Nghe và kể lại mẩu chuyện sau:
sưu tầm và kể lại cho các bạn nghe một mẩu chuyện về truyền thống quê hương mình và dòng họ
Kể lại một mẩu chuyện vui em đã đọc hặc đã nghe kể, trong đó dùng một số từ ngữ nối và thay thế để liên kết câu
Trong cuộc sống, có những đóa hoa đẹp đã tô điểm cho cuộc đời thêm thật nhiều ý nghĩa. Dù hoàn cảnh của bản thân còn gặp nhiều khó khăn, nhưng chú Mai Tư Khoa trú xã Quảng Trường, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình đã làm được nhiều việc có ý nghĩa cho xã hội. Câu chuyện được kể qua chương trình "Những tấm gương tiêu biểu" đã để lại trong em nhiều xúc động.
Chú Khoa năm nay 38 tuổi. Năm 19 tuổi, chú xin vào làm công nhân khai thác đá cho một nhà máy xi măng đóng trên địa bàn, với mong muốn có thêm thu nhập giúp đỡ gia đình. Vào buổi chiều định mệnh 3/6/1998, chú gặp tai nạn lở đá, bị gãy 2 đốt xương sống và liệt nửa người dưới. Những tháng ngày còn lại của mình, chú vĩnh viễn làm bạn với chiếc giường và 4 bức tường.
Chú rơi vào những ngày tháng buồn tủi và tuyệt vọng. Trong thời gian vật lộn với bệnh tật, nằm một chỗ bên giường bệnh, Khoa chỉ biết làm bạn với những cuốn sách, rồi tivi và sau này là điện thoại, máy tính. Cũng nhờ đọc nhiều sách, báo... mà Khoa nhận ra, cuộc sống này còn rất nhiều người có số phận như mình, trong đó có những người dù mang trọng bệnh nhưng vẫn nỗ lực vươn lên để sống có ích.
Vì vậy, chú đã suy nghĩ cần làm được một việc gì đó có ích cho cuộc sống của bản thân và xã hội. Sau thời gian dài ấp ủ, vào năm 2010, từ những sách báo chú sưu tầm được, cùng với số tiền tích góp được để mua sách, anh đã biến căn phòng của mình thành thư viện tại gia miễn phí cho trẻ em nghèo. Mỗi ngày, nơi đây thu hút hàng chục học sinh đến đọc và mượn sách.
Để thư viện của mình có nhiều sách hơn, chú Khoa đã miệt mài lên mạng tìm hiểu, kêu gọi sự giúp đỡ của các tấm lòng thiện nguyện. Chú đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân trên khắp mọi miền đất nước. Họ gửi sách và cả tiền để chú thực hiện ước nguyện của mình, nhờ vậy chú Khoa đã có được thêm 10 tủ sách để đặt tại các lớp học của trường tiểu học và trung học cơ sở xã Quảng Trường cho học sinh sử dụng.
Không chỉ dừng lại ở đó, chú Khoa còn lên mạng xã hội tiếp tục kêu gọi, quyên góp tiền và vật chất để hỗ trợ các em học sinh nghèo, có hoàn cảnh khó khăn và người già neo đơn. Từ năm học 2013 đến nay, với nguồn quyên góp được, chú Khoa đã hỗ trợ học phí, sách vở và quần áo cho học sinh nghèo, học sinh khuyết tật ở các trường học tại địa phương. Trong năm 2016 vừa qua, chú cũng đã quyên góp hỗ trợ đồng bào lũ lụt, học sinh khó khăn khoảng 150 triệu đồng.
Câu chuyện về chú Khoa đã khiến em cảm thấy khâm phục tấm lòng và nghị lực của chú. Dù trong hoàn cảnh nào, chúng ta cũng phải biết vươn lên để sống đẹp và sống tốt cho đời. Em tự nhủ với lòng mình sẽ cố gắng làm nhiều việc có ích để giúp đỡ gia đình và mọi người xung quanh em.
Ngoài nội dung ở trên, các em cần tìm hiểu thêm Kì diệu rừng xanh, tập đọc và cùng với phần Soạn bài Cây cỏ nước Nam, kể chuyện là những nội dung quan trọng trong chương trình Tiếng Việt 5.
Em hãy sưu tầm và kể lại cho các bạn nghe một mẩu chuyện vễ truyền thống quê hương mình, về các dòng họ (các tổ phụ nghề nghiệp, các nghệ nhân, anh hùng liệt sĩ, danh nhân vãn hoá v.v...).
- Giấy rách phải giữ lấy lề.
- Con hơn cha là nhà có phúc.
- Cây có cội, nước có nguồn.
- Chim có tổ, người có tông.
Nghe và kể lại câu chuyện sau:
Em hãy sưu tầm và kể lại cho các bạn nghe một mẩu chuyện vễ truyền thống quê hương mình, về các dòng họ (các tổ phụ nghề nghiệp, các nghệ nhân, anh hùng liệt sĩ, danh nhân vãn hoá v.v...).
Trả lời
- Giấy rách phải giữ lấy lề.
- Con hơn cha là nhà có phúc.
- Cây có cội, nước có nguồn.
- Chim có tổ, người có tông.
1. Nghe kể chuyện.
2. Dựa vào tranh, kể lại câu chuyện trên.
3. Nêu những cảm xúc, suy nghĩ của em sau khi nghe câu chuyện.
Câu 1:
Tranh 1 - Hai mẹ con Ngựa Trắng quấn quýt bên nhau
Tranh 2 - Ngựa Trắng ước ao có cánh như Đại Bàng Núi. Đại Bàng bảo nó: Muốn có cánh phải đi tìm, đừng suốt ngày quanh quẩn cạnh mẹ.
Tranh 3 - Ngựa Trắng xin phép mẹ được đi xa cùng Đại Bàng. Sói Xám ngáng đường, đe dọa Ngựa Trắng. Đại Bàng núi từ trên cao lao xuống, bổ mạnh vào trán Sói, cứu Ngựa Trắng thoát nạn.
Tranh 4 - Ngựa Trắng làm theo lời Đại Bàng “chồm” lên phi nước đại. Lúc này nó thật sự cảm thấy bốn chân mình có thể bay giống như cánh của Đại Bàng.
Câu 2:
Ngày xưa, có một chú Ngựa Trắng rất thơ ngây. Bộ lông chú trắng nõn nà như một đám mây bồng bềnh trên nền trời xanh thẳm. Mẹ chú yêu chú lắm. Mẹ hay căn dặn:
- Con phải ở cạnh mẹ đây. Con hãy hí to lên khi gọi mẹ nhé!
Mỗi khi nghe mẹ gọi, Ngựa Trắng hí lên những tiếng non nớt thật đáng yêu. Những lúc ấy, ngựa mẹ vô cùng vui sướng. Ngựa mẹ chỉ thích dạy con tập hí hơn là luyện cho vó con phi dẻo dai hoặc cú đá hậu mạnh mẽ.
Gần nhà chú Ngựa Trắng ấy có anh Đại Bàng Núi. Anh ta sải cánh thật vững vàng. Mỗi lúc lượn vòng, cánh không động, khẽ nghiêng bên nào là chao bên ấy, bóng cứ loang loáng trên bãi cỏ.
Ngựa Trắng mê quá, chú cứ ước ao như anh Đại Bàng. Có lần chú nói với Đại Bàng:
- Anh Đại Bàng ơi! Làm thế nào để có cánh như anh?
Đại Bàng đáp:
- Phải đi tìm! Cứ quanh quẩn bên mẹ mãi thì bao giờ mới có cánh.
Thế là Ngựa Trắng xin phép mẹ lên đường cùng Đại Bàng. Thoáng cái đã xa lắm... Chưa thấy "đôi cánh" đâu nhưng Ngựa Trắng đã gặp nhiều cảnh lạ, Ngựa thích thú vô cùng nhưng chỉ phiền là trời mỗi lúc một tối, thấp thoáng đâu đây những vệt sáng sao trời.
Bỗng có tiếng “hú... ú... ú” vẳng lên mỗi lúc một gần. Rồi trong bóng tối hiện ra một con Sói Xám sừng sững ngáng đường. Ngựa Trắng mếu máo gọi mẹ. Sợ quá, Ngựa nhắm nghiền mắt lại.
Sói Xám cười man rợ và nhảy chồm lên.
Sói nghĩ bụng:
- Mình sẽ có được miếng mồi ngon.
Khi Sói Xám nhảy chồm tới Ngựa Trắng thì Đại Bàng đã kịp lao tới giáng mạnh xuống giữa trán Sói Xám. Sói hét to:
- Ối!
Thế rồi, Sói cúp đuôi chạy một mạch về rừng.
Ngựa Trắng mở mắt thấy loang loáng bóng Đại Bàng Núi. Ngựa Trắng lại khóc, gọi mẹ, Đại Bàng dỗ dành:
- Đừng khóc! Anh đưa em về với mẹ!
Ngựa Trắng mếu máo:
- Nhưng em không có cánh!
Đại Bàng cười, chỉ vào bốn chân của Ngựa Trắng.
- Cánh của em đấy chứ đâu! Nếu phi nước đại, em còn “bay” nhanh hơn anh đấy chứ!
Đại Bàng Núi sải cánh, Ngựa Trắng chồm lên và thấy bốn chân mình thật sự bay như cánh của Đại Bàng.
Câu 3:
Sau khi nghe câu chuyện em cảm thấy việc ham học hỏi có thể khiến bản thân khám phá được nhiều điều lí thú, dũng cảm đối mặt với những nguy hiểm xung quanh.
Em hãy sưu tầm và kể lại cho các bạn nghe một mẩu chuyện vễ truyền thống quê hương mình, về các dòng họ (các tổ phụ nghề nghiệp, các nghệ nhân, anh hùng liệt sĩ, danh nhân vãn hoá v.v...) (Xã Ea Kiết, Huyện Cư'maga) giúp mình với mai mình nộp bài rồi
Anh hùng Hoàng Trọng Tình sinh năm 1949 tại thôn Trung Nghĩa ( nay là thôn Trung Phú) xã Thạch Thắng, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Hiện nay đã nghỉ hưu ở phường Thạch Phú, thành phố Hà Tĩnh. Tháng 9 năm 1973, Hoàng Trọng Tình được giao làm Chính trị viên Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 66, Sư đoàn 304, Quân đoàn 2. Cả Tiểu đoàn và Trung đoàn đều lập được thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến dịch năm 1972 và là đơn vị đầu tiên của Sư đoàn 304 được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang. Tháng 7 năm 1974, Sư đoàn được Bộ Tổng tham mưu điều từ Quảng Trị vào tăng cường cho Quân khu 5 tấn công tiêu diệt chi khu quân lỵ Thượng Đức, đập tan cánh cửa phía Tây vào Đà Nẵng, mở rộng vùng giải phóng. Qua 10 ngày thử thách ác liệt, cùng với các đơn vị bạn, Trung đoàn 66 một lần nữa chứng minh được hào khí anh hùng của mình, cắm lá cờ cách mạng kê chi khu Thượng Đức. Trong dày đặc khói mù của thước súng và bom đạn, đứng nhìn quân lỵ Thượng Đức tan hoang, đổ nát, Hoàng Trọng Tình không thể tin được chiến thắng đã là một sự thật hiển nhiên. Bởi Thượng Đức là cánh cửa thép bảo vệ phía Tây Đà Nẵng, là đại bản doanh của Quân đoàn I ngụy do Tướng Ngô Quang Trường chỉ huy. Ba năm liền từ 1968-1970, quân ta đã nhiều lần tấn công Thượng Đức nhưng không thành công. Và lần này, trước hệ thống phòng thủ hết sức kiên cố của địch, Trung đoàn 66 của anh đã phải chịu tổn thất khá nặng nề mới giành giật được. Cuối cùng thì lời tuyên bố ngạo mạn của kẻ địch hôm nào: " Nước sông Vu Gia có chảy ngược thì Việt cộng mới lấy được Thượng Đức" đã trở nên huênh hoang, trống rỗng. Sau nhiều tháng tổ chức, lực lượng hòng tái chiếm Thượng Đức không thành công, Trung đoàn 2 của Sư đoàn 3 và Sư đoàn 1 dù được coi là đơn vị thiện chiến bậc nhất trong tổng dự bị chiến lược của Nguyễn Văn Thiệu đã bị đánh tan. Địch tiếp tục tung Lữ đoàn 369, Sư đoàn Thủy quân lục chiến lên ngăn chặn quân ta mở rộng địa bàn chiến lược vào Đà Nẵng. Từ ngày 24-27/3/1975, Trung đoàn 66 chuẩn bị bước vào một trận đánh lớn tiêu diệt kẻ thù. Hoàng Trọng Tình nay được điều về làm Chính trị viên Tiểu đoàn 8,chỉ huy Tiểu đoàn phòng ngự phía trước ở khu vực Bàn Tân 2. Khoảng hơn 4 giờ sáng, ngày 27/3, anh nhận được lệnh của Chính ủy Trung đoàn Lê Xuân Lộc: nhanh chóng tổ chức tiểu đoàn thành lực lượng tiến công mở đầu, theo trục đường 14 đánh thẳng vào sân bay và trung tâm thành phố. Lồng ngực anh và các cán bộ, chiến sỹ tiểu đoàn như muốn vỡ òa vì sung sướng khi nghe phổ biến nhật lệnh của Đại tướng Tổng Tư lệnh: " Thần tốc, táo bạo, nhanh chóng đánh chiếm thành phố Đà Nẵng". Chính ủy Lê Xuân Lộc quán triệt thêm:" Phải hết sức tranh thủ thời gian, không để mất thời cơ. Chỗ nào địch cứng thì bỏ qua, lấy mục tiêu chiếm thành phố làm chính". Đây là lần đầu tiên của anh nghe nhắc nhở một cách đánh khá lạ. Nhưng linh tính báo có một điều gì đó hệ trọng sắp xảy ra nên ai nấy đều háo hức, chờ mong. Không kịp thổi cơm, Chính trị viên Hoàng Trọng Tình cho anh em ăn lương khô rồi theo trục đường số 14 chọc thẳng vào Đà Nẵng. Một cảnh tượng hỗn loạn diễn ra trên suốt dọc đường. Dân chạy loạn, địch chạy trốn, đan xen nhau, nhốn nháo không kể xiết. 2 giờ sáng ngày 29/3 quân ta chiếm luôn quận lỵ chi khu Ái Nghĩ, 4 giờ sáng hôm sau vào được trung tâm thành phố. 12 giờ trưa thì hoàn toàn làm chủ sân bay Nước Mặn và một số mục tiêu trong nội thành Đà Nẵng. Hàng vạn tù binh ngụy bị về chỗ tập trung, vẻ mệt mỏi, chán chường. Hơn một ngày đêm, Hoàng Trọng Tình và các chiến sỹ đã vượt hơn 40 km với bao lực lượng, phòng tuyến cực mạnh của địch chốt giữ. Nhìn thành phố lung linh, rực rỡ sắc màu, hôm qua còn là ước ao, nay đã về tay mình, mọi người vẫn còn ngỡ ngàng như đang trong mơ. Cũng cố lực lượng, bổ sung đạn dược và quân dụng đơn vị lại cùng sư đoàn quân đoàn làm một cuộc hành quân thần tốc dọc theo miền duyên hải trục đường 1. Chỉ sau hơn 11 ngày đơn vị đã vượt qua chặng đường dài gần một ngàn km xuyên qua 3 quân khu, đi qua 11 tỉnh, 18 thị xã của địch. Trong đó nỗi bật nhất là tiêu diệt và làm tan rã 5.000 tên địch, giải phóng thị xã Hàm Tân, góp phần đập tan hệ thống phòng thủ Sài Gòn từ xa trên hướng Đông của Mỹ - Ngụy. Đúng 17 giờ ngày 26/4/1975, Quân đoàn 2 được lệnh tấn công. Sư đoàn 304 của Hoàng Trọng Tình đánh vào căn cứ Nước Trong, là điểm phòng ngự rắn nhất còn lại của địch trên hướng Đông Nam Sài Gòn. Ròng rã gần 3 ngày đêm giành giật quyết liệt, hai bên đều bị tổn thất lớn, đến 10 giờ sáng ngày 29/4/1975 chúng ta hoàn toàn làm chủ khu vực Nước Trong và ngã ba đường 15, sẵn sàng tiến quân vào Sài Gòn. Trung đoàn 66 là lực lượng chủ yếu, nằm trong đội hình thọc sâu gôm cả xe tăng, pháo binh, công binh, tấn công vào nội thành, với mục tiêu chủ yếu là Dinh Độc Lập. Trước sức mạnh như triều dâng bão cuốn của quân ta, xe tăng M113 chờ quân tiếp viện hốt hoảng húc vào nhau và trở thành những đống sắt vụn bất động trước hỏa lực của B40, B41 và pháo bắn thẳng. Tăng cháy, địch bỏ chạy trong nháo nhác, hoảng loạn vẫn không làm người dân Sài gòn bận tâm. Bà con mở toang cửa sổ, kéo lên đứng chật ban công các nhà cao ốc, hồ hởi. Đúng 11 giờ ngày 30/4/1975, lực lượng thọc sâu đã dành được Dinh Độc Lập, bắt gọn cả Tổng thống Dương Văn Minh lẫn một số thành viên nội các Sài Gòn. Hoàng Trọng Tình chỉ thị cho Đại đội 5, Tiểu đoàn 8 nhanh chóng luồn lách qua các chướng ngại, lao thẳng vào cổng Đài Phát thanh ngụy. Đài nằm trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm đối diện với cục An ninh nhân dân. Khi quân ta tiến vào Cục An ninh thì không còn bóng dáng một ai. Đồ đạc, giấy má, tài liệu bừa bãi, ném vương vãi khắp nơi. Tên Đại tá Cục trưởng An ninh trong hoảng loạn, dùng súng giảm thanh tự sát chết ngay tại phòng làm việc. Chiếm giữ xong Đài phát thanh, Hoàng Trọng Tình giao nhiệm vụ cho Đại đội 5 bảo vệ nghiêm ngặt, an toàn cho Đài để chuẩn bị cho Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng. Mặt khác, nhờ bà con đi tìm các nhân viên của Đài đang lẫn trốn trở về vị trí làm việc. Hơn 11 giờ trưa ngày 30/4, chiếc xe Zep do Trung đoàn phó Nguyễn Xuân Thệ và một số sỹ quan đi cùng áp giải Dương Văn Minh và Thủ tướng Vũ Ngọc Mẫn dừng lại trước thềm Đài. Ông Minh ăn mặc dân sự, quần áo màu sẫm, cốt cách đạo mạo, xuống xe bước vào phòng thu của Đài. Đúng 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975 từ căn phòng lịch sử này vang lên lời tuyên bố đầu hàng vô điều kiện quân giải phóng Miền Nam của viên tổng ngụy cuối cùng - Đại tướng 4 sao Dương Văn Minh. Cờ cách mạng tung bay ngạo nghễ trên nóc Dinh Tổng thống và các cơ quan, công sở ngụy. Những người lính chúng ta trong những bộ quân phục mới toanh, không kể đơn vị, lạ, quen ôm chầm lấy nhau mà hôn, mà khóc. Những giọt nước mắt cảm động, vui sướng cứ thế tuôn chảy trên các khuôn mặt còn sạm đen khói. "Cảm nghĩ của tôi trong trong giờ phút thiêng liêng trọng đại trước chiến thắng vinh quang ấy thật khó tả nổi. Khi đối diện với Tổng thống Dương Văn Minh và chuẩn bị để ông ta đọc tuyên bố đầu hàng, tôi thầm nhớ lại chặng đường chiến đấu đầy khốc liệt, mất mát, hi sinh của Trung đoàn 66 anh hùng với bao đồng đội đã ngã xuống". Nhớ lại ngày 16/9/1973, Hoàng Trọng Tình vinh dự cùng anh em đón Thủ tướng Phi - đen và Phạm Văn Đồng vào thăm Quảng Trị. Tại điểm cao 241 Cam Lộ, khi Phi - đen đứng trên khẩu pháo 175 li " vua chiến trường" của quân ngụy bị ta thu giữ, tay phất cao lá cờ Quyết thắng, hô to: " Hẹn gặp các đồng chí tại thành phố Sài Gòn", các anh đầy háo hức, song nghĩ vẫn còn xa vời vợi. " Trong cuộc đời chinh chiến của mình, có biết bao trận đánh đã đi qua, bao mất mát hy sinh đã nếm trải, nhưng được trực tiếp chứng kiến một Đại tướng Tổng thống đối phương mặt cúi gầm buồn bã đọc tuyên bố đầu hàng vô điều kiện thì chắc cũng chỉ có một lần mà thôi!" Hoàng Trọng Tình rưng rưng nước mắt. Tôi biết, anh đang nghĩ đến những đồng đội, đồng hương thân thương bao ngày đêm chia ngọt sẻ bùi như Đại đội trưởng Chung, Chính trị viên Nam người Nghệ Tĩnh, Chính trị viên Diễn người Thanh Hóa, ... đã ngã xuống trước cửa ngõ Sài Gòn, không được cùng anh em chào đón những phút giây lịch sử. Được nghe anh hùng, Thiếu tướng Hoàng Trọng Tình - người con của quê hương Thạch Thắng, kể chuyện về cuộc đời chinh chiến của mình, em quý trọng, biết ơn các anh hùng liệt sỹ, các chú thương binh gấp bội lần. Chúng em rất tự hào về các anh. Quê hương Thạch Thắng thật hãnh diện về những con người như các anh. Là học sinh trường Tiểu học Thạch Thắng, chúng em xin hứa sẽ chăm ngoan, học giỏi để xứng đáng với sự hy sinh cao cả của anh.
Dựa theo tranh, kể lại câu chuyện “Mẩu giấy vụn”:
- Tranh 1:
Cô giáo bước vào lớp và nhận ra có một mẩu giấy vụn ngay giữa lối ra vào. Cô nói:
- Lớp ta sạch sẽ quá, nhưng các em có thấy mẩu giấy đang nằm ở giữa kia không?
- Có ạ !- Cả lớp đáp.
Cô giáo yêu cầu cả lớp cùng lắng tai nghe xem mảnh giấy nói gì.
- Tranh 2:
Cả lớp xì xào vì không nghe thấy điều mẩu giấy nói. Một bạn trai đánh bạo đứng lên trả lời:
- Thưa cô, giấy không nói được đâu ạ.
- Tranh 3:
Bỗng một bạn gái đúng lên, nhặt mẩu giấy và cho vào thùng rác.
- Tranh 4:
Bạn gái nói:
- Em có nghe thấy ạ. Mẩu giấy nói: “Các bạn ơi ! Hãy bỏ tôi vào sọt rác!”
Câu chuyện: Chiếc răng rụng
Câu 1: Nghe và kể lại câu chuyện.
Ở Mỹ và Pháp, khi thay răng trẻ em tin rằng Thần Răng cho em nhiều đồ chơi mới. Ở Tây Ban Nha, khi thay răng, trẻ em tin rằng chuột sẽ cho các em tiền. Ở Việt Nam, trẻ em để những chiếc răng chuột dưới gặm giường và nói “Chuột chuộ, chít chít, tao đổi răng mày mày đổi răng tao”. Trẻ em các nước đều ao ước có những chiếc răng mới sạch sẽ và khỏe mạnh.
Nghe và kể lại câu chuyện.
Em lắng nghe cô giáo kể và tự mình kể lại câu chuyện.