Hình dung về hoàn cảnh ra đời của văn bản (tình hình đất nước, cuộc sống và sự lựa chọn của tác giả, điều kiện viết – sáng tác...).
Hình dung về hoàn cảnh ra đời của văn bản (tình hình đất nước, cuộc sống và sự lựa chọn của tác giả, điều kiện viết – sáng tác...)
- Hình hình đất nước: cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra vô cùng khốc liệt ở chiếc trường miền Nam
- Lựa chọn của tác giả: từ một chàng sinh viên trẻ tuổi trở thành một bộ đội, tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ.
- Điều kiện viết-sáng tác: trong một buổi đêm nơi chiến trường miền Nam, trước khung cảnh đêm tĩnh mịch, thanh bình, tác giả nhớ về những người đồng đội mà viết thư để chia sẻ những trải nghiệm của bản thân.
Chọn một tác phẩm của tác giả mà em đã biết và mong muốn tiếp tục tìm hiểu, khám phá. Đọc, cảm nhận về tác phẩm và trả lời những câu hỏi sau:
a. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm có điều gì đáng chú ý? Hoàn cảnh ấy có tác động như thế nào đến việc lựa chọn đề tài, thể hiện nội dung của tác phẩm?
b. Việc chọn đề tài, thể hiện nội dung, chủ đề của tác phẩm cho thấy tác giả quan tâm, xúc động, trăn trở nhất về điều gì?
c. Tưởng tượng nếu em là tác giả, điều gì sẽ làm em hứng thú nhất và đâu là điều em cảm thấy khó khăn nhất khi viết tác phẩm này?
d. Sau khi đã tìm hiểu kĩ tác phẩm, em nhận thấy nhan đề có mối liên quan như thế nào với đặc điểm nội dung, nghệ thuật của tác phẩm?
Tác phẩm: Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường
a. Hoàn cảnh ra đời: viết tại Huế (1/1981), in trong tập bút ký cùng tên => khiến tác giả có dịp quan sát và chiêm nghiệm về dòng sông Hương, từ đó viết nên tác phẩm.
b. Tác giả quan tâm, xúc động, trăn trở nhất về quê hương và những cảnh vật thuộc về nơi mình sinh ra, lớn lên và gắn bó suốt bao năm.
c.
- Điều làm em hứng thú nhất là vẻ đẹp của sông Hương nói riêng, vẻ đẹp của Huế nói chung khi viết về tác phẩm.
- Điều em cảm thấy khó khăn nhất khi viết là sử dụng ngôn từ và cách diễn đạt ra sao để người đọc có thể cảm nhận được trọn vẹn vẻ đẹp của dòng sông Hương.
d.
- Nhan đề dẫn dắt người đọc đến với cội nguồn tên gọi của dòng Hương thơ mộng.
- Bài bút kí đã lý giải tên dòng sông bằng một huyền thoại mỹ lệ của người dân làng Thành Chung.
- Lấy tên nhan đề dưới hình thức của một câu hỏi nhằm mục đích dẫn dắt, gợi mở.
- Nhan đề cũng thể hiện được niềm biết ơn đối với những con người đã khai phá vùng đất này, bộc lộ niềm tự hào về vẻ đẹp của đất nước.
1.1. Viết bài giới thiệu một cuốn sách là trình bày cho người đọc biết các thông tin cơ bản về cuốn sách đó như: nhan đề, thể loại, tác giả, hoàn cảnh ra đời, nội dung, hình thức, nghệ thuật và giá trị, ý nghĩa,… của cuốn sách. Ví dụ: Hai văn bản “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” – tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi, Cuốn sách “Chìa khóa vũ trụ của Giooc-giơ” là những văn bản giới thiệu một cuốn sách và có một đặc điểm chung sau đây:
- Nêu nhan đề cuốn sách được giới thiệu ở tiêu đề và phần đầu của văn bản.
- Nêu các thông tin chung về cuốn sách như: tác giả, hoàn cảnh ra đời, thông tin xuất bản,… trong phần đầu của văn bản.
- Nêu các thông tin về nội dung và hình thức, nghệ thuật thể hiện của cuốn sách ở phần tiếp sau của văn bản.
- Nêu ý kiến của người giới thiệu (hoặc người đọc) về giá trị nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của cuốn sách.
- Sử dụng hình ảnh minh họa để bổ sung, làm rõ thông tin, tăng sức hấp dẫn cho bài giới thiệu.
1.2. Để viết bài giới thiệu một cuốn sách, cần chú ý:
- Lựa chọn cuốn sách muốn giới thiệu phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra.
- Đọc kĩ cuốn sách cần giới thiệu để xác định các thông tin về nội dung và hình thức, nghệ thuật, giá trị, ý nghĩa của cuốn sách.
- Tìm hiểu thêm các thông tin có liên quan đến cuốn sách, ví dụ: tác giả, hoàn cảnh ra đời, đánh giá của bạn đọc về cuốn sách,...
- Lựa chọn trật tự sắp xếp, trình bày các thông tin trong bài giới thiệu.
- Lựa chọn sử dụng hình ảnh, sơ đồ,… kết hợp với chữ viết để giới thiệu thông tin; có thể viết tay hoặc trình bày trên máy vi tính
Câu hỏi tìm hiểu bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ”
( Các em mở vở ghi văn bản. Dựa vào video đã xem và phần câu hỏi gợi ý dưới đây tất cả các em viết phần bài học vào vở của mình) sau khi đi học cô sẽ kiểm tra vở ghi và bài tập của các em.
Phần I. Tìm hiểu chung văn bản:
1. Trình bày những kiến thức hiểu biết của em về tác giả Phạm Văn Đồng? ( Viết theo dạng sơ đồ xương cá)
Theo em vì sao tác giả lại có những hiểu biết sâu sắc như thế về Bác?
2. Hoàn cảnh sáng tác của bài: Bài văn được viết vào thời gian nào? Nhân dịp nào?
3. Nêu Phương thức biểu đạt của bài văn?
Cho biết bài văn nghị luận về vấn đề gì? Câu văn nào nêu luận điểm chính của bài văn?
4. Bố cục của bài chia mấy phần? Chỉ rõ từng phần và nêu nội dung của mỗi phần đó?
5. Giải thích nghĩa của các từ sau: Nhất quán, giản dị, hiền triết, ẩn dật.
Phần II. Tìm hiểu chi tiết văn bản.
1. Đặt vấn đề:
- Luận điểm chính là gì? Câu văn nêu luận điểm gồm có mấy vế? Đó là những vế gì?
- Luận điểm được nêu theo cách nào?( Trực tiếp hay gián tiếp)
- Vì sao tác giả lại khẳng định: ở Bác cuộc đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị luôn nhất quán với nhau, không tách rời nhau? Nói như thế nhằm khẳng định điều gì?
- Câu văn tiếp theo trong phần mở bài tác giả dùng phương pháp lập luận giải thích để làm rõ điều gì? Trong đoạn văn có những từ ngữ nào thể hiện rõ nhất thái độ của tác giả đối với đức tính giản dị của Bác? Từ ngữ đó thể hiện thái độ gì của tác giả?
- Nhận xét về nghệ thuật nghị luận của tác giả trong phần mở bài
2. Phần giải quyết vấn đề: Chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ
?Tác giả chứng minh đức tính giản dị của Bác trong những mặt nào?
a. Luận điểm phụ 1: Sự giản dị của Bác trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, trong quan hệ với mọi người.
- Để chứng minh sự giản dị của Bác trong sinh hoạt hàng ngày tác giả đã đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng nào?( Em hãy viết rõ từng ý đó theo gạch đầu dòng)
- Nhận xét về cách nêu dẫn chứng của tác giả trong đoạn văn? Qua những dẫn chứng trên em liên tưởng gì về Bác?( Gợi ý: Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc nhưng lại giống với người nào trong gia đình)
- Trong đoạn văn, ngoài việc đưa ra những dẫn chứng để chứng minh sự giả dị của Bác, tác giả còn đưa những lí lẽ nào để bình luận về đức tính giản dị đó của Bác? Tác dụng của những lời bình luận đó là gì?( Gợi ý: dựa vào câu văn ở đoạn 3 và cả đoạn 4)
b. Luận điểm phụ 2: Sự giản dị của Bác trong lời nói và bài viết.
- Tìm câu văn nêu luận điểm 2?
- Những dẫn chứng nào được đưa ra để chứng minh cho sự giản dị của Bác trong lời nói và bài viết?
- Theo tác giả việc Bác nói và viết giản dị nhằm mục đích gì?
Phần III. Tổng kết.
- Phần nghệ thuật và nội dung ghi như video các em đã xem. Bổ sung thêm phần nghệ thuật: Lời văn giàu cảm xúc, giàu sức thuyết phục.
Phần IV: Luyện tập
- Các em làm bài tập trong video đã cho.
- Bài tập bổ sung: Em hiểu như thế nào là lối sống hiền triết? Ẩn dật? Tại sao lối sống của Bác lại không phải lối sống của nhà hiền triết ẩn dật?
Trong đoạn trích, khi nói về mùa xuân, tác giả dùng các cụm từ như mùa xuân của tôi, mùa xuân thần thánh của tôi, mùa xuân của Hà Nội thân yêu. Cách viết này cho em hiểu điều gì về cuộc sống và tình cảm riêng của người viết?
Tác giả sử dụng cụm từ như Mùa xuân của tôi, mùa xuân thần thánh của tôi, mùa xuân của Hà Nội thân yêu. Cách viết này cho em nhận thấy được sự trân trọng, yêu thích của tác giả dành cho mùa xuân. Tác giả yêu thích nó đến mức muốn biến nó như thành của riêng, cảm nhận và ngắm nhìn nó như một điều quen thuộc.
Đoạn trích trên giới thiệu về vấn đề gì?
A. Về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng
B. Về tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng và Nguyễn Huy Tưởng
C. Về tài năng nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng
D. Về một số nhân vật trong tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng
trong văn bản " ý nghĩa văn chương " hoài thanh khẳng định " văn chương là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng . chẳng những thế , văn chương còn sáng tạo ra sự sống "
trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên
Hãy viết bài văn ngắn để thuyết minh về một ý tưởng sáng tạo của em sau khi đọc một trong ba nhóm hình ảnh sau :
+) Có những cảnh vật truyền cho ta bao cảm hứng sáng tác thơ văn ...
+) Có những ngày kỉ niệm gợi cho ta bao cảm hứng làm những điều tốt đẹp ...
+) Có những con người truyền cho ta bao cảm hứng về việc sống tỏa sáng ...
Trong văn bản, tác giả lí giải về hai khía cạnh của hình ảnh ẩn dụ “tấm bản đồ”. Khi bàn về hai khía cạnh đó, tác giả dùng những lí lẽ và bằng chứng nào để thuyết phục người đọc?
- Trong văn bản, tác giả lí giải về hai khía cạnh của hình ảnh ẩn dụ "tấm bản đồ". Khi bàn về hai khía cạnh đó, tác giả dùng những lí lẽ và bằng chứng để thuyết phục người đọc:
- Khía cạnh 1: Tấm bản đồ là cách nhìn về những người xung quanh.
+ Lí lẽ: Cách nhìn này được truyền từ bố mẹ cho chúng ta, rồi qua năm tháng, được điều chỉnh theo từng hoàn cảnh sống, theo tôn giáo hay từ những kinh nghiệm của chính bản thân chúng ta.
+ Bằng chứng: Khi tác giả còn nhỏ, bố mẹ ông luôn nhìn cuộc đời này như một nơi đầy hiểm nguy nhưng ông không cho là như vậy.
- Khía cạnh 2: Tấm bản đồ còn là cách nhìn nhận về bản thân chúng ta.
+ Lí lẽ: Những câu trả lời cho những câu hỏi để nhìn nhận bản thân sẽ quyết định cách nhìn của chúng ta đối với cuộc sống, mang ý nghĩa quyết định đối với những thành bại trong cuộc sống của chúng ta.
+ Bằng chứng: Tác giả từng bế tắc, không biết mình có phải là người quá ngây thơ, khờ khạo hay không. Sau một tai nạn, ông đã tĩnh tâm để đi vào bóng tôi tìm hiểu xem bản thân ông là ai và ý nghĩa của cuộc sống là gì.