Những câu hỏi liên quan
Buddy
Xem chi tiết
Thanh An
5 tháng 3 2023 lúc 1:35

Đề 4: Những điều cần chú ý khi tham gia lễ hội ở Việt Nam

Dàn ý

     Theo thống kê của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, hiện cả nước có 7.966 lễ hội, trong đó có 7.039 lễ hội dân gian, 332 lễ hội lịch sử - cách mạng, 544 lễ hội tôn giáo và gần 30 lễ hội du nhập. Ngoài ra, còn những lễ hội nội bộ như ngành, địa phương, đơn vị, dòng họ... Lễ hội có thể nói chính là một nét đẹp văn hóa dân tộc trong tâm thức người Việt. Hằng năm, nhất là vào những dịp đầu xuân năm mới, người đi trẩy hội rất đông.

(Hình ảnh người tham gia lễ hội ở Việt Nam)

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách “trẩy hội” sao cho “văn minh”, “đúng cách”. Dưới đây là một số lưu ý khi tham gia lễ hội ở Việt Nam:

- Hiểu rõ văn hóa lịch sử lễ hội bạn muốn tham dự

- Lựa chọn trang phục phù hợp

- Tuân thủ các quy tắc tại nơi tổ chức lễ hội

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
25 tháng 5 2018 lúc 1:53

Bàn luận về vấn đề Bạo lực học đường

MB: Những hành động, lời nói bậy bạ, thô bạo, thậm chí hành động bạo lực thân thể của bạn đang diễn ra phổ biến ở trường học

TB:

* Khái niệm bạo lực học đường

- Bạo lực học đường là hành vi cư xử thô bạo, thiếu tính nhân văn

- Cách ứng xử không thể hiện tính văn minh của thế hệ học sinh có giáo dục

* Biểu hiện

- Lăng mạ, xúc phạm, dùng lời lẽ thô tục đối với bạn bè

- Làm tổn thương tới tinh thần bạn bè

- Thầy cô xúc phạm tới học sinh

- Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô

* Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bạo lực học đường

- Ảnh hưởng từ môi trường bạo lực , thiếu văn hóa

- Chưa có sự quan tâm của gia đình

- Giáo dục nhà trường chưa hiệu quả

* Nguyên nhân

- Ảnh hưởng từ môi trường bạo lực, thiếu văn hóa

- Chưa có sự quan tâm từ gia đình

- Xã hội dửng dưng trước những hành động bạo lực

* Hậu quả

Với người bị bạo lực:

- Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất

- Khiến gia đình đau thương, bất ổn

Bới người gây ra bạo lực

- Phát triển không toàn diện

- Mọi người xa lánh, chê trách

* Biện pháp

- Nhà trường cần có biện pháp giáo dục, nâng cao nhận thức của học trò

- Cha mẹ không chăm lo, quan tâm tới con

- Bản thân học sinh không có ý thức về việc bảo vệ bản thân

Kết bài

Khẳng định cần phải đẩy lùi nạn bạo lực học đường ra khỏi trường học

Bình luận (0)
Xem chi tiết
NeverGiveUp
14 tháng 1 lúc 8:54

 

Thói quen lười biếng trong học tập không chỉ là một thách thức cá nhân mà còn là một vấn đề đáng lo ngại đối với học sinh hiện nay. Hậu quả của thói quen này không chỉ làm suy giảm hiệu suất học tập mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của học sinh. Đầu tiên, việc lười biếng khiến cho họ thiếu lòng tự giác và sự trách nhiệm với việc học. Thay vì chủ động tìm kiếm kiến thức mới và nâng cao kỹ năng, họ thường lạc quan vào con đường thuận lợi và thoải mái.

 

Thói quen lười biếng còn tác động tiêu cực đến tinh thần và tâm lý của học sinh. Những người này thường trải qua tình trạng căng thẳng và lo lắng khi đối mặt với những bài kiểm tra và deadline. Tình trạng này không chỉ làm giảm động lực mà còn ảnh hưởng xấu đến tư duy sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề của họ.

Hậu quả của thói quen lười biếng không chỉ giới hạn trong thời kỳ học sinh mà còn kéo dài đến tương lai nghề nghiệp. Những người có thói quen này thường khó có thể tự lập, tự quản lý công việc và gặp khó khăn khi đối mặt với môi trường làm việc chuyên nghiệp. Đồng thời, sự thiếu kiên thức và kỹ năng cần thiết cũng là những thách thức lớn khi họ bước vào thế giới công việc.

 

Do đó, để xây dựng một tương lai tích cực, học sinh cần phải nhận thức về hậu quả tiêu cực của thói quen lười biếng và hành động để khắc phục. Tự chủ, đặt mục tiêu cụ thể, và xây dựng lịch trình học tập có thể là những bước khởi đầu để vượt qua thói quen lười biếng, từ đó giúp họ phát triển toàn diện và tự tin hơn trong cuộc sống.

Bình luận (0)
BÍCH THẢO
14 tháng 1 lúc 17:13

Thói quen lười biếng đối với học sinh hiện nay có thể gây ra nhiều hậu quả tiêu cực. Trước tiên, nó ảnh hưởng đến hiệu suất học tập của chúng ta. Khi chúng ta lười biếng và không chịu cố gắng, kết quả là chúng ta không thể hoàn thành bài tập, làm bài kiểm tra hoặc hiểu bài giảng một cách tốt nhất. Điều này có thể dẫn đến việc điểm số kém, thiếu kiến thức và cảm giác tự ti. Hơn nữa, thói quen lười biếng cũng ảnh hưởng xấu đến sự phát triển cá nhân của chúng ta. Khi chúng ta không có đủ động lực hoặc ý chí để hoàn thành các nhiệm vụ học tập, chúng ta không học cách vượt qua khó khăn, không rèn luyện sự kiên nhẫn và không phát triển kỹ năng tự quản lý thời gian. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng thành công của chúng ta trong tương lai và khó khăn trong việc đạt được mục tiêu cá nhân. Một hậu quả khác của thói quen lười biếng là sự thiếu trách nhiệm và đạo đức. Khi chúng ta không chịu cố gắng và làm việc chăm chỉ, chúng ta không thể hoàn thành các nhiệm vụ được giao và không đáp ứng được các kỳ vọng của người khác. Điều này có thể dẫn đến sự mất lòng tin, mất động lực và thậm chí là sự mất mát mối quan hệ xã hội. Cuối cùng, thói quen lười biếng cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta. Khi chúng ta không hoạt động đủ và không duy trì một chế độ sống lành mạnh, chúng ta có thể gặp các vấn đề về sức khỏe như béo phì, yếu đuối và căng thẳng. Điều này có thể làm giảm khả năng tập trung và gây rối cho quá trình học tập.Tóm lại, thói quen lười biếng đối với học sinh hiện nay có nhiều hậu quả tiêu cực. Nó ảnh hưởng đến hiệu suất học tập, sự phát triển cá nhân, trách nhiệm và đạo đức, cũng như sức khỏe. Chúng ta cần nhận thức về các hậu quả này và cố gắng vượt qua thói quen lười biếng để đạt được thành công và sự phát triển bản thân.

Bình luận (0)
Hằng
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
28 tháng 9 2023 lúc 10:18

Văn bản Vẻ đẹp của bài thơ "Tiếng gà trưa" là một văn bản nghị luận văn học đã phân tích những đặc sắc nghệ thuật và nội dung của bài thơ Tiếng gà trưa, giúp người đọc cảm nhận sâu sắc hơn về tác phẩm của Xuân Quỳnh. Tác giả của văn bản - Đinh Trọng Lạc đã lần lượt phân tích nghệ thuật trong các khổ thơ. Sự ấn tượng của tôi dồn cả vào việc tác giả phân tích khổ thơ cuối. Ở khổ thơ cuối, anh chiến sĩ thốt lên tiếng gọi Bà ơi thật cảm động. Đó là tình cảm chất chứa lâu ngày nay được phát tiết. Việc Xuân Quỳnh để cho từ Vì ở đầu các dòng thơ lặp lại nhiều lần đã góp phần biểu hiện ý chí chiến đấu mạnh mẽ của người cháu - chiến sĩ. Đó là vì Tổ quốc, vì nhân dân mà trong đó bao gồm cả những người thân yêu trong gia đình, mà sâu sắc nhất là người bà với biết bao kỉ niệm tuổi thơ êm đẹp.

- Một vị ngữ được mở rộng bằng cụm chủ vị: "một văn bản nghị luận văn học đã phân tích những đặc sắc nghệ thuật và nội dung của bài thơ Tiếng gà trưa, giúp người đọc cảm nhận sâu sắc hơn về tác phẩm của Xuân Quỳnh.".

- Một chủ ngữ được mở rộng bằng cụm chủ vị: "Việc Xuân Quỳnh để cho từ Vì ở đầu các dòng thơ lặp lại nhiều lần".

Bình luận (0)
Đoàn Vũ Hải Yến
Xem chi tiết
Thảo Phương
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
30 tháng 1 lúc 21:51

Khi viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học hoặc tác phẩm nghệ thuật, chúng ta cần lưu ý:

- Xác định rõ tư tưởng, quan điểm, ý kiến…. được đặt ra trong xã hội/ tác phẩm.

- Cần diễn đạt một cách rõ ràng, nhất quán và cụ thể.

- Xác định đúng luận điểm, luận cứ và các luận điểm, luận cứ phải rõ ràng, hợp lí.

- …

Bình luận (0)
Tam Nguyen
Xem chi tiết
Lê Phương Mai
20 tháng 1 2022 lúc 21:07

Refer:

Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Vậy, bản chất của ô nhiễm môi trường là gì? Đó là sự thay đổi tính chất của môi trường, khiến một hoặc nhiều chỉ số vật lí, hóa học vượt ngưỡng cho phép. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng này là do các hoạt động thiếu ý thức của con người: không xử lí rác thải đúng cách, sử dụng quá nhiều hóa chất bảo vệ thực vật hay đơn giản hơn là vứt rác bừa bãi… Ô nhiễm môi trường đã trở thành một vấn nạn toàn cầu, để lại những hậu quả khôn lường cả trước mắt và lâu dài. Sự can thiệp thô bạo của con người vào tự nhiên đã hủy hoại cân bằng sinh thái, cướp đi môi trường sống và đẩy nhiều loài động, thực vật tới nguy cơ tuyệt chủng. Đồng thời, hiệu ứng nhà kính đang xảy ra với cường độ ngày càng mạnh, khiến nhiệt độ Trái Đất tăng ở mức kỉ lục, kéo theo một loạt hệ lụy: biến đổi khí hậu, nước biển dâng, đất đai bị nhấn chìm… Nhưng có lẽ, đối tượng chịu tác động lớn nhất từ hiện tượng này chính là sức khỏe con người với sự gia tăng chóng mặt của các căn bệnh liên quan trực tiếp tới yếu tố môi trường: ung thư, lao phổi, và dị tật ở trẻ sơ sinh. Đã đến lúc, chúng ta cần chung tay chống lại ô nhiễm môi trường bằng các hành động cụ thể: sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, ưu tiên các sản phẩm thân thiện với môi trường, tích cực tham gia vào hoạt động của các tổ chức quốc tế, lên án gay gắt những hành vi hủy hoại môi trường… Bảo vệ môi trường không chỉ là công việc của chính phủ hay các nhà khoa học. Đó là nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của tất cả chúng ta.

Bình luận (1)
hoa minh
Xem chi tiết