nhận xét thái độ tình cảm của tác giả thể hiện trong đoạn trích "bàn về phép học"
từ tình cảm, thái độ được thể hiện trong bài viết Bàn luận về phép học, hãy nêu cảm nhận của em về tác giả Nguyễn Thiếp
Em có nhận xét gì về thái độ của tác giả trong đoạn trích trên.
Thái độ của tác giả
- Ca ngợi trí tuệ, chiến lược của vua Quang Trung: tài dụng binh như thần, lẫm liệt trong trận chiến…
- Tỏ thái độ căm ghét, khinh thường trước sự thất bại thảm hại của quân giặc.
viết đoạn văn (khoảng 8-10 câu) nêu cảm nhận của em về nhân vật bé hồng trong đoạn trích trong long mẹ của tác giả Nguyên Hồng.(trong đó có sử dụng tình thái từ,gạch chân tình thái từ đó.)
Qua đoạn trích tác giả Viễn Phương đã thể hiện thái độ , tình cảm như thế nào đối với Bác Hồ khi ra viếng lăng Bác
THAM KHẢO
Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà
Miền Nam mong Bác nỗi mong cha
Nỗi mong chờ và ao ước của đồng bào đã được Bác đưa vào thăm không còn nữa! Người đã ra đi mãi mãi để lại bao niềm nuối tiếc trong lòng mỗi người dân Nam Bộ. Viễn Phương - nhà thơ trẻ miền Nam - được vinh dự ra thăm lăng Bác. Tác giả đã thay mặt nhân dân miền nam bày tỏ tình cảm của mình khi đứng trước người cha già dân tộc. Xúc động đến tận đáy lòng, Viễn Phương viết bài “Viếng lăng Bác”. Đây là bài thơ đầu tiên gợi cho em niềm cảm xúc sâu xa nhất.
Cảm xúc đầu tiên ta cảm nhận được từ bài thơ có lẽ vì bài thơ thể hiện được tình cảm chân thành và giản dị của đồng bào Nam bộ muốn nhắn gửi, nhờ Viễn Phương nói hộ nỗi trông chờ và mong đợi Bác vào thăm.
Xúc động nghẹn ngào, mở đầu bài thơ, tác giả viết:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi hàng tre! Xanh xanh Việt Nam
Tình cảm nhà thơ rất chân thành và cũng rất gần gũi. Đối với người chiến sĩ miền Nam được ra thăm lăng Bác là một điều rất vinh dự. chính vì thế tình yêu thương của tác giả đối với Bác rất chân thành. Câu thơ rất ấm áp tình người với cách xưng hô thân mật “con”. Bởi tất cả mọi người đều là những người con trung hiếu của Bác. Tác giả khéo léo chọn hình ảnh cây tre, tạo nên hình ảnh thân thuộc của đất nước để mở rộng bài thơ hơn. Nhắc đến hình ảnh cây tre, ta lại nghĩ tới đất nước, tới dân tộc Việt với bao đức tính cao quý: bất khuất, kiên cường,đầy ý chí mạnh mẽ.
Theo đoàn người, tác giả vào thăm lăng Bác, nhà thơ nhìn thấy:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
“mặt trời” ngày ngày đi qua trên lăng là mặt trời của thiên nhiên, nguồn sáng lớn nhất, rực rỡ. nhưng mặt trời trong lăng còn nhận ra một mặt trời khác “rất đỏ”. Một hình ảnh nhân hóa chan chứa biết bao sự đáng kính đối với Bác Hồ vĩ đại. bằng hình ảnh ẩn dụ, nhà thơ đã ví Bác là “mặt trời”, Người là mặt trời rực đỏ màu cách mạng sẽ mãi mãi chiếu sáng đường chúng ta đi bằng sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người. Đây là nét nghệ thuật sáng tạo của tác giả. Độc đáo nhà thơ còn sáng tạo một hình ảnh khác để gợi ra Bác:
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
Hình ảnh những dòng người đi trong thương nhớ, kết những tràng hoa không chỉ là hình ảnh tả thực so sánh những người xếp hàng dài vào lăng trông như những tràng hoa vô tận. nó còn có ý nghĩa tượng trưng: cuộc đời của họ đã nở hoa dưới ánh sáng Bác. Những bông hoa tươi thắm đó đang đến những gì tốt đẹp nhất. “dâng bảy mươi chín mùa xuân”, hay chính là hình ảnh hoán dụ về con người đã sống bảy mươi chín đời người sống ngập tràn niềm hân hoan như ngày xuân. Ánh sáng nơi Bác được nhà thơ miêu tả như một vầng trăng hiền dịu:
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim
Ánh sáng của những ngọn đèn mờ ảo trong lăng gợi nhà thơ liên tưởng thật thú vị “ánh trăng”. Tác giả đã thể hiện sự am hiểu của mình về Bác qua sự liên tưởng kì lạ đó. Bởi trăng với Bác đã từng vào thơ Bác trong nhà lao, trên chiến trận, giờ đây trăng cũng đến dỗ giấc ngủ ngàn thu cho Người. Với hình ảnh “vầng trăng sáng dịu hiền” nhà thơ còn muốn tạo ra một hệ thống hình ảnh vũ trụ để ví với Bác. Bác của chúng ta là vậy. “mặt trời”, “vầng trăng”, “trời xanh” đó là những cái mênh mông bao la của vũ trụ được nhà thơ ví như cái bao la rộng lớn trong tình thương của Bác. Đó cũng là biểu hiện cho sự vĩ đại, rực rỡ của con người với sự nghiệp của Bác. Biết rằng Bác vẫn sống mãi trong sự nghiệp cách mạng và tâm trí nhân dân như bầu trời xanh vĩnh viễn trên cao. Nhưng nhà thơ vẫn không khỏi thấy đau nhói trong lòng khi đứng trước thi thể Người. “Mà sao nghe nhói ở trong tim”. Nỗi đau như hàng ngàn mũi kim đâm vào trái tim thổn thức của tác giả. Đó là sự rung cảm chân thành của nhà thơ.
Đứng trong lăng Bác, nhưng khi nghĩ đến lúc phải xa Bác, Viễn Phương thấy bịn rịn không muốn dứt. Tình cảm của nhà thơ trong suốt thời gian trên luôn sâu lắng, đau lặng lẽ nhưng đến giây phút này. Viễn Phương không thể nào ngăn được nữa, để cho tình cảm theo dòng nước mắt tuôn trào, dâng lên cao và tha thiết nhất “Mai về miền Nam thương trào nước mắt”. Chỉ nghĩ đến việc về miền Nam, tác giả cũng “tuôn trào nước mắt” luyến tiếc khi chia tay bịn rịn không muốn xa nơi Bác an nghỉ. Ở câu thơ này tác giả không sử dụng nghệ thuật nào, chỉ là lời nói giản dị, là tình thương sâu lắng tự tấm lòng nhưng lại làm cho ta xúc động. Tác giả thay mặt cho nhân dân miền nam bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn với vị cha già dân tộc. Câu nói giản dị ấy làm người đọc thêm hiểu và đồng cảm với cảm xúc Viễn Phương, bởi lời nói đó đều xuất phát từ muôn triệu trái tim bé nhỏ cùng chung nỗi đau không khác gì tác giả. Được gần bác dù chỉ trong phút giây nhưng không bao giờ tác giả muốn xa bác vì Người ấm áp, rộng lớn quá. Ước nguyện thành kính của tác giả cũng là mong ước nguyện chung của những người đã hoặc chưa một lần gặp Bác.
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa ngát hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này
Điệp ngữ “muốn làm” lặp lại nhiều lần trong đoạn thơ thể hiện ước muốn của tác giả. Hình ảnh cây tre lại xuất hiện khép bài thơ một cách khéo léo. Mộ mong ước chân thành của nhà thơ. Tác giả muốn làm con chim hàng ngàn ca hót cho Bác yên ngủ, làm hoa tỏa hương thơm ngào ngạt, cùng muốn đóa hoa khác làm đẹp cho nơi bác yên nghỉ. Và vui sướng nhất khi làm cây tre trung hiếu đứng mãi bên Bác canh chừng cho giấc ngủ Người. Cánh hoa ấy, tiếng chim ấy, cây tre ấy giữ mãi cho Người giấc ngủ yên bình. Viễn Phương nói lên mong ước cũng như ước nguyện tất cả chúng ta muốn gần Bác để lớn lên một chút
Ta bên Người, Người tỏa sáng trong ta
Ta bỗng lớn ở bên Người một chút
Bác của chúng ta là vậy. Người giàu tình thương yêu, giàu đức hi sinh và đời Người vô cùng giản dị. Đất nước ta mất bác như mất người cha vĩ đại, người cha luôn dành cho nhân loại tình thương vô bờ bến.
Bài thơ thật giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, mấy ai đọc bài thơ không thấy rung động trong lòng. Bằng cách sử dụng điêu luyện những biện pháp tu từ một cách sáng tạo, tác giả đã thể hiện tình cảm đằm thắm lại rất giản dị chân thành đối với Bác. Nhà thơ truyền được cảm xúc của mình đến người đọc chính bở cảm xúc của tác giả cũng là cảm xúc của đồng bào nam bộ nói riêng, của dân tộc nói chung.
Tình cảm của nhà thơ và mọi người với Bác trong bài thơ:
- Kính trọng, yêu quý: Cả dân tộc coi Bác là vị Cha già đáng kính. (Cách xưng hô con - Bác).
- Biết ơn: Hình ảnh ẩn dụ "mặt trời trong lăng rất đỏ" để chỉ Bác. Qua đó, tác giả nhấn mạnh công lao trời bể của Bác dành cho dân tộc. Nếu như mặt trời của tự nhiên mang đến ánh sáng, sự sống cho nhân loại thì Bác cũng mang đến ánh sáng của độc lập tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Hình ảnh thơ tô đậm sự kì vĩ, lớn lao của Bác cũng là để thể hiện sự biết ơn, kính trọng của dân tộc dành cho Bác.
- Tiếc thương: Bác đã ra đi song cả dân tộc vẫn một lòng hướng về Bác: "Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ - Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân".
- Tin tưởng Bác vẫn còn sống mãi như trời xanh: "Vẫn biết trời xanh là mãi mãi - Mà sao nghe nhói ở trong tim"
- Mong muốn đi theo con đường của Bác, một lòng một dạ với nhân dân: "Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này".
Nhận xét về thái độ, tình cảm của tác giả đối với nước Mỹ qua văn bản.
Mỹ là một quốc gia đa sắc tộc, đa văn hóa, nhưng ẩn sau đó lại là tình trạng phân biệt sắc tộc, màu da. Vì vậy qua văn bản, tác giả bày tỏ mong muốn tất cả mọi người trên thế giới đều có quyền được sống tự do và bình đẳng. Tác giả thể hiện sâu sắc tình cảm của mình với đất nước Mỹ và người dân Mỹ gốc Phi bị đối xử phân biệt. Vì thế, nước Mỹ cần có những chính sách và hành động quyết liệt.
Em có nhận xét gì về tình cảm của tác giả dành cho thiên nhiên và cách thể hiện tình cảm ấy trong bài thơ?
- Tình cảm của tác giả dành cho thiên nhiên ở đây là tình cảm yêu thiên nhiên say đắm, thả hồn mình vào thiên nhiên, đất trời để cùng cảm nhận những rung động tinh tế nhất của thiên nhiên.
- Cách thể hiện tình cảm ấy trong bài thơ là:
+ Cảm nhận qua thị giác: hình ảnh tiếng chim, hình ảnh nắng vàng, hình ảnh vườn chiều và mảnh trăng vàng.
+ Cảm nhận qua thính giác: âm thanh tiếng chim, âm thanh tiếng ve lìa ngàn, âm thanh “rộn lá thu sang”
nx về thái độ của tác giả thể hiện trong đoạn trích''hồi nhỏ....vầng trăng thành tri kỉ''. qua em rút ra bài học gì cho bản thân
Tham khảo nha em:
- Vầng trăng trở thành người bạn tri kỷ, thành “vầng trăng tình nghĩa” gắn bó trong suốt những năm tháng từ thuở ấu thơ ở quê nhà, đến hồi chiến tranh sống ở rừng. Đến khi về thành phố, sống giữa những tiện nghi hiện đại “quen ảnh điện, cửa gương”, con người bỗng quên đi cái vầng trăng “ngỡ không bao giờ quên” kia, bỗng vô tình với “cái vầng trăng tình nghĩa” kia. Suy ngẫm của nhà thơ trước sự đổi thay của hoàn cảnh sống, khi mà con người từ chiến tranh trở về cuộc sống hoà bình. Những sông, đồng, biển, rừng là hình ảnh tượng trưng, nhưng cũng là hình ảnh thật của những người kháng chiến.
- Nhắc nhở con người cần thuỷ chung với quá khứ, với những điều tốt đẹp của quá khứ, đừng (có mới nới cũ). Nguyễn Duy đã gửi gắm những triết lí về cuộc đời, về thái độ và cách ứng xử của con người với những quá khứ đã qua, thôi thúc con người ta sống có trách nhiệm, tình nghĩa hơn.
4. Bạn có nhận xét thế nào về tình cảm, cảm xúc của tác giả thể hiện qua ngôn ngữ kịch trong Huyện Trìa xử án ?
Sau khi đọc văn bản, có thể thấy tác giả hầu hết tỏ thái độ mỉa mai, châm biếm trước những thói hư tật xấu, cách cư xử giữa các nhân vật.
18. Đối thoại với nhân vật trữ tình/với tác phẩm có nghĩa là:
a. thể hiện thái độ đồng tình (hoặc không) với thái độ, tình cảm của tác giả
b. phân tích cách tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật
c. kể những trải nghiệm trong cuộc sống của bản thân
d. nhận biết chủ để, thông điệp mà tác gia muốn gửi đến cho người đọc
19.Thơ góp phần bồi dưỡng vẻ đẹp nào cho con người?
a. vẻ đẹp tâm hồn
b. vẻ đẹp nhân cách
c. trí tưởng tượng
d. tất cả các ý trên
20. Để cảm, hiểu tư tưởng tình cảm một bài thơ, HS cần:
a. ghi nhớ lời cô bình giảng
b. học tập các bạn giỏi môn văn
c. tự đọc, phân tích, hiểu theo ý mình (ý kiến khác chỉ để tham khảo)
d. đọc, ghi nhớ ý kiến của các nhà phê bình
18. Đối thoại với nhân vật trữ tình/với tác phẩm có nghĩa là thể hiện thái độ đồng tình (hoặc không) với thái độ, tình cảm của tác giả.
- Chọn A.
19. Thơ góp phần bồi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách, trí tưởng tượng cho con người.
- Chọn D: tất cả các ý trên.
20. Để cảm, hiểu tư tưởng tình cảm của một bài thơ học sinh cần tự đọc, phân tích, hiểu theo ý mình (ý kiến khác chỉ để tham khảo).
- Chọn C.