Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Trúc Mai
Xem chi tiết
Hà Đức Thọ
23 tháng 2 2016 lúc 20:27

Câu trả lời đây bạn nhé.

Câu hỏi của Nguyễn Lê Phương Huỳnh - Học và thi online với HOC24

T MH
24 tháng 2 2016 lúc 9:20

mình có một số gợi ý:        

‐không nên đóng nước thật đầy so với chai vì khi trời nắng nước nở ra , thể tích tăng lên . tuy chai cũng nở , thể tích tăng lên . nhưng hệ nở vì nhiệt của chất lỏng lớn hơn chất rắn . nên nước nở nhiều hơn chai mà chai lại không có chỗ để nước nở ra . sẽ sinh ra một lực rất lớn , làm bung nắp chai

 ‐không nên rót nước sôi đột ngột vào những ly thủy tinh thông thường có thành dày thì sẽ bị vỡ vì :khi rót nước sôi đột ngột vào thành li dày , thành thủy tinh phía trong tăng nhiệt độ làm thành bên trong dãn nở vì nhiệt nhiều . thành bên ngoài không tiếp xúc trực tiếp với nước sôi vì ta chỉ rót nước bên trong dẫn đến nhiệt độ của thành bên ngoài thấp hơn nên co lại . thành bên trong nở, còn thành ngoài co lại . chính sự mâu thuẫn này làm cho thành ly vỡ ra.còn đối với thành ly mỏng thì khoảng cách ngăn cách giữa hai thành ly rất nhỏ nên cách nhiệt rất ít dẫn đến dãn nở vì nhiệt đồng đều nên không vỡ.

Pé iu
28 tháng 2 2016 lúc 21:40

Khi bơm căng lốp xe đạp, không nên để ngoài trời nắng, nếu để ngoài trời nắng thì thế khí sẽ bị nở ra và sẽ nổ lốp. Cách phòng tránh là đập mẹ nó xe ra

Buddy
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
28 tháng 8 2023 lúc 19:15

Dàn ý

1. Mở đầu

- Nêu vấn đề (đề tài) được lựa chọn để nghiên cứu: đặc điểm hình thức thơ Đường Luật qua một số bài thơ trung đại đã học.

- Nêu lí do, mục đích, phương pháp nghiên cứu.

+ Lí do: bản thân cảm thấy hứng thú với thơ Đường luật sau khi được học và tìm hiểu qua một số bài thơ trung đại.

+ Mục đích: giúp mọi người hiểu rõ và hứng thú khi học thơ Đường luật.

+ Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu qua sách vở.

2. Nội dung

- Giới thiệu một số bài thơ Đường luật đã học hoặc được biết đến.

- Phân tích bố cục chung của một bài thơ Đường luật qua một số bài thơ đã tìm hiểu.

- Giới thiệu về quy luật vần, đối, niêm, luật trong thơ Đường luật.

3. Kết luận

Khái quát, tổng hợp các vấn đề đã trình bày.

Quoc Tran Anh Le
28 tháng 8 2023 lúc 19:17

Bài làm

     PGS - TS Lã Nhâm Thìn từng nhận xét: “Thơ Nôm Đường luật là một trong những thể loại độc đáo và đạt được nhiều thành tựu lớn bậc nhất của văn học Việt Nam. Có nhiều tác giả, cũng có rất nhiều những đỉnh cao giá trị văn học thuộc về thơ Nôm Đường luật”. Quả thật, thơ Nôm Đường luật là một thể loại “có một không hai”, nó dường như luôn có ma lực hấp dẫn khiến không ít những người tâm huyết với nó đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu nhằm tìm ra ngọn nguồn của sức hấp dẫn ấy. Và chúng tôi cũng không phải là một ngoại lệ. Thơ Nôm Đường luật là một “thể loại có nguồn gốc ngoại lai”, chịu ảnh hưởng sâu sắc của thể loại thơ Đường luật Trung Quốc. Song, ảnh hưởng mà không bị “hoà loãng”, “hòa tan”. Trên bước đường dân chủ hóa, dân tộc hoá nền văn học Việt Nam, cha ông ta một mặt tiếp thu những thành tựu văn học của thơ Đường, mặt khác không ngừng Việt hoá, sáng tạo nhằm biến nó thành một di sản văn học mang đậm dấu ấn phong cách con người trung đại Việt Nam. Trong quá trình học tập, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu về quá trình tiếp thu, Việt hoá và sáng tạo thể thơ Đường luật trong thơ Nôm của dân tộc, song xuất phát từ hệ thống cơ bản của đặc trưng thể loại thơ Đường luật thì chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập một cách sâu sắc. Với tư cách người nghiên cứu khoa học về kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thức thơ Đường Luật qua một số bài thơ trung đại đã học như: Qua đèo Ngang, Bạn đến chơi nhà, Bánh trôi nước,... Một mặt, để làm quen với các thao tác nghiên cứu văn học, mặt khác đây cũng là cơ hội để tiếp cận với một hiện tượng văn học vốn rất hấp dẫn và phong phú của nền văn học trung đại Việt Nam.

   Thơ đường luật hay còn được gọi với cái tên là thơ luật đường. Đây là một thể thơ đường với các luật được xuất hiện từ thời nhà Đường của Trung Quốc. Là một trong những dạng thơ đường phát triển rất mạnh mẽ không chỉ trên chính quê hương của nó mà còn nổi tiếng ở một số đất nước lân cận với tư cách là thể loại thơ tiêu biểu nhất của nhà Đường nói riêng và tinh hoa của thi ca Trung Hoa nói chung. Người ta còn gọi thơ Đường luật là thơ cận thể để đối lập và phân biệt với thể loại thơ cổ thể được sáng tác không tuân theo các luật ấy. Thơ Đường luật có một hệ thống các quy tắc rất phức tạp, những quy tắc này được thể hiện ở 5 điều sau: Niêm, Luật, Đối, Vần và Bố cục. Xét về hình thức thì thơ đường luật được chia thành các dạng như: Thất ngôn bát cú: tám câu, mỗi câu sẽ có 7 chữ. Đây được xem là dạng phổ biến nhất của thể thơ Đường luật. Thất ngôn tứ tuyệt: 4 câu, mỗi câu 7 chữ. Ngũ ngôn bát cú: 8 câu, mỗi câu 5 chữ. Ngũ ngôn tứ tuyệt: 4 câu, mỗi câu 5 chữ. Ngoài những dạng được kể trên thì còn rất nhiều dạng không phổ biến khác. Người Việt Nam khi làm thơ đường luật cũng hoàn toàn tuân theo những nguyên tắc này.

     Luật thơ Đường căn cứ trên thanh bằng và thanh trắc, và dùng các chữ thứ 2-4-6 và 7 trong một câu thơ để xây dựng luật. Thanh bằng gồm các chữ có dấu huyền hay không dấu; thanh trắc gồm các dấu: sắc, hỏi, ngã, nặng.

     Nếu chữ thứ 2 của câu đầu tiên dùng thanh bằng thì gọi là bài có "luật bằng"; nếu chữ thứ 2 câu đầu dùng thanh trắc thì gọi là bài có "luật trắc". Trong một câu, chữ thứ 2 và chữ thứ 6 phải giống nhau về thanh điệu, và chữ thứ 4 phải khác hai chữ kia. Ví dụ, nếu chữ thứ 2 và 6 là thanh bằng thì chữ thứ 4 phải dùng thanh trắc, hay ngược lại. Nếu một câu thơ Đường mà không theo quy định này thì được gọi "thất luật".

     Ví dụ: xét câu "Bước tới đèo Ngang bóng xế tà" trong bài Qua Đèo Ngang của Bà huyện Thanh Quan, có các chữ "tới" (thứ 2) và "xế" (thứ 6) giống nhau vì đều là thanh trắc còn chữ "Ngang" là thanh bằng thì đó là bài thất ngôn bát cú luật trắc.


 Soạn văn 10, ngữ văn 10 Cánh Diều  Bài 2: Thơ Đường luật
Soạn bài Viết báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Cánh Diều - chi tiết

arrow_forward_iosĐọc thêm

Play


00:00
00:29
01:00
Unmute
Play
Đề bài

Em hãy viết báo cáo kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thức thơ Đường Luật qua một số bài thơ trung đại đã học.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Xác định yêu cầu cần thực hiện của bài tập, xem lại phần Kiến thức ngữ văn đọc lại các bài thơ trung đại đã học chú ý đến các yếu tố như thể loại thể thơ, bố cục các bài thơ, số câu trong một bài, số từ trong một câu,....

- Đọc lại các bài thơ Đường luật trong bài 6 và các bài thơ Đường luật đã học ở trung học cơ sở sưu tầm một số ý kiến kiến thức bên ngoài về thơ Đường Luật.

Lời giải chi tiết

Dàn ý

1. Mở đầu

- Nêu vấn đề (đề tài) được lựa chọn để nghiên cứu: đặc điểm hình thức thơ Đường Luật qua một số bài thơ trung đại đã học.

- Nêu lí do, mục đích, phương pháp nghiên cứu.

+ Lí do: bản thân cảm thấy hứng thú với thơ Đường luật sau khi được học và tìm hiểu qua một số bài thơ trung đại.

+ Mục đích: giúp mọi người hiểu rõ và hứng thú khi học thơ Đường luật.

+ Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu qua sách vở.

2. Nội dung

- Giới thiệu một số bài thơ Đường luật đã học hoặc được biết đến.

- Phân tích bố cục chung của một bài thơ Đường luật qua một số bài thơ đã tìm hiểu.

- Giới thiệu về quy luật vần, đối, niêm, luật trong thơ Đường luật.

3. Kết luận

Khái quát, tổng hợp các vấn đề đã trình bày.

 

Bài làm

     PGS - TS Lã Nhâm Thìn từng nhận xét: “Thơ Nôm Đường luật là một trong những thể loại độc đáo và đạt được nhiều thành tựu lớn bậc nhất của văn học Việt Nam. Có nhiều tác giả, cũng có rất nhiều những đỉnh cao giá trị văn học thuộc về thơ Nôm Đường luật”. Quả thật, thơ Nôm Đường luật là một thể loại “có một không hai”, nó dường như luôn có ma lực hấp dẫn khiến không ít những người tâm huyết với nó đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu nhằm tìm ra ngọn nguồn của sức hấp dẫn ấy. Và chúng tôi cũng không phải là một ngoại lệ. Thơ Nôm Đường luật là một “thể loại có nguồn gốc ngoại lai”, chịu ảnh hưởng sâu sắc của thể loại thơ Đường luật Trung Quốc. Song, ảnh hưởng mà không bị “hoà loãng”, “hòa tan”. Trên bước đường dân chủ hóa, dân tộc hoá nền văn học Việt Nam, cha ông ta một mặt tiếp thu những thành tựu văn học của thơ Đường, mặt khác không ngừng Việt hoá, sáng tạo nhằm biến nó thành một di sản văn học mang đậm dấu ấn phong cách con người trung đại Việt Nam. Trong quá trình học tập, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu về quá trình tiếp thu, Việt hoá và sáng tạo thể thơ Đường luật trong thơ Nôm của dân tộc, song xuất phát từ hệ thống cơ bản của đặc trưng thể loại thơ Đường luật thì chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập một cách sâu sắc. Với tư cách người nghiên cứu khoa học về kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thức thơ Đường Luật qua một số bài thơ trung đại đã học như: Qua đèo Ngang, Bạn đến chơi nhà, Bánh trôi nước,... Một mặt, để làm quen với các thao tác nghiên cứu văn học, mặt khác đây cũng là cơ hội để tiếp cận với một hiện tượng văn học vốn rất hấp dẫn và phong phú của nền văn học trung đại Việt Nam.


     Thơ đường luật hay còn được gọi với cái tên là thơ luật đường. Đây là một thể thơ đường với các luật được xuất hiện từ thời nhà Đường của Trung Quốc. Là một trong những dạng thơ đường phát triển rất mạnh mẽ không chỉ trên chính quê hương của nó mà còn nổi tiếng ở một số đất nước lân cận với tư cách là thể loại thơ tiêu biểu nhất của nhà Đường nói riêng và tinh hoa của thi ca Trung Hoa nói chung. Người ta còn gọi thơ Đường luật là thơ cận thể để đối lập và phân biệt với thể loại thơ cổ thể được sáng tác không tuân theo các luật ấy. Thơ Đường luật có một hệ thống các quy tắc rất phức tạp, những quy tắc này được thể hiện ở 5 điều sau: Niêm, Luật, Đối, Vần và Bố cục. Xét về hình thức thì thơ đường luật được chia thành các dạng như: Thất ngôn bát cú: tám câu, mỗi câu sẽ có 7 chữ. Đây được xem là dạng phổ biến nhất của thể thơ Đường luật. Thất ngôn tứ tuyệt: 4 câu, mỗi câu 7 chữ. Ngũ ngôn bát cú: 8 câu, mỗi câu 5 chữ. Ngũ ngôn tứ tuyệt: 4 câu, mỗi câu 5 chữ. Ngoài những dạng được kể trên thì còn rất nhiều dạng không phổ biến khác. Người Việt Nam khi làm thơ đường luật cũng hoàn toàn tuân theo những nguyên tắc này.
     Luật thơ Đường căn cứ trên thanh bằng và thanh trắc, và dùng các chữ thứ 2-4-6 và 7 trong một câu thơ để xây dựng luật. Thanh bằng gồm các chữ có dấu huyền hay không dấu; thanh trắc gồm các dấu: sắc, hỏi, ngã, nặng.

     Nếu chữ thứ 2 của câu đầu tiên dùng thanh bằng thì gọi là bài có "luật bằng"; nếu chữ thứ 2 câu đầu dùng thanh trắc thì gọi là bài có "luật trắc". Trong một câu, chữ thứ 2 và chữ thứ 6 phải giống nhau về thanh điệu, và chữ thứ 4 phải khác hai chữ kia. Ví dụ, nếu chữ thứ 2 và 6 là thanh bằng thì chữ thứ 4 phải dùng thanh trắc, hay ngược lại. Nếu một câu thơ Đường mà không theo quy định này thì được gọi "thất luật".

     Ví dụ: xét câu "Bước tới đèo Ngang bóng xế tà" trong bài Qua Đèo Ngang của Bà huyện Thanh Quan, có các chữ "tới" (thứ 2) và "xế" (thứ 6) giống nhau vì đều là thanh trắc còn chữ "Ngang" là thanh bằng thì đó là bài thất ngôn bát cú luật trắc.
     Luật bằng trắc trong thể Thất ngôn tứ tuyệt và Thất ngôn bát cú có thể nôm na liệt kê như sau, nếu chỉ vần bằng bằng chữ "B", vần trắc bằng chứ "T", những vần không có luật để trống, thì luật trong các chữ thứ 2-4-6-7 có thể viết là:

1. Luật bằng trắc

     Luật thơ Đường sẽ căn cứ dựa trên thanh trắc và thanh bằng, và dùng các chữ thứ 2-4-6 và 7 trong cùng một câu thơ để xây dựng luật. Thanh bằng bao gồm những chữ không có dấu hoặc dấu huyền; thanh trắc bao gồm tất cả các dấu còn lại: sắc, hỏi, ngã, nặng.

     Nguyên tắc cố định của một bài thơ Đường luật là ý nghĩa của hai câu 3 và 4 phải "đối" nhau và hai câu 5, 6 cũng "đối" nhau. Đối thường được hiểu là sự tương phản (về nghĩa kể cả từ đơn, từ ghép, từ láy) bao gồm cả sự tương đương trong cách dùng các từ ngữ. Đối chữ: danh từ đối danh từ, động từ đối động từ. Đối cảnh: trên đối dưới, cảnh động đối cảnh tĩnh... Nếu một bài thơ Đường luật mà các câu 3, 4 không đối nhau, các câu 5, 6 không đối nhau thì bị gọi "thất đối".
Ví dụ: hai câu 3, 4 trong bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan:

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông rợ mấy nhà,

     "Lom khom" đối với "lác đác" (hình thể và số lượng - thực ra hai câu này chưa phải đối hoàn chỉnh), "dưới núi" đối với "bên sông" (vị trí địa hình), song nếu nối hình ảnh hai câu trên "lom khom dưới núi" và "lác đác bên sông" thì vì một câu diễn tả về cảnh động, còn một câu diễn tả về cảnh tĩnh, nên sự đối lập có thể chấp nhận được. Một điểm nên chú ý là cách dùng từ láy âm "lom khom" chỉ dáng người của câu trên, và "lác đác" chỉ số lượng của câu dưới. Hai vế tiếp: "tiều vài chú" đối với "rợ mấy nhà" (đối lập về số lượng và tĩnh/động). Sự đối lập của hai vế cuối có thể coi là hoàn chỉnh. Xin xem thêm về thơ đối hoặc Câu đối Việt Nam để hiểu thêm về luật đối trong thơ.
     Nhị tứ lục phân minh (Câu 2,4,6 phải đối ý).

2. Niêm

     Các câu trong một bài thơ Đường luật giống nhau về luật thì được gọi là "những câu niêm với nhau" (niêm = giữ cứng, ở đây được hiểu là giữ giống nhau về luật). Hai câu thơ niêm với nhau khi nào chữ thứ nhì trong cả hai câu cùng theo một luật, hoặc cùng là bằng, hoặc cùng là trắc, thành ra bằng niêm với bằng, trắc niêm với trắc. Ở những câu theo nguyên tắc là cần phải niêm, nếu tác giả sơ suất mà làm thành không niêm thì bài đó bị gọi là "thất niêm".

     Nguyên tắc niêm trong một bài thơ Đường luật chuẩn (thất ngôn bát cú) như sau:

Câu 1 niêm với câu 8

Câu 2 niêm với câu 3

Câu 4 niêm với câu 5

Câu 6 niêm với câu 7

    Còn đối với Nguyên tắc niêm ở thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt: Câu 2 niêm với câu 3, câu 4 niêm với câu 1. Chẳng hạn với luật vần bằng:
- B - T - B B

- T - B - T B

- T - B - T T

- B - T - B B

- B - T - B T

- T - B - T B

- T - B - T T

- B - T - B B

Ví dụ: Xét trong bài thơ Qua đèo Ngang, hai câu thứ 2 và thứ 3:

Cỏ cây chen đá lá chen hoa

Lom khom dưới núi tiều vài chú

3. Vần

     Vần là những chữ có cách phát âm giống nhau, hoặc gần giống nhau, được dùng để tạo âm điệu trong thơ. Trong một bài thơ Đường luật chuẩn, vần được dùng tại cuối các câu 1, 2, 4, 6 và 8. Những câu này được gọi là "vần với nhau". Nếu một bài thơ Đường luật mà chữ cuối của một trong các câu này không giống nhau về vần thì được gọi "thất vần".

     Những chữ có vần giống nhau hoàn toàn gọi là "vần chính", những chữ có vần gần giống nhau gọi là "vần thông". Hầu hết thơ Đường luật dùng vần thanh bằng, nhưng cũng có các ngoại lệ.

Ví dụ: hai câu 1, 2 trong bài Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan:
Bước tới đèo Ngang, bóng xế tà

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa

     Hai chữ "tà" và "hoa" được xem là vần với nhau, nhưng ở đây là "vần thông" vì chỉ phát âm gần giống nhau.

4. Bố cục

     Bố cục một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật theo truyền thống thường được chia gồm 4 phần: Đề, Thực (hoặc Trạng), Luận, Kết. "Đề" gồm 2 câu đầu trong đó câu đầu tiên gọi là câu phá đề, câu thứ 2 gọi là câu thừa đề, chuyển tiếp ý để đi vào phần sau. "Thực" gồm 2 câu tiếp theo, giải thích rõ ý đầu bài. "Luận" gồm 2 câu tiếp theo nữa, bình luận 2 câu thực. "Kết" là 2 câu cuối, kết thúc ý toàn bài, trong đó câu số 7 là câu "thúc" (hay "chuyển") và câu cuối là "hợp". Có người cho rằng Hai câu đề giới thiệu về thời gian, không gian, sự vật, sự việc. Hai câu thực trình bày, mô tả sự vật, sự việc. Hai câu luận diễn tả suy nghĩ, thái độ, cảm xúc về sự vật, hiện tượng. Hai câu kết khải quát toàn bộ nội dung bài theo hướng mở rộng và nâng cao
     Đối ý: Một nguyên tắc cố định trong một bài thơ được sáng tác theo thể loại đường luật chính là ý nghĩa của câu thứ 3, thứ 4 phải đối nhau và cả 2 câu thứ 5, thứ 6 cũng phải đối nhau. Đối chính là sự tương phản về nghĩa của cả từ đơn, từ láy hoặc từ ghép và nó bao gồm cả sự tương đương trong cách mà tác giả sử dụng từ ngữ. Đối chữ là động từ đối động từ, danh từ với danh từ. Đối cảnh là cảnh đội đối với cảnh tĩnh, trên đối với dưới… Nếu trong một bài thơ đường luật mà các câu 3, 4 không đối nhau hoặc những câu 5, 6 không đối nhau thì được gọi “thất đối”.

      Thơ thất ngôn bát cú có luật lệ gò bó khó làm nhất nhưng chính điều đó lại được người xưa ưa thích nhất, thường dùng để bày tỏ tình cảm ý chí, ngâm vịnh, xướng họa... Và trong tất cả các kỳ thi xưa đều bắt thí sinh phải làm.

      Tại quê hương của Đường thi cũng là nơi mà phong trào tập cổ, sáng tác thơ Đường luật rầm rộ nhất, lý luận thi pháp thơ Đường luật Trung Quốc không có khái niệm Đề, Thực, Luận, Kết mà thay bằng khái niệm đầu liên, hàm liên, cảnh liên, vĩ liên, nói ngắn gọn bằng tổ hợp bốn từ Khởi (khai), Thừa, Chuyển, Hợp. Tuy nhiên cách phân chia này cũng không khác gì cách phân Đề, Thực, Luận, Kết về mặt ý nghĩa. Tuy nhiên, đa phần tài liệu Việt Nam vẫn đi theo cách chia Đề, Thực, Luận, Kết. Vì vậy, khi học hoặc tiếp cận Đường luật.
      Một quan niệm khác áp dụng cấu trúc 2-4-2 cho bài thơ thất ngôn bát cú. Theo đó quan niệm này đứng ở góc độ không gian-thời gian nghệ thuật để khảo sát toàn bài dựa theo logic hai câu đầu và hai câu cuối bài thơ Đường luật thường yếu tố thời gian chiếm vị trí chủ đạo, còn bốn câu giữa trật tự không gian là chủ đạo và tác giả dường như dừng lại để quan sát sự vật.

      Cũng cần nhắc đến quan điểm "Cảnh-Tình" của Kim Thánh Thán khi chia bài thất ngôn bát cú thành hai phần đều nhau, theo đó bốn câu trên của bài nặng về cảnh và bốn câu dưới nặng về tình.

      Hiện nay, các nhà nghiên cứu có xu hướng không cố tìm quy luật chung về bố cục để áp dụng trong hàng loạt bài thơ mà áp dụng quan điểm nghiên cứu đã có từ thời Minh mạt Thanh sơ ở Trung Hoa, quan điểm bám sát và tuân thủ cách phân chia bố cục của từng bài thơ theo mạch cảm xúc của thi nhân biểu hiện trong bài. Một ví dụ là bài thơ hết sức nổi tiếng Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan hoàn toàn có thể được phân tách theo bố cục 1/7, hoặc bài Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến có thể bố cục 7/1 hoặc 1/6/1.

      Khi làm thơ Đường Luật thì chúng ta phải giữ cho đúng niêm luật. Nếu không tuân theo đúng quy tắc thì dù nội dung bài thơ của bạn có hay đến mấy đi nữa thì cũng không được chấp nhận.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
7 tháng 12 2023 lúc 21:29

Lập dàn ý cho bài viết:

Phần mở đầu

+ Giới thiệu chung về thơ Đường luật trung đại và ý nghĩa của việc tìm hiểu hình thức thơ Đường luật. 

+ Nêu cách thức tiến hành nghiên cứu.

Phần nội dung

+ Giới thiệu các bài thơ Đường luật trung đại đã học và cách phân loại chúng. 

+ Phân tích bố cục chung của một bài Đường luật thất ngôn bát cú, các câu đề, thực, luận, kết và vai trò của chúng trong bài thơ. Từ đó, giới thiệu thêm về thơ tứ tuyệt. Ví dụ: Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương).

+ Giới thiệu vấn, đối, niêm, luật trong thơ Đường luật (có thể lập bảng niệm, luật của thơ Đường luật); nêu tác dụng của các yếu tố hình thức trong việc thể hiện nội dung. 

+ Phân tích sự sáng tạo về hình thức của thơ Nôm Đường luật.

Phần kết luận

Khái quát, tổng hợp lại vấn đề đã được trình bày.

Hà Quang Minh
7 tháng 12 2023 lúc 21:30

     PGS - TS Lã Nhâm Thìn từng nhận xét: “Thơ Nôm Đường luật là một trong những thể loại độc đáo và đạt được nhiều thành tựu lớn bậc nhất của văn học Việt Nam. Có nhiều tác giả, cũng có rất nhiều những đỉnh cao giá trị văn học thuộc về thơ Nôm Đường luật”. Quả thật, thơ Nôm Đường luật là một thể loại “có một không hai”, nó dường như luôn có ma lực hấp dẫn khiến không ít những người tâm huyết với nó đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu nhằm tìm ra ngọn nguồn của sức hấp dẫn ấy. Và chúng tôi cũng không phải là một ngoại lệ. Thơ Nôm Đường luật là một “thể loại có nguồn gốc ngoại lai”, chịu ảnh hưởng sâu sắc của thể loại thơ Đường luật Trung Quốc. Song, ảnh hưởng mà không bị “hoà loãng”, “hòa tan”. Trên bước đường dân chủ hóa, dân tộc hoá nền văn học Việt Nam, cha ông ta một mặt tiếp thu những thành tựu văn học của thơ Đường, mặt khác không ngừng Việt hoá, sáng tạo nhằm biến nó thành một di sản văn học mang đậm dấu ấn phong cách con người trung đại Việt Nam. Trong quá trình học tập, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu về quá trình tiếp thu, Việt hoá và sáng tạo thể thơ Đường luật trong thơ Nôm của dân tộc, song xuất phát từ hệ thống cơ bản của đặc trưng thể loại thơ Đường luật thì chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập một cách sâu sắc. Với tư cách người nghiên cứu khoa học về kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thức thơ Đường Luật qua một số bài thơ trung đại đã học như: Qua đèo Ngang, Bạn đến chơi nhà, Bánh trôi nước,... Một mặt, để làm quen với các thao tác nghiên cứu văn học, mặt khác đây cũng là cơ hội để tiếp cận với một hiện tượng văn học vốn rất hấp dẫn và phong phú của nền văn học trung đại Việt Nam.

     Thơ đường luật hay còn được gọi với cái tên là thơ luật đường. Đây là một thể thơ đường với các luật được xuất hiện từ thời nhà Đường của Trung Quốc. Là một trong những dạng thơ đường phát triển rất mạnh mẽ không chỉ trên chính quê hương của nó mà còn nổi tiếng ở một số đất nước lân cận với tư cách là thể loại thơ tiêu biểu nhất của nhà Đường nói riêng và tinh hoa của thi ca Trung Hoa nói chung. Người ta còn gọi thơ Đường luật là thơ cận thể để đối lập và phân biệt với thể loại thơ cổ thể được sáng tác không tuân theo các luật ấy. Thơ Đường luật có một hệ thống các quy tắc rất phức tạp, những quy tắc này được thể hiện ở 5 điều sau: Niêm, Luật, Đối, Vần và Bố cục. Xét về hình thức thì thơ đường luật được chia thành các dạng như: Thất ngôn bát cú: tám câu, mỗi câu sẽ có 7 chữ. Đây được xem là dạng phổ biến nhất của thể thơ Đường luật. Thất ngôn tứ tuyệt: 4 câu, mỗi câu 7 chữ. Ngũ ngôn bát cú: 8 câu, mỗi câu 5 chữ. Ngũ ngôn tứ tuyệt: 4 câu, mỗi câu 5 chữ. Ngoài những dạng được kể trên thì còn rất nhiều dạng không phổ biến khác. Người Việt Nam khi làm thơ đường luật cũng hoàn toàn tuân theo những nguyên tắc này.

     Luật thơ Đường căn cứ trên thanh bằng và thanh trắc, và dùng các chữ thứ 2-4-6 và 7 trong một câu thơ để xây dựng luật. Thanh bằng gồm các chữ có dấu huyền hay không dấu; thanh trắc gồm các dấu: sắc, hỏi, ngã, nặng.

     Nếu chữ thứ 2 của câu đầu tiên dùng thanh bằng thì gọi là bài có "luật bằng"; nếu chữ thứ 2 câu đầu dùng thanh trắc thì gọi là bài có "luật trắc". Trong một câu, chữ thứ 2 và chữ thứ 6 phải giống nhau về thanh điệu, và chữ thứ 4 phải khác hai chữ kia. Ví dụ, nếu chữ thứ 2 và 6 là thanh bằng thì chữ thứ 4 phải dùng thanh trắc, hay ngược lại. Nếu một câu thơ Đường mà không theo quy định này thì được gọi "thất luật".

     Ví dụ: xét câu "Bước tới đèo Ngang bóng xế tà" trong bài Qua Đèo Ngang của Bà huyện Thanh Quan, có các chữ "tới" (thứ 2) và "xế" (thứ 6) giống nhau vì đều là thanh trắc còn chữ "Ngang" là thanh bằng thì đó là bài thất ngôn bát cú luật trắc.

     Luật bằng trắc trong thể Thất ngôn tứ tuyệt và Thất ngôn bát cú có thể nôm na liệt kê như sau, nếu chỉ vần bằng bằng chữ "B", vần trắc bằng chứ "T", những vần không có luật để trống, thì luật trong các chữ thứ 2-4-6-7 có thể viết là:

1. Luật bằng trắc

     Luật thơ Đường sẽ căn cứ dựa trên thanh trắc và thanh bằng, và dùng các chữ thứ 2-4-6 và 7 trong cùng một câu thơ để xây dựng luật. Thanh bằng bao gồm những chữ không có dấu hoặc dấu huyền; thanh trắc bao gồm tất cả các dấu còn lại: sắc, hỏi, ngã, nặng.

     Nguyên tắc cố định của một bài thơ Đường luật là ý nghĩa của hai câu 3 và 4 phải "đối" nhau và hai câu 5, 6 cũng "đối" nhau. Đối thường được hiểu là sự tương phản (về nghĩa kể cả từ đơn, từ ghép, từ láy) bao gồm cả sự tương đương trong cách dùng các từ ngữ. Đối chữ: danh từ đối danh từ, động từ đối động từ. Đối cảnh: trên đối dưới, cảnh động đối cảnh tĩnh... Nếu một bài thơ Đường luật mà các câu 3, 4 không đối nhau, các câu 5, 6 không đối nhau thì bị gọi "thất đối".

Ví dụ: hai câu 3, 4 trong bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan:

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông rợ mấy nhà,

     "Lom khom" đối với "lác đác" (hình thể và số lượng - thực ra hai câu này chưa phải đối hoàn chỉnh), "dưới núi" đối với "bên sông" (vị trí địa hình), song nếu nối hình ảnh hai câu trên "lom khom dưới núi" và "lác đác bên sông" thì vì một câu diễn tả về cảnh động, còn một câu diễn tả về cảnh tĩnh, nên sự đối lập có thể chấp nhận được. Một điểm nên chú ý là cách dùng từ láy âm "lom khom" chỉ dáng người của câu trên, và "lác đác" chỉ số lượng của câu dưới. Hai vế tiếp: "tiều vài chú" đối với "rợ mấy nhà" (đối lập về số lượng và tĩnh/động). Sự đối lập của hai vế cuối có thể coi là hoàn chỉnh. Xin xem thêm về thơ đối hoặc Câu đối Việt Nam để hiểu thêm về luật đối trong thơ.

     Nhị tứ lục phân minh (Câu 2,4,6 phải đối ý).

2. Niêm

     Các câu trong một bài thơ Đường luật giống nhau về luật thì được gọi là "những câu niêm với nhau" (niêm = giữ cứng, ở đây được hiểu là giữ giống nhau về luật). Hai câu thơ niêm với nhau khi nào chữ thứ nhì trong cả hai câu cùng theo một luật, hoặc cùng là bằng, hoặc cùng là trắc, thành ra bằng niêm với bằng, trắc niêm với trắc. Ở những câu theo nguyên tắc là cần phải niêm, nếu tác giả sơ suất mà làm thành không niêm thì bài đó bị gọi là "thất niêm".

     Nguyên tắc niêm trong một bài thơ Đường luật chuẩn (thất ngôn bát cú) như sau:

Câu 1 niêm với câu 8

Câu 2 niêm với câu 3

Câu 4 niêm với câu 5

Câu 6 niêm với câu 7

    Còn đối với Nguyên tắc niêm ở thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt: Câu 2 niêm với câu 3, câu 4 niêm với câu 1. Chẳng hạn với luật vần bằng:

- B - T - B B

- T - B - T B

- T - B - T T

- B - T - B B

- B - T - B T

- T - B - T B

- T - B - T T

- B - T - B B

Ví dụ: Xét trong bài thơ Qua đèo Ngang, hai câu thứ 2 và thứ 3:

Cỏ cây chen đá lá chen hoa

Lom khom dưới núi tiều vài chú

3. Vần

     Vần là những chữ có cách phát âm giống nhau, hoặc gần giống nhau, được dùng để tạo âm điệu trong thơ. Trong một bài thơ Đường luật chuẩn, vần được dùng tại cuối các câu 1, 2, 4, 6 và 8. Những câu này được gọi là "vần với nhau". Nếu một bài thơ Đường luật mà chữ cuối của một trong các câu này không giống nhau về vần thì được gọi "thất vần".

     Những chữ có vần giống nhau hoàn toàn gọi là "vần chính", những chữ có vần gần giống nhau gọi là "vần thông". Hầu hết thơ Đường luật dùng vần thanh bằng, nhưng cũng có các ngoại lệ.

Ví dụ: hai câu 1, 2 trong bài Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan:

Bước tới đèo Ngang, bóng xế tà

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa

     Hai chữ "tà" và "hoa" được xem là vần với nhau, nhưng ở đây là "vần thông" vì chỉ phát âm gần giống nhau.

4. Bố cục

     Bố cục một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật theo truyền thống thường được chia gồm 4 phần: Đề, Thực (hoặc Trạng), Luận, Kết. "Đề" gồm 2 câu đầu trong đó câu đầu tiên gọi là câu phá đề, câu thứ 2 gọi là câu thừa đề, chuyển tiếp ý để đi vào phần sau. "Thực" gồm 2 câu tiếp theo, giải thích rõ ý đầu bài. "Luận" gồm 2 câu tiếp theo nữa, bình luận 2 câu thực. "Kết" là 2 câu cuối, kết thúc ý toàn bài, trong đó câu số 7 là câu "thúc" (hay "chuyển") và câu cuối là "hợp". Có người cho rằng Hai câu đề giới thiệu về thời gian, không gian, sự vật, sự việc. Hai câu thực trình bày, mô tả sự vật, sự việc. Hai câu luận diễn tả suy nghĩ, thái độ, cảm xúc về sự vật, hiện tượng. Hai câu kết khải quát toàn bộ nội dung bài theo hướng mở rộng và nâng cao

     Đối ý: Một nguyên tắc cố định trong một bài thơ được sáng tác theo thể loại đường luật chính là ý nghĩa của câu thứ 3, thứ 4 phải đối nhau và cả 2 câu thứ 5, thứ 6 cũng phải đối nhau. Đối chính là sự tương phản về nghĩa của cả từ đơn, từ láy hoặc từ ghép và nó bao gồm cả sự tương đương trong cách mà tác giả sử dụng từ ngữ. Đối chữ là động từ đối động từ, danh từ với danh từ. Đối cảnh là cảnh đội đối với cảnh tĩnh, trên đối với dưới… Nếu trong một bài thơ đường luật mà các câu 3, 4 không đối nhau hoặc những câu 5, 6 không đối nhau thì được gọi “thất đối”.

      Thơ thất ngôn bát cú có luật lệ gò bó khó làm nhất nhưng chính điều đó lại được người xưa ưa thích nhất, thường dùng để bày tỏ tình cảm ý chí, ngâm vịnh, xướng họa... Và trong tất cả các kỳ thi xưa đều bắt thí sinh phải làm.

      Tại quê hương của Đường thi cũng là nơi mà phong trào tập cổ, sáng tác thơ Đường luật rầm rộ nhất, lý luận thi pháp thơ Đường luật Trung Quốc không có khái niệm Đề, Thực, Luận, Kết mà thay bằng khái niệm đầu liên, hàm liên, cảnh liên, vĩ liên, nói ngắn gọn bằng tổ hợp bốn từ Khởi (khai), Thừa, Chuyển, Hợp. Tuy nhiên cách phân chia này cũng không khác gì cách phân Đề, Thực, Luận, Kết về mặt ý nghĩa. Tuy nhiên, đa phần tài liệu Việt Nam vẫn đi theo cách chia Đề, Thực, Luận, Kết. Vì vậy, khi học hoặc tiếp cận Đường luật.

      Một quan niệm khác áp dụng cấu trúc 2-4-2 cho bài thơ thất ngôn bát cú. Theo đó quan niệm này đứng ở góc độ không gian-thời gian nghệ thuật để khảo sát toàn bài dựa theo logic hai câu đầu và hai câu cuối bài thơ Đường luật thường yếu tố thời gian chiếm vị trí chủ đạo, còn bốn câu giữa trật tự không gian là chủ đạo và tác giả dường như dừng lại để quan sát sự vật.

      Cũng cần nhắc đến quan điểm "Cảnh-Tình" của Kim Thánh Thán khi chia bài thất ngôn bát cú thành hai phần đều nhau, theo đó bốn câu trên của bài nặng về cảnh và bốn câu dưới nặng về tình.

      Hiện nay, các nhà nghiên cứu có xu hướng không cố tìm quy luật chung về bố cục để áp dụng trong hàng loạt bài thơ mà áp dụng quan điểm nghiên cứu đã có từ thời Minh mạt Thanh sơ ở Trung Hoa, quan điểm bám sát và tuân thủ cách phân chia bố cục của từng bài thơ theo mạch cảm xúc của thi nhân biểu hiện trong bài. Một ví dụ là bài thơ hết sức nổi tiếng Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan hoàn toàn có thể được phân tách theo bố cục 1/7, hoặc bài Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến có thể bố cục 7/1 hoặc 1/6/1.

      Khi làm thơ Đường Luật thì chúng ta phải giữ cho đúng niêm luật. Nếu không tuân theo đúng quy tắc thì dù nội dung bài thơ của bạn có hay đến mấy đi nữa thì cũng không được chấp nhận.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
7 tháng 12 2023 lúc 21:31

Bài làm tham khảo

Xin chào các bạn, các bạn có biết trong văn học Việt Nam có biết bao nhiêu là thể thơ hay và chính những thể thơ ấy đã làm nên những thành công cho biết bao nhiêu thi sĩ. Những thể thơ trong kho tàng thơ ca thật sự rất phong phú đặc biệt là thời thơ ca trung đại chúng ta có vay mượn Trung Quốc. Tiêu biểu trong đó có thể thơ thất ngôn bát cú.

Cách sắp xếp các thanh bằng, trắc theo kiểu "Nhất, tam, ngũ bất luận. Nhị, tứ, lục phân minh" và xen kẽ nhau. Tức là nếu tiếng thứ 2 là thanh bằng thì tiếng thứ 4 là thanh trắc, tiếng thứ 6 thanh bằng và dòng tiếp theo thì ngược lại (nếu câu đầu là 2 = bằng, 4 = trắc, 6 = bằng thì câu kế tiếp sẽ là 2 = trắc, 4 = bằng, 6 = trắc). Chẳng hạn như câu thơ trong bài:

"Canh khuya văng vẳng trống canh dồn"

Thanh B............... T............. B............

"Trơ cái hồng nhan với nước non."

Thanh T........ B.......... T.............

(Tự tình 2 - Hồ Xuân Hương).

Tiếp theo về luật thơ thông thường, thơ thất ngôn bát cú có thể làm theo 2 cách thông dụng:

Thất ngôn bát cú theo Đường luật: Có quy luật nghiêm khắc về Luật, Niêm và Vần và có bố cục rõ ràng.

Thất ngôn bát cú theo Cổ phong: Không theo quy luật rõ ràng, có thể dùng một vần (độc vận) hay nhiều vần (liên vận) nhưng vần vẫn phải thích ứng với quy luật âm thanh, có nhịp bằng trắc xen nhau cho dễ đọc.

Còn một cách khác là theo Hàn luật. Những bài thơ thất ngôn bát cú chữ Nôm thường được gọi là thơ Hàn luật.

Ví dụ như bài thơ tự tình hai của Hồ Xuân Hương thì chúng ta thấy được những cách gieo vần của nó:

"Canh khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu hương đưa, say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế, khuyết chưa tròn.
Xuyên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con."

Ở đây ta thấy chữ dồn hiệp chữ "non", "tròn", "hòn", "con". Như vậy ta thấy được đối với một bài thơ viết theo thể thơ thất ngôn bát cú thường được gieo vần ở vần chân.

Về cấu trúc của bài thơ theo thể thất ngôn bát cú thì chúng ta có bốn phần: đề thực luận kết. Hai câu đề nêu cảm nghĩ chung về người, cảnh vật, hai câu thực miêu tả chi tiết về cảnh, việc, tình để làm rõ cho cảm xúc nêu ở hai câu đề; hai câu luận: bàn luận, mở rộng cảm xúc, thường nêu ý tưởng chính của nhà thơ; hai câu kết: khép lại bài thơ đồng thời nhấn mạnh những cảm xúc đã được giãi bày ở trên.

Qua đây ta đã hiểu thế nào là một bài thơ làm theo thể thất ngôn bát cú, chúng ta có thể thấy rằng chính những luật và cấu trúc kia đã làm nên cái hay cho những bài thơ làm theo thể thơ này.

Cao Phan An Nhiên
Xem chi tiết
Kudo Shinichi AKIRA^_^
11 tháng 3 2022 lúc 21:54

Refer

 

Vườn nhà em có sự góp mặt của rất nhiều loại cây ăn quả, nhưng có lẽ táo là loại cây ăn quả được em và cả gia đình yêu thích nhất bởi sự ngon ngọt của loại quả này.

Thân cây táo to bằng cái cột nhà, vỏ thân màu nâu sậm, sần sùi. Thân cao bằng mái nhà của nhà em nhưng cành lá lại như ngã rạp xuống mặt đất để tiện cho mọi người có thể dễ dàng hái. Thân cây này cũng thật đặc biệt khi mang trên mình những chiếc gai sắc nhọn nên nếu muốn leo trèo thì sẽ thật khó. Chính vì thế nên muốn hái trái táo nào ở trên cao thì chỉ cần một chiếc móc câu của bố làm ra sẽ dễ dàng hái được những trái táo thơm ngon.

Lá cây táo như những chiếc lông nhỏ, mặt trên màu xanh thẫm, mặt sau của chiếc lá có màu xanh thật nhạt. Màu xanh thẫm ấy như kết quả của một quá trình vất vả chống chọi với nắng gió để vươn lên phát triển, như minh chứng cho quãng thời gian khó khăn ấy.

Gốc cây táo mang theo một vẻ già nua, trắng mốc nhưng mang theo bao uy lực khi nâng đỡ cả những cành cây cao lớn ở phía trên. Từ gốc cây những nhánh cây đâm lên tua tủa, cành nào cũng chi chít lá.

Mùa xuân đến cũng là lúc táo bắt đầu ra những nụ hoa đầu tiên, trên cái nền xanh ngút ngàn ấy, những bông hoa trắng xuất hiện khiến cây trở nên nổi bật hơn hẳn. Những bông hoa trắng tinh khôi như đang gọi mùa xuân đến với bao ước vọng và khát khao.

Quả táo tròn nhỏ như cái chén, khi uống trà hay rảnh có thể lấy từ trong tủ lạnh ra để thưởng thức. Táo nhà em có vị chua nhôn nhốt nếu chấm kèm với muối ớt ăn sẽ rất ngon. Vỏ táo màu xanh nhạt nhìn rất bắt mắt và tươi mát. Cây táo nhà em năm nào cũng sai trĩu cành, mẹ thường hái xuống một ít để mang ra chợ bán kiếm thêm chút thu nhập. Sau mỗi bữa ăn những đĩa táo tròn, căng bóng, mát lành được mẹ lôi ra trong tủ lạnh để cả nhà thưởng thức trông thật ngon lành. Mỗi khi đến tết những trái táo tròn, đẹp và to nhất luôn được mẹ ưu ái đặt lên trên mâm ngũ quả.

Mỗi sáng em thường ra vườn đều thấy xuất hiện những chú chim nhỏ trên cành đang hót líu lo, hay bắt sâu bảo vệ cây táo ý

Sau mỗi mùa thu hoạch xong cây táo trở nên xơ xác hơn, trông thật tiều tụy. Chính vì thế bố em thường chặt hết cành táo để năm sau cây sẽ ra nhiều quả hơn nữa. Em rất yêu cây táo nhà mình bởi chính nhờ cây táo gia đình em mới có những trái táo ngon lành để thưởng thức. Em hứa sẽ cùng mẹ chăm sóc cây táo nhiều hơn.

Chanh
11 tháng 3 2022 lúc 22:23

TK: 

Mấy hôm nay trời ít mưa, lại có nắng gay gắt, nên cây cối trong vườn đều có phần ủ rũ. Duy chỉ có cây ổi găng ở góc vườn là vẫn tươi tốt. Đây là cây ăn quả lớn tuổi nhất và cao lớn nhất trong vườn nhà em. Có lẽ vì thế, mà cây đã biết cách chắt chiu dòng nước để lúc nào cũng được tươi xanh.

Cây ổi rất cao, có khi cũng phải xấp xỉ gần 5m. Thân cây không quá to như cây mít, cây bàng, chỉ khoảng bằng bắp chân của em. Nhưng thân cây ổi lại rất đặc nên cứng cáp và chắc chắn lắm. Lớp vỏ bên ngoài của cây ổi có màu nâu sẫm, nhưng riêng phần gần dưới gốc thì có màu nâu xám, nhiều chỗ còn bị bong ra do ảnh hưởng của thời gian. Khác với các cây khác, cây ổi đẻ cành từ rất sớm. Nên ngay cách mặt đất chừng nửa mét, cây đã bắt đầu cho ra cành. Cây có sáu cành chính lớn mọc từ thân, dài phải cả hai đến ba mét, to như cổ tay. Từ các cành ấy, rất nhiều cành nhánh con bắt đầu sinh ra. Dù đã lớn tuổi rồi, nhưng chắc lúc nào là em ngừng thấy trên cây xuất hiện thêm các chồi non, cành bé cả. Thật là một sức sống ngoan cường và mạnh mẽ.

Lá ổi to và tròn như tai gấu, lớn chừng bàn tay của trẻ con. Mặt trên của lá có màu xanh đậm hơn mặt dưới. Một phần vì mặt dưới của lá có một lớp lông tơ nhám mỏng. Lá ổi sờ lên khá nhám, nên nó có thể giữ lại nhiều nước trên bề mặt hơn các loài cây như cam, mít, xoài… Mẹ em thường hái lá ổi để dùng khi muối dưa cải, cà pháo. Còn đọt ổi non thì bà có hái vào phơi khô rồi pha trà uống. Đã nói đến cây ổi thì phải nói đến trái ổi. Ổi ra trái quanh năm không phân ngày tháng. Bất kì lúc nào ra vườn em cũng có thể tìm thấy được cho mình một trái ổi găng chín giòn và ngọt. Hoa ổi màu trắng, lớn chừng chén trà, nở thành từng chùm. Vì vậy, khi kết trái, ổi thường mọc theo chùm từ ba đến năm, bảy quả. Quả ổi găng không to, chỉ chừng nắm tay nhưng vỏ căng, mướt, ăn giòn và ngọt lắm. Đặc biệt, cây ổi nhà em có thể cho ra rất nhiều trái. Lúc nào cả cây cũng lúc lỉu rất nhiều quả và hoa, khiến ai đến chơi cũng xuýt xoa về khả năng của cây.

Buổi chiều em thường kéo chiếc ghế nhỏ rồi ra ngồi chơi dưới gốc cây ổi. Tận hưởng bóng mát của cây và ăn những quả ổi ngon, cùng bạn bè tám chuyện. Thật là tuyệt vời. Em sẽ học hỏi cách chăm sóc cây ổi từ ông để có thể tự tay mình chăm sóc cho cây.

(Mình umê ổi từ nhỏ 🤣🤣🤣)

Nguyễn Phương Uyên
12 tháng 3 2022 lúc 14:59

 

Vườn nhà em có sự góp mặt của rất nhiều loại cây ăn quả, nhưng có lẽ táo là loại cây ăn quả được em và cả gia đình yêu thích nhất bởi sự ngon ngọt của loại quả này.

Thân cây táo to bằng cái cột nhà, vỏ thân màu nâu sậm, sần sùi. Thân cao bằng mái nhà của nhà em nhưng cành lá lại như ngã rạp xuống mặt đất để tiện cho mọi người có thể dễ dàng hái. Thân cây này cũng thật đặc biệt khi mang trên mình những chiếc gai sắc nhọn nên nếu muốn leo trèo thì sẽ thật khó. Chính vì thế nên muốn hái trái táo nào ở trên cao thì chỉ cần một chiếc móc câu của bố làm ra sẽ dễ dàng hái được những trái táo thơm ngon.

Lá cây táo như những chiếc lông nhỏ, mặt trên màu xanh thẫm, mặt sau của chiếc lá có màu xanh thật nhạt. Màu xanh thẫm ấy như kết quả của một quá trình vất vả chống chọi với nắng gió để vươn lên phát triển, như minh chứng cho quãng thời gian khó khăn ấy.

Gốc cây táo mang theo một vẻ già nua, trắng mốc nhưng mang theo bao uy lực khi nâng đỡ cả những cành cây cao lớn ở phía trên. Từ gốc cây những nhánh cây đâm lên tua tủa, cành nào cũng chi chít lá.

Mùa xuân đến cũng là lúc táo bắt đầu ra những nụ hoa đầu tiên, trên cái nền xanh ngút ngàn ấy, những bông hoa trắng xuất hiện khiến cây trở nên nổi bật hơn hẳn. Những bông hoa trắng tinh khôi như đang gọi mùa xuân đến với bao ước vọng và khát khao.

Quả táo tròn nhỏ như cái chén, khi uống trà hay rảnh có thể lấy từ trong tủ lạnh ra để thưởng thức. Táo nhà em có vị chua nhôn nhốt nếu chấm kèm với muối ớt ăn sẽ rất ngon. Vỏ táo màu xanh nhạt nhìn rất bắt mắt và tươi mát. Cây táo nhà em năm nào cũng sai trĩu cành, mẹ thường hái xuống một ít để mang ra chợ bán kiếm thêm chút thu nhập. Sau mỗi bữa ăn những đĩa táo tròn, căng bóng, mát lành được mẹ lôi ra trong tủ lạnh để cả nhà thưởng thức trông thật ngon lành. Mỗi khi đến tết những trái táo tròn, đẹp và to nhất luôn được mẹ ưu ái đặt lên trên mâm ngũ quả.

Mỗi sáng em thường ra vườn đều thấy xuất hiện những chú chim nhỏ trên cành đang hót líu lo, hay bắt sâu bảo vệ cây táo ý

Sau mỗi mùa thu hoạch xong cây táo trở nên xơ xác hơn, trông thật tiều tụy. Chính vì thế bố em thường chặt hết cành táo để năm sau cây sẽ ra nhiều quả hơn nữa. Em rất yêu cây táo nhà mình bởi chính nhờ cây táo gia đình em mới có những trái táo ngon lành để thưởng thức. Em hứa sẽ cùng mẹ chăm sóc cây táo nhiều hơn.

tik cho mik điiiiiiiiiiiiiiii

Nguyễn Trúc Mai
Xem chi tiết
Lê Vũ Việt Hoàng
13 tháng 3 2016 lúc 22:06

Hoa hồng khoe sắc đỏ

Cúc nở rộ thêm vàng

Thu giăng đầu cửa ngõ

Thu lại càng trong xanh

Mang theo không khí xanh

Để người buồn se lạnh

Lê Phương Nhung
13 tháng 5 2021 lúc 15:42

Xuân tràn trên nắng nở

Rót mật vào tim đời

Ru nhẹ tiếng à ơi

Hạ ngắt một quãng lặng

Thả lên cánh phượng hồng

Hát tình khúc mênh mông

Ve đệm ngân xao xuyến

Làng lặng heo mây đến

Choàng áo gió Thu xay

Thao thức ánh mắt ngày

Nụ cười đêm huyền ảo

Đông choàng vội lớp áo

Trắng những nỗi mù sương

Rải khẽ giọt vấn vương

Đếm mùa trong nhung nhớ

Nếu bạn thấy tơ hay

Thì cho tớ xin k

Nếu bạn k rồi thì

Cảm ơn bạn hiền nhé!~

Chúc bạn học tốt!

Khách vãng lai đã xóa
Lê Phương Nhung
13 tháng 5 2021 lúc 15:44

4 câu thơ cuối mình viết lại:

Nếu bạn thấy thơ hay

Thì cho mình xin k

Nếu bạn k rồi thì

Cảm ơn bạn hiền nhé!~

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Dung
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
11 tháng 3 2021 lúc 18:32

Tả 1 đoạn văn tự do là 1 đề rất mở, em thử tự làm tả về mẹ thử xem, sau đó đăng lên anh sửa cho nhé!

Phạm Khánh Hà
11 tháng 3 2021 lúc 18:35

Trong gia đình em, mẹ là người mà em yêu quý nhất. Năm nay mẹ đã ngoài ba mươi tuổi rồi nhưng mẹ còn trẻ lắm. Dáng người nhỏ nhắn. Khuôn mặt trái xoan, rạng rỡ. Mái tóc đen mượt lúc nào cũng được chải gọn gàng. Đôi mắt đen nhánh nhìn em thật hiền từ và đấy trìu mến.Thường ngày mẹ dậy thật sớm để dọn dẹpvà chuẩn bị bữa sáng cho cả nhà. Mẹ nấu ăn rất ngon, em thích nhất món canh bí tôm của mẹ nấu. Tối đến, mẹ thường dạy em học bài, bài nào em chưa hiểu,mẹ giảng cho em ngay. Rồi mẹ đưa em vào giấc ngủ với những câu chuyện thần tiên mà mẹ kể, chắp cánh những ước mơ cho em. Em rất yêu mẹ và cố gắng hái được nhiều bông hoa điểm mười để tặng mẹ.

Chu Bảo Khánh
Xem chi tiết
Trương Khánh    Duy
25 tháng 12 2021 lúc 14:40

bài văn là :

Để chúc mừng em đạt điểm cao trong kì thi vừa rồi, mẹ đã quyết định tặng cho em một món quà mà em yêu thích. Khi đó em đã bảo mẹ mua cho mình một chiếc rubic. Nó được làm bằng nhựa cứng. Đó là loại lập phương ba nhân ba với độ dài khoảng 5 cm.

Mỗi mặt của rubic này có chín ô vuông và được sơn phủ một trong sáu màu khác nhau, đó là trắng, đỏ, cam, vàng, xanh lá cây và xanh dương. Các ô vuông này chính là hình lập phương loại nhỏ tầm 1,7 cm được ghép thành khối lớn và sắp màu lộn xộn và có thể di chuyển vị trí bằng cách xoay theo các khớp nối. Trò chơi bắt đầu bằng việc xáo trộn tất cả vị trí các ô vuông ở mỗi mặt, tức là các màu sắc xen kẽ nhau, sau đó trò chơi chỉ kết thúc khi mà mỗi mặt của khối là một màu đồng nhất. Rubic có rất nhiều cách chơi, nó sẽ luôn biết cách làm khó người chơi bằng các trường hợp đặc biệt, từ đó giúp khai thác khả năng suy nghĩ, giải quyết và tăng khả năng sáng tạo cho người chơi. Mọi thứ sẽ dễ hơn khi bạn tìm ra quy luật sắp xếp của nó. Khi mới mua về, em đã mất cả tuần mới có thể lắp được nó thành một khối đúng màu nhưng sau này nhờ quen tay em đã tìm ra một số cách để rút ngắn thời gian hơn.

Chiếc rubic này đã giúp em có thể thư giãn giải trí sau những giờ học tập chăm chỉ. Đây là một đồ chơi vừa vui, vừa giúp em tăng khả năng phản xạ. Em sẽ luôn đem nó theo mình để nhắc nhở mình phải luôn luôn cố gắng và không phụ lòng mong mỏi của bố mẹ.

Hok tốt 

Khách vãng lai đã xóa

Đây không phải là toán, ok

Bài làm 1

Thời gian trôi nhanh quá! Chẳng mấy chốc đã đến ngày sinh nhật lần thứ chín của em. Bố có gởi tặng em một món quà bất ngờ: đó là một con búp bê rất đẹp!

Đôi mắt búp bê đen láy, thỉnh thoảng chớp chớp như một em bé mới đáng yêu làm sao! Búp bê có bộ tóc vàng óng và được cài một chiếc nơ xinh xinh. Em buộc cho búp bê hai bím tóc vắt vẻo ở hai bên. Làn tóc mai cong cong ôm gọn lấy khuôn mặt trái xoan bầu bĩnh ửng hồng. Búp bê mặc một bộ váy hoa được viển những đăng ten đủ màu sặc sỡ. Nó có đôi môi đỏ như son và cái miệng nhỏ nhắn hình trái tim. Những ngón tay thon thon như những búp măng. Đôi bàn chân được đeo hài óng ánh hạt cườm rất đẹp.

Em rất thích con búp bê này. Và mỗi lần đi ngủ em cho búp bê ngủ cùng em. Em giữ nó rất cẩn thận vì đó là một vật kỷ niệm mà bố em đã tặng cho em.

Bài làm 2

Mẹ em nói rằng, ngay từ lúc còn bé tí, em đã tỏ ra thích những đồ chơi phát ra tiếng kêu như tiếng nhạc. Một lần, trước rằm trung thu, trong một chuyến đi công tác ở thành phố Hồ Chí Minh, bố đã mua cho em con búp bê nhựa có gắn bộ phận điện tử và một bộ phận chạy bằng pin tiểu. Đó là thứ đồ chơi em thích nhất từ trước tới nay.

Con búp bê rất dễ thương, nó vừa nói được, vừa bò được, vừa quay đầu được. Không một loại búp bê nào của các bạn em được như nó.

Kìa! Nó đang ngồi trước mặt em, đầu quay lại nhìn em như bảo nhỏ: “Cho em bò đi chị!". Và mỗi lần nó bò, thì từ trên lưng nó phát ra một bản nhạc êm đềm réo rắt và ở trước ngực nó phát ra những luồng chớp sáng theo nhịp bò tiến về phía trước… Những lúc em không cho nó bò, bắt nó đi, lại càng thấy dễ thương hơn. Chỉ cần bấm công tắc điện được cài sẵn ở lưng, tiếng nhạc lại vang lên, cái đầu thì quay đi quay lại, lúc thì bên trái, lúc thì bên phải. Đôi mắt thì chớp nháy liên tục trông dễ thương đến lạ. Còn hai chân thì bước đi từng bước một, như trẻ vừa thôi nôi.

Nó được mặc một xiêm y thật lộng lẫy. Cái nón đội đầu phủ kín, chỉ chừa có khuôn mặt màu hồng nhạt và lấp ló mái tóc cắt ngắn được uốn cong theo vành mũ. Đôi mắt trong xanh màu ngọc bích được điểm tô thêm hàng mi cong vút, lúc nào cử động cũng liếc qua liếc lại rất tinh tứ. Do vậy mà cứ ăn cơm tối xong, tụi bạn em lại tụ tập ở nhà em, xem búp bê diễn trò hát xướng. Em tự hào về nó lắm. Vì vậy mà số tiền mẹ cho ăn sáng bao giờ em cũng dành lại một phần để mua pin phục vụ cho những trò chơi “láu lỉnh" của búp bê. Buổi tối nằm ngủ em thường để nó ở đầu giường và không quên đắp cho nó “tấm chăn ấm” mà em tự làm tặng búp bê.

Đấy, con búp bê kỳ diệu của em là vậy. Nó dễ thương và đáng yêu làm sao!

Bài làm 3

Mỗi lần sinh nhật em, bao giờ em cũng được các chú, các dì, các cô, bạn của ba mẹ tặng cho không biết bao nhiêu là thứ đồ chơi đẹp, lạ mắt. Nhưng có lẽ con thỏ nhồi bông “Melody” là thứ đồ chơi mà em thích nhất.

Dạo ấy là sinh nhật lần thứ chín của em, năm em đang học lớp Ba. Nhìn trên bàn tặng phẩm, một chồng các gói vuông vuông đủ các màu sắc gối đầu lên nhau trông rất đẹp mắt. Nhưng có một gói quà được bọc trong một tờ giấy màu bạc, to bằng người em mà em không đoán ra đó là món quà gì. Sau khi tan tiệc, mọi người đã ra về. Mẹ thu dọn các món quà vào, đặt nơi góc học tập của em và bảo em giở ra xem. Em chẳng chú tâm gì đến món quà ấy cả, chỉ lưu tâm đến món quà bọc trong tấm vải màu bạc kia thôi. Vì vậy, em đã vội vàng mở món quà ấy đầu tiên. Vừa mở ra, em vội reo lên: “A! Con thỏ “Melody" thật là tuyệt vời! Một con thỏ mà em hằng mơ ước. Cảm ơn cô Xuân, chú Giảng đã đoán đúng tâm lý của con!” Thế là từ đó em luôn có Melody bên cạnh. Hôm đi chợ nhà lồng ở thị xã cùng chị Hai, đến quầy các đồ chơi trẻ em, phát hiện thấy con thỏ nhồi bông, em đã đứng lại ngắm nhìn một cách say sưa, suýt nữa là lạc chị ở trong chợ. Mấy lần em xin với chị mua cho em, nhưng chị Hai bảo không cầm đủ tiền, bữa khác xin tiền bố, chị Hai sẽ mua cho. Em cứ thấp thỏm mãi, chờ Hai đi học ở thành phố Hồ Chí Minh về, thế nào Hai cũng mua. Bây giờ thì em không cần phải chờ đợi nữa. Em sẽ điện thọai cho Hai đừng mua nữa, em đã có rồi.

Con Melody của em, có lẽ to bề ngang hơn em nhiều. Hai cái tai to dài như hai cái hoa chuối thẳng đứng ở trên đầu. Cái mặt thì to hơn cả cái thân, bè bè như bộ mặt Đôrêmon trông ngồ ngộ làm sao. Hai con mắt tròn đen ước chừng to bằng cái miệng ly uống nước. Nó cứ mở thao láo nhìn em chằm chằm không chớp mắt. Cái mũi thì đỏ như quả cà chua chín mọng, cứ phô ra như mũi của chú hề trong một vở chèo nào đó. Nó mặt một bộ y phục trông rất mốt. Hai cái tay trắng muốt như màu muối biển, lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh đưa ra như muốn ôm ai vào lòng. Cái cổ được choàng bằng một tấm khăn voan màu tím Huế. Cái thân thì ngắn tủn ngủn, chắc cũng bằng kích thước của cái đầu. Nó ngồi chễm chệ, tựa lưng vào thành tủ đầu giường, đưa hai cái chân ra phía trước, tạo cho cái mông của nó ngồi thêm vững chắc. Có lẽ vậy mà tuy cái bụng phệ phệ như cái bụng của một chú tiệm phở mà đặt nó ngồi ở đâu, nó cũng không ngã. Cứ hễ học bài xong, lúc nào em cũng ôm nó vào lòng thơm lên đôi má căng tròn của nó những cái hôn thật sâu, thật dài. Những buổi đi ngủ. Melody bao giờ cũng ở bên cạnh em cùng em trò chuyện rồi ôm nhau ngủ một mạch cho đến sáng.

Melody của em là vậy đó ngộ nghĩnh và rất dễ thương.


 

Khách vãng lai đã xóa

lúc nào trên 10 SP thì tui trả lời

Khách vãng lai đã xóa
Quyen Nguyen
Xem chi tiết
minh nguyet
22 tháng 11 2021 lúc 19:38

1. PTBĐ: Biểu cảm

2. Đại từ: bác

=> Dùng để trỏ (người)

3. 

Em tham khảo:

a. Theo nội dung câu thứ nhất (Đã bấy lâu nay, bác tới nhà), thì đáng ra, Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi bạn thật chu đáo và tử tế. Vì đây là người bạn lâu lắm mới có điều kiện gặp lại, trong hoàn cảnh Nguyễn Khuyến về ở ẩn xa xôi, bạn cũ không ngại đường xa tới thăm là một sự kiện đặc biệt.

b. Sáu câu thơ tiếp theo tác giả đã nêu lên một hoàn cảnh tiếp đãi bạn khá đặc biệt đó là: trẻ đi vắng; chợ xa; có cá, có gà nhưng không đánh bắt được; có mướp, có bầu, có cà nhưng tất cả đều chưa đến lúc thu hoạch. Và ngay cả miếng trầu – là đầu câu chuyện, thứ tôi thiểu để tiếp đãi bạn, tác giả cũng không có. Đây là cách nói khéo léo của tác giả về cái nghèo, sự thiếu thống về vật chất và đó là đòn bẩy để tác giả thể hiện về tình bạn đẹp trong câu thứ 8.