hòa tan 3,2g Fe2O3 trong dd HNO3 10% dư. Tính nồng độ % casc chất trong dd sau p/ư
Hòa tan 16g Fe2O3 trong 150g dd axit clohidric 19.47%. Tính nồng độ % các chất trong dd sau phản ứng.
Trung hòa 200 gam dd NaOH nồng độ 10% bằng dd HCl . Tính nồng độ % chất tan trong dd sau pư
cho 2,4g Fe2O3 hòa tan trong 300g dd H2SO4 dư. tính nồng độ C% của muối dd thu được?
$m_{dd\ sau\ pư} = 2,4 + 300 = 302,4(gam)$
$Fe_2O_3 + 3H_2SO_4 \to Fe_2(SO_4)_3 + 3H_2O$
$n_{Fe_2(SO_4)_3} = n_{Fe_2O_3} = \dfrac{2,4}{160} = 0,015(mol)$
$C\%_{Fe_2(SO_4)_3} = \dfrac{0,015.400}{302,4}.100\% = 1,98\%$
Đun nóng hh gồm 16,8g Fe và 3,2g S trong bình kín không có không khí thu được chất rắn A. Hòa tan A trong 0,5 lít dd HCl nồng độ x (mol/lít) dư thu được hh khí B và dd C
a) Tính % thể tích các khí trong B
b) Trung hòa HCl dư cần 100ml NaOH 2M. Tính CM của HCl đã dùng
(mk lm vt lại đầu bài😊😊)
a, PT: \(Fe+S\underrightarrow{t^o}FeS\)
Ta có: \(n_{Fe}=\dfrac{16,8}{56}=0,3\left(mol\right)\)
\(n_S=\dfrac{3,2}{32}=0,1\left(mol\right)\)
Xét tỉ lệ: \(\dfrac{0,3}{1}>\dfrac{0,1}{1}\), ta được Fe dư.
Chất rắn A gồm Fe dư và FeS.
Theo PT: \(n_{Fe\left(pư\right)}=n_{FeS}=n_S=0,1\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow n_{Fe\left(dư\right)}=0,2\left(mol\right)\)
PT: \(Fe+2HCl\rightarrow FeCl_2+H_2\)
\(FeS+2HCl\rightarrow FeCl_2+H_2S\)
Theo PT: \(\left\{{}\begin{matrix}n_{H_2}=n_{Fe\left(dư\right)}=0,2\left(mol\right)\\n_{H_2S}=n_{FeS}=0,1\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)
Ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất, %V cũng là % số mol.
\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}\%V_{H_2}=\dfrac{0,2}{0,2+0,1}.100\%\approx66,67\%\\\%V_{H_2S}\approx33,33\%\end{matrix}\right.\)
b, Ta có: \(\Sigma n_{HCl\left(dadung\right)}=2n_{Fe}+2n_{FeS}=0,6\left(mol\right)\) (1)
PT: \(NaOH+HCl\rightarrow NaCl+H_2O\)
Ta có: \(n_{NaOH}=0,1.2=0,2\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow n_{HCl\left(dư\right)}=n_{NaOH}=0,2\left(mol\right)\) (2)
Từ (1) và (2) \(\Rightarrow\Sigma n_{HCl}=0,8\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow C_{M_{ddHCl}}=\dfrac{0,8}{0,5}=1,6\left(M\right)\)
Bạn tham khảo nhé!
Hòa tan 32g fe2o3 vào 196g dd h2so4 40%. Xác định nồng độ phần trăm các chất trong dd thứ đc sau phản ứng
\(n_{Fe_2O_3}=\dfrac{32}{160}=0,2\left(mol\right)\)
\(m_{H_2SO_4}=196.40\%=78,4\left(g\right)\Rightarrow n_{H_2SO_4}=\dfrac{78,4}{98}=0,8\left(mol\right)\)
PTHH: Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O
Mol: 0,2 0,6 0,2
Ta có: \(\dfrac{0,2}{1}< \dfrac{0,8}{3}\) ⇒ Fe2O3 hết, H2SO4 dư
mdd sau pứ = 32 + 196 = 228 (g)
\(C\%_{ddFe_2\left(SO_4\right)_3}=\dfrac{0,2.400.100\%}{228}=35,09\%\)
\(C\%_{ddH_2SO_4dư}=\dfrac{\left(0,8-0,6\right).98.100\%}{228}=8,596\%\)
Hòa tan 3,2g CuO vào trong 150g dd H2SO4 10%
a/ viết ptpư xảy ra
b/ tính khối lượng oxit tham gia pư và tính khối lượng muối đồng tạo thành
c/ tính nồng độ phần trăm các chất trong dd thu được
a/ PTHH : CuO + H2SO4 ===> CuSO4 + H2O
0,04 0,04 0,04 ( mol )
b/ mH2SO4= 150 x 10% = 15 gam
=> nH2SO4= 15 : 98 = 0,15 mol
nCuO = 3,2 : 80 = 0,04 mol
Theo pt ta thấy CuO pứ hết, H2SO4 dư.
Ta lập tỉ lệ số mol theo pt:
=> mCuO pứ= 3,2 gam
mCuSO4= 0,04 x 160 = 6,4 gam
c/ mdung dịch thu đc = 3,2 + 150 = 153,2 gam
nH2SO4 dư= 0,15 - 0,04 = 0,11 mol
=> mH2SO4 dư = 0,11 x 98 = 10,78 gam
=> C%H2SO4= 10,78 / 153,2 x 100% = 7,03%
C%CuSO4= 6,4 / 153,2 x 100% = 4,18%
Hòa tan 3,2g \(CuO\) trong 100g dd axit \(H_2SO_4\) 40%
a) Tính khối lượng axit đã pư
b) Bao nhiêu gam muối đồng được tạo thành
c) Tính nồng độ C% của axit trong dd sau pư
a) mCuO= 3,2/80= 0,04(mol)
mH2SO4= 40%.100=40(g)
=>nH2SO4=40/98=20/49(mol)
PTHH: CuO + H2SO4 -> CuSO4 + H2O
Ta có: 0,04/1 < 20/49:1
=> H2SO4 dư, CuO hết -> Tính theo nCuO
=> nH2SO4(P.Ứ)=nCuSO4=nCuO=0,04(mol)
=>mH2SO4(p.ứ)=0,04.98=3,92(g)
b) mCuSO4=0,04.160=6,4(g)
c) mH2SO4(dư)= 40 - 3,92= 36,08(g)
mddsau= 3,2+100=103,2(g)
=>C%ddH2SO4(dư sau p.ứ)= (36,08/103,2).100=34,961%
Hòa tan 32g Fe2O3 vào 218g dd HCl 30% (dư)
a) tính khối lượng muối sắc tạo thành
b) tính nồng độ % của các chất sau phản ứng
a)\(n_{Fe_2O_3}=0,2\left(mol\right)\)
PT:\(Fe_2O_3+6HCl\rightarrow2FeCl_3+3H_2O\)
\(0,2\) \(1,2\) \(0,4\)
\(\Rightarrow n_{FeCl_3}=0,4\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow m_{FeCl_3}=65\left(g\right)\)
b) \(n_{HCl}=\dfrac{218.30\%}{35,5+1}=\dfrac{654}{365}\left(mol\right)\)
Từ PT \(\Rightarrow\)\(n_{HClpư}=1,2\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow n_{HCldư}=\dfrac{654}{365}-1,2=\dfrac{216}{365}\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow m_{HCldư}=21,6\left(g\right)\)
\(m_{dd}=32+218=250\left(g\right)\)
\(C\%_{FeCl_3}=\dfrac{65}{250}.100\%=26\left(\%\right)\)
\(C\%_{HCldu}=\dfrac{21,6}{250}.100\%=8,64\%\)
cho 2,4g Fe2O3 hòa tan trongf 300g dd H2SO4 Dư Tính nồng độ C% của dd Muối thu đươc ??
\(n_{Fe_2O_3}=\frac{2,4}{160}=0,015\left(mol\right)\)
PTHH : Fe2O3 + 3H2SO4 -----> Fe2(SO4)3 + 3H2O
(mol) 0,015 0,045 0,015
\(\Rightarrow m_{Fe_2\left(SO_4\right)_3}=0,045\times400=18\left(g\right)\)
\(\Rightarrow\%Fe_2\left(SO_4\right)_3=\frac{18}{300}\times100=6\%\)