Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
1 tháng 8 2019 lúc 7:41

Trong hồi tưởng người cháu biết bao kỉ niệm thân thương, gợi lại trong kí ức người cháu

- Năm lên bốn tuổi, nạn đói trở thành nỗi ám ảnh

- Tám năm ở cùng bà khi cha mẹ bận công tác, bà thay cha mẹ nuôi nấng, dạy dỗ cháu

- Năm giặc đốt làng, bà vẫn vững lòng làm chỗ dựa cho bố mẹ, con cháu

- Kỷ niệm nào về bà cũng đậm yêu thương

- Đan xen giữa những đoạn tả sinh động, cảnh bếp lửa chờm vờn trong sương sớm, cảnh đói, cảnh làng cháy, đặc biệt hình ảnh cặm cụi, tần tảo sớm hôm

→ Lời kể chân thực, cảm động của người cháu về những kỉ niệm tuổi thơ gắn với bà

Nguyễn Thị Trà My
Xem chi tiết
minh nguyet
28 tháng 11 2021 lúc 15:26

Em tham khảo:

Trong hồi tưởng người cháu biết bao kỉ niệm thân thương, gợi lại trong kí ức người cháu

- Năm lên bốn tuổi, nạn đói trở thành nỗi ám ảnh

- Tám năm ở cùng bà khi cha mẹ bận công tác, bà thay cha mẹ nuôi nấng, dạy dỗ cháu

- Năm giặc đốt làng, bà vẫn vững lòng làm chỗ dựa cho bố mẹ, con cháu

- Kỷ niệm nào về bà cũng đậm yêu thương

- Đan xen giữa những đoạn tả sinh động, cảnh bếp lửa chờm vờn trong sương sớm, cảnh đói, cảnh làng cháy, đặc biệt hình ảnh cặm cụi, tần tảo sớm hôm

→ Lời kể chân thực, cảm động của người cháu về những kỉ niệm tuổi thơ gắn với bà

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
8 tháng 4 2017 lúc 4:12

Văn bản nghị luận không phải chỉ cần tới yếu tố biểu cảm mà còn cần tới cả yếu tố tự sự và miêu tả.

   + Yếu tố tự sự là yếu tố đùng để trình bày một chuỗi các sự việc, sự kiện nối tiếp nhau, sự việc này nối tiếp sự việc kia để cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.

   + Yếu tố miêu tả là yếu tố giúp người đọc, người nghe hình dung ra những đặc điểm, tính chất nổi bật của người, cảnh, làm cho chúng trở nên sinh động, hấp dẫn trước mắt người đọc, người nghe như những gì chúng vốn có.

  - Các yếu tố như tự sự, miêu tả, biểu cảm giúp cho văn bản nghị luận trở nên rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu, đỡ khô khan và có sức truyền cảm hứng thuyết phục hơn.

  Soi chiếu vào tác phẩm Thiên đô chiếu:

   + Yếu tố tự sự: khi kể về những lần dời đô của nhà Thương tới nhà Chu nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh.

   + Yếu tố miêu tả: miêu tả về những lợi thế của thành Đại La: tiện hướng nhìn sông dựa núi, thế rồng cuộn hổ ngồi, đất đai cao thoáng, muôn vật phong phú, tốt tươi.

   + Yếu tố biểu cảm: Biểu cảm trực tiếp tình cảm của mình trước sự hao tốn dưới hai triều Đinh, Lê (trẫm rất đau xót).

《UnKnow? 》
Xem chi tiết

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm.

    Một hình ảnh gần gũi, quen thuộc trong mỗi gia đình. “Ấp iu” gợi đến bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng thương yêu của bà, lại miêu tả rất chính xác với công việc nhóm bếp. Tác giả nhớ về “bếp lửa” đang “chờn vờn” trong sương sớm. Và từ “bếp lửa” lại nhớ đến hình ảnh người bà.

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa

     Cả một hồi ức kỉ niệm lại hiện về trong tâm trí nhà thơ. Suốt một quãng đời vất vả bà cháu bên nhau. Mới lên bốn tuổi đã quen mùi khói. Làng đói kém, bố đi đánh xe thật là vất vả. “Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!". Hồi nhớ lại những năm tháng cháu cùng bà sớm tối có nhau. Lời thơ kể sao mà ngậm ngùi tha thiết quá! Nó gợi trong lòng người bao niềm xúc động sâu xa. Làm sao quên được những năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi”. Bà đã dặn cháu:

Bố ở chiến khu, bố còn việc bố

Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ

Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!

     Và câu thơ "Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay" là sự kết hợp giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự, bình luận trong bài thơ, tạo bao xúc động cho người đọc. Người già đã từng trải trong chiến tranh thì hồi tưởng những ngày gay go nguy nan, người trẻ thì xốn xang thương cảm với tác giả, xót xa cho đất nước và dân tộc.

      Kỉ niệm về bà và những năm tháng tuổi thơ luôn gắn với hình ảnh bếp lửa: “Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu, Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen”. Bếp lửa là tấm lòng bà ấm áp, như chỗ dựa tinh thần, như sự cưu mang đùm bọc: “Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học”.

     Sự xuất hiện của “tiếng chim tu hú”. Tiếng chim quen thuộc của những cánh đồng quê mỗi độ vào hè, tiếng chim như giục giã, như khắc khoải một điều gì da diết lắm, khiến lòng người trỗi dậy những hoài niệm, nhớ mong:

Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!

...

Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà

Kêu chí hoài trên những cánh đồng xa?

      Tiếng chim còn gợi ra tình cảnh vắng vẻ và tình yêu thiên nhiên của tác giả. Nhờ sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố biểu cảm với miêu tả, tự sự với bình luận, ta thấy được một kết cấu chặt chẽ của bài thơ, một tình cảm thắm thiết, thiêng liêng của người cháu đối với bà.

Khách vãng lai đã xóa
Phan Tiến Nghĩa
12 tháng 11 2019 lúc 14:58

kham khảo 

Soạn bài Bếp lửa - loigiaihay.com

vào thống kê 

hc tốt 

Khách vãng lai đã xóa
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
25 tháng 11 2023 lúc 21:40

- Tác dụng của sự kết hợp giữa tự sự với nghị luận trong phần 3b của bài cáo:

+ Đây là phần nói về giai đoạn phản công thắng lợi của quân đội ta. Vấn đề nghị luận ở đây là chính nghĩa tất thắng phi nghĩa, “đại nghĩa”, “chí nhân" tất yếu sẽ thắng “hung tàn”, “cường bạo”.

+ Những câu văn kể về chiến thắng nhanh chóng, bất ngờ (sấm vang, chớp giật”, “trúc chẻ, tro bay”), giòn giã, liên tục của quân ta ("Ngày 18 Ngày 20..., Ngày 25..., Ngày 28 ), kể về tư thế tự tin, chủ động của ta, tư thế bế tắc, bị động của giặc (“ Thuận đà, ta đưa lưỡi đao tung phá; Bí nước, giặc quay mũi giáo đánh nhau”), kể về tinh thần phấn chấn, hào hùng của ta, tâm trạng hoang mang, sợ hãi của giặc (“Đánh một trận sạch không kinh ngạc, Đánh hai trận tan tác chim muông”, “quân Vân Nam nghi ngờ khiếp vía mà vỡ mật; ... quân Mộc Thạnh xéo lên nhau chạy để thoát thân”) đồng thời cũng là những lời nghị luận sắc bén thể hiện tình thế “bó tay dể đợi bại vong, giặc đã trí cùng lực kiệt” của kẻ phi nghĩa và “chẳng đánh mà người chịu khuất, ta đây mưu phạt tâm công” của người chính nghĩa. Tự sự và nghị luận đã kết hợp nhuần nhuyễn tạo nên giọng điệu đanh thép, hùng tráng của bài văn.

Khuê Minh
Xem chi tiết
Thảo Phương
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
31 tháng 8 2023 lúc 16:55

Phương pháp giải:

- Đánh dấu các yếu tố tự sự và yếu tố nghị luận trong phần 3a hoặc 3b.

- Nhận xét về sự kết hợp giữa hai yếu tố.

Lời giải chi tiết:

Sự kết hợp giữa yếu tố tự sự (lược thuật về sự việc) với nghị luận trong phần 3b:

- Yếu tố tự sự: Kể lại các trận chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn và sự thất bại thảm hại của quân Minh.

- Yếu tố nghị luận: Khẳng định sự nhân nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn và khẳng định tư tưởng nhân nghĩa đã giúp nghĩa quân Lam Sơn giành được chiến thắng.

→ Như vậy, có thể thấy rằng, trong phần này, yếu tố tự sự đã được dùng để làm bằng chứng để chứng minh, làm sáng rõ luận điểm (tức yếu tố nghị luận)

Thanh An
7 tháng 5 2023 lúc 7:59

Sự kết hợp giữa yếu tố tự sự (lược thuật về sự việc) với nghị luận trong phần 3b:

- Yếu tố tự sự: Kể lại các trận chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn và sự thất bại thảm hại của quân Minh.

- Yếu tố nghị luận: Khẳng định sự nhân nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn và khẳng định tư tưởng nhân nghĩa đã giúp nghĩa quân Lam Sơn giành được chiến thắng.

=> Như vậy, có thể thấy rằng, trong phần này, yếu tố tự sự đã được dùng để làm bằng chiwngs để chứng minh, làm sáng rõ luận điểm (tức yếu tố nghị luận)

Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết

Một vài chi tiết cho thấy sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình là:

- Như trong đêm nay, một mình … tự do.

- Giây phút này … duyên dáng.

=> Tác dụng của sự kết hợp ấy trong văn bản là: Giúp cho câu văn trở nên sinh động, hấp dẫn lột tả được hết vẻ đẹp của thiên nhiên nơi đây.

Griselda Victoria
Xem chi tiết
Thảo Phương
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
28 tháng 8 2023 lúc 17:49

- Chất trữ tình trong văn bản thể hiện ở việc tác giả nêu lên cảm xúc, suy nghĩ của mình về các giá trị văn hóa. 

- Văn bản viết theo ngôi thứ nhất. Cái tôi trong văn bản thể hiện trực tiếp những cảm xúc, suy nghĩ riêng của tác giả. 

- Ngôn ngữ văn bản tinh tế, sống động, mang hơi thở đời sống, giàu hình ảnh và chất trữ tình.

Việc kết hợp như vậy giúp tác giả thể hiện được hết những tâm tư, suy nghĩ của mình về vấn đề nói đến. Đồng thời cũng giúp bài viết trở nên sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn bạn đọc.