Chỉ ra những yêu cầu mới của việc viết một báo cáo nghiên cứu ở lớp 10 và lớp 11.
Hãy viết một bài báo cáo về một nghiên cứu của mình khi quan sát sự vật, hiện tượng trong tự nhiên hoặc từ thực tiễn và thuyết trình bài báo cáo đã viết ở trước lớp hoặc trước nhóm bạn trong lớp.
BÁO CÁO
Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu vai trò của đất đối với thực vật
Họ và tên: Nguyễn Trần Bảo Lan
Học sinh lớp: 7A Trường: THCS Hoàng Hoa Thám.
1. Câu hỏi nghiên cứu: Tại sao lại có thể canh tác thủy canh (Trồng cây trên nước) mà thực vật vẫn có thể sinh trưởng bình thường?
2. Giả thuyết nghiên cứu (hoặc dự đoán):
Đất chỉ đóng vai trò làm giá thể giúp cố định cây trên mặt đất.
3. Kế hoạch thực hiện:
- Nghiên cứu tài liệu:
+ Tìm hiểu các bài báo khoa học liên quan
+ Tham khảo phương pháp thủy canh trong nông nghiệp
- Lên kế hoạch thực hiện:
Bước 1: Lập các ô thí nghiệm: Trồng các cây rau cải (10 cây 1 lô thí nghiệm, sức sống các cây ban đầu là như nhau) trong các điều kiện khác nhau.
+ Ô 1: trồng cây trên cát (đất không chứa khoáng chất) và tưới nước cất
+ Ô 2: trồng cây trên cát (đất không chứa khoáng chất) và tưới nước dinh dưỡng (được bổ sung các chất cần thiết)
+ Ô 3: trồng cây trên môi trường thủy sinh (Nước dinh dưỡng)
Bước 2: Tiến hành quan sát sinh trưởng của cây liên tục trong 10 ngày. Tiến hành xem độ xanh tốt và đo chiều cao của cây 3 ngày 1 lần, ghi chép số liệu.
Bước 3: Phân tích số liệu đã thu được và kết luận.
4. Kết quả triển khai kế hoạch:
+ Ô 1: Cây có hiện tượng héo sau 5 ngày, ngày 10 số cây chết một nửa phần còn lại sinh trưởng yếu.
+ Ô 2: Các cây sinh trưởng tốt bình thường.
+ Ô 3: Các cây sinh trưởng tốt bình thường.
5. Kết luận: Trong tự nhiên đất đóng vai trò là giá thể giúp cố định cây, trong đất canh tác tự nhiên có chứa các chất khoáng, các chất này hòa tan trong nước sau đó được cây hấp thụ, giúp cây sinh trưởng và phát triển.
a, Viết báo cáo để làm gì ?
b, Báo cáo cần phải chú ý những yêu cầu gì ?
c,Hãy dẫn ra 1 số trường hợp cần viết báo cáo trong sinh hoạt và học tập ở trường, lớp em ?
a, Viết báo cáo để: trình bày về tình hình, sự việc và các kết quả đã làm được của một cá nhân hay một tập thể.
b, Cần phải chú ý những yêu cầu:
- Về nội dung: phải nêu rõ Ai viết?, ai nhận?, nhận về việc gì và kết quả ra sao.
- Về hình thức: phải đúng mẫu, sáng sủa, rõ ràng.
c, Một số trường hợp cần viết báo cáo:
Viết báo cáo khi em sơ kết học kì I, tổng kết phong trào thi đua học tốt trong tháng,....
Lập bảng so sánh và chỉ ra những điểm tương đồng, khác biệt về yêu cầu trong cách viết giữa hai kiểu văn bản:
- Văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học và văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học.
- Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội và thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.
- Văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học và văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học.
Nội dung | Văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học | Văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học |
Giống nhau | - Đều có mục đích thuyết phục và đưa ra lập luận để chứng minh quan điểm của tác giả. - Đều sử dụng các phương tiện văn học, lí lẽ và bằng chứng để chứng minh quan điểm. - Cần sử dụng cách suy nghĩ logic và cấu trúc rõ ràng để thuyết phục người đọc. | |
Khác nhau | - Thuyết phục người đọc đồng ý với quan điểm của tác giả về vấn đề xã hội. - Đưa ra lập luận về vấn đề có liên quan đến tác phẩm văn học và vấn đề xã hội. - Sử dụng lí lẽ và bằng chứng để bày tỏ thái độ. | - Thuyết phục người đọc đồng ý với giá trị của tác phẩm. - Đưa ra lập luận về giá trị văn học và cách tác giả sử dụng các phương tiện văn học. - Sử dụng các phân tích cụ thể để chỉ ra giá trị tác phẩm. |
- Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội và thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.
Nội dung | Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội | Thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận |
Giống nhau | - Đều đề cập đến vấn đề cụ thể. - Có tính khách quan, ngôn ngữ trang trọng. - Yêu cầu sử dụng các thông tin xác thực, đáng tin cậy. | |
Khác nhau | - Yêu cầu sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học, dữ liệu thống kê,... - Sử dụng lời văn khoa học, trang trọng. - Tập trung để đưa ra kết quả nghiên cứu. | - Không cần sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học, các dữ liệu thống kê,... - Không bắt buộc sử dụng lời văn trang trọng, cấu trúc khoa học,... |
Đề bài: Nêu mục đích, yêu cầu và nội dung chính của việc làm báo cáo kết quả nghiên cứu một vấn đề về thơ. Hoàn thành yêu cầu của bài tập vào vở theo bảng sau:
Loại văn bản đọc | Thể loại hoặc kiểu văn bản | Tên văn bản |
Văn bản văn học | - Tiểu thuyết lịch sử - Truyện ngắn - Tiểu thuyết lịch sử - Thơ - Thơ - Thơ - Thể cáo - Thơ nôm | - Kiêu binh nổi loạn - Người ở bến sông Châu - Hồi trống Cổ Thành - Thu hứng – Bài 1 - Tự tình – Bài 2 - Thu điếu - Bình Ngô đại cáo - Bảo kính cảnh giới |
Văn bản nghị luận | - Nghị luận - Nghị luận - Nghị luận - Nghị luận | - Con phải hơn cha để nhà có phúc - Gió thanh lay động cành cô trúc - Đừng gây tổn thương - Nguyễn Trãi, người anh hùng của dân tộc |
Mục đích
Thuyết phục, làm rõ cho người đọc, người nghe về kết quả nghiên cứu một vấn đề về thơ.
Yêu cầu
- Đề mục được phân chia rõ ràng.
- Kết quả nghiên cứu mạch lạc, chính xác, có nguồn tin cậy.
Nội dung chính
Báo cáo kết quả tìm hiểu được về một vấn đề.
1. Bài viết trên có đáp ứng yêu cầu về bố cục của kiểu bài bài báo cáo kết quả nghiên cứu?
Bài viết trên đã đáp ứng đủ yêu cầu về bố cục của kiểu bài báo cáo kết quả nghiên cứu.
Chọn một đề tài phù hợp được gợi ý trong phần Viết để hoàn thành bản báo cáo kết quả nghiên cứu mới (ngoài báo cáo đã viết).
Chèo ra đời và phát triển từ nghệ thuật diễn xƣớng dân gian, bắt nguồn từ trò nhại cách nay khoảng 1.000 năm, là sản phẩm của người nông dân, phục vụ nhu cầu giải trí của người nông dân trong các dịp lễ tết, đình đám, khao vọng. 1.000 năm qua, nghệ thuật chèo đã trải qua nhiều bước thăng trầm. Dưới tác động của văn hóa phƣơng Tây, khi nền văn học dân tộc trong trạng thái chuyển đổi hệ hình từ phạm trù “trung đại” sang phạm trù “hiện đại”, từ phạm trù “dân tộc” sang phạm trù thế giới”, tất cả các loại hình văn học - nghệ thuật đều đồng loạt cách tân (đổi mới). Chèo đi từ quê ra phố thị, đánh dấu sự trở lại và tìm chỗ đứng trong lòng công chúng thành phố. Do nhu cầu thưởng thức của tầng lớp thị dân đương thời, để bắt kịp xu hướng đổi mới của các loại hình văn học - nghệ thuật khác, từ rất sớm, chèo cổ đã trải qua hai cuộc cách mạng, cách tân trở thành chèo văn minh (1906) rồi chèo cải lương (1924). Sự đổi mới về phương pháp sáng tác kịch bản chèo đã tạo nên một dấu mốc quan trọng, một bước ngoặt lịch sử.
Trong văn học, thể loại kịch trong đó có kịch hát, cụ thể là tuồng, chèo là lĩnh vực liên ngành, vừa thuộc sân khấu, vừa thuộc văn học. Kịch bao gồm văn bản, đồng thời còn thuộc nghệ thuật trình diễn. Như vậy, một mặt vừa phải xem kịch như một thể loại văn học bên cạnh các thể loại khác, mặt khác phải kết hợp khảo sát với thực tế biểu diễn trên sân khấu. Chèo là sân khấu kể chuyện (tự sự) bằng trò nên là hình thức sân khấu diễn kể, diễn để kể, kể để diễn. Câu chuyện được diễn kể trên chiếu chèo được gọi là “tích trò” hay tích diễn. Tích truyện chính là nội dung chính của vở diễn. Là sân khấu kể chuyện nên chèo, tuồng truyền thống coi vở kịch như một câu chuyện đã xảy ra và được diễn lại trên sân khấu. Vì vậy, tích diễn trên sân khấu đóng vai trò quan trọng, có quá trình phát sinh, phát triển và kết thúc theo trình tự thời gian, không gian. Thời gian của sân khấu chèo là thời gian một chiều. Không gian của sân khấu chèo được giữ nguyên như trong tích truyện, phụ thuộc vào trình tự của thời gian và quá trình hành động theo thời gian của nhân vật. “Cốt truyện” (tình tiết của bản kịch) theo Lại Nguyên Ân còn được gọi là đối tượng, sự việc, đề tài - để gọi tên các câu chuyện, các sự kiện được miêu tả trong đó. Cốt truyện có chức năng quan trọng là bộc lộ các mâu thuẫn của đời sống, tức là thể hiện xung đột. Có các loại cốt truyện như cốt truyện biên niên, cốt truyện đồng tâm (hoặc cốt truyện ly tâm, cốt truyện hướng tâm), cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến. Cốt truyện được xây dựng bằng nhiều biện pháp kết cấu khác nhau.
Cốt truyện trong kịch bản chèo truyền thống là cốt truyện đơn tuyến. Toàn bộ cốt truyện tức câu chuyện kể được dựng trên một trục, xoay quanh cuộc đời nhân vật chính. Như vở Trương Viên, nhân vật chính của vở là Thị Phương. Cả cốt truyện chỉ xoay quanh cuộc đời của Thị Phương, bắt đầu từ mảnh trò Trương Viên hỏi vợ. Sau đó, Trương Viên từ biệt Thị Phương tham gia chiến trận. Thị Phương và mẹ chồng loạn lạc đi tìm chồng, bị lọt vào hang quỷ. Thị Phương phải cắt thịt cánh tay nuôi mẹ chồng, khoét mắt để làm thuốc cho mẹ chồng, được quỷ tha chết vì lòng hiếu với mẹ chồng. Sau đó, trong cảnh mù lòa, Thị Phương hát ở chợ, được quan Thừa tướng Trương Viên mời vào hát, cả nhà hội ngộ đoàn viên.
Cốt truyện trong kịch bản chèo cổ tuy chứa xung đột nhƣng ý tƣởng của kịch không nhất thiết bộc lộ từ sự va đập trực tiếp của xung đột, nhƣ dạng kịch luận đề mà nằm ở toàn bộ diễn tiến của cốt truyện. Nhưng cũng có thể mâu thuẫn và xung đột chỉ xảy ra trong những sự kiện riêng biệt của cốt truyện mà sự kiện sau không nhất thiết phải có quan hệ nhân quả với sự kiện trước. Mâu thuẫn xung đột nảy sinh và được giải quyết ngay trong từng sự kiện”. [1, tr.148]. Khảo sát vở Quan Âm Thị Kính, ngoài lớp giáo đầu, còn có các lớp trò: Thiện Sĩ hỏi vợ; Mãng ông gả Thị Kính cho Thiện Sĩ; sự biến thứ nhất: Thị Kính định cắt râu chồng nên bị đổ oan giết chồng (nỗi oan thứ nhất); Thị Kính đi tu ở chùa Vân; Thị Mầu lên chùa; Nô và Màu, Việc làng; sự biến thứ hai: Thị Kính bị Thị Mầu vu oan là “tác giả” cái thai cô đang mang (nỗi oan thứ hai), Thị Mầu “trả” con cho Tiểu Kính; Tiểu Kính nuôi con Thị Mầu; Thị Kính chết, nỗi oan giải tỏ, Phật tổ ban sắc,
Tiểu Kính thành Phật. Cuối cùng là lớp Chạy đàn. Ta thấy, cốt truyện của vở Quan Âm Thị Kính có nhiều xung đột. Tuy nhiên,câu chuyện trải dài cả các lớp trò kể trên để toát nên sự Nhẫn của Thị Kính, chứ không phải hai xung đột (cắt râu chồng, bị Thị Màu vu oan) kể trên tạo nên sự thắt nút, cao trào để bộc lộ ý nghĩa của cốt truyện.
Với sân khấu chèo cổ, vị trí quan trọng của vở dành cho nghệ thuật biểu diễn ngẫu hứng của người diễn viên. Còn kịch bản chỉ là một yếu tố của trò diễn, gọi là thân trò thôi. Ứớc lệ đảm bảo cho người xem vẫn có thể hiểu được đầy đủ những gì nội dung vở chèo biểu diễn, dù đã có sự lược bỏ khá nhiều chi tiết, ước lệ giúp người xem phát huy trí tưởng tượng của mình. Vì vậy, những tình tiết trong cốt truyện được lựa chọn kỹ càng, những tình tiết nào quan trọng thể hiện được tư tưởng, chủ đề của vở diễn mới đƣợc đƣa lên sân khấu.
Phương thức lưu truyền của kịch bản chèo là truyền miệng. Sự tồn tại của chèo chính là trong trí nhớ của những nghệ nhân, nông dân vì vậy tạo ra các dị bản. Các vở chèo cổ có kịch bản không trùng khít nhưng vẫn thống nhất về cốt truyện (tích truyện). Tính ứng diễn đáp ứng nhu cầu người xem nên một vở chèo diễn ở những làng khác nhau, trong những đêm diễn khác nhau không giống nhau. Vì vậy, cốt truyện có tính không cố định với kết cấu mở. Sự thêm nội dung vào làm cho những vở chèo quen thuộc trở nên hấp dẫn. Tính ứng diễn là cơ sở quan trọng để đánh giá tài năng, sự thành công, nét đặc sắc của một gánh chèo. Chèo cổ là hình thức kể chuyện bằng sân khấu, lấy sân khấu và diễn viên làm phương tiện giao lưu với công chúng. Trình tự phát triển của các cốt truyện đều đƣợc diễn ra theo lối kể chuyện, lướt nhanh ở những đoạn không cần thiết, nhấn sâu vào những mảng xung đột lớn nơi có điều kiện phát huy tiềm năng ca hát, âm nhạc, vũ đạo, diễn xuất gây ấn tượng mạnh mẽ. Trong những lớp đặc tả trọng tâm này, các nhân vật chính thường được đặt vào những tình huống điển hình với những hành động đã vượt lên ranh giới tả thực, được kỳ lạ hoá, mỹ lệ hoá chứa đựng được dung lượng lớn lao điều tác giả muốn nói.
Lịch sử Việt Nam đến nay đã trải qua 3 lần giao lưu văn hóa. Cuộc giao lưu lần hai từ nửa sau thế kỷ XIX đến năm 1945 chủ yếu là ảnh hưởng của văn hóa phương Tây. Cuộc tiếp biến văn hóa này thực sự là một cuộc cách mạng, làm văn học - nghệ thuật Việt Nam chuyển mình từ văn học dân gian thành văn chƣơng bác học (văn học viết), đi từ nền văn học trung đại (phong kiến) sang văn học hiện đại. Chèo chỉ nằm ở không gian văn hóa Bắc bộ, nơi đã tồn tại tứ chiếng chèo xưa. Không gian văn hóa của chèo hàng nghìn năm qua vẫn không thay đổi. Do đó, chèo là loại hình nghệ thuật khó biến đổi, dù không còn thời hưng thịnh như xưa nhưng chèo đã trở thành di sản văn hóa phi vật thể mà bất kì người Việt Nam nào cũng biết tới.
Đọc các văn bản
Văn bản 1:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bắc Ninh, ngày 28 tháng 11 năm 2003
BÁO CÁO
Về kết quả hoạt động chào mừng ngày 20 – 11
Kính gửi: Ban Giám hiệu Trường THCS Trần Quốc Toản
Để thiết thực chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 -11, hưởng ứng đợt phát động thi đua làm nhiều việc tốt của Ban Giám hiệu nhà trường, trong tháng 11 vừa qua, lớp 7B đã có nhiều hoạt động đạt kết quả tốt, cụ thể là:
1) Về học tập: cả lớp đã có 86 tiết học được xếp loại tốt. Cả lớp được 16 điểm 10, 25 điểm 9 trong đó bạn Lê Văn là người đạt nhiều điểm 9 và 10 nhất. Trong số 45 bạn chỉ có 2 bạn bị điểm dưới trung bình.
2) Về kỉ luật: Cả lớp không bạn nào đi học muộn, không bạn nào bị thầy, cô giáo nhắc nhở trong giờ học, không xảy ra điều gì ảnh hưởng tới việc học tập của lớp.
3) Về lao động: Lớp đã tham gia lao động tập thể 3 buổi theo lịch của nhà trường: dọn vệ sinh, chăm sóc và bảo vệ cây. Kết quả lao động đều tốt, 4 bạn nghỉ có lí do.
4) Các hoạt động khác: Lớp đã tham gia 2 tiết mục trong buổi biểu diễn văn nghệ của nhà trường; làm được 1 tờ báo tường với chủ đề chào mừng ngày 20 – 11.
Thay mặt lớp 7B
Lớp trưởng
(Kí và ghi rõ họ tên)
Văn bản 2:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Nam Định, ngày 8 tháng 9 năm 2003
BÁO CÁO
Về kết quả quyên góp ủng hộ các bạn học sinh vùng lũ lụt
Kính gửi: Tổng phụ trách Đội Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi
Hưởng ứng phong trào quyên góp giúp đỡ đồng bào vùng lũ lụt vượt qua những khó khăn do thiên tai gây ra, lớp 7C đã tiến hành quyên góp được một số quà gửi các bạn học sinh vùng lũ lụt như sau:
1) Quần áo: 6 bộ
2) Sách vở: 12 bộ sách giáo khoa cũ (lớp 6) và 30 quyển vở học sinh
3) Tiền mặt: 100 000 đồng.
Tất cả các bạn đều đóng góp, ủng hộ. Trong đó bạn Hoàng Hà là người ủng hộ nhiều nhất: 1 bộ quần áo và 20 000 đồng.
Thay mặt lớp 7C
Lớp trưởng
(Kí và ghi rõ họ tên)
2. Trả lời câu hỏi
a) Viết báo cáo đề làm gì?
b) Báo cáo cần phải chú ý những yêu cầu gì về nội dung và hình thức trình bày?
c) Em đã viết báo cáo lần nào chưa? Hãy dẫn ra một số trường hợp cần viết báo cáo trong sinh hoạt và học tập ở trường, lớp em.
a. Viết báo cáo để tổng hợp trình bày về tình hình, sự việc và các kết quả đạt được của một cá nhân hay một tập thể.
b. Báo cáo cần phải chú ý những yêu cầu sau:
+ Về hình thức trình bày: trang trọng, rõ ràng và sáng sủa theo một số quy định sẵn.
+ Về nội dung: không nhất thiết phải trình bày đầy đủ tất cả nhưng cần chú ý các mục sau: Báo cáo với ai? Báo cáo về việc gì? Kết quả như thế nào?
c. Một số trường hợp cần viết báo cáo:
+ Lớp trưởng báo cáo kết quả xếp loại thi đua của lớp trong tháng.
+ Bí thư báo cáo về buổi sinh hoạt chi đoàn của lớp
+ Tình hình học tập của lớp khi kết thúc năm học.
Cô giáo yêu cầu lớp trưởng chia lớp thành 8 nhóm và giao cho mỗi nhóm nghiên cứu một chủ đề để chuẩn bị cho bài học tiếp theo. Khi bạn lớp trưởng vừa thông báo danh sách các nhóm xong thì bạn Hoa đứng dậy xin được chuyển sang nhóm khác với lí do là mình không hợp với một số bạn trong nhóm.
– Theo em, bạn Hoa có nên hành động như vậy hay không? Em đánh giá như thế nào về hành động của bạn Hoa?
– Trong cuộc sống, để hoà nhập và hợp tác được với mọi người xung quanh thì trước hết chúng ta cần phải có kĩ năng gì?
Tham khảo:
- Theo em bạn Hoa không lên hành động như vậy.
+ Hành động của bạn Trang thiếu tôn trọng bạn bè trong nhóm và không có trách nhiệm tập thể .
- Để hoà nhập và hợp tác được với mọi người xung quanh thì trước hết chúng ta cần phải
+ Cần làm đúng bổn phận học sinh.
+ Chấp hành tốt quy định nhà trường.
+ Không làm những việc tổn hại danh dự nền giáo nước nhà.
+ Học tập tốt và phát huy tài năng của mình và nghe lời thầy cô.
- Theo em, bạn Hoa không nên hành động như vậy vì :
+ Trong tập thể lớp thì chúng ta nên học cách hòa nhập, chơi cùng với mọi bạn bè. Không nên vì một số chuyện mà không ưa nhau, dẫn đến lớp thiếu đoàn kết
+ Trong học tập phải cùng nhau cố gắng, học chứ không phải chơi mà chọn bạn hợp gu
=> Việc làm đó là sai
- Trong cuộc sống, để hòa nhập và hợp tác với mọi người thì phải có kĩ năng
+ Hòa nhập, thân thiện với mọi người
+ Không chia rẽ, kì thị người khác
+ Biết ứng xử phù hợp trong mọi tình huống
+ Biết bình tĩnh và thích nghi với những thứ xung quanh ta
+...
theo em , Hành động của Hoa là ko đúng :
- nếu bn Hoa làm thế thì sẽ thiếu tôn trọng các bn trong nhóm
- chỉ vì ko hoà đồng mà ko rời nhóm chúng ta có thể làm hoà rồi cùng nhau tiến bộ đc mà .
chúng ta cần có kĩa năng:
- Hoà nhập hay làm hoà cùng với các bn.
- làm tròn trách nhiệm của 1 học sinh
- ko vì những việc nhỏ mà lại cho nó to ra
- ko ghét bỏ chê bai bn khác
- tôn trọng các bn trong nhóm
-......
4. Tìm và sắp xếp 5 – 10 tài liệu tham khảo (bài viết, sách nghiên cứu,...) phục vụ cho báo cáo nghiên cứu về nội dung và nghệ thuật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.
1. Đào Duy Anh (1984), Khảo luận về Kim Vân Kiều, Quan hải tùng thư, Huế, Tái bản dưới tên Khảo luận về Kim Vân Kiều, In lại trong Nguyễn Du - về tác gia và tác phẩm (1998), NXB Giáo dục, HN.
2. Đào Duy Anh (1984), Từ điển Truyện Kiều, NXB Khoa học xã hội, HN. Đào Duy Anh (2009) (tái bản, Phan Ngọc hiệu đính), Từ điển Truyện Kiều, NXB Giáo dục, HN.
3. Nguyễn Ngọc Bích (2008), Tìm hiểu tín hiệu thẩm mỹ “hoa” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du trên ba bình diện: kết học, nghĩa học, dụng hoc, Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP HN, HN.
4. Lê Nguyên Cẩn (2007), Tiếp cận Truyện Kiều từ góc độ văn hóa, NXB Giáo dục, HN.
5. Nguyễn Đình Diệm dịch (1971), Kim Vân Kiều truyện, Phủ Quốc vụ khanh, đặc trách văn hóa xuất bản, Sài Gòn.
Bài viết trên có đáp ứng nhu cầu về bố cục của kiểu bài báo cáo kết quả nghiên cứu không?
- Bài viết trên đáp ứng đầy đủ yêu cầu về bố cục cần có của một bài báo cáo kết quả nghiên cứu.