Xác định thời gian, không gian, sự việc của câu chuyện được kể trong bài thơ.
Để 1: Kể lại một lỗi làm của em với người thân a. Mở bài: 1. MB: Giới thiệu câu chuyện gây ra lỗi lầm 2. TB: Kể lại sự việc - Hoàn cảnh, tỉnh huống diễn ra sự việc. (không gian, thời gian, có những ai trong câu chuyện ...) -Diễn biến của sự việc + Suy nghĩ, cử chỉ hành động lời nói nào của mình khiến người khác tổn thương? Thái độ, tâm trạng của người thàn Hậu quả của sự việc ? Tâm trạng của mình sau khi phạm lỗi — Miêu tả nội tâm, nghị luận - Hành động quyết định của bản thân sau phạm lỗi. 3.KB: Nếu kết cục của sự việc. - Suy nghĩ và bài học rút ra cho bản thân, cho mọi người. Nghị luận Ai giúp em với ạ , làm hoàn cảnh nó dễ xảy ra nhất có được không ạ tại em không nhớ đã làm gì có lỗi á
1. Xác định bối cảnh câu chuyện truyền thuyết Thánh Gióng:
Thời gian:
Không gian:
Sự việc:
=> Nhận xét
Thời gian:
Vào thời vua Hùng
Không gian:
ở làng Gióng
Sự việc:
· Sự ra đời lạ kì của Thánh Gióng.
· Thánh Gióng biết nói và nhận trách nhiệm đánh giặc.
· Thánh Gióng lớn nhanh như thổi.
· Thánh Gióng vươn vai thành tráng sĩ cưỡi ngựa sắt, mặc giáp sắt, cầm roi sắt đánh giặc.
· Thánh Gióng đánh tan giặc Ân
· Thánh Gióng lên núi, cởi bỏ áo giáp sắt bay về trời.
· Vua lập đền thờ phong danh hiệu.
· Những dấu tích còn lại của Thánh Gióng.
Nhận xét:
Trong truyền thuyết Thánh Gióng, Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bàng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ và hiện đại. Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã hoá những vị anh hung trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trị biểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kì lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lứa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại. Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.
Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” là một câu chuyện kể. Em hãy cho biết, thời gian, không gian, sự việc mà câu chuyện đề cập đến là gì?
GẤP
ĐANG THI KIỂM TRA 15 PHÚT ONLINE
PLS HELP '-'
THỜI GIAN: đêm khuya, mùa đông lạnh giá
KHÔNG GIAN: mái lều tranh xơ xác
SỰ VIỆC MÀ CÂU CHUYỆN ĐỀ CẬP TỚI: Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ kể lại câu chuyện một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường, Người đi chiến dịch trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp và cảm nghĩ của người chiến sĩ về Bác.
bây h mik ms xem nên TL hơi trễ, sorry nhìu nhìu =.="
1. Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ có những yếu tố nào thường có trong một bài văn kể chuyện ? Câu chuyện đc kể trong bài thơ diễn ra trong hoàn cảnh , thời gian , địa điểm nào?
2. Em có biết những câu thơ , bài thơ nào khác nói về việc Bác Hồ không ngủ ?
Bài làm
1. Theo mik yếu tố mà tác giả dùng trong bài là yếu tố miêu tả có kết hợp tự sự. Hoàn cảnh ra đời : Trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950.
2. Bài thơ cản khuya:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ.
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
# Chúc bạn học tốt #
1. Theo mik yếu tố mà tác giả dùng trong bài là yếu tố miêu tả có kết hợp tự sự. Hoàn cảnh ra đời : Trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950.
2. Bài thơ cản khuya:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ.
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
# Chúc bạn học tốt #
hãy thử lập dàn ý cho câu chuyện kể về một
trải nghiệm của mình theo các mục:
a. Mở bài: Giới thiệu câu chuyện + Cảm xúc của con về câu chuyện
b. Thân bài:
- Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện (Thời gian, không gian và nhân vật trong
truyện)
- Diễn biến của câu chuyện:
+ Sự việc mở đầu:
+ Sự việc tiếp nối
c. Kết bài: Kết thúc câu chuyện và cảm xúc của bản thân.
Một chàng trai đang gặp nhiều khó khăn, anh bị tổn thương và trở nên mất niềm tin vào cuộc sống. Anh đến hỏi một ông già thông thái.
Nghe kể xong, ông chẳng nói lời nào mà chỉ im lặng đặt chiếc nồi lên bếp, đổ vào nồi một ít nước và cho vào một củ cà rốt, một cục muối và một quả trứng. Sau khi đun sôi, ông mở nắp và trầm ngâm im lặng nhìn anh ta.
Sau một hồi ông bắt đầu nói:
- Ai sống trên đời cũng phải trải qua khó khăn, thử thách cả. Nhưng điều quan trọng là sau đó mọi việc sẽ như thế nào?
Hãy nhìn xem cục muối với vẻ rắn chắc bên ngoài nhưng khi bỏ vào nước là tan, củ cà rốt cứng cáp khi bị nóng cũng trở nên mềm đi. Còn quả trứng tuy mỏng manh nhưng khi qua nước sôi nóng bỏng lại trở nên cứng cáp hơn.
Tham khảo:
Dàn bài Kể chuyện lần đầu được đi chơi xa - Mẫu 2
I. Mở bài: giới thiệu chuyến đi chơi xa
Năm học vừa rồi em được thành tích tốt trong học tập nên ba mẹ thưởng cho em một chuyến đi chơi xa. Em rất phấn khởi và hứng thú cho chuyến đi của mình. em đã chọn một chuyến đi Đà Lạt thơ mộng, em đã được nghe nhiều về nơi này nhưng chưa 1 lần đặt chân đến. Em đã có một chuyến đi thật thú vị và bổ ích.
II. Thân bài: kể về chuyến đi xa
1. Cảnh dọc đường:
- Trên đường đi rất nhiều cây lá
- Hai bên đường rậm rạp
- Những đường đèo quanh co và uốn khúc
- Em đi trên những vực đều sâu thẳm
- Mọi người trên xe nói chuyện rôm rả, có những người say xe nên đã ngủ thiếp đi
- Tâm trạng em lúc đó rất hồi hộp và chờ mong.
2. Khi đến nơi:
- Trước mắt em là muôn vàng cảnh đẹp và hoa lá
- Bầu trời se lạnh và nên thơ
- Một thành phố rất đáng để đến
- Em đã ở lại chơi 1 tuần và đi khám phá khắp Đà Lạt: vườn hóa, thác, hồ Xuân Hương,….
- Con người ở đây rất hiền hòa và tận tình
3. Lúc ra về:
- Kết thúc 1 tuần em lại về
- Tâm trạng luyến tiết và không muốn rời xa
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về chuyến đi xa
- Em cảm thấy rất vui
- Em sẽ đến đây vào một ngày không xa
a. Mở bài:
Giới thiệu khái quát nội dung sự việc định kể, diễn ra ở đâu, bao lâu rồi.
b. Thân bài:
Bắt đầu đi vào câu chuyện, thời gian, địa điểm cụ thể, những nhân vật và sự việc có liên quan.
Kể lại theo trình tự thời gian các sự việc diễn ra, vì sao lại xảy ra như vậy?
c. Kết bài:
Kết thúc câu chuyện và nói lên cảm xúc của mình, rút được kinh nghiệm gì qua câu chuyện đó.
>> Bài văn mẫu kể lại một trải nghiệm của em
2. Yếu tố tự sự trong thơ trữ tình
- Thơ trữ tình không đặt trọng tâm vào việc kể một câu chuyện, có nhân vật, có tính cách, có bối cảnh không gian và thời gian với rất nhiều chi tiết cụ thể như truyện thơ, mà ưu tiên hàng đầu cho việc thể hiện cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình.
Viết lại vắn tắt của 1 câu chuyện em đã học ( qua các bài tập đọc kể chuyện, tập làm văn) .trong đó các sự việc được xắp xếp theo trình tự thời gian
Tôi đi học
Tác giả Thanh TỊnh vẫn còn nhớ như in ngày đầu tiên đến trường. Đó là một buổi sáng mùa thu, lá rụng nhiều, tiết trời se lạnh. Con đường đến trường đối với chú bé ấy vỗn đỗi quen thuộc bỗng dưng trở nên lạ lẫm. Trong khoảnh khắc vui sướng pha lẫn hồi hộp, e dè, chú bé có những ý nghĩ thật non nớt và ngây thơ: "Chắc chỉ có người thạo mới cầm nổi bút thước". Trong bộ quần áo mới, tác giả Thanh Tịnh càng "thấy mình trang trọng và đứng đắn" hơn, những suy nghĩ nhẹ nhàng lướt qua như làn mây trắng xốp bồng bềnh. Lúc tới trường, nghe ba hồi trống, lòng chú bé lo sợ vẩn vơ, sợ những điều mới lạ và khó khăn trước mắt. Những lời nói của ông đốc ấm áp vang lên, khuyến khích những chú chim non vào lớp. Nhân vật tôi trong phút chốc đã òa khóc, nhưng người mẹ đã nhẹ nhàng giúp con vào lớp. Chú bé nhìn bàn ghế, người bạn ngồi kế bên và cảm thấy thân quen dẫu chưa bao giờ gặp gỡ. Rồi quàng tay lên bàn, ngoan ngoãn đánh vần dòng chữ thầy giáo viết: "Tôi đi học"...
Hieu hai so la 55. Tï so cua hai so la 4/9 .Tim hai so do
Viết lại vắn tắt một câu chuyện em đã học (qua các bài tập đọc, kể chuyện, tập làm văn), trong đó các sự việc được sắp xếp theo trình tự thời gian:
Kể lại câu chuyện “Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca”.
An-drây-ca sống với mẹ và ông. Ông em đã già nên rất yếu.
Một buổi chiều nọ ông lên cơn đau nặng. Mẹ bảo An-drây-ca đi mua thuốc, em vội vã đi ngay. Nhưng dọc đường An-drây-ca gặp các bạn chơi bóng. Cậu hăm hở tham gia cùng các bạn.
Một lúc lâu sau, An-drây-ca chợt nhớ lời mẹ. Cậu vội vã đi mua thuốc rồi chạy như bay về nhà.
Về đến nhà, An-drây-ca thấy mẹ mình đang nức nở khóc. Thì ra, ông của An-drây-ca đã mất.
Từ đó trở đi, mặc dù mẹ đã nói rất rõ rằng cậu không hề có lỗi trong cái chết của ông là vì ồng đã chết ngay khi cậu ra khỏi nhà nhưng An-drây-ca luôn tự dằn vặt mình vì buổi chiều mải chơi hôm đó.
Em hãy tìm đọc truyện cổ tích Cây khế và đọc bài văn kể lại truyện Cây khế, sau đó trả lời những câu hỏi sau:
1. Người kể có nêu được thời gian, địa điểm xảy ra câu chuyện hay không?
2. Người kể có đảm bảo kể đủ những sự việc chính đã diễn ra trong truyện Cây khế hay không?
3. Những hành động của nhân vật trong truyện có bị người kể bỏ sót hay không?
4. Từ bài văn kể lại truyện Cây khế, em học được điều gì về cách kể lại một truyện cổ tích?
1. Người kể đã nêu được thời gian, địa điểm xảy ra câu chuyện: ngày xưa và tại một nhà kia.
2. Người kể đã đảm bảo kể đủ những sự việc chính đã diễn ra trong truyện Cây khế:
- Cha mẹ mất sớm, người anh lấy hết của cải.
- Chim ăn khế và trả vàng cho nhà người em.
- Người anh đòi đổi tài sản lấy cây khế của em.
- Do quá tham lam, bắt chim chở nặng nên người anh đã rơi xuống biển và bị sóng cuốn đi.
3. Những hành động của nhân vật trong truyện không bị người kể bỏ sót:
- Hành động của người anh độc ác lấy hết gia sản.
- Người em hiền lành cho chim ăn khế.
- Con chim biết lấy vàng trả ơn.
- Người anh tham lam bắt chim chở nặng và nhận lấy cái chết.
4. Từ bài văn kể lại truyện Cây khế, em học được cách kể lại một truyện cổ tích đó là phải đáp ứng đầy đủ nội dung và hình thức của văn bản:
- Trình bày tên truyện và lí do kể truyện.
- Giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
- Trình bày các sự việc chính của truyện.
- Trình bày kết thúc truyện.
- Suy nghĩ của bản thân về kết thúc truyện.