Chỉ ra một số biểu hiện của đặc điểm thể loại hồi kí trong đoạn trích.
Đặc điểm của thể hồi kí được thể hiện ở văn bản này như thế nào? Hãy chỉ ra một số biểu hiện cụ thể.
- Đặc điểm của hồi kí được thể hiện qua việc nó tái hiện lại những sự việc xảy ra trong quá khứ, thể hiện tâm trạng thái độ của nhân vật.
- Có tính xác thực vì sự việc được ghi lại trong quãng thời gian cụ thể mốc thời gian các năm tháng được ghi lại rất rõ ràng địa điểm cụ thể nhân vật cụ thể.
Nhân vật Hê-ra-clét trong đoạn trích là người như thế nào? Hãy phân tích đặc điểm của nhân vật này qua một số biểu hiện cụ thể.
- Nhân vật Hê-ra-clet là người dũng cảm, thông minh và giàu nghị lực
+ Dũng cảm: giao đấu với Ăng-tê, giương cung bắn đại bàng giải phóng cho Pro-mê-tê.
+ Thông minh: lấy được quả táo vàng và khiến thần Át-lát mắc lừa
+ Nghị lực: vượt qua bao khó khăn, thử thách nhưng chưa từng nản chí.
Chỉ ra những biểu hiện tâm trạng của nhân vật kép Tư Bền trong đoạn trích từ “Một hồi chuông vừa dứt.” đến hết.
- Những biểu hiện tâm trạng của nhân vật kép Tư Bền:
+ Mất hồn, gượng ép làm trò cho mọi người cười: đứng thần người ra như phỗng, lại phải hò, phải hét, phải dằn từng tiếng, phải ngân từng câu, phải làm những điệu bộ, phải cười ha hả như cảnh thứ nhất.
+ Thương xót, lo lắng nhưng không thể ở cạnh cha lúc cần thiết: còn gì đau đớn hơn tin ấy nữa! Anh Tư Bền bỗng ứa hai hàng nước mắt, rồi khóc nức khóc nở … ruột anh càng nhàu như dưa, xót như muối!
+ Muốn về với cha thật nhanh: làm cho anh ruột càng như thiêu như đốt, trong khi anh đương rối beng nghĩ đến cha anh.
7. Chỉ ra những biểu hiện tâm trạng của nhân vật kép Tư Bản trong đoạn trích từ “Một hồi chuông vừa dứt." đến hết.
Đọc tham khảo hí =)))
- Những biểu hiện tâm trạng của nhân vật kép Tư Bền:
+ “Anh Tư Bền lững thững bước ra, cúi đầu chào, rồi đứng thần người ra như phỗng đến một lúc”: mất hồn.
+ “Anh lại phải hò, phải hét, phải dằn từng tiếng, phải ngân từng câu, phải làm những điệu bộ, phải cười ha hả như cảnh thứ nhất”: gượng ép, nhưng vì tiền nợ, vì người cha đang ốm, anh vẫn gắng gượng tiếp tục làm trò cho mọi người cười.
+ “Còn gì đau đớn hơn tin ấy nữa! Anh Tư Bền bỗng ứa hai hàng nước mắt, rồi khóc nức khóc nở”: thương xót cha nhưng anh bất lực, không thể ở cạnh cha lúc này.
+ “Mà càng thấy vắng bặt tin nhà, ruột anh càng nhàu như dưa, xót như muối!”: lo lắng, sốt ruột.
+ “”…Làm cho anh ruột càng như thiêu như đốt”, “trong khi anh đương rối beng nghĩ đến cha anh”: ngày càng sốt ruột thêm, rối rắm, muốn nhanh chóng trở về với người cha.
Câu 3 (trang 18, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Nhân vật Hê-ra-clét trong đoạn trích là người như thế nào? Hãy phân tích đặc điểm của nhân vật này qua một số biểu hiện cụ thể.
Nhân vật Hê-ra-clét là người anh hùng có trí tuệ thông minh, năng lực phi thường, người có ý chí, nghị lực và có trái tim nhân hậu.
- Năng lực phi thường thế hiện qua hành trình chàng đi tìm táo vàng phải đối mặt với rất nhiều thử thách và cuộc chiến nhưng chàng đều giành chiến thắng.
- Trí tuệ của Hê-ra-clét thế hiện lần thứ nhất là khi giao đấu với thần Ăng-tê. Lần thứ hai là đối phó với âm mưu của thần Át-lát khi vị thần này định trao luôn sứ mệnh đỡ bầu trời cho chàng, chàng đã nhanh trí đã nhận ra âm mưu ấy và tương kế tựu kế để có thể trở về.
- Ý chí nghị lực của Hê-ra-clét được thể hiện roc nét qua hành trình đằng đẵng mà chàng đã trải qua (lên cực Bắc, qua sa mạc), mù mịt (không biết cây táo vàng ở đâu), đầy thử thách và nguy hiểm rình rập nhưng chàng không hề chùn bước, quyết tâm thực hiện nhiệm vụ đến cùng.
- Hê-ra-clét còn là người anh hùng có trái tim nhân hậu, chàng đã chiển đấu với con đại bàng to lớn để cứu thần Prô-mê-tê.
Hãy làm sáng tỏ một đặc điểm nổi bật của thể loại sử thi được thể hiện trong đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây.
- Đề tài: Kể về những sự kiện có ý nghĩa trọng đại với dân tộc, diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân thời cổ đại
- Chiến thắng Mtao Mxay việc Đăm Săn đánh tù trưởng Mtao Mxay cứu Hơ Nhị về. Đoạn trích tuy kể về chiến tranh nhưng vẫn hướng tới cuộc cống thịnh vượng no đủ, giàu có, hướng về sự đoàn kết, thống nhất và sự lớn mạnh của cộng đồng tộc người.
a. Anh (chị) hãy chỉ ra những yếu tố mang tính quy phạm và sự sáng tạo trong tính quy phạm ở bài Câu cá mùa thu.
b. Chỉ ra điển tích, điển cố trong các trích đoạn đã học.
c. Bút pháp tượng trưng thể hiện thế nào qua Bài ca ngắn đi trên bãi cát.
d.
- Nêu một số tác phẩm văn học trung đại mà tên thể loại gắn với tác phẩm.
- Đặc điểm về hình thức nghệ thuật của thơ đường luật. Tính chất đối được thể hiện như thế nào trong bài thơ thất ngôn bát cú.
a, Yếu tố mang tính quy phạm, sáng tạo trong bài “Câu cá mùa thu”- Nguyễn Khuyến:
- Nội dung: đề tài cuộc sống nông thôn. Cảnh ao, làng quê phá vỡ tính quy phạm văn trung đại
+ Giá trị nhân văn giữa thiên nhiên, đời sống con người với hình tượng thơ chân thực, gần gũi, sinh động
- Nghệ thuật: Bài thơ viết bằng chữ Nôm, có thể biểu lộ sâu sắc, tế nhị tâm hồn người Việt
+ Các từ ngữ: sử dụng vần điệu đem lại bài thơ sức biểu cảm lớn khi tả thiên nhiên, tâm trạng
b, Điển tích, điển cố
- Truyện Lục Vân Tiên
+ Kiệt, Trụ, Lệ, U, Ngũ bá: Là những triều đại trong lịch sử Trung Quốc với những ông vua hoang dâm, vô đạo, những thời đại đổ nát, hoang tàn ⇒ nhấn mạnh sự “ghét” của ông quán
- Khổng Tử, Nhan Tử, Gia Cát, Nguyên Lượng, Hàn Vũ, Liêm, Lạc (những điển tích về người có tài, có đức nhưng chịu cuộc đời vất vả, bị gièm pha) khẳng định tấm lòng ông Quán về tình yêu thương
* Bài ca ngất ngưởng
- Phơi phới ngọn đông phong, Hàn Dũ… người sống tiêu dao ngoài danh lợi, thể hiện sự ngất ngưởng bản thân sánh với những bậc tiền bối
* Bài ca ngắn đi trên bãi cát:
- Ông tiên ngũ kĩ, danh lợi: Cao Bá Quát thể hiện sự chán ghét danh lợi tầm thường
c, Bút pháp nghệ thuật: thiên về ước lệ, tượng trưng trong Bài ca ngắn đi trên bãi cát
+ Bút pháp ước lệ tượng trưng sử dụng hiệu quả, hình ảnh bãi cát như con đường danh lợi nhọc nhằn, gian khổ
+ Những người tất tả đi trên cát là những người ham công danh, sẵn sàng vì nó chạy ngược xuôi
+ Nhà thơ gọi đường mình đi là đường cùng- con đường công danh vô nghĩa, không giúp ông đạt được lý tưởng cao đẹp
- Các tác phẩm có tên thể loại gắn với tên tác phẩm
+ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
+ Bài ca ngất ngưởng
+ Chiếu dời đô
+ Bình Ngô đại cáo
+ Hịch tướng sĩ
+ Hoàng lê nhất thống chí
+ Thượng kinh kí sự
+ Vũ trung tùy bút
- Đặc điểm hình thức thơ Đường
+ Quy tắc phức tạp được thể hiện 5 điều: Luật, Niêm, Vần, Đối, Bố cục
+ Nguyên tắc đối âm, đối ý, ý nghĩa lần lượt là những chữ thứ nhất, thứ 2, thứ 3… của các câu trên đối với câu dưới về cả âm và ý
+ Người ta quy ước nhất tam ngũ bất luật ( chữ thứ nhất, ba, năm không cần theo luật)
* Đối trong thơ thất ngôn bát cú
+ Đối âm (luật bằng trắc): Luật thơ Đường căn cứ trên thanh bằng, trắc và dùng các chữ 2-4-6 và 7 xây dựng luật
+ Nếu chữ thứ 2 câu đầu tiên dùng thanh bằng thì gọi là “luật bằng”, nếu là thanh trắc gọi là “luật trắc”
+ Chữ thứ 2 và thứ 6 phải giống nhau về thanh điệu, chữ thứ 4 phải khác hai chữ kia. Một câu thơ Đường không theo quy định được gọi “thất luật”
- Đối ý: trong thơ Đường luật ý nghĩa câu 3- 4 đối nhau, câu 5-6 đối nhau
+ Thường đối về sự tương phản, sự tương đương trong cách dùng từ ngữ
+ Đối cảnh: trên đối dưới, cảnh động đối cảnh tĩnh
+ Thơ Đường các câu 3- 4 hoặc 5- 6 không đối nhau thì được gọi là “thất đối”
Câu 4 (trang 25, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Hãy làm sáng tỏ một đặc điểm nổi bật của thể loại sử thi được thể hiện trong đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây.
– Đặc điểm nổi bật của thể loại sử thi được thể hiện trong đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây:
Nhân vật trung tâm của sử thi là nhân vật anh hùng: Anh hùng văn hóa và anh hùng chiến trận. So với thần thoại và truyền thuyết, nhân vật sử thi có nhiều lớp người, nhiều thế hệ. Trong câu chuyện này, nhân vật Đăm Săn có đầy đủ các yếu tố đó – một vị thủ lĩnh anh hùng
Nhân vật chính của sử thi anh hùng là anh hùng chiến trận. Phẩm chất cao quí của nhân vật là lòng dũng cảm xả thân vì cộng đồng trong việc chiến đấu chống kẻ thù và chinh phục thiên nhiên. Con người anh hùng có vẻ đẹp cường tráng của thể chất. Nhân vật anh hùng là hiện thân của ý chí và sức mạnh cộng đồng. Đó là hình tượng khái quát hóa, lý tưởng hóa, mang ý thức và sức mạnh cộng đồng.
- Phương thức biểu đạt trong văn bản
- Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ
- Nêu thể thơ
- Chỉ ra và nêu ý nghĩa của chi tiết, hình ảnh trong đoạn
- Thái độ, tình cảm, quan điểm của tác giả trong đoạn trích, trong một câu, một hình ảnh nào đó
của bài "Tự Tình 2" của Hồ Xuân Hương, "Câu cá mùa thu" của Nguyễn Khuyến, "Thương vợ" của Trần Tế Xương.