Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
3 tháng 6 2019 lúc 17:18

HƯỚNG DẪN

a) Thế mạnh

- Địa hình: Việt Nam có cả đồi núi, đồng bằng, bờ biển và hải đảo, tạo nên nhiều cảnh quan đẹp.

+ Địa hình cacxtơ với hơn 200 hang động đẹp, có các Di sản Thiên nhiên Thế giới nổi tiếng: vịnh Hạ Long, động Phong Nha.

+ 125 bãi biển lớn nhỏ, trong đó có nhiều bãi tắm rộng, đẹp.

- Khí hậu đa dạng, phân hoá tạo thuận lợi cho phát triển du lịch khắp mọi miền đất nước quanh năm.

- Tài nguyên nước

+ Nhiều vùng sông nước (hệ thống sông Cửu Long, hồ Ba Bể; các hồ nhân tạo: Hoà Bình, Dầu Tiếng, Thác Bà...) trở thành các điểm tham quan du lịch.

+ Nguồn nước khoáng thiên nhiên, nước nóng có ở nhiều nơi thu hút du lịch.

- Tài nguyên sinh-vật

+ Có hơn 30 vườn quốc gia và nhiều khu dự trữ sinh quyển.

+ Nhiều động vật hoang dã, thuỷ hải sản...

b) Hạn chế

- Một số tài nguyên địa hình, nước, sinh vật... còn khó khăn trong khai thác, hoặc chi phí khai thác lớn.       

- Một số tài nguyên bị cạn kiệt và môi trường một số nơi bị ô nhiễm (biển, sông, hồ...).

- Khí hậu: Trong năm có những thời gian khí hậu khắc nghiệt, thiên tai (bão, lũ lụt...).

Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
6 tháng 8 2023 lúc 21:16

Tham khảo:

- Ảnh hưởng tích cực:

+ Mang lại nhiều cơ hội để các nước tiếp cận những nguồn lực cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh.

+ Tạo khả năng để các nước nâng cao năng suất và hiệu quả trong sản xuất; mở rộng thị trường quốc tế… góp phần cải thiện mức sống và giải quyết việc làm.

+ Thúc đẩy các nước thay đổi chính sách; cải cách kinh tế xây dựng cơ cấu kinh tế phù hợp, thay đổi công nghệ, đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo môi trường thu hút đầu tư.
- Ảnh hưởng tiêu cực: gia tăng sự bất bình đẳng, phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước, gia tăng khoảng cách giàu nghèo.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
15 tháng 8 2023 lúc 23:42

Tham khảo

* Lựa chọn: phân tích đặc điểm hệ thống sông Hồng

* Trình bày:

- Đặc điểm mạng lưới:

+ Là hệ thống sông lớn thứ 2 cả nước sau hệ thống sông Mê Kông.

+ Có 2 phụ lưu chính là sông Đà và sông Lô. Tất cả các phụ lưu lớn hợp với dòng chính sông Hồng tạo thành một mạng lưới sông hình nan quạt, hội tụ tại Việt Trì (Phú Thọ).

- Chế độ nước sông: có hai mùa: mùa lũ và mùa cạn

+ Mùa lũ: bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 10 phù hợp với mùa mưa. Lượng nước mùa lũ chiếm khoảng 75% tổng lượng nước cả năm.

+ Mùa cạn: bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 5 năm sau, lượng nước mùa cạn chỉ chiếm khoảng 25% tổng lượng nước cả năm.

- Do mạng lưới sông có dạng nan quạt, nên khi mưa lớn, nước tập trung nhanh, dễ gây lũ lụt.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
15 tháng 8 2023 lúc 23:46

Tham khảo

- Vai trò của nước ngầm đối với sản xuất:

+ Nông nghiệp: Nước ngầm cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản,...) đặc biệt với các vùng khan hiếm nước mặt như Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung Bộ.

+ Công nghiệp: Nước ngầm được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp như: chế biến lương thực - thực phẩm, sản xuất giấy,...

+ Dịch vụ: Một số nguồn nước nóng, nước khoáng được khai thác để chữa bệnh và phát triển du lịch nghỉ dưỡng.

Vai trò của nước ngầm đối với sinh hoạt: Nước ngầm là nguồn nước quan trọng phục vụ cho sinh hoạt của người dân ở nước ta.

Minh Lệ
Xem chi tiết

- Các nhân tố tác động đến phân bố dân cư:

Tự nhiên: tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây trở ngại cho sự cư trú của con người.

Ví dụ: khu vực Nam Á có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên giàu có, phong phú và đa dạng => dân cư đông bậc nhất thế giới. Ngược lại, khu vực phía bắc Liên bang Nga dân cư rất thưa thớt do khí hậu lạnh giá khắc nghiệt.

Kinh tế - xã hội:

+ Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất: quyết định việc phân bố dân cư, làm cho phân bố dân cư chuyển từ tự phát sang tự giác. Phân bố dân cư phụ thuộc chặt chẽ vào tính chất của nền kinh tế.

Ví dụ: Thành phố Tô-ky-ô (Nhật Bản) là nơi tập trung nhiều các trung tâm công nghiệp, dịch vụ => thu hút nhiều lao động (dân cư đông đúc).

+ Lịch sử khai thác lãnh thổ.

Ví dụ: Ở VN, ĐBSH có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời hơn so với ĐBSCL => dân cư ĐBSH đông đúc hơn.

+ Di cư.

Ví dụ: Các luồng di dân lớn trong lịch sử có thể làm thay đổi tỉ trọng dân số của cả châu lục.

 1 số nước có MĐ DS >200 người/1 km2: Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Đức, Anh, Hà Lan, Ni-giê-ri-a,...

1 số nước có MĐ DS < 10 người/1km2: Mông Cổ, Úc, Li-bi, Ca-na-da,...

Minh Lệ
Xem chi tiết
mori
6 tháng 11 2023 lúc 21:09

Tham khảo: 

Khu vực hóa kinh tế giúp các nước trong khu vực có thể liên kết với nhau, rút ngắn được khoảng cách đạt được mục tiêu phát triển kinh tế. Ví dụ: Liên minh Châu Âu liên kết với nhau về các mặt chính trị, kinh tế và quân sự đã tạo đà phát triển cho các nước thành viên, hiện nay các thành viên EU đều là các cường quốc về kinh tế.

- Việc liên kết với nhau để hình thành một tổ chức khu vực giúp các nước giải quyết các vấn đề chung của khu vực, nâng cao vị thế so với các khu vực khác. Đồng thời khu vực hóa còn nâng cao được sức cạnh tranh của khu vực và khai thác được lợi thế của các thành viên trong khu vực.

- Khu vực hóa kinh tế bổ sung cho toàn cầu hóa kinh tế từng bước làm cho nền kinh tế thế giới trở thành một thể thống nhất.

Minh Lệ
Xem chi tiết
mori
7 tháng 11 2023 lúc 0:54

a) Hợp tác về kinh tế

- Mục đích:

+ Khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và dân cư - xã hội để phát triển kinh tế;

+ Xây dựng Đông Nam Á trở thành một khu vực phát triển năng động.

- Một số hoạt động hợp tác:

+ Trong quá trình hợp tác nội khối, ASEAN đã thành lập một số tổ chức, như: Khu vực thương mại tự do (AFTA, ra đời năm 1992); Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA, được kí năm 2009); Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC, ra đời năm 2015) và các khu kinh tế đặc biệt,…

+ Bên cạnh đó, các quốc gia trong ASRAN đã và đang tích cực đẩy mạnh hợp tác kinh tế với nhiều nước và khu vực trên thế giới, thông qua: triển khai Liên kết kinh tế, thương mại với nhiều đối tác lớn như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Ôxtrâylia, EU,….; Thành lập các quỹ hợp tác khu vực và quốc tế như: Quỹ hợp tác đầu tư ASEAN - Trung Quốc, Quỹ liên kết ASEAN - Nhật Bản, Quỹ hợp tác ASEAN - Hàn Quốc, Quỹ tài chính Xanh xúc tác ASEAN,...

b) Hợp tác về văn hóa, y tế

- Hợp tác về văn hóa thông qua xây dựng Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN:

+ Mục tiêu: xây dựng một cộng đồng các dân tộc ASEAN hài hòa, đoàn kết và chia sẻ, hướng tới người dân, chăm lo về thể chất, phúc lợi, môi trường sống ngày càng tốt hơn của người dân; Thu hẹp khoảng cách phát triển và tạo dựng một bản sắc chung của khu vực. Hướng đến xây dựng một cộng đồng văn hóa “Thống nhất trong đa dạng”.

+ Các hoạt động hợp tác tiêu biểu: Liên hoan nghệ thuật ASEAN; Dự án dịch các tác phẩm văn học ASEAN; Số hoá di sản ASEAN; Dự án sách ảnh ASEAN,...

Hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đào tạo:

+ Thể hiện qua các hoạt động trao: đổi nhân sự, cung cấp dịch vụ giáo dục xuyên biên giới, trao đổi thông tin, cải cách thể chế, phát triển các quan hệ đối tác được Hội nghị Bộ trưởng giáo dục ASEAN (ASED) giám sát.

+ Hình thành Tổ chức Mạng lưới các trường đại học ASEAN (AUN).

+ Tổ chức các Hội nghị Bộ trưởng giáo dục ASEAN (SEAMEO),...

+ ASEAN còn đẩy mạnh hợp tác giáo dục đào tạo với các quốc gia ngoài ASEAN, đặc biệt là các quốc gia Đông Á.

Hợp tác trong lĩnh vực y tế, thể thao:

+ Các quốc gia đã thành lập Kho dự phòng vật tư y tế khẩn cấp khu vực (năm 2020), Quỹ ASEAN ứng phó COVID-19,...

+ Tổ chức các hoạt động thể thao của khu vực như: SEA Games, ASEAN Para Games,...

Minh Lệ
Xem chi tiết
Toru
13 tháng 8 2023 lúc 21:14

#Tham_khảo:

- Nước ta có 9 hệ thống sông lớn là: Hồng, Thái Bình, Kỳ Cùng - Bằng Giang, Mã, Cả, Thu Bồn, Ba (Đà Rằng), Đồng Nai và Cửu Long.

- Chế độ nước của hệ thống sông Hồng:

+ Là hệ thống sông lớn nhất ở phía bắc nước ta, chảy theo hướng tây bắc - đông nam.

+ Toàn bộ hệ thống sông có trên 600 phụ lưu, trong đó có hai phụ lưu chính là sông Đà và sông Lô.

+ Ở vùng đồng bằng, sông Hồng có nhiều chi lưu kết nối với hệ thống sông Thái Bình trước khi đổ ra biển.

+ Chế độ dòng chảy khá đơn giản với mùa lũ dài khoảng 5 tháng, tập trung tới 75 - 80% tổng lượng nước cả năm. Do mùa lũ xảy ra đồng thời giữa sông chính và các phụ lưu nên lũ thường lên nhanh.

- Chế độ nước của hệ thống sông Thu Bồn:

+ Là hệ thống sống lớn ở duyên hải miền Trung nước ta.

+ Toàn bộ hệ thống sông có hơn 80 phụ lưu chảy theo các hướng khác nhau, nhưng đoạn dòng chảy chính ở hạ lưu khi đổ ra biển có hướng tây - đông.

+ Mùa lũ thường kéo dài khoảng 3 tháng vào thu - đông nhưng tập trung khoảng 65% tổng lượng nước cả năm.

+ Do độ dốc địa hình lớn, hình dạng sông và chế độ mưa phân mùa mạnh mẽ nên sông thường xảy ra lũ lớn, lũ lên nhanh và rút nhanh.

- Chế độ nước của hệ thống sông Cửu Long:

+ Là phần dòng chảy thuộc hạ lưu hệ thống sông Mê Công.

+ Hệ thống sông Mê Công có rất nhiều phụ lưu (trong đó có hơn 280 phụ lưu trên lãnh thổ nước ta). Khi chảy về lãnh thổ Việt Nam, sông chia thành hai nhánh chính là sông Tiền và sông Hậu.

+ Chế độ nước đơn giản và khá điều hòa, mùa lũ dài khoảng 5 tháng, chiếm 75 - 80% tổng lượng nước cả năm.

+ Do sông có diện tích lưu vực lớn, độ dốc nhỏ nên lũ thường lên chậm và rút chậm. Tuy nhiên, hệ thống sông Cửu Long chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của biển, đặc biệt là trong mùa cạn.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
15 tháng 8 2023 lúc 23:45

Tham khảo

* Vai trò của vai trò của hồ, đầm đối với sản xuất:

- Nông nghiệp:

+ Các hồ, đầm nước ngọt là nguồn cung cấp nước cho trồng trọt và chăn nuôi.

+ Hồ, đầm là mặt nước tự nhiên để nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản nước ngọt, nước lợ và nước mặn như đầm phá Tam Giang, đầm Thị Nại, hồ thuỷ điện Hoà Bình,...

- Công nghiệp:

+ Các hồ thuỷ điện (Hoà Bình, Sơn La, Yaly,..) là nơi trữ nước cho nhà máy thuỷ điện.

+ Hồ cung cấp nước cho các ngành công nghiệp như: chế biến lương thực - thực phẩm, khai khoáng,...

- Dịch vụ:

+ Một số hồ, đầm thông với các sông, biển có giá trị về giao thông.

+ Nhiều hồ, đầm có cảnh quan đẹp, hệ sinh thái với tính đa dạng sinh học cao, khí hậu trong lành được khai thác để phát triển du lịch, như hồ Tơ Nưng, hồ Ba Bể,…

* Vai trò của vai trò của hồ, đầm đối với sinh hoạt:

- Phục vụ nhu cầu nước trong sinh hoạt, là nguồn ngọt lớn.

- Đóng vai trò đảm bảo an ninh nguồn nước, nhất là ở các khu vực có mùa khô sâu sắc.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
16 tháng 8 2023 lúc 0:13

Tham khảo

- Biến đổi khí hậu tác động lớn đến thuỷ văn nước ta, đặc biệt tới lưu lượng nước và chế độ nước sông:

+ Lượng mưa trung bình năm biến động làm lưu lượng nước sông cũng biến động theo.

+ Sự chênh lệch lưu lượng nước giữa mùa lũ và mùa cạn gia tăng. Vào mùa mưa lũ, số ngày mưa lũ gia tăng gây nên tình trạng lũ quét ở miền núi và ngập lụt ở đồng bằng ngày càng trầm trọng. Vào mùa cạn, lưu lượng nước giảm, làm gia tăng nguy cơ thiếu nước sinh hoạt và sản xuất ở một số địa phương.