Giới thiệu về bài thơ.
VIỆT BẮC < Tố Hữu>
1. Giới thiệu bằng lời về tác giả và bài thơ?
Giới thiệu bằng lời những nét chính về tác giả Tố Hữu?
Giới thiệu về bài thơ “ Việt Bắc”?
Bài thơ được viết theo thể thơ nào? kết cấu bài thơ? Tác giả đã sử dụng cặp đại từ xưng hô nào? điều đó tạo ra hiệu quả gì?
Giới thiệu bài thơ, tác giả và nêu cảm nghĩ chung về bài thơ.
Tham khảo
Giới thiệu bài thơ và tác giả:
Bài thơ Lá đỏ được viết năm 1974, trong thời gian nhà thơ Nguyễn Đình Thi đến với chiến trường Tây Nguyên.
Cảm nghĩ chung về bài thơ: Ra đời trong boom rơi, nạn đổ vào thời điểm khốc liệt của chiến đấu giải phóng miền Na, bài thơ phát triển từ cuộc gặp gỡ rồi chia là trong niềm tin gặp lại - niềm tin chiến thắng của một người lính và một cô gái thanh niên xung phong trên đường Trường Sơn.
bài thơ giới thiệu về thần trụ trời
Tham khảo
Ông đếm cát
Ông tát bể (biển)
Ông kể sao
Ông đào sông
Ông trồng câu
Ông xây rú (núi)
Ông trụ trời…
1. Mở đoạn:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu về cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ.
2. Thân đoạn:
a. Cảm xúc về nội dung: Thông qua văn bản, nhà thơ muốn ngợi ca tình cảm gia đình, cụ thể là tình cảm cha con gắn bó, khăng khít.
* Tình cảm yêu thương, dạt dào của người cha dành cho đứa con thân yêu:
- Lòng cha dâng lên nỗi niềm hạnh phúc khi dắt tay con đi trên bãi cát "dưới ánh mai hồng". => Cha luôn nâng niu, trân trọng từng khoảnh khắc bên con.
- Đối với con, cha luôn âu yếm, nhẹ nhàng:
+ Cha xoa đầu, mỉm cười nhìn con.
+ Cha từ tốn giải thích cho con sự bao la, rộng lớn của đất trời: "Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa/ Sẽ có cây, có cửa, có nhà,/ Vẫn là đất nước của ta,/ Ở nơi đó cha chưa hề đi đến.".
- Cha giống như cánh buồm, luôn che chở, đồng hành cùng con trên bước đường hướng đến tương lai.
- Người cha dâng lên niềm hạnh phúc, vui sướng khi thấy ước mơ của mình ngày trước trong khát vọng, hoài bão của con hiện tại.
* Tình cảm sâu sắc và niềm tin yêu của con dành cho cha:
- Cha là người có thể giải đáp mọi thắc mắc, băn khoăn của con: "Sao xa kia chỉ thấy nước, thấy trời/ Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?".
- Con mong "Cha mượn cho con buồm trắng nhé,/ Để con đi..." => Lời nói đã cho thấy sự tin tưởng tuyệt đối của con.
b. Cảm xúc về nghệ thuật:
- Yếu tố miêu tả được kết hợp hài hòa với tự sự.
- Từ ngữ giàu sức gợi hình, gợi cảm: "lênh khênh", "rực rỡ", "rả rích", "phơi phới", "thầm thì",...
- Các biện pháp tu từ độc đáo: điệp ngữ "không", ẩn dụ chuyển đổi cảm giác "Ánh nắng chảy đầy vai".
3. Kết đoạn:
- Khái quát được cảm xúc về bài thơ.
Làm PowerPoint giới thiệu về nhà thơ Ta-go và bài thơ mây và gió.
Giới thiệu khái quát về tác giả và bài thơ.
- Nữ sĩ Hồ Xuân Hương vốn nổi tiếng với một hồn thơ phóng khoáng.
- Bài thơ Đề đền Sầm Nghi Đống ra đời từ sự bức xúc khi bà nhìn thấy cảnh trái tai gai mắt: một tên tướng giặc bại trận phải tự vẫn mà vẫn được lập đền thơm bà đã không ngại ngần cất tiếng cười giễu cợt.
Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu thiệu về tác giả Thế Lữ và bài thơ Nhớ Rừng
THAM KHẢO
Nhà thơ Thế Lữ sinh năm 1907 mất năm 1989, tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ, sinh tại ấp Thái Hà, Hà Nội. Quê quán: làng Phù Đổng, huyện Tiên Du (nay là Tiên Sơn), tỉnh Bắc Ninh.
Thuở nhỏ, Thế Lữ học ở Hải Phòng. Năm 1929, học xong bậc Thành chung, ông vào học Trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương, sau đó một năm (1930), ông bỏ học. Năm 1932, Thế Lữ bắt đầu tham gia Tự lực văn đoàn và là một trong những cây bút chủ lực của báo Phong hoá, Ngày nay. Năm 1937, ông bắt đầu hoạt động sân khấu, làm diễn viên, đạo diễn, lưu diễn tại các tỉnh miền Trung... và có hoài bão xây dựng nền sân khâu dân tộc. Cách mạng tháng Tám, ông hào hứng chào đón cách mạng, và lên Việt Bắc tham gia kháng chiến.
Tác giả đã xuất bản: Mấy vần thơ (thơ, 1935); Vàng và máu (truyện, 1934); Bên đường Thiên lôi (truyện, 1936),... Ngoài ra Thế Lữ viết nhiều kịch bản: Cụ Đạo sư ông (kịch, 1946); Đoàn biệt động (1947); Đợi chờ (1949); Tin chiến thắng Nghĩa Lộ (1952); Thế Lữ cũng là dịch giả của nhiều vở kịch của sếch-xpia, Gơ-tơ, Sin-le và Pô-gô-đin,...
Thế Lữ là một trong những nhà thơ hàng đầu của phong trào Thơ mới. Bài Nhớ rừng đã gắn liền với tên tuổi của ông. Nói đến Thế Lữ không thể không nói đến Nhớ rừng.
Sự xuất hiện của phong trào Thơ mới những năm đầu thế kỉ XX đã tạo ra sự bùng nổ mãnh liệt, một cuộc cách mạng thật sự trong địa hạt văn chương, nhất là thơ. Những thể thơ cũ (tiêu biểu từ thơ Đường luật) với khuôn khổ cứng nhắc, niêm luật gò bó đã không dung chứa nổi, không còn phù hợp với những tư tưởng, cảm xúc dào dạt, mới mẻ, lúc nào cũng chỉ chực tung phá. Đổi mới thể thơ, đổi mới hình thức câu thơ, các nhà thơ mới đồng thời đưa vào đó những dòng cảm xúc dạt dào, mạnh mẽ, tựa như những dòng nham thạch bỏng đang tuôn chảy tràn trề. Nhớ rừng là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho trào lưu mới này.
Tham khảo
Thế Lữ ( 1907 - 1989 ) tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ, quê ở Bắc Ninh ( nay thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội ), là nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào thơ mới chặng đầu. Với một hồn thơ dồi dào, đầy lãng mạn, ông đã góp phần quan trọng vào việc đổi mới thơ ca và được xem là người cắm ngọn cờ chiến thắng cho Thơ mới, " dựng thành nền Thơ mới ở xứ này" ( Hoài Thanh ).
Ngoài sáng tác thơ, Thế Lữ còn viết truyện trinh thám, truyện kinh dị, truyện đường rừng lãng mạn,... Sau đó, ông chuyển hẳn sang hoạt động sân khấu và là một trong những người có công đầu xây dựng ngành kịch nói ở nước ta. Ông đã được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000. Các tác phẩm chính: Mấy vần thơ ( thơ, 1935 ), Vàng và máu ( truyện, 1934 ), Bên đường Thiên lôi ( truyện, 1936 ), Lê Phong phóng viên (truyện, 1937 ),...
Thơ ông mang tâm sự thời thế đất nước nhưng không bế tắc, u buồn mà là tiếng thơ thiết tha bi tráng. "Nhớ rừng" được in trong tập "Mấy vần thơ" có thể xem là bài thơ hay nhất trong đời thơ Thế Lữ và cũng là một trong những bài thơ hay nhất trong phong trào Thơ mới. Cái mới của bài thơ vừa ở hình thức nghệ thuật vừa ở nội dung cảm xúc.
Về Nghệ thuật: Bài thơ được viết theo thể thơ tự do, mỗi câu tám chữ, gieo vần liền, vần bằng, vần trắc hoán vị liên tiếp dều đặn tạo nên giọng thơ vừa tha thiêt vừa hào hùng.. Cách ngắt nhịp trong bài thơ rất linh hoạt. Khi ngắn ( đoạn 3 ), khi dài ( đoạn 2 ), khi dồn dập gấp gáp, khi dàn trải đều đặn, khi tha thiết, say xưa, lúc xót xa nuối tiếc... tất cả đều góp phần thể hiện những cung bậc cảm xúc của nhân vật trữ tình - vị chúa sơn lâm, cũng chính là nỗi niềm của cả một thế hệ. Giọng điệu thơ đa dạng, biến hóa mà lại nhất quán, liền mạch. Ngôn ngữ thơ có nhiều sáng tạo, sinh động, gợi cảm. Nhiều câu thơ vắt dòng, nhiều biện pháp tu từ, nhân hóa, ẩn dụ, tương phản, điệp ngữ. Những dòng thơ giàu hình ảnh, nhạc điệu, câu chữ táo bạo, khiến " ta tưởng chừng thấy những chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường như nhà phê bình văn học Hoài Thanh từng nói.
Về nội dung: Đây là một khúc trường ca bi tráng của con hổ nhớ rừng xanh. Thế Lữ không chỉ tạo hình một mãnh hổ oai linh mà còn diễn tả thành công tâm trạng phong phú trong nỗi nhớ rừng da diết khôn nguôi của nó.
Sử dụng thủ pháp tương phản nhuần nhuyễn, xuyên suốt bài thơ, Thế Lữ đã dựng lên một khung cảnh vừa rất thực vừa ẩn chứa những điều thầm kín sâu xa. Con hổ hình tượng trung tâm trong bài - vị chúa tể rừng xanh với vẻ oai phong, lẫm liệt, đầy kiêu hãnh trong quá khứ. Giờ đây đang từng ngày gặm nhấm nỗi buồn chán và tẻ nhạt trong cũi sắt, bị giam cầm, bị mất tự do, bị hạ bệ và chế giễu.
Song ý thức được vị thế oai linh rừng thẳm nên dẫu sa cơ, con hổ vẫn giữ trọn cho mình niềm kiêu hãnh. Cái thế giới quanh nó đều trở thành tầm thường, thảm hại. Trong mắt nó con người cũng chỉ là một lũ " ngạo mạn ngẩn ngơ", bọn gấu thì " dở hơi", cặp báo thì " vô tư lự". Nó không chịu hạ mình với thế giới hiện tại, còn trong quá khứ, núi rừng đại ngàn là thế giới của riêng nó. Trong thế giới ấy, nó tự tin đối diện và làm chủ cả vũ trụ với những đêm trăng vàng, những bình minh, những ngày mưa và cả những chiều lênh láng máu.
Bề ngoài con hổ như buông xuôi, chấp nhận cảnh sa cơ, tuyệt vọng trước hoàn cảnh: " Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua". Nhưng thực chất ẩn sâu trong lòng nó là một khối căm hờn, là niềm " uất hận ngàn thâu". Nó mất tự do nhưng không khuất phục, không để mất đi niềm kiêu hãnh của vị chúa tể muôn loài. Đặc biệt sống trong tù hãm, nhục nhằn, thể xác bị giam cầm nhưng trong trái tim, trong tâm hồn mãnh hổ vẫn ngân lên giai điệu ngọt ngào của tình thương nỗi nhớ về những ngày xưa. Tâm hồn nó vẫn tha thiết với tiếng gọi rừng xanh, tiếng gọi tự do. Chính điều đó thể hiện sự chối bỏ hiện thực tù túng, ngột ngạt, giả dối trong hiện tại một cách gay gắt.
Từ việc mượn lời con hổ nhớ rừng xanh, tác giả đã thể hiện tâm sự u uất của thế hệ mình, thời đại mình. Đó là niềm uất hận đối với hiện thực xã hội tù túng, ngột ngạt. Một hiện thực khiến họ chán ghét, muốn chối bỏ nó. Họ khao khát mãnh liệt được vươn tới cái phóng khoáng, tự do. Bài thơ đã nói lên tiếng nói của cái tôi đòi giải phóng, cái tôi dám phủ nhận thực tại, muốn khẳng định mình. Đồng thời, Nhớ rừng còn gửi tâm sự yêu nước thầm kín của người dân Việt Nam mất nước thuở ấy.
So với những thi phẩm của các nhà thơ mới nổi tiếng cùng thời, Nhớ rừng của Thế Lữ có điểm chung là đều bế tắc trước cuộc sống thực tại, chán ghét sự tù túng, chật hẹp của nó, muốn thoát li khỏi nó để tìm đến với một thế giới tinh thần khác. Song điềm khác chính là xu hướng thoát li, Xuân Diệu, Tế Hanh, Hồ DZếnh thì tìm đến với tình yêu như Xuân Diệu đã từng giục giã: " Nhanh với chứ, vội vàng lên với chứ / Em! Em ơi! Tình non sắp già rồi". Lưu Trọng Lư tìm đến nỗi sầu rụng: " Em không nghe mùa thu / Dưới trăng mờ thổn thức". Chế Lan Viên tìm đến với tinh cầu giá lạnh: " Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh / Một vì sao trơ trọi cuối trời xa". Nguyễn Bính lại tìm đến với sự chân quê nơi thôn dã....Còn Nhớ rừng của Thế Lữ là bài thơ hoành tráng về con người thời đại đầy chất lãng mạn trữ tình. Đặc biệt trong đó còn kín đáo gửi nỗi niềm yêu nước, hoài niệm về quá khứ hào hùng oanh liệt của cha ông. Đây cũng chính là điểm tiêu biểu của bài thơ.
Có thể nói Nhớ rừng vừa là khát vọng về thiên nhiên, tự do phóng khoáng, khát vọng làm chủ giang sơn, vừa là tiếng thở dài mang ý nghĩa vĩnh biệt một thời oanh liệt. Nhưng Nhớ rừng cũng là một tuyên ngôn quyết liệt không hòa nhập với thế giới giả tạo cho dù thời oanh liệt trong quá khứ đã lùi xa.
Tham khảo
Nhà thơ Thế Lữ sinh năm 1907 mất năm 1989, tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ, sinh tại ấp Thái Hà, Hà Nội. Quê quán: làng Phù Đổng, huyện Tiên Du (nay là Tiên Sơn), tỉnh Bắc Ninh.
Thuở nhỏ, Thế Lữ học ở Hải Phòng. Năm 1929, học xong bậc Thành chung, ông vào học Trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương, sau đó một năm (1930), ông bỏ học. Năm 1932, Thế Lữ bắt đầu tham gia Tự lực văn đoàn và là một trong những cây bút chủ lực của báo Phong hoá, Ngày nay. Năm 1937, ông bắt đầu hoạt động sân khấu, làm diễn viên, đạo diễn, lưu diễn tại các tỉnh miền Trung... và có hoài bão xây dựng nền sân khâu dân tộc. Cách mạng tháng Tám, ông hào hứng chào đón cách mạng, và lên Việt Bắc tham gia kháng chiến.
Tác giả đã xuất bản: Mấy vần thơ (thơ, 1935); Vàng và máu (truyện, 1934); Bên đường Thiên lôi (truyện, 1936),... Ngoài ra Thế Lữ viết nhiều kịch bản: Cụ Đạo sư ông (kịch, 1946); Đoàn biệt động (1947); Đợi chờ (1949); Tin chiến thắng Nghĩa Lộ (1952); Thế Lữ cũng là dịch giả của nhiều vở kịch của sếch-xpia, Gơ-tơ, Sin-le và Pô-gô-đin,...
Thế Lữ là một trong những nhà thơ hàng đầu của phong trào Thơ mới. Bài Nhớ rừng đã gắn liền với tên tuổi của ông. Nói đến Thế Lữ không thể không nói đến Nhớ rừng.
Sự xuất hiện của phong trào Thơ mới những năm đầu thế kỉ XX đã tạo ra sự bùng nổ mãnh liệt, một cuộc cách mạng thật sự trong địa hạt văn chương, nhất là thơ. Những thể thơ cũ (tiêu biểu từ thơ Đường luật) với khuôn khổ cứng nhắc, niêm luật gò bó đã không dung chứa nổi, không còn phù hợp với những tư tưởng, cảm xúc dào dạt, mới mẻ, lúc nào cũng chỉ chực tung phá. Đổi mới thể thơ, đổi mới hình thức câu thơ, các nhà thơ mới đồng thời đưa vào đó những dòng cảm xúc dạt dào, mạnh mẽ, tựa như những dòng nham thạch bỏng đang tuôn chảy tràn trề. Nhớ rừng là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho trào lưu mới này.
Giới thiệu chung về bài thơ Gấu con chân vòng kiềng
Tham khảo:
1. Tác giả
Tác giả U-xa-chốp sinh năm 1958 tại Mát-xcơ-va. Ông là nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch cho thiếu nhi, có tác phẩm xuất bản từ năm 1985.
2. Tác phẩma. Bố cục
Gồm 2 phần:
Phần 1. 5 khổ thơ đầu: Gấu con vào rừng đi dạo, vấp ngã và bị trêu là chân vòng kiềng.Phần 2. Còn lại: Gấu con chạy về mách mẹ, được mẹ khuyên nhủ và tự tin về đôi chân vòng kiềng.b. Nội dung
Bài thơ kể lại việc một lần chú gấu bị ngã, bị trêu chọc vì chân vòng kiềng nên cậu xấu hổ. Gấu trở về nhà kể cho mẹ, được mẹ khuyên nhủ nên đã lấy được tự tin không hề thấy xấu hổ.
c. Nghệ thuật
Thể thơ năm chữ ngắn gọn, giọng điệu hồn nhiên…
Bài thơ kể lại việc một lần chú gấu bị ngã, bị trêu chọc vì chân vòng kiềng nên cậu xấu hổ. Gấu trở về nhà kể cho mẹ, được mẹ khuyên nhủ nên đã lấy được tự tin không hề thấy xấu hổ. Thể thơ năm chữ ngắn gọn, giọng điệu hồn nhiên
Bài thơ nói về một chú gấu trong một lần bị ngã và bị trêu chọc chân vòng kiềng khiến chú xấu hổ. Chú trở về nhà nghe lời mẹ nói, chú đã lấy lại được tự tin và không hề thấy xấu hổ nữa.
Em hãy viết một bài thơ giới thiệu về bản thân mình
có vài bài cho bn tham khảo
bài văn 1
Mới bước vào cấp hai nên trong lớp có khá nhiều bạn mới, chính vì vậy hôm nay trên lớp, cô giáo bảo mỗi bạn viết một bản tự giới thiệu về bản thân để nộp cho cô giáo bao gồm các thông tin về bản thân và một số thông tin có liên quan khác. Và đây là bản tự giới thiệu về bản thân của em.
Em tên là Lan, họ và tên đầy đủ là Nguyễn Thị Ngọc Lan. Sinh ngày 16/07/2003. Năm nay em mười một tuổi, hiện là học sinh lớp 6A trường trung học cơ sở Tân Khánh, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
Sở thích của em là đọc truyện đặc biệt là truyện Doraemon và thám tử lừng danh Conan, nghe nhạc và xem phim hoạt hình, nghe các bài hát của thiếu nhi. Ngoài ra em còn rất thích đi chơi cùng gia đình như vào các kì nghỉ hè bố mẹ đều đưa em về quê thăm mọi người hoặc tổ chức một chuyến tham quan cùng mọi người trong xóm. Không chỉ đi chơi với gia đình mà còn thích các buổi đi chơi tập trung cùng với lớp như các buổi cắm trại toàn trường, đi dã ngoại do nhà trường tổ chức. Món ăn ưa thích của em là là món sườn xào chua ngọt, đặc biệt là do mẹ em làm. Em còn có một sở thích đặc biệt là sưu tập rất nhiều con búp bê rồi may váy, quần áo cho chúng nó. Hiện giờ nhà em đã có một bộ sưu tập rất nhiều các bé búp bê rất dễ thương. Em còn thích nuôi các loài động vật như chó, mèo nhưng lại rất sợ gián, chuột và một số loài côn trùng khác. Môn học yêu thích của em là môn Ngữ văn và Lịch sử, em thích quan sát mọi vật xung quanh và đưa chúng vào những bài văn của mình, mong muốn tìm hiểu về lịch sử hào hùng của dân tộc, về một thời chiến đấu oanh liệt của ông cha ta.
bài văn 2
Em là một cô học sinh lớp sáu đầy mơ mộng, hồn nhiên với bao nhiêu những ước mơ vĩ đại cùng với nguồn sống đầy mạnh mẽ, dồi dào. Lứa tuổi học sinh chính là tuổi đẹp nhất trong cuộc đời mỗi người, đó là lúc con người ta vô lo vô nghĩ, những suy nghĩ giản đơn, ôm ấp những giấc mơ đẹp. Em cũng như bao bạn học sinh khác, sống đúng với lứa tuổi của mình với những suy nghĩ và hành động vẫn còn những nét ngây thơ, hồn nhiên.
Em tên là Mai Anh. Năm nay em mười hai tuổi và đã là học sinh lớp sáu của trường Trung học cơ sở Nguyễn Huệ. Từ rất lâu rồi em luôn mong muốn có thể thi vào đỗ vào trường và điều đó đã trở thành hiện thực. Đối với em, trường Nguyễn Huệ không chỉ là một mái trường truyền thống trong đào tạo ra rất nhiều thế hệ học sinh. Mà nó còn giống như một ngôi nhà thứ hai là nơi em luôn ngưỡng mộ, yêu mến. Em biết đến ngôi trường này qua những lời kể của các anh chị đi trước. Vì vậy mà giờ đây khi đã trở thành học sinh của trường thì trong em không chỉ có niềm vui sướng mà còn dâng lên biết bao tự hào.
Lớp em học là lớp 6A1, trong lớp có hai mươi lăm thành viên, trong đó chỉ có mười một bạn là nam, còn lại đều là nữ. Tuy có sự chênh lệch về tỉ lệ nam nữ nhưng điều đó không hề ảnh hưởng đến hoạt động học tập cũng như tình bạn giữa chúng em. Em có thể tự hào nhận xét rằng lớp chúng em là một trong lớp đoàn kết nhất trong trường. Sự đoàn kết ấy thể hiện trong quan hệ tốt đẹp giữa học sinh với giáo viên, giữa các thành viên trong lớp với nhau. Vì vậy mà dù là lớp nhỏ nhất trường nhưng tập thể lớp 6A1 của chúng em luôn xếp thứ hạng cao trong danh sách những lớp có thành tích học tập, thi đua xuất sắc nhất trường. Các thành viên trong lớp luôn có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, đoàn kết trong cuộc sống. Em rất yêu lớp của mình, đối với em, thầy cô giáo là những người cha mẹ thứ hai, các thành viên là những anh chị em ruột thịt đầy thân thiết của mình.
Sau đây em sẽ tự giới thiệu về những đặc điểm của bản thân mình. Em là con út trong một gia đình hai chị em gái, vì là con út trong nhà nên em được bố mẹ, ông bà hết mực yêu quý, quan tâm, chị của em tuy chỉ hơn em hai tuổi nhưng luôn nhường nhịn em mọi thứ, dành cho em phần nhiều và những thứ tốt. Có thể nói em rất may mắn khi có một gia đình hạnh phúc, các thành viên yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Gia đình em sống ba thế hệ: gồm có ông bà, bố mẹ và chị em em. Ngôi nhà của gia đình em tuy không lớn, cũng chẳng giàu sang phú quý nhưng lại vô cùng hạnh phúc. Trong nhà không bao giờ ngớt đi tiếng cười, không bao giờ thiếu đi sự ấm áp, hơi ấm của tình thương. Em rất hài lòng đối với cuộc sống của mình.
bài 3
Tôi là Nguyễn Mai Anh, học sinh lớp 6A6, trường THCS (tên trường). Sau đây tôi sẽ giới thiệu đôi nét về bản thân.
Gia đình có bốn người gồm có bốn người: bố, mẹ, tôi và em gái của tôi. Bố tôi tên là Tùng. Năm nay, bố đã bốn mươi lăm tuổi. Bố tôi là bộ đội. Công việc của bố rất bận rộn. Chỉ khi nào được nghỉ phép, bố mới được về thăm gia đình. Chính vì vậy, mọi việc trong gia đình đều do một tay mẹ tôi chăm lo. Mẹ tôi tên là Thu, năm nay bốn mươi tuổi. Mẹ là một giáo viên dạy Toán. Không chỉ xinh đẹp, mẹ còn rất đảm đang. Thành viên nhỏ tuổi nhất trong gia đình là gái của tôi. Bé tên là Nguyễn Thu Hà. Năm nay, bé Hà ba tuổi. Hà rất xinh xắn và đáng yêu. Mỗi ngày đi học về, tôi lại chơi cùng em. Hai chị em tôi rất yêu thương nhau.
Còn ở lớp học, người bạn thân nhất trong lớp học của tôi là Thu Anh. Chúng tôi là bạn cùng lớp, và cũng là hàng xóm của nhau. Còn nhớ có một lần, tôi bị một nhóm bạn nam trong trường bắt nạt. Thu Anh đã chạy đến bảo vệ tôi. Điều ấy khiến tôi vô cùng cảm động. Từ đó, tôi và Thu Anh trở nên thân thiết hơn.
Sở thích của tôi là đọc sách và nghe nhạc. Khi rảnh rỗi, tôi thường đạp xe đến thư viện thành phố để đọc sách. Ngoài ra, tôi cũng rất thích chơi cầu lông. Ước mơ của tôi sau này là có thể trở thành một giáo viên dạy môn Toán. Bởi đó là môn học mà tôi yêu thích nhất. Tôi biết rằng để thực hiện được ước mơ của mình, tôi sẽ phải cố gắng hơn nữa.
Tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc khi luôn được mọi người yêu quý. Bởi vậy, tôi tự hứa với bản thân sẽ cố gắng trở thành một người có ích cho xã hội.