Xác định chủ đề của văn bản và cho biết dựa vào đâu để em xác định như vậy.
Xác định chủ đề của văn bản. Dựa vào đâu mà em xác định như vậy?
- Chủ đề văn bản: Bàn về vẻ đẹp của cốm (cách làm, hương vị và cách thưởng thức cốm).
- Em xác định dựa vào:
+ Nhan đề văn bản
+ Từ ngữ, hình ảnh trong văn bản.
+ Các ý, các câu, các đoạn được triển khai trong văn bản
Chủ đề của văn bản trên là gì? Dựa vào đâu mà em xác định như vậy?
- Chủ đề của văn bản trên: Nét đẹp đặc trưng của “sản vật” dẻ Trùng Khánh.
- Em xác định dựa vào:
+ Nhan đề của văn bản
+ Từ ngữ, hình ảnh trong văn bản.
+ Các ý, các câu, các đoạn được triển khai trong văn bản.
Xác định chủ đề của tác phẩm và cho biết dựa vào đâu để bạn xác định như vậy.
- Chủ đề của tác phẩm là: Một cuộc gặp gỡ trong chiến tranh
- Dựa vào nhan đề và nội dung chính của văn bản.
5. Xác định chủ đề của tác phẩm và cho biết dựa vào đâu để bạn xác định như vậy.
- Chủ đề của tác phẩm là: Một cuộc gặp gỡ trong chiến tranh
- Dựa vào nhan đề và nội dung chính của văn bản.
Đề tài của văn bản trên là gì? Em dựa vào đâu để xác định điều đó?
- Đề tài: Văn hoá Thăng Long (Hà Nội)
- Căn cứ: nhan đề, các luận điểm trong văn bản
Câu 2 (trang 97, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Đề tài của văn bản trên là gì? Em dựa vào đâu để xác định điều đó?
- Đề tài: Văn hóa và con người Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội.
- Qua hai mục trong văn bản, ta dễ xác định được đề tài của văn bản do văn hóa và con người Hà Nội được miêu tả, phân tích và tìm hiểu kĩ lưỡng.
Phân tích văn bản Khan hiếm nước ngọt:
a) Chủ đề của văn bản là gì?
b) Xác định các đoạn văn và chủ đề của mỗi đoạn.
c) Nội dung các đoạn văn phục vụ cho chủ đề của văn bản như thế nào?
d) Dựa vào hiểu biết về các phép liên kết đã học ở tiêu học, hãy chỉ ra và phân tích một phép liên kết câu ở một đoạn văn trong văn bản.
a) Chủ đề của văn bản là sự khan hiếm nước ngọt
b) Các đoạn văn và chủ đề của mỗi đoạn:
- Đoạn 1 (Từ đầu đến … nhầm to): Nhầm tưởng về việc không bao giờ thiếu nước trên trái đất.
- Đoạn 2 (Từ Đúng là bề mặt… đến … trập trùng núi đá): Lí do khan hiếm nước ngọt.
- Đoạn 3 (Còn lại): Phương hướng giải quyết vấn đề khan hiếm nước ngọt.
c) Nội dung các đoạn văn là các luận điểm phục vụ cho chủ đề của văn bản
- Đoạn 1: Giới thiệu nội dung/chủ đề sẽ làm rõ trong văn bản (sự khan hiếm nước ngọt).
- Đoạn 2: nêu lên các bằng chứng để làm rõ chủ đề, chứng minh vì sao nước ngọt khan hiếm.
- Đoạn 3: Đưa ra giải pháp tiết kiệm nước ngọt.
d) Ở đoạn 1, tác giả sử dụng phép liên kết câu thay thế khi chọn những từ đồng nghĩa về biển: đại dương, biển cả,… Ở đoạn kết, câu thứ hai được liên kết với câu thứ nhất bằng phép lặp từ “nước ngọt”.
Căn cứ vào đâu để xác định chủ đề của văn bản "Tôi đi học”?
A. Nhan đề
B. Tên tác giả
C. Các câu văn nhắc tới kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên.
D. A,C đúng.
Xác định luận đề của văn bản và cho biết vì sao bạn xác định như vậy.
- Luận đề của văn bản: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”
- Vì tác giả đã sử dụng luận đề đặt làm tiêu đề cho văn bản, đồng thời nhắc lại nó trong phần mở đầu.
- Các luận điểm trong bài đều tập trung làm sáng rõ cho luận đề: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” với việc chỉ ra vai trò quan trọng của hiền tài, những việc làm khuyến khích hiền tài của các thánh đế minh vương và ý nghĩa của việc khắc bia tiến sĩ.