bổng ➙ Rút gọn chủ ngữ
=> Mẹ cứ nhắm mắt ... trầm bổng.
c, "Ông Lí cựu với ông Chánh hội" ➙ Rút gọn vị ngữ
=> Ông Lí cựu với ông Chánh hội ngồi đấy.
d, " Tháng hai trồng cà, tháng ba trồng đỗ" ➙ Rút gọn chủ ngữ
=> Người nông dân tháng hai trồng cà, tháng ba trồng đỗ
Câu 2: Không nên dùng câu rút gọn ở trường hợp trên, vì không thể hiện sự tôn trọng đối với người cao tuổi hơn mình.
Bài 1: a) Câu rút gọn: Mãi không về! -> Rút gọn thành phần chủ ngữ
Khôi phục: Mẹ mãi không về!
b) Câu rút gọn: Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng …
-> Rút gọn thành phần chủ ngữ
Khôi phục Mẹ cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng …
c) Câu rút gọn : Ông Lí cựu với ông Chánh hội -> Rút gọn vị ngữ
Khôi phục: Ông Lí cựu với ông Chánh hội ngồi đấy
d) Câu rút gọn: Tháng hai trồng cà, tháng ba trồng đỗ -> Rút gọn chủ ngữ
Khôi phục: Tháng hai ta trồng cà, tháng ta ba trồng đỗ
Bài 2: a- Cháu cho bác hỏi đến phố Hàng Bạc đi bằng cách nào ?
- Đi thẳng, đến ngã tư thì rẽ phải.
b- Mẹ ơi cho con đi tham quan nhé.
- Con đi mấy ngày ?
- Một ngày.
Trong 2 trường hợp (a) và (b) không nên sử dụng câu rút gọn. Vì 2 câu trên đều là giao tiếp với người lớn, nên sử dụng câu nói đầy đủ Chủ và Vị để trả lời khiến người hỏi cảm giác được tôn trọng với người lớn.
Bài 3:
a) Ôi, đẹp quá!: Bộc lộ cảm xúc
b) Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An:Xác định thời gian, nơi chốn
c) Đêm trăng. Biển yên tĩnh : Xác định thời gian, nơi chốn
d) Đình chiến : Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng
e) Cách đó ba năm: Xác định thời gian, nơi chốn
Bài 4: a/ Trạng ngữ là:
+ Tảng sáng _ bổ sung ý nghĩa về thời gian
+ Khoảng thời gian sau dãy núi phía đông ửng đỏ _ bổ sung ý nghĩa về không gian và thời gian
+ Ven rừng _ bổ sung ý nghĩa về nơi chốn
b/ Trạng ngữ là:
+ từ trước tới nay _ bổ sung ý nghĩa về thời gian
c/ Trạng ngữ là:
+ Hằng ngày _ bổ sung ý nghĩa về thời gian
+ Ngày mùa _ bổ sung ý nghĩa về thời gian
Bài 5:
a. Nam được đi đá bóng.
- "Nam được" có nghĩa là "Nam đã được", không có ai cho phép hay làm gì để "Nam được đi đá bóng", đây là ý muốn của Nam.
⇒ Câu này không phải là câu bị động mà là câu chủ động.
b. Nam được mẹ cho phép đi đá bóng.
- "Mẹ" đã cho Nam đi đá bóng vì Nam xin mẹ đi đá bóng, đây là câu bị động vì có sự cho phép của "Mẹ Nam" và mẹ đồng ý mới được đi.
⇒ Câu này là câu bị động.
c. Nó bị ngã.
- Câu này có chữ "bị" có hai loại, 1 là chủ động, 2 là bị động, và từ "bị" ở đây thuộc câu chủ động. Vì không ai làm "nó" ngã mà tự "nó" ngã.
⇒ Câu này không phải là câu bị động mà là câu chủ động.
d. Nó bị đẩy ngã.
- Câu này có chữ "bị", nhưng thuộc loại bị động, vì có từ "đẩy" bổ sung cho từ "bị", "đẩy" là một người khác đụng chạm mạnh với người hoặc người với sự vật. "Đẩy ngã" là có một bạn đẩy "nó" bị ngã.
⇒ Câu này là câu bị động.
Từ các giải thích trên, ta kết luận câu a và c không phải là câu bị động.
xác định câu rút gọn trong nhưng phân trích sau ,cho biết các câu đó đã lược bỏ thành phần gì?
Bạn làm gì đấy?
Đọc sách
Câu rút gọn là : Đọc sách
Lược bỏ thành phần chủ ngữ
1.1 Câu rút gọn: Đội sấm, Đội chớp, Đội cả trời mưa
=> Rút gọn chủ ngữ
1.2 Việc rút gọn nhằm để hạn chế việc lặp lại chủ ngữ .
1.1: câu rút gọn trên là:đội sấm đội chớp , đội cả trời mua. thành phần rút gọn chủ ngữ
1.2: câu trên rút gọn để làm cho câu ngăn sgonj hơn , và sẽ không bị lặp từ
chúc bạn học tốt:>
1.1 Câu rút gọn : Đội sấm Đội chớp Đội cả trời mưa
=> Rút gọn thành phần chủ ngữ.
1.2 Việc rút gọn câu ở trên có tác dụng tạo nhịp thơ, đồng thời tránh lặp từ.
Đọc các câu tục ngữ sau và trả lời câu hỏi:
1. Đói cho sạch, rách cho thơm
2. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
3. Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Trong những câu trên, câu nào là câu rút gọn và rút gọn thành phần nào? Cho biết tác dụng của việc rút gọn câu?
-Câu 1 là câu rút gọn
-Rút gọn thành phần chủ ngữ
-Tham khảo
Giúp cho câu văn ngắn, gọn, xúc tích hơn mà vẫn đảm đảo đúng nội dung thông tin truyền đạt.Tránh tình trạng trùng lặp từ ngữ của những câu nói trước đó.Lược bỏ chủ ngữ giúp câu mang ý nghĩa tổng quát hơn. Từ đó, người nghe sẽ tiếp nhận thông tin được nhanh và chính xác hơn. Ngụ ý hành động, suy nghĩ trong câu dùng chung cho tất cả mọi người nên ai cũng có thể hiểu được. Ngoài ra, rút gọn câu còn có tác dụng nhấn mạnh và người nghe sẽ tập trung vào nội dung chính nhiều hơn.Tìm câu rút gọn trong các câu sau và cho biết thành phần nào được rút gọn ? Rút gọn để làm gì ?
a) Người ta là hoa đất .
b) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây .
c) Tấc đất tấc vàng .
MÌNH CẦN GẤP LẮM , AI NHANH K CHO NHÉ .
Câu C la câu rút gọn,thành phần chủ ngữ đc rút gọn,rút gọn để cho vần
ARMY :)))))))
Câu rút gọn là:
b) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
c) Tấc đất tấc vàng
Rút gọn là để cho câu ngắn gọn hơn, truyền tải thông tin nhanh !!!!
CHÚC BẠN HỌC GIỎI !!!!!!!!
* Các câu rút gọn là :
b, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
c, Tấc đất tấc vàng.
=> Thành phần rút gọn là chủ ngữ. Hai câu trên, một câu nêu nguyên tắc ứng xử, một câu nêu kinh nghiệm sản xuất chung cho tất cả mọi người nên có thể rút gọn chủ ngữ làm cho câu gọn hơn.
Tìm câu rút gọn trong bài ca dao sau và cho biết thành phần nào được rút gọn: Con cò mà đi ăn đêm Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao Ông ơi ông vớt tôi nao Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng Có xáo thì xáo nước trong Đừng xáo nước đục đau lòng có con
Câu rút gọn : Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Thành phần rút gọn : chủ ngữ
Đặt một câu rút gọn và cho biết thành phần nào của câu được rút gọn.
đứng ngoài bờ sông ngắm đóa hoa vàng
TPRG: chủ ngữ
Ví dụ:
Hôm qua ai mượn sách thế cậu?
Minh
=> Rút gọn vị ngữ.
Lan sống xa trường. Hằng ngày phải đi học từ sớm
=> Rút gọn chủ ngữ
đứng ngoài bờ sông ngắm đóa hoa vàng
TPRG: chủ ngữ
Dựa vào trích đoạn kịch, hãy kể lại câu chuyện Yết Kiêu theo gợi ý sau :
a) Chia đoạn:
- Đoạn 1: Giặc Nguyên xâm lược nước ta.
- Đoạn 2: Yết Kiêu tới kinh đô Thăng Long, yết kiến vua Trần Nhân Tông.
- Đoạn 3: Cha của Yết Kiêu ở quê nhà nhớ con, nhó câu chuyện giữa hai cha con trước lúc Yết Kiêu lên đường.
b) Cách trình bày : Nên chuyển lời đối thoại trong kịch thành lời kể và lời dẫn gián tiếp. Chỉ giữ lại những lòi đối thoại quan trọng.
Kể lại chuyện Yết Kiêu theo đoạn:
Đoạn 1: Giặc Nguyên xâm lược nước ta.
Năm đó, giặc Nguyên kéo binh hùng, tướng dữ sang với ý định làm cỏ nước ta. Đến đâu, chúng cũng làm nhiều điều bạo ngược khiến lòng dân ngập tràn oán hận.
Đoạn 2:
Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông. Là một chàng tuấn tú dũng mãnh, chuyên nghề đánh cá vốn nổi tiếng về tài bơi lội. Yết Kiêu có một tấm lòng yêu nước nồng nàn, căm thù giặc sâu sắc. Chàng quyết chí lên tận kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông xin với nhà vua cho chàng được đầu quân đánh giặc. Nhà vua bằng lòng và bảo chàng hãy chọn lấy một thứ binh khí cho mình. Yết Kiêu chỉ xin với nhà vua một chiếc dùi sắt. Nhà vua hết sức kinh ngạc, không hiểu chàng xin dùi để làm gì. Yết Kiêu bèn tâu: "Để dùi thủng chiến thuyền của giặc vì thần có thể lặn sâu hàng giờ dưới nước." Nhà vua hết lời khen ngợi chàng và muốn biết ai là người dạy chàng. Chàng kính cẩn tâu đó là cha ông mình. Nhà vua lại gặng hỏi ai là người dạy ông chàng. Yết Kiêu đáp: "Vì căm thù giặc và noi gương người xưa mà ông của thần tự học lấy."
Đoạn 3:
Cùng lúc ấy, ở làng quê nơi cách xa thăm thẳm kinh thành, có một người cha già đang vào ra, một mình vò võ. Ông nhớ mãi phút chia tay bịn rịn với từng câu nói đầy xúc động yêu thương của Yết Kiêu, đứa con trai hiếu thảo của mình. Thấy cha không được vui vì sắp phải xa con, Yết Kiêu cũng cố nén lòng mình: "Cha ơi! Nước mất thì nhà tan..." Ông vội ngăn lời vỗ về con: "Con mau lên đường lo việc lớn. Đừng lo cho cha." Người cha đó, thân phụ của Yết Kiêu giờ đây đang ngày đêm mong ngóng con mau lập công lớn, chiến thắng trở về.
Dựa vào trích đoạn kịch, hãy kể lại câu chuyện Yết Kiêu theo gợi ý sau :
a) Chia đoạn:
- Đoạn 1: Giặc Nguyên xâm lược nước ta.
- Đoạn 2: Yết Kiêu tới kinh đô Thăng Long, yết kiến vua Trần Nhân Tông.
- Đoạn 3: Cha của Yết Kiêu ở quê nhà nhớ con, nhó câu chuyện giữa hai cha con trước lúc Yết Kiêu lên đường.
b) Cách trình bày : Nên chuyển lời đối thoại trong kịch thành lời kể và lời dẫn gián tiếp. Chỉ giữ lại những lòi đối thoại quan trọng.
Kể lại chuyện Yết Kiêu theo đoạn:
Đoạn 1: Giặc Nguyên xâm lược nước ta.
Năm đó, giặc Nguyên kéo binh hùng, tướng dữ sang với ý định làm cỏ nước ta. Đến đâu, chúng cũng làm nhiều điều bạo ngược khiến lòng dân ngập tràn oán hận.
Đoạn 2:
Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông. Là một chàng tuấn tú dũng mãnh, chuyên nghề đánh cá vốn nổi tiếng về tài bơi lội. Yết Kiêu có một tấm lòng yêu nước nồng nàn, căm thù giặc sâu sắc. Chàng quyết chí lên tận kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông xin với nhà vua cho chàng được đầu quân đánh giặc. Nhà vua bằng lòng và bảo chàng hãy chọn lấy một thứ binh khí cho mình. Yết Kiêu chỉ xin với nhà vua một chiếc dùi sắt. Nhà vua hết sức kinh ngạc, không hiểu chàng xin dùi để làm gì. Yết Kiêu bèn tâu: "Để dùi thủng chiến thuyền của giặc vì thần có thể lặn sâu hàng giờ dưới nước." Nhà vua hết lời khen ngợi chàng và muốn biết ai là người dạy chàng. Chàng kính cẩn tâu đó là cha ông mình. Nhà vua lại gặng hỏi ai là người dạy ông chàng. Yết Kiêu đáp: "Vì căm thù giặc và noi gương người xưa mà ông của thần tự học lấy."
Đoạn 3:
Cùng lúc ấy, ở làng quê nơi cách xa thăm thẳm kinh thành, có một người cha già đang vào ra, một mình vò võ. Ông nhớ mãi phút chia tay bịn rịn với từng câu nói đầy xúc động yêu thương của Yết Kiêu, đứa con trai hiếu thảo của mình. Thấy cha không được vui vì sắp phải xa con, Yết Kiêu cũng cố nén lòng mình: "Cha ơi! Nước mất thì nhà tan..." Ông vội ngăn lời vỗ về con: "Con mau lên đường lo việc lớn. Đừng lo cho cha." Người cha đó, thân phụ của Yết Kiêu giờ đây đang ngày đêm mong ngóng con mau lập công lớn, chiến thắng trở về.