Đọc câu chuyện dưới đây và thực hiện yêu cầu:
Đọc các đoạn văn dưới đây và thực hiện yêu cầu ở dưới
a) Biển luôn thay đổi màu tuỳ theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ ... Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.
- Đoạn văn tả đặc điểm gì của biển?
- Đoạn văn tả màu sắc của biển thay đổi tùy theo sắc mây trời.
- Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát những gì và vào những thời điểm nào?
- Tác giả đã quan sát bầu trời và mặt biển vào những lúc khác nhau : khi bầu trời xanh thẳm, khi bầu trời rải mây trắng nhạt, khi bầu trời âm u, khi dông gió lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.
- Gạch dưới những hình ảnh trong đoạn văn thể hiện những liên tưởng thú vị của tác giả khi quan sát biển.
Đọc các đoạn văn dưới đây và thực hiện yêu cầu ở dưới
b) Con kênh này có tên là kênh Mặt Trời. Nơi đây, suốt ngày, ánh nắng rừng rực đổ lửa xuống mặt đất. Bốn phía chân trời trống huếch trống hoác. Từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn không kiếm đâu ra một bóng cây để tránh nắng. Buổi sáng, con kênh còn phơn phớt màu đào, giữa trưa bỗng hoá ra một dòng thuỷ ngân cuồn cuộn loá mắt, rồi dần dần biến thành một con suối lửa lúc trời chiều. Có lẽ bởi vậy mà nó được gọi là kênh Mặt Trời.
- Con kênh được quan sát vào những thời điểm nào trong ngày?
- Con kênh được quan sát suốt ngày, từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn, buổi sáng, giữa trưa và lúc trời chiều.
- Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng giác quan nào?
- Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng thị giác, để thấy được màu sắc thay đổi của con kênh. Ngoài ra còn bằng xúc giác để thấy nắng nóng như đổ lửa.
- Gạch dưới những hình ảnh thể hiện sự liên tưởng của tác giả khi quan sát và miêu tả con kênh. Nêu tác dụng của những liên tưởng đó.
- Giúp người đọc hình dung được cái nắng dữ dội, làm cho cảnh vật hiện ra sinh động hơn, gây ấn tượng hơn với người đọc.
Đọc các câu dưới đây và thực hiện yêu cầu.
- Tìm chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu ở cột A.
- Tìm thành phần được thêm vào mỗi câu ở cột B.
Bác (CN)// đã đi khắp năm châu, bốn biển. (VN)
Bác Hồ (CN)// đọc Tuyên ngôn Độc lập. (VN)
Vườn cây Bác Hồ (CN)// xanh tốt quanh năm (VN)
Thành phần thêm được là các trạng ngữ: "Để tìm đường cứu nước" (câu a), "Ngày 2 tháng 9 năm 1945" (câu b), "Trong Phủ Chủ tịch" (câu c)
Đọc câu chuyện “Sắc màu của cuộc sống” và thực hiện yêu cầu bên dưới:
Ngày nọ, có cậu bé đến xin học vẽ tại nhà của một họa sĩ khá nổi tiếng. Để nhận biết khả năng của cậu, họa sĩ yêu cầu cậu bé vẽ một bức tranh với đề tài tự chọn. Chỉ một lát, cậu đã nộp bức tranh vẽ cảnh thiên nhiên.
- Tại sao con đưa nhiều màu xanh vào tranh vậy? - Người họa sĩ hỏi.
- Vì con thích nhất màu xanh ạ - Cậu bé trả lời.
- Thế còn các màu khác như vàng, đỏ, cam, nâu thì sao? Chắc con không thích nên ít dùng đến chúng phải không?
- Dạ vâng! - Cậu thẳng thắn trả lời.
- Thế còn các màu tím, xám, đen thì sao? - Người họa sĩ hỏi tiếp.
- Đó là những màu mà con ghét nhất!
Họa sĩ dừng một lát, rồi chỉ vào bức tranh và từ tốn nói:
- Con hãy nhìn kỹ bức tranh của con, tuy cảnh vật phong phú, không gian thoáng rộng nhưng lại thiếu đi sự sinh động, tinh tế. Cái hồn của bức tranh cũng không có cơ hội tỏa sáng. Vì sao vậy? Vì nó thiếu đi những sắc màu của hiện thực. Con đã cố tình không cho những sắc màu ấy vào bức vẽ của mình vì con không thích chúng, nhưng cũng chính vì vậy mà bức tranh của con trông rất buồn tẻ. Khi vẽ cũng như khi sống trên đời, con không thể chỉ biết tới những điều mình thích mà thôi, mà cần biết rằng còn có rất nhiều thứ khác làm cho cuộc sống này muôn hình ngàn vẻ. Con hãy mở rộng lòng mình, đón lấy mọi điều của cuộc sống. Đó cũng là cách mà một người họa sĩ sáng tạo nên những bức tranh có hồn và thật sự đi vào lòng người.
Bài học đầu tiên ấy, cậu bé ghi nhớ mãi...
a. Xác định các đại từ có trong câu chuyện trên: con, cậu
b. Tìm các quan hệ từ có trong đoạn in đậm trên:
c. Theo em, truyện muốn khuyên ta điều gì?
b)Của,nhưng,mà.
c)Hãy mở rộng lòng mình,đón nhận mọi thứ của cuộc sống,đừng chỉ biết tới điều mình thích mà cần biết rằng còn rất nhiều thứ khác làm cho cuộc sống này muôn hình ngàn vẻ.
Đọc câu chuyện sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Nấu cơm Có một lần, bố tôi ốm nặng, nằm trên giường bệnh hơn nửa tháng rồi mà không tỉnh.Vào một buổi chiều, đột nhiên ông tỉnh lại. Khi ấy, miệng ông động đậy không ngừng. Mẹ tôi tiến sát lại gần, nói với bố: “Ông cứ từ từ nói, tôi vẫn nghe đây”. Bố tôi yếu ớt thốt lên rằng: “Con gái sắp đi học về, bà đã nấu cơm chưa?”. |
Câu 1.(1,0 điểm ) Xác định ngôi kể và phương thức biểu đạt chính. Câu 2.(0,5 điểm ) Nêu công dụng của dấu ngoặc kép trong câu “Con gái sắp đi học về, bà đã nấu cơm chưa?” . Câu 3. (1,0 điểm ) Em hiểu gì về người bố trong câu chuyện trên? Câu 4.(1,0 điểm) Nếu em là cô con gái trong câu chuyện, em cảm thấy như thế nào sau khi nghe câu nói của người bố ? Câu 5.(1,5 điểm ) Từ câu chuyện trên, hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của gia đình đối với mỗi người (trình bày trong 1 đoạn văn từ 5 – 7 câu). |
Đọc bài văn dưới đây và thực hiện yêu cầu.
Em được mẹ tặng cuốn sách có nhan đề "100 câu chuyện cổ tích hay nhất thế giới". Đối với em, thú vị nhất trong cuốn sách là câu chuyện "Cô bé Lọ Lem".
Chuyện kể rằng, đã lâu lắm rồi, ở một đất nước xa xôi, có cô bé xinh đẹp tên là Lọ Lem. Sau khi mẹ Lọ Lem mất, bố cô lấy vợ mới. Người vợ mới có hai cô con gái riêng và chẳng yêu thương Lọ Lem chút nào. Không lâu sau, bố Lọ Lem cũng qua đời, cuộc sống của cô càng khổ cực.
Một ngày nọ, vua tổ chức vũ hội. Mẹ kế và hai cô con gái đi dự hội, bắt Lọ Lem ở nhà nhặt đậu lẫn trong đống tro. Lọ Lem khóc nức nở. Thế rồi, một bà tiên xuất hiện giúp cô nhặt đậu, hoá phép cho cô váy dạ hội và đôi giày thuỷ tinh tuyệt đẹp. Bà còn biến quả bí ngô thành cổ xe ngựa đưa Lọ Lem đi dự hội. Bà dặn Lọ Lem phải về trước 12 giờ đêm, nếu không mọi phép thuật sẽ tan biến.
Ở vũ hội, Lọ Lem xinh đẹp đến mức hoàng tử chỉ khiêu vũ với mình cô. Đến 12 giờ, vì vội ra về, Lọ Lem làm rơi một chiếc giày. Hoàng tử sai người đi khắp nơi tìm chủ nhân của chiếc giày. Hai cô chị cũng ướm thử giày nhưng không vừa. Tới lượt Lọ Lem thì vừa như in. Hoàng tử vui mừng đón cô về cung. Từ đó, họ sống bên nhau hạnh phúc đến cuối đời.
Em rất thích câu chuyện này vì cái kết thật có hậu. "Cô bé Lọ Lem" xứng đáng là một trong những câu chuyện cổ tích hay nhất thế giới.
(Nguyễn Ngọc Mai Chi)
a. Tìm phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn trên và nêu nội dung chính của mỗi phần.
b. Dựa vào câu chuyện được kể trong phần thân bài, nói tiếp diễn biến của các sự việc dưới đây:
c. Trong bài văn, câu chuyện được kể lại theo cách nào?
d. Những từ được in đậm trong bài văn có tác dụng gì?
Tham khảo
a.
- Mở bài: Em được mẹ tặng cuốn sách có nhan đề "100 câu chuyện cổ tích hay nhất thế giới". Đối với em, thú vị nhất trong cuốn sách là câu chuyện "Cô bé Lọ Lem".
=> Nội dung chính: Giới thiệu câu chuyện mà tác giả yêu thích nhất.
- Thân bài: Chuyện kể rằng,... hạnh phúc đến cuối đời.
=> Nội dung chính: Thuật lại nội dung câu chuyện.
- Kết bài: Em rất thích câu chuyện này vì cái kết thật có hậu. "Cô bé Lọ Lem" xứng đáng là một trong những câu chuyện cổ tích hay nhất thế giới.
=> Nội dung chính: Nêu cảm xúc, suy nghĩ về câu chuyện.
b.
- Sự việc 1:
+ Bối cảnh: Khi mẹ Lọ Lem mất.
+ Diễn biến: Bố Lọ Lem lấy vợ mới. Người vợ mới có hai cô con riêng.
- Sự việc 2:
+ Bối cảnh: Khi bố Lọ Lem qua đời.
+ Diễn biến: Cuộc sống của cô càng khổ cực.
- Sự việc 3:
+ Bối cảnh: Khi vua tổ chức vũ hội.
+ Diễn biến: Mẹ kế và hai cô con gái đi dự hội, bắt Lọ Lem ở nhà nhặt đậu lẫn trong đống tro. Lọ Lem khóc nức nở.
- Sự việc 4:
+ Bối cảnh: Khi Lọ Lem khóc vì không được đi dự vũ hội.
+ Diễn biến: Một bà tiên xuất hiện giúp cô nhặt đậu, hoá phép cho cô váy dạ hội và đôi giày thuỷ tinh tuyệt đẹp. Bà còn biến quả bí ngô thành cỗ xe ngựa đưa Lọ Lem đi dự hội. Bà dặn Lọ Lem phải về trước 12 giờ đêm, nếu không mọi phép thuật sẽ tan biến.
- Sự việc 5:
+ Bối cảnh: Khi Lọ Lem đi dự vũ hội.
+ Diễn biến: Lọ Lem xinh đẹp đến mức hoàng tử chỉ khiêu vũ với mình cô. Đến 12 giờ, vì vội ra về, Lọ Lem làm rơi một chiếc giày.
- Sự việc 6:
+ Bối cảnh: Khi hoàng tử sai người đi tìm chủ nhân của chiếc giày.
+ Diễn biến: Hai cô chị cũng ướm thử giày nhưng không vừa. Tới lượt Lọ Lem thì vừa như in. Hoàng tử vui mừng đón cô về cung. Từ đó, họ sống bên nhau hạnh phúc đến cuối đời.
c. Trong bài văn, câu chuyện được kể lại theo sự việc diễn ra trong câu chuyện.
d. Những từ được in đậm trong bài văn có tác dụng liên kết chặt chẽ mạch viết của bài văn.
Đọc câu chuyện sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới. Niềm tự hào của số 0
Nhờ rất nhiều số 0 đi theo mà số 1 trở thành khổng lồ.
Thành khổng lồ, nhưng số 0 vinh dự và tự hào lắm, đi đâu củng kể lể, vỗ ngực rằng: "Ta là khổng lồ." ( Theo ngụ ngôn chọn lọc, NXB Thanh Niên, 2003)
Trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa câu chuyện trên.
GIÚP MIK VỚI!!!!!
####33TK:
- Lỗi của con số 0 không phải vì nó là số 0 mà vì ý thức và thái độ của nó. Số 0 đã phạm sai lầm vì nó không tự nhận thức được giá trị của bản thân mình. Cũng như vậy, trong cuộc sống mỗi con người có một hoàn cảnh khác nhau, có những giá trị khác nhau, dù ở vị trí nào, dù năng lực, tài năng đến đâu cũng không có lỗi nếu ý thức được những gì mình có. Con người chỉ mắc sai lầm khi không hiểu đúng, không nhận thức đúng được giá trị của bản thân mình và càng sai lầm hơn khi huênh hoang, kiêu ngạo, tự hào về những gì mình không có...
- Ngược lại, nếu ý thức được đúng về mình thì ngay cả số 0 cũng trở nên rất có ý nghĩa. Cũng như vậy, những con người bình thường nếu ý thức được về mình sẽ có cách sống, cách ứng xử giản dị, khiêm nhường và cũng sẽ góp phần tạo nên sự vĩ đại khi đứng trong một tập thể, như những giọt nước tạo nên biển cả mênh mông.
- HS dẫn ra một số ví dụ minh hoạ:
+ "Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng"; nhiều con người bình thường trong một tập thể sẽ làm nên sự nghiệp lớn.
+ Dẫn ra một số câu chuyện dân gian hoặc tác phẩm văn học gần gũi với chuyện của số 0.
- Liên hệ và rút ra bài học cho bản thân mình về sự tự nhận thức về bản thân và cách ứng xử trong cuộc sống.
Hình 1.1 dưới đây mô tả một số hiện tượng. Em hãy đọc và thực hiện yêu cầu ghi dưới mỗi hình:
cho mình xin vd về một số hiện tượng như đề bài đc ko
Một số ví dụ về hiện tượng của khoa học tự nhiên
1 - Trọng lực
2 - Âm thanh
3 - Ánh sáng
4 - Mặt trời mọc
5 - Chạng vạng
6 - Lốc xoáy
7 - Cầu vồng
Đọc câu chuyện sau, thực hiện các yêu cầu và trả lời câu hỏi bên dưới: Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách. Ngày nọ, giận mẹ nhưng không thể xúc phạm một cách trực tiếp, cậu chạy đến một thung lũng cạnh một khu rừng rậm. cậu lấy hết sức mình và thét lớn: “Tôi ghét người”. Cậu ngạc nhiên vô cùng vì từ khu rừng có tiếng vọng lại: “Tôi ghét người”. cậu hoảng hốt quay về sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu không thể hiểu được từ trong rừng đã có người thù ghét cậu. Người mẹ nắm tay đưa cậu trở lại khu rừng và bảo cậu hãy hét lên: “Tôi yêu người”. Lạ lùng thay, cậu vừa dứt tiếng thì cũng có người nói vọng lại: “Tôi yêu người”. lúc đó người mẹ mới giải thích cho cậu như sau: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì, con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì người đó gặp bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng sẽ thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng sẽ yêu thương con.” … (Theo Trí Quyển – Quà tặng cuộc sống – NXB Trẻ TPHCM, 2006) a. Dấu hai chấm và dấu ngoặc kép trong văn bản trên dùng để làm gì? (1điểm) b. Tìm 1 câu ghép trong văn bản trên và xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong câu ghép đó. (1điểm) c. . Nội dung chính của văn bản trên là gì? (1điểm)
ĐỀ SỐ 6. Đọc đoạn trích dưới đây trong văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” và thực hiện các yêu cầu:
“Đoạn rồi nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang, ngửa mặt lên trời mà than rằng:
- Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh xin ngài, chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.
Câu 5. Đọc truyện Vợ chàng Trương, hãy cho biết cách kể của Nguyễn Dữ ở đoạn này có sự sáng tạo như thế nào? Chỉ rõ hiệu quả của sự sáng tạo đó.
Câu 6. Chi tiết nào trong đoạn trích là quan trọng nhất? Nêu ý nghĩa chi tiết đó? Vũ Nương mong muốn gì? Nàng khẳng định những phẩm chất gì?