Một tác phẩm văn học có giá trị thẩm mĩ và nhân văn thường đánh thức ở người đọc ít nhất một điều gì đó sâu xa, tốt đẹp trong tư tưởng, tình cảm. Đối với bạn, Hai đứa trẻ có khả năng đánh thức như vậy không? Vì sao?
mới đây, các giáo sư tâm lí học ở trường đại học york ở toronto (canada) đã tìm ra những bằng chứng để chứng minh rằng: đọc sách văn học thực sự giúp con người trở nên thông minh và tốt tính hơn. những nghiên cứu của các giáo sư đã cho thấy những người thường xuyên đọc sách văn học thường có khả năng thấu hiểu, cảm thông và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ. ngược lại, những cá nhân có khả năng thấu cảm tốt cũng thường lựa chọn sách văn học để đọc. sau khi đã tìm thấy mối liên hệ hai chiều ở đối tượng độc giả là người lớn, các nhà nghiên cứu tiếp tục tiến hành với trẻ nhỏ và nhận thấy những điều thú vị, rằng những trẻ được đọc nhiều sách truyện thường có cách ứng xử ôn hoà, thân thiện hơn, thậm chí trở thành đứa trẻ được yêu mến nhất trong nhóm bạn
câu 1 hãy kể tên 1 tác phẩm văn học mà e thích . viết 5-7 câu chia sẻ về tác dụng của tác phẩm văn học đối vs bản thân em
ui ko bt viết
Mới đây các giáo sư tâm lí học ở Trường Đại học York và Toronto đã tìm ra những bằng chứng để chứng minh rằng: Đọc sách văn học thực sự giúp con người trở nên thông minh và tốt tính hơn.
Những nghiên cứu của các giáo sư đã cho thấy những người thường xuyên đọc sách văn học thường có khả năng thấu hiểu, cảm thông và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ. Ngược lại những cá nhân có khả năng thấu cảm tốt cũng thường lựa chọn sách văn học để đọc.
Sau khi đã tìm thấy mối liên hệ hai chiều ở đối tượng độc giả là người lớn, các nhà nghiên cứu tiếp tục tiến hành với trẻ nhỏ và nhận thấy những điều thú vị, rằng những trẻ được đọc nhiều sách truyện thường có cách ứng xử ôn hòa, thân thiện hơn, thậm chí trở thành những đứa trẻ được yêu mến nhất trong nhóm bạn.
(Trích Đọc sách văn học giúp chúng ta thông minh hơn - Dân trí)
1. Đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?
2. Trong phần trích trên, theo nghiên cứu của các giáo sư tâm lí học, việc đọc sách văn học có tác dụng gì với con người?
3. Em có nhận xét gì về văn hóa đọc sách của học sinh trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin hiện nay?
TL:
Tham khảo nhé:
Câu 1:
-Phương thức biểu đạt chính:Nghị luận
Câu 2:
-Trong đoạn trích trên,theo nghiên cứu của các giáo sư tâm lý học,việc đọc sách văn hóa có những tác dụng với con người:
+Có khả năng thấu hiểu
+Cảm thông chân thành
+Nhìn nhận sự việc đa chiều
+Trẻ nhỏ có cách ứng xử ôn hòa,thân thiện
+Được yêu mến
Câu 3:
-Nhận xét về văn hóa đọc sách của giới trẻ Việt Nam trong thời đại thông tin hiện nay:
+Trong thời đại 4.0 hiện này các bạn có rất nhiều phương tiện hiện đại phục vụ cho nhiều thứ.Trong đó cũng có những ứng dụng đọc sách.Tuy nhiên,đa số các bạn trẻ ở Việt Nam lại chẳng mấy hào hứng với những quyển sách thực sự có giá trị.Hoặc là không đọc hoặc là đọc những lại truyện chưa phù hợp với lứa tuổi của các bạn.May thay,cũng có những tấm gương đọc sách rất đáng khen,các bạn đã đọc,chọn lọc ra những câu nói hay đăng lên MXH để mời gọi mọi người cùng hưởng ứng việc đọc sách.
@tuantuthan
HT
Câu 1: Phương thức biểu đạt của văn bản trên là: Nghị luận
Câu 2:
-Trong đoạn trích trên,theo nghiên cứu của các giáo sư tâm lý học,việc đọc sách văn hóa có những tác dụng với con người:
+Có khả năng thấu hiểu
+Cảm thông chân thành
+Nhìn nhận sự việc đa chiều
+Trẻ nhỏ có cách ứng xử ôn hòa,thân thiện
+Được yêu mến
Câu 3:
-Nhận xét về văn hóa đọc sách của giới trẻ Việt Nam trong thời đại thông tin hiện nay:
+Trong thời đại 4.0 hiện này các bạn có rất nhiều phương tiện hiện đại phục vụ cho nhiều thứ.Trong đó cũng có những ứng dụng đọc sách.Tuy nhiên,đa số các bạn trẻ ở Việt Nam lại chẳng mấy hào hứng với những quyển sách thực sự có giá trị.Hoặc là không đọc hoặc là đọc những lại truyện chưa phù hợp với lứa tuổi của các bạn.May thay,cũng có những tấm gương đọc sách rất đáng khen,các bạn đã đọc,chọn lọc ra những câu nói hay đăng lên MXH để mời gọi mọi người cùng hưởng ứng việc đọc sách.
Câu 4:
Có thể thấy nền văn học Việt Nam có một khối lượng tác phẩm văn học đồ sộ,trong số đó tác phẩm "Chiếc lược ngà"của nhà văn Nguyễn Quang Sáng để lại cho tôi nhiều xúc cảm nhất.Có lẽ bản thân là một người khá nội tâm nên khi đọc tác phẩm viết về tình phụ tử-một tình cảm ,thiêng liêng,cao cả nên tôi đã không kìm được lòng mình.Nhất là đoạn bé Thu nhận ông Sáu là cha của mình.Tình cảm cha con sâu sắc của cha con ông Sáu đã vượt qua bom đạn của chiến tranh để ngày càng thiêng liêng, ngời sáng và gắn bó chặt chẽ với tình yêu quê hương, đất nước.Nguyễn Quang Sáng như muốn nói rằng trong cuộc kháng chiến gian khổ chống ngoại xâm vừa qua của dân tộc ta, tình nghĩa con người Việt Nam, nhất là tình cha con, đồng đội, sự gắn bó thế hệ già với thế hệ trẻ, người chết và người sống… mãi mãi bất diệt. Như chiếc lược ngà ba tặng lại không bao giờ có thể mất, tình cha con của bé Thu cũng sẽ mãi mãi bất diệt!.
1. Nghị luận và khảo sát
2. Tác dụng là qua việc đọc sách SẼ TÌM RA NGAY học sinh nào có ý thức. Khi chúng ta quan sát , ghi nhận học sinh đọc sách tức là những học sinh có ý thức về việc đang làm ( HỌC) khi có ý thức sẽ học tập có hiệu quả hơn. Chính là tâm lý quan sát!
3. Bùng nổ thông tin hiện nay. Theo ý mình chả có gì bùng nổ cả, tất cả các bài viết công nhận đều có nguồn trích dẫn : "kilde". Nếu kilde không công nhận thì chuyện gì? bài làm không có giá trị ! Chẳng hạn vào google search nhưng chỉ là tham thảo, nguồn chính vẫn là các trang web được kiểm duyệt ! Các giáo viên luôn đồng hành tiếp cận với công nghê phát triển!
a) Bài văn tấm gương biểu đạt tình cảm gì?
b) Để biểu đạt tình cảm đó, tác giả bài văn đã làm như thế nào?
(Gợi ý: Việc đem tấm gương mà ví với người bạn trung thực để ca ngợi phẩm chất trung thực có ý nghĩa như thế nào đối với bài văn này?)
c) Bố cục bài văn gồm mấy phần? Phần Mở bài và Kết bài có quan hệ với nhau như thế nào? Phần Thân bài đã nêu lên những ý gì? Những ý đó liên quan tới chủ đề bài văn như thế nào?
d) Tình cảm và sự đánh giá của tác giả trong bài có rõ ràng, chân thực không? Điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với giá trị của bài văn?
a, Bài văn Tấm gương ca ngợi tính trung thực của con người, ghét thói xu nịnh, dối trá
b, Để biểu đạt tình cảm đó, tác giả mượn hình ảnh tấm gương làm điểm tựa, vì tấm gương luôn phản chiếu trung thành mọi vật xung quanh
Nói với gương, ca ngợi gương là gián tiếp ca ngợi trung thực
c, Bố cục bài văn gồm ba phần: đoạn đầu là Mở bài, đoạn cuối là đoạn kết bài
Thân bài nói về các đức tính của tấm gương. Nội dung khẳng định tính trung thực. + Dẫn chứng: hai tấm gương tiêu biểu về Mạc Đĩnh Chi và Trương Chi là ví dụ về một người đáng trọng, người đáng thương, nhưng nếu soi gương cũng không vì tình cảm mà nói sai sự thật
d, Tình cảm và sự đánh giá của tác giả rõ ràng, chân thực, không thể bác bỏ
Hình ảnh tấm gương có sức kêu gợi, tạo nên giá trị của bài văn
Tiếng nói của văn nghệ đến với người đọc bằng cách nào mà có khả năng kì diệu đến vậy? (Tư tưởng, nội dung của văn nghệ được thể hiện bằng hình thức nào? Tác phẩm nghệ thuật tác động đến người đọc qua con đường nào, bằng cách gì?)
Con đường văn nghệ đến với người đọc
- Tư tưởng, nội dung văn nghệ phản ánh đời sống
- Người đọc hòa nhập với cuộc sống của nhân vật bằng sự đồng cảm, thấu→ Tác phẩm văn nghệ tác động tới con người chủ yếu bằng đường tình cảm.
ở mỗi đoạn tìm ít nhất một câu văn nói lên đặc điểm của cây tre một câu văn đánh giá, nhận xét về cây tre từ đó cho biết trong bài văn tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt nào?
việc tác giả đưa vào bài viết các câu thơ các câu văn ngắn cùng với hình ảnh đối xứng đối ứng nhịp nhàng có tác dụng j cảm nhận của em sau khi đọc xong đoạn trích
câu này đã được giải rồi bạn nha :
https://hoc24.vn/hoi-dap/question/203709.html
“Bác Hồ sống giản dị thanh bạch như vậy, bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân. Đời sống vật chất giản dị càng hòa hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất”.
Trong đoạn văn trên, tác giả đã dùng những phép lập luận nào để người đọc hiểu sâu sắc về đức tính giản dị của Bác?
Trong đoạn trích tác giả sử dụng hệ thống luận điểm, luận cứ để chứng minh, kết hợp với lời bình luận, giải thích sâu sắc:
- Sự khắc khổ của Bác không nằm ở lối sống khắc khổ của người tu hành, hay các nhà hiền triết
- Sự giản dị về đời sống vật chất làm nổi bật sự phong phú về đời sống tinh thần, tâm hồn, tình cảm của Bác
- Tác giả kết hợp nhiều phương pháp, biện pháp:
+ Lật lại vấn đề “Nhưng chớ hiểu nhầm rằng”
+ Giải thích “bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú”
+ Bình luận “Đời sống vật chất càng… tinh thần cao đẹp nhất”
⇒ Cách phối hợp các phương pháp, biện pháp khác nhau giúp cho tác giả soi sáng vấn đề từ nhiều góc độ, bài viết thuyết phục hơn.
3. Sau khi học xong bài học này, bạn thu nhận thêm được điều gì mới về những kĩ năng sau:
- Cách đọc một văn bản thơ.
- Cách sắp xếp trật tự từ trong câu.
- Cách viết một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học: chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng.
- Cách giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học.
- Cách nghe người khác trình bày ý kiến, quan điểm và trao đổi, nhận xét, đánh giá về các ý kiến đó.
Phương pháp giải:
Sau quá trình học tập, tự rút ra những lưu ý cho bản thân.
Lời giải chi tiết:
Bài học | Một số điều thu nhận được |
Cách đọc một văn bản thơ. | - Đọc dựa vào mạch cảm xúc và cảm hứng chủ đạo của bài thơ. - Đọc diễn cảm. - Để ý các dấu hiệu nghệ thuật như vần, nhịp, thanh, thể thơ, các biện pháp tu từ,... |
Cách sắp xếp trật tự từ trong câu. | - Đảm bảo đúng ngữ pháp và lô-gíc ngữ nghĩa. - Giúp câu văn, bài văn của mình hay và tránh lặp từ cũng như thừa từ. |
- Cách viết một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học: chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng. - Cách giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học. | - Giới thiệu rõ ràng tác phẩm sẽ phân tích, đánh giá. - Xác định rõ, đúng đối tượng viết và người nghe. - Hiểu được các sự kiện chính có trong tác phẩm. - Phân tích, đánh giá chủ đề của tác phẩm. - Đánh giá tác dụng của những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm. - Có lí lẽ thuyết phục và bằng chứng tin cậy lấy từ tác phẩm. |
Cách nghe người khác trình bày ý kiến, quan điểm và trao đổi, nhận xét, đánh giá về các ý kiến đó. | - Tìm hiểu về các kiến thức liên quan đến vấn đề sẽ được nghe. - Chuẩn bị giấy, bút để ghi chép. - Ghi chép ngay những thắc mắc, những câu hỏi muốn trao đổi với người nói về bài đánh giá. - Đưa ra những lời nhận xét, thắc mắc, trao đổi của mình với người nói bằng một giọng điệu nhẹ nhàng và thái độ tôn trọng. |
Bài học | Một số điều thu nhận được |
Cách đọc một văn bản thơ. | - Đọc dựa vào mạch cảm xúc và cảm hứng chủ đạo của bài thơ. - Đọc diễn cảm. - Để ý các dấu hiệu nghệ thuật như vần, nhịp, thanh, thể thơ, các biện pháp tu từ,... |
Cách sắp xếp trật tự từ trong câu. | - Đảm bảo đúng ngữ pháp và lô-gíc ngữ nghĩa. - Giúp câu văn, bài văn của mình hay và tránh lặp từ cũng như thừa từ. |
- Cách viết một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học: chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng. - Cách giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học. | - Giới thiệu rõ ràng tác phẩm sẽ phân tích, đánh giá. - Xác định rõ, đúng đối tượng viết và người nghe. - Hiểu được các sự kiện chính có trong tác phẩm. - Phân tích, đánh giá chủ đề của tác phẩm. - Đánh giá tác dụng của những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm. - Có lí lẽ thuyết phục và bằng chứng tin cậy lấy từ tác phẩm. |
Cách nghe người khác trình bày ý kiến, quan điểm và trao đổi, nhận xét, đánh giá về các ý kiến đó. | - Tìm hiểu về các kiến thức liên quan đến vấn đề sẽ được nghe. - Chuẩn bị giấy, bút để ghi chép. - Ghi chép ngay những thắc mắc, những câu hỏi muốn trao đổi với người nói về bài đánh giá. - Đưa ra những lời nhận xét, thắc mặc, trao đổi của mình với người nói bằng một giọng điệu nhẹ nhàng và thái độ tôn trọng. |
Lớp bạn tổ chức buổi giới thiệu đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học. Làm thế nào để có thể nghe và nắm bắt ý kiến, quan điểm của người khác về một tác phẩm văn học, sau đó, có thể nêu nhận xét và đánh giá xác đáng? Trong phần bài học dưới đây bạn sẽ được học về những kĩ năng này.
Bước 1: Chuẩn bị nghe
Trước khi nghe ý kiến của người nói, bạn nên:
• Tìm hiểu về tác phẩm mà người nói sẽ trình bày.
• Liệt kê tất cả những gì bạn đã biết về tác phẩm và những gì cần trao đổi với người trình bày.
• Chuẩn bị bút, giấy để ghi chép.
• Tìm vị trí thích hợp để bạn có thể theo dõi và tương tác với người nói một cách tốt nhất.
Bước 2: Lắng nghe và ghi chép
Trong khi nghe người nói trình bày ý kiến, quan điểm của họ, bạn nên:
• Lắng nghe để nắm bắt ý kiến, quan điểm của người nói.
•Trong tác bằng ánh mắt với người nói, tập trung vào những nội dung quan trọng.
• Không vội nhận xét, kết luận,..
• Tìm kiếm những dấu hiệu ngôn ngữ để nắm bắt ý kiến, quan điểm của người nói:
- Các kiểu câu như: Ý kiến, quan điểm của tôi là... Tôi nghĩ. Theo tôi. Tôi cho rằng... - Những ý kiến được trình bày ở phần mở đầu và kết thúc.
- Những ý mà người nói nhấn mạnh, nói chậm hoặc kết hợp với phương tiện phi ngôn ngữ.
• Tổ chức, sắp xếp các thông tin thu nhận được trong khi nghe để tìm hiểu ý nghĩa của thông tin bằng cách: tìm mối quan hệ giữa các ý, dự đoán ý tiếp theo, đánh dấu ý kiến quan trọng
• Suy ngẫm về giá trị của những ý kiến, quan điểm của người nói. Kết hợp nghe và ghi chép:
• Ghi chép thông tin chính dưới dạng từ, cụm từ, viết tắt hoặc dàn ý, sơ đồ, bảng biểu (tham khảo mẫu dưới đây):
Bước 3: Trao đổi, nhận xét, đánh giá• Nhận xét, đánh giá về những điểm thú vị trong ý kiến, quan điểm của người nói.
• Khi trao đổi, bạn nên:
- Xác nhận lại ý kiến, quan điểm của người nói.
- Trình bày điểm tương đồng, thống nhất (nếu có) giữa ý kiến, quan điểm của bạn với người nói.
- Nêu những điều chưa rõ hoặc chưa thống nhất với ý kiến, quan điểm của người nói.
• Tránh ngắt lời, dùng giọng điệu nhẹ nhàng.
• Tôn trọng ý kiến, quan điểm của người nói, tránh công kích cá nhân.
Dưới đây là trích đoạn trong truyện ngắn Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng):
“Trong bữa cơm đó, anh Sáu gắp một cái trứng cá to vàng để vào chén của nó. Nó liền lấy đũa xoi vào chén, để đó rồi thất thần hất cái trắng ra cơm văng tung tóe cả mâm. Giận quá và không kịp suy nghĩ anh vung tay đánh vào mông nó và hét lên:
– Sao mày cứng đầu quá vậy hả?”
(Trích Ngữ văn 9, Tập 1, NXB Giáo dục 2013)
1. Chiếc lược ngà được viết năm nào? Ghi lại từ mang màu sắc Nam Bộ trong đoạn trích trên.
2. Những biểu hiện của nhân vật bé Thu ở trên nói lên thái độ gì và qua đó bộc lộ tình cảm như thế nào đối với nhân vật ông Sáu? Lời kể in nghiêng trong đoạn trích trên giúp em nhận biết mục đích nói ở câu văn có hình thức nghi vấn sau đó là gì?
3. Viết một đoạn văn khoảng 15 câu theo phép lập luận quy nạp làm rõ tình cảm sâu nặng của bé Thu đối với cha trong truyện ngắn trên. Ở đó có sử dụng câu có thành phần biệt lập và phép lặp để lên kết (gạch dưới thành phần biệt lập và từ ngữ sử dụng làm phép lặp).
4. Kể tên một tác phẩm khác của chương trình ngữ văn 9, trong đó có nhân vật người cha vì chiến tranh mà chia cách ,khi trở về đứa con trai cũng hoài nghi xa lánh. Nêu suy nghĩ của em về chiến tranh (không quá 5 dòng).
1“Chiếc lược ngà” được viết năm 1968.
Những từ ngữ mang màu sắc Nam Bộ trong đoạn trích: “chén”, “xoi”.
2Những biểu hiện của bé Thu ở trên nói lên thái độ bướng bỉnh không chịu nhận ông Sáu làm cha.
Lời kể được gạch chân trong đoạn trích trên giúp em nhận biết được mục đích của câu văn có hình thức nghi vấn sau đó là nhằm bộc lộ cảm xúc – sự tức giận của ông Sáu khi bé Thu không chịu nghe lời.
3(1)Trước hết bé Thu là một cô bé giàu cá tính, bướng bỉnh và gan góc, đã gây ấn tượng cho người đọc về một cô bé dường như lì lợm đến ghê gớm, khi mà trong mọi tình huống em cũng nhất quyết không gọi tiếng “Ba”, hay khi hất cái trứng mà ông Sáu gắp cho xuống để cuối cùng khi ông Sáu tức giận đánh một cái thì bỏ về nhà bà ngoại. (2) Nguyễn Quang Sáng đã khéo léo xây dựng nhiều tình huống thử thách cá tính của bé Thu và có người cho rằng tác giả đã xây dựng tính cách bé Thu hơi “thái quá”, song thiết nghĩ, chính thái độ ngang ngạnh đó lại là biểu hiện vô cùng đẹp đẽ mà đứa con dành cho người cha yêu quý. (3)Trong tâm trí bé Thu chỉ có duy nhất hình ảnh của một người cha “chụp chung trong bức ảnh với má”, người cha ấy không giống ông Sáu, không phải bởi thời gian đã làm ông Sáu già đi mà do cái thẹo trên má, cái dấu tích của chiến tranh đã hằn sâu làm biến dạng khuôn mặt ông Sáu. (4) Có lẽ trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh, nó còn quá bé để có thể biết đến sự khốc liệt của bom lửa đạn, biết đến cái cay xè của mùi thuốc súng và sự khắc nghiệt của cuộc sống người chiến sỹ. (5) Cái cảm giác đó không đơn thuần là sự bướng bỉnh của một cô bé đỏng đảnh, nhiễu sách mà là sự kiên định, thẳng thắn, có lập trường bền chặt, bộc lộ phần nào đó tính cách cứng cỏi ngoan cường của cô gian liên giải phóng sau này. (6) Nhưng xét cho cùng, cô bé ấy có bướng bỉnh, gan góc, tình cảm có sâu sắc, mạnh mẽ thế nào thì Thu vẫn chỉ là một đứa trẻ mới 8 tuổi, với tất cả nét hồn nhiên, ngây thơ của con trẻ. (7) Nhà văn tỏ ra rất am hiểu tâm lý của trẻ thơ và diễn tả rất sinh động với tấm lòng yêu mến và trân trọng một cách đẹp đẽ, thiêng liêng những tâm tư tình cảm vô giá ấy nên người đọc có cảm giác bé Thu sợ ông Sáu sẽ nhìn thấy những giọt nước mắt trong chính tâm tư của mình hay bé Thu dường như lờ mờ nhận ra mình có lỗi để rồi lại một loạt hành động tiếp theo “Xuống bến nó nhảy xuống xuồng, mở lòi tói, cố làm cho dây lòi tói khua rổn rảng, khua thật to, rồi lấy dầm bơi qua sông”. (8) Bé Thu bỏ đi lúc bữa cơm nhưng lại có ý tạo tiếng động gây sự chú ý như muốn mọi người trong nhà biết bé sắp đi, mà chạy ra vỗ về, dỗ dành. (9) Có một sự đối lập trong những hành động của bé Thu, giữa một bên là sự cứng cỏi, già giặn hơn tuổi, nhưng ở khía cạnh khác cô bé vẫn mong được yêu quý vỗ về. (10) Để rồi ở đoạn cuối, khi mà bé Thu nhận ra cha, tình cha con trong Thu giữ gìn bấy lâu nay giờ trỗi dậy vào cái giây phút mà cha con phải tạm biệt nhau: con bé cứng cỏi mạnh mẽ ngày hôm nào lại “như thể bị bỏ rơi”, lúc đứng ở góc nhà, lúc đứng tựa cửa và cứ nhìn mọi người vây quanh ba nó, dường như nó thèm khát cái sự ấm áp của tình cảm gia đình, nó cũng muốn chạy lại và ôm hôn cha nó lắm chứ, nhưng lại có cái gì chặn ngang cổ họng nó, làm nó cứ đứng nguyên ở ấy, ước mong cha nó sẽ nhận ra sự có mặt của nó. (11) Và rồi đến khi cha nó chào nó trước khi đi, có cảm giác mọi tình cảm trong lòng bé Thu bỗng trào dâng: nó không nén nổi tình cảm như trước đây nữa, nó bỗng kêu hét lên “Ba…”,” vừa kêu vừa chạy xô đến nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó”, hôn ba nó cùng khắp; nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai, hôn cả vết thẹo dài trên má của ba nó nữa”. (12) Tiếng kêu “Ba” từ sâu thẳm trái tim bé Thu, tiếng gọi mà ba nó đã dùng mọi cách để ép nó gọi trong mấy ngày qua, tiếng gọi ba gần gũi lần đầu tiên trong đời nó, tiếng gọi mà ba nó tha thiết được nghe một lần. (13) Bao nhiêu mơ ước, khao khát như muốn vỡ òa ra trong một tiếng gọi cha! (14) Tiếng gọi ấy không chỉ khiến ba nó bật khóc mà còn mang một giá trị thiêng liêng với nó. (15) Tình cảm sâu nặng của bé Thu với cha thật đáng xúc động biết bao!
– Thành phần biêt lập: “Song thiết nghĩ”.
– Từ ngữ dùng làm phép lặp: “bé Thu”.
4Tác phẩm: “ Chuyện người con gái Nam Xương”.
Chiến tranh là kẻ thù của hạnh phúc. Nó chỉ mang lại mất mát, đau khổ và đói nghèo cho nhân loại. Nó không chỉ để lại hậu quả hôm nay mà còn dai dẳng đến cả những ngày sau, đến nhiều thế hệ! Tuy nhiên, nếu để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ quê hương, bảo vệ tự do độc lập thì chúng ta sẵn sàng trả giá để bảo vệ những thứ quý giá ấy!
Đánh giá về hình ảnh người phụ nữ trong văn học VN có ý kiến cho rằng “Hình ảnh người phụ nữ trong văn học Việt Nam không chỉ giàu tình cảm mà còn hiểu biết sâu sắc lẽ đời”. Từ việc phân tích nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.