Kết thúc bài thơ có điều gì bất ngờ?
Câu 5 (trang 75, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)
Đề bài: Kết thúc bài thơ có điều gì bất ngờ?
Kết thúc bài thơ là một câu cảm thán mang ngữ khí bất ngờ, đặc biệt: “Ô, hóa ra toàn những đá trọc đầu…”, thể hiện thái độ bất ngờ về sự xuất hiện của những người lính đảo. Họ được ví như những hòn đá, chịu nắng chịu mưa để bảo vệ cho an nguy tổ quốc.
Kết thúc bất ngờ bằng câu : Bài viết tập:"Tôi đi học" có tác dụng gì đối với tác phẩm (Tôi đi học của Thanh Tịnh)
Vi cach ket thuc rat tu nhien va bat ngo,dong chu toi di hoc vua khep lai bai van ,vua mo ra 1 thoi bau troi moi ,mot the he moi,1 ko gian moi,mot tinh cam moi,tam trang moi cua dua be toi .Do la mot the gioi cua mai truong, thay, co ,ban be cua kho tri thuc
thieu 1 y nua la day con la dong chu the hien chu de cua truyen ngan
Tác giả muốn nói với chúng ta điều gì qua bài thơ? Chọn câu trả lời dưới đây hoặc nêu ý kiến của em.
A. Mỗi chặng đường của cuộc sống có những điều thú vị riêng.
B. Ai cũng sẽ khôn lớn, trưởng thành theo thời gian.
C. Cuộc sống có vô vàn điều bất ngờ ở phía trước.
Ở khổ thơ đầu, điều gì gây bất ngờ với mọi người khi đến Trường Sa?
Ở khổ thơ đầu, màu hoa muống biển gây bất ngờ với mọi người khi đến Trường Sa.
Đọc phần (5) và trả lời các câu hỏi:
a) Tại sao người anh “muốn khóc quá”?
b) Câu nói "Không phải con đâu. Đẩy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy!" cho em hiểu gì về người anh?
c) Điều gì đã tạo nên sự bất ngờ cho kết thúc truyện?
a. Người anh muốn khóc vì cậu cảm thấy ân hận trước những hành động của mình khi nhìn thấy bức tranh vẽ chính mình.
b. Câu nói "Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy!" cho em hiểu rằng thực ra bản chất của người anh không xấu, người anh cảm nhận được tâm hồn và lòng nhân hậu của người em, nhận thấy tình cảm của em gái dành cho mình và từ đó thấy bản thân mình thấy xấu.
c. Điều bất ngờ chính là từ bức tranh của người em gái, về tình cảm của người em dành cho anh, và sự xấu hổ của người anh lúc này.
1Kết thúc truyện hai con búp bê không chia tay muốn nói lên điều gì
2Khi Thủy chia tay lớp học, điều gì khiến em bất ngờ? Chi tiết đó muốn nói lên điều gì
giúp mình với
Trao đổi với bạn: Theo em, âm thanh tiếng lục lạc mở đầu và kết thúc bài thơ gợi nên điều gì? Vì sao?
- Làm cho bài thơ có sự lặp lại, tạo sự hài hòa, cân đối.
- Nhấn mạnh hình tượng của bài thơ: khung cảnh thiên nhiên Đà Lạt trên chuyến xe ngựa.
Cách mở đầu và kết thúc bài thơ có gì đặc biệt?
A. Cấu trúc vòng tròn
B. Đối lập
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Kết thúc của bài thơ sau:
Mai sau,
Mai sau,
Mai sau,
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh.
Hãy cho biết, những câu thơ trên nhằm khẳng định điều gì và cách diễn đạt của nhà thơ có nét gì độc đáo, góp phần khẳng định điều đó
Bài Làm:
Những câu thơ kết thúc bài “Tre Việt Nam” của nhà thơ Nguyễn Duy nhằm khẳng định một màu xanh vĩnh cửu của tre Việt Nam, sức sống bất diệt của con người Việt Nam, truyền thống cao đẹp của con người Việt Nam. Nhà thơ đã khéo léo thay đổi cách ngắt nhịp, ngắt dòng và điệp ngữ ‘’ mai sau” góp phần gợi cảm xúc về thời gian và không gian như mở ra vô tận tạo bao ý thơ âm vang, bay bổng và đem đến cho người đọc những liên tưởng thật phong phú. Từ “xanh” được nhắc lại 3 lần trong dòng thơ với sự kết hợp khác nhau ( xanh tre/ xanh màu / tre xanh) tạo những nét nghĩa đa dạng, phong phú và khẳng định sự trường tồn của màu sắc, của sức sống dân tộc.
T.i.c.k cho tớ nha :)) Cảm ơn nhiều !!!!!!!!!!
- Nhứng câu thơ trên nhằm khẳng định sự trường tồn, màu xanh bất diệt của tre xanh
- Cách diến đạt có nét độc đáo, góp phần khẳng định điều đó là: từ mai sau được lặp lại 3 lần; tre,xanh được lặp lại và 3 dòng đầu vốn là 1 câu thơ được tác giả tách thành 3 dòng
Đáp án tham khảo:
Những câu thơ trong phần kết của bài “Tre Việt Nam” nhằm khẳng định một màu xanh vĩnh cửu của tre Việt Nam, qua đó khẳng định sức sống bất diệt của con người Việt Nam, truyền thống cao đẹp của dân tộc Việt Nam.
Bằng cách thay đổi cách ngắt nhịp và ngắt dòng (Mai sau/ Mai sau/ Mai sau/ ), với biện pháp sử dụng điệp ngữ “Mai sau”, tác giả đã khiến cho người đọc có cảm giác như thời gian và không gian được mở ra vô tận, khiến cho ý thơ âm vang, bay bổng và đem đến cho người đọc những liên tưởng phong phú. Với việc sử dụng từ “xanh” 3 lần trong dòng thơ với những sự kết hợp khác nhau (xanh tre, xanh màu, tre xanh), tác giả đã tạo ra những nét nghĩa đa dạng, phong phú và khẳng định sự trường tồn của màu sắc, của sức sống của tre cũng như của dân tộc Việt Nam.