Viết bài văn về một sự lựa chọn có ý nghĩa mà bạn đã trải qua.
Viết bài văn về một sự lựa chọn có ý nghĩa mà bạn đã trải qua.
Cuộc sống xã hội nói chung thật phong phú, phức tạp, trong đó, cuộc đời của mỗi con ngưòi chẳng bao giờ đơn giản. Có nhiều yếu tố tạo nên cuộc đời của mỗi chúng ta, trong đó, yếu tố có tầm quan trọng hàng đầu là những sự lựa chọn mà ta đã thực hiện ở các chặng đời khác nhau. “Đời ta có thể đã khác”, “Đời ta có thể đã không như bây giờ”… là những lời than vãn quen thuộc. Qua những lời than vãn đó, ta hiểu rằng đã từng có nhiều khả năng xuất hiện trước ta, dành cho ta lựa chọn khi ta bước trên đường đời. Ngoại trừ việc chọn bố mẹ, chọn nơi sinh là những điều không thể, phần lớn những sự lựa chọn khác, đặc biệt là những lựa chọn ở tuổi trưởng thành thì ta phải chịu trách nhiệm. Ngay khi ta dễ dãi uỷ thác quyền lựa chọn của mình cho ai đó, ta cũng không thể thoái thác được trách nhiệm này. Chẳng hạn việc ta để bố mẹ chọn hộ trường học, ngành nghề. Nếu đời ta bế tắc vĩ điều đó thì cũng nên hiểu rằng ta chỉ có thể tự trách mình mà thôi. Có nhiều hỗ trợ từ các phía khác nhau cho sự lựa chọn của ta, nhưng ta phải là người đưa ra quyết định cuối cùng. Lựa chọn, trong văn cảnh này, gần như đồng nghĩa với quyết định. Mỗi lựa chọn, quyết định khác nhau sẽ bẻ lái cuộc đời đi theo những hướng khác nhau. Có lựa chọn, quyết định đúng; có lựa chọn, quyết định thiếu chuẩn xác; có lựa chọn, quyết định hoàn toàn sai. Đúng, sai ở đây chỉ là chuyện tương đối, nhưng hệ quả, hậu quả thì rành rành, trở thành một sự kiện thực tế khiến ta phải trực tiếp đối đầu. Tuy nhiên, cuộc đời luôn dành cho ta những cơ hội lựa chọn mới, để ta điều chỉnh, khắc phục hậu quả lựa chọn ban đầu, nhằm hướng tới một kết cục tốt đẹp hơn. vấn đề quan trọng là ta có biết tận dụng những cơ hội mới ấy không, hay tiếp tục bỏ lỡ chúng. Đã hình dung cuộc đời như một chuỗi bất tận những lựa chọn, ta phải tự tạo được cho mình một tâm thế sống chủ động. Nói đời ta, tương lai ta “nằm trong tay của chính mình” là vì thế. Biết tiếp nhận một cách kịp thời, sáng suốt những gợi ý, hỗ trợ từ bên ngoài cho lựa chọn của mình cũng là một lựa chọn thông minh. Chỉ khi sống cuộc đời của mình với tinh thần hành động không ngừng, ta mới thật sự vững vàng trong những lựa chọn. Một thái độ sống thụ động tưởng giúp tránh khỏi bao lựa chọn phiền toái hoá ra lại đẩy ta mắc kẹt vào trong đó. Trong cuộc sống, bên cạnh những lựa chọn của cá nhân là lựa chọn của xã hội. Xã hội thực ra cũng chỉ là thực thể được tạo thành nhờ sự tương tác giữa những cá nhân. Ta lựa chọn hướng đi cho mình cũng là góp phần vào việc định hướng vận hành cho cả một xã hội. Luôn nghĩ đến xã hội trong khi thực hành những lựa chọn riêng, đó cũng là một điều hệ trọng mà mỗi chúng ta phải ý thức được.
Chọn một trong các đề sau:
Đề 1: Viết một bài văn nghị luận thể hiện những điều bạn cảm nhận được qua tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của danh nhân Nguyễn Trãi.
Đề 2: Tình thế lựa chọn khó khăn nhưng đầy ý nghĩa mà bạn đã trải qua trong hành trình rèn luyện – trưởng thành của mình.
Hãy viết về chủ đề trên.
Đề 3: Trong những tác phẩm mà bạn đã tìm đọc được theo gợi ý ở các bài trong Sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập hai, tác phẩm nào để lại cho bạn nhiều ấn tượng và suy nghĩ nhất? Hãy viết một bài nghị luận bàn về tác phẩm đó theo các vấn đề nội dung và nghệ thuật tự chọn.
Đề 4: Theo quan sát và trải nghiệm của bạn, ở không gian sinh hoạt cộng đồng nào còn thiếu những quy định, hướng dẫn về hành vi ứng xử cần có cho mọi người? Trong vai người được một cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ủy nhiệm, bạn hãy hoàn thành một bản nội quy hay hướng dẫn nơi công cộng góp phần xây dựng môi trường sống lành mạnh, có văn hóa
DÀN BÀI ĐỀ 1:
Dàn ý
1. Mở bài
Giới thiệu khái quát về danh nhân Nguyễn Trãi và cảm nhận của cá nhân.
2. Thân bài
- Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi:
+ Xuất thân; trong một gia đình có truyền thống văn hóa, văn học và yêu nước. Cha: Nguyễn Phi Khanh đỗ Tiến sĩ làm quan dưới triều đại nhà Hồ; Mẹ: Trần Thị Thái dòng dõi quý tộc, con của Trần Nguyên Đán.
⇒ Cuộc đời của một đại anh hùng dân tộc, một nhân vật lịch sử toàn tài hiếm có. Ở ông có một nhà chính trị, một nhà văn, một nhà thơ tầm cỡ kiệt xuất. Cuộc đời của ông là cuộc đời của một con người chịu oan khiên thảm khốc.
+ Văn hóa dân tộc: đóng góp cho việc xây dựng nền văn hiến nước nhà. Văn hiến bao gồm các tác phẩm có giá trị và người hiền tài: Quân trung từ mệnh tập, Đại cáo Bình Ngô thể hiện ông nhà văn chính luận xuất sắc. “Quốc âm thi tập” là tập thơ nôm sớm nhất, nhiều bài nhất và hay nhất cho đến hiện nay.
+ Tư tưởng chủ đạo trong các thi phẩm, bài chính luận là tư tưởng nhân nghĩa, mệnh trời, tư tưởng nhân dân, sống theo tư tưởng đạo Nho nhưng không gò bó, câu nệ tiểu tiết mà vô cùng khoáng đạt, rộng rãi.
+ Nghệ thuật thơ của Nguyễn Trãi có ngôn từ giản dị, gần gũi, hình ảnh thơ giàu tính ước lệ.
- Cảm nhận của cá nhân: kính phục, tự hào, …
3. Kết bài
Tổng kết cảm nhận của cá nhân về danh nhân Nguyễn Trãi.
đề 2:
Cuộc sống của chúng ta là một chuỗi những ngày tháng khó khăn và đầy thách thức. Ngoài những trở ngại trong đời sống tình cảm, vật chất, ta còn phải vượt qua những cám dỗ của cuộc sống. Để vượt qua những điều ấy, chúng ta cần có một bản lĩnh thực sự vững vàng. Bản lĩnh là một thước đo nhân cách con người, xem họ có phải là những người biết giữ vững chính kiến, không đứng núi này trông núi nọ và biết hướng đến những điều hay lẽ phải. Có rất nhiều khía cạnh để thể hiện tính bản lĩnh. Bản lĩnh đối diện với khó khăn, bản lĩnh trong thi đấu, bản lĩnh trong công việc… Sống bản lĩnh giúp chúng ta tăng thêm tự tin trong cuộc sống, tạo năng lượng để theo đuổi những suy nghĩ, dự định và đêm mê của mình. Bản lĩnh còn là yếu tố tạo nên những đức tính, phẩm chất của con người. Trong bất cứ hoàn cảnh sống nào, dù xung quanh ta đều là những người xấu, những tệ nạn xã hội bủa vây, nhưng ta cần giữ vững bản lĩnh kiên cường, cự tuyệt những điều xấu để giữ cho mình một cuộc sống lành mạnh, biết tiếp thu cái hay, cái mới và bài trừ cái xấu. Nhiều người không có được bản lĩnh chiến đấu, khi gặp khó khăn đã vội bỏ cuộc. Chỉ biết chạy theo miệng lưỡi người đời mà không có chính kiến của mình thì cuộc sống của họ thật khó có được thành công. Có những người, chỉ mới giao lưu kết bạn với vài người bạn không tốt, đã ngay lập tức thay đổi, biến chất. Hay có những bạn học sinh vừa mới bước chân ra thành phố lớn, đi học đại học, không hề chú tăm việc học hành lại lao theo đua đòi, ăn chơi theo những trào lưu mới. Những hành động, những con người đáng bị phê phán. Bản lĩnh không phải là một tố chất sẵn có mà cần có một quá trình để phấn đấu rèn luyện. Là những người trẻ tuổi, để học tập tốt, rèn luyện tốt, chúng ta phải luôn cố gắng giữ vững chính kiến, quan điểm của mình. Thất bại là mẹ của thành công, có bản lĩnh ắt sẽ làm nên sự nghiệp lớn.
Dàn ý ĐỀ 3:
1. Mở bài
Giới thiệu khái quát về tác phẩm Dưới bóng hoàng lan và cảm nhận của bản thân về tác phẩm.
2. Thân bài
- Nội dung truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan:
+ Truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan viết về nhân vật Thanh thông qua một lần trở về quê hương, thăm bà, gặp lại những người anh luôn yêu thương, tôn trọng.
+ Thanh vốn mồ côi cha mẹ từ nhỏ, người thân yêu duy nhất của Thanh đó là bà, tuổi thơ của Thanh là một cuộc sống vất vả nhưng luôn tràn đầy hơi ấm, tình yêu, sự chở che của người bà.
+ Người bà tuy xuất hiện không hẳn nhiều nhưng qua vài chi tiết, những hành động, những lời nói quan tâm ta có thể cảm nhận trọn vẹn được tình cảm bao la của người ba dành cho người cháu yêu thương của mình.
+ Tình yêu nhẹ nhàng giữa Thanh và Nga cũng khiến cho người đọc cảm thấy xúc động bởi nó trong sáng, lại rất đáng yêu, qua những đoạn đối thoại của Thanh và Nga, lời yêu chưa từng được nói ra nhưng ta vẫn có thể cảm nhận được bao nhiêu tình ý chứa trong đó.
- Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôi kể thứ ba, …
3. Kết bài
Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Dưới bóng hoàng lan.
- Viết một bài giới thiệu ngắn về:
+ Những thay đổi của bản thân mà em đã xác định được
+ Cảm xúc của em về sự thay đổi đó
- Trao đổi để hoàn thiện bài viết sau khi được góp ý
- Cùng các bạn lựa chọn bài viết để tham gia diễn đàn vào tiết sinh hoạt lớp.
• Viết bài giới thiệu ngắn về:
- Những thay đổi bản thân mà em xác định được.
- Cảm xúc của em về sự thay đổi đó.
• Trao đổi bài viết với các bạn trong nhóm, hoàn thiện bài viết sau kho góp ý.
Cùng các bạn lựa chọn bài viết để tham gia diễn đàn
Thời gian trôi đi nuôi dưỡng tâm hồn con người, giúp ta trưởng thành hơn cả về thế chất, tinh thần và chắp cánh cho ta những ước mơ, những hi vọng vào tương lai. Giống như mọi người, dòng xoáy của thời gian cho tôi sự trưởng thành để một ngày tôi chợt nhận ra: “Tôi đã lớn khôn”.
Con người tôi đang ngày càng lớn lên theo năm tháng. Nhớ ngày nào, tôi còn là con bé con nhút nhát chỉ biết tò tò theo sau chân mẹ, thế mà bây giờ, cô nhóc ấy đã trở thành một học sinh Trung học cơ sở, cao hơn cả mẹ. Tôi không chỉ lớn hơn mà tầm tay cũng xa hơn trước. Tôi có thế dễ dàng lấy những cuốn từ điển trên giá cao nhất xuống, có thể giúp mẹ treo quần áo lên mắc tủ mà không cần bắc ghế, có thế giúp bố khiêng thang lên gác thượng để sửa ăng-ten, có thể đi hết một đoạn đường núi dài không cần có ai dắt hay cõng... Những việc ấy hồi nhỏ tôi chưa đủ sức thì bây giờ đều trở nên đơn giản, dễ dàng. Tôi cũng không còn cảm thấy tự hào khi giúp bố mẹ làm những công việc nhà nữa, tất cả đều đã trở thành những việc làm thường ngày của tôi, không có gì khó khăn hay quá sức cả. Cái cảm nhận mình đang lớn lên ban đầu đối với tôi còn rất mơ hồ nhưng càng lúc tôi càng nhận thức được rõ ràng hơn.
Tôi không chỉ lớn lên ở con người mà còn lớn lên trong suy nghĩ của mình. Trước đây, tôi chỉ biết đến trường và học theo các bạn mà chẳng cần lo nghĩ xa xôi gì hết. Ngay cả việc vào học trường cấp hai, tôi cũng đế cho bố mẹ quyết định. Hồi đó, tôi hầu như dựa dẫm hết vào bố mẹ nhưng dần dần, tôi cũng biết tự lo cho mình. Sau mỗi học kì, tôi biết tự xem lại kết quả học tập của mình, so sánh với các bạn khác và kết quả năm học trước đế rút kinh nghiệm cho mình tiến bộ hơn. Trong một tập thế mà ý thức thi đua luôn được đề cao, tôi cũng đã học tập được rất nhiều tò các bạn mình. Tôi biết rằng không ai có thế hiểu mình cần gì hơn chính bản thân mình. Tôi đã có suy nghĩ và ý kiến riêng, tôi có thể tự lo cho mình. Không giống như lúc còn nhỏ (luôn hành động theo bản năng và ý muốn của riêng mình), tôi hiểu rằng không thế không chú ý tới mọi người xung quanh. Tôi đang học cách sống để không phải tranh giành, học cách nhường nhịn và chấp nhận suy nghĩ của người khác. Mỗi người nhìn nhận suy nghĩ theo một chiều hướng khác nhau, điều cần thiết là tôi biết lúc nào cần hiểu và khi nào cần thuyết phục cho người khác hiểu mình.
Từ sự khôn lớn ấy, tôi cũng tự đặt cho mình những ước mơ. So với khi còn nhỏ thì những mong muốn ấy đã không còn chỉ là những ý muốn bộc phát, mơ mộng, viển vông nữa. Thời gian đã cho tôi sự chín chắn trong những quyết định cho tương lai. Trước kia, ước muốn của tôi có nhiều vô số mà bây giờ’ tôi cũng không còn nhớ hết nữa. Khi ấy, tôi chỉ biết nhìn mọi thứ một cách đơn giản, thấy ai làm gì hay hay thì cũng mong muốn mình có thể làm được như vậy. Thế nhưng bây giờ thì tôi hiểu rằng chẳng có mục tiêu nào có thể đạt được một cách đơn giản mà không cần có cố gắng của chính mình. Tôi chẳng mấy khi nghĩ tới những điều con nít như khi còn nhỏ mà suy nghĩ rất kĩ đế tự đánh giá khả năng của mình và đặt ra một mục tiêu chắc chắn. Tôi không muốn phải thay đổi mơ ước của mình cho dù tôi có lớn hơn nữa. Hiện nay, tôi vẫn chưa biết ước mơ lớn nhất trong tương lai của mình là gì nhưng khi đã có thể quyết định được, tôi sẽ luôn hi vọng và cố gắng hết sức để đạt được.
Nhưng ước mơ ấy càng lớn bao nhiêu, tôi càng nhận thức được trách nhiệm của mình bấy nhiêu. Trước hết, tôi cần có bổn phận đối với những người xung quanh. Là một người con, tôi phải nỗ lực phấn đấu trưởng thành để không phụ công ơn sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ, ông bà. Là một người trò, tôi phải cố gắng học tập, tu dưỡng đạo đức xứng đáng với sự dạy dỗ của các thầy cô giáo. Là một người bạn, tôi cần học tập và giúp đỡ các bạn của mình để cùng tiến bộ hơn... Tôi hiểu rằng bất cứ ai cũng có trách nhiệm riêng. Khi tôi đã là một học sinh khoác trên người bộ đồng phục của trường Ngô Sĩ Liên thì đi đâu tôi cũng là đại diện cho ngôi trường của mình. Tôi hiểu rằng mọi người có thể nhìn nhận và đánh giá ngôi trường thân yêu theo những hành vi ứng xử của tôi. Khi tôi là một người Hà Nội thì tôi là đại diện cho con người thủ đô và khi tôi là người Việt Nam thì tôi cũng là đại diện cho cả dân tộc mình. Càng suy nghĩ về những trách nhiệm ấy tôi cũng cảm nhận được sức nặng đặt trên vai mình.
Sự trưởng thành của tôi không chỉ bản thân tôi biết mà mọi người xung quanh cũng đều công nhận. Hè vừa rồi, nhà nội tôi có một niềm vui rất lớn: Người bác của tôi đã sống bên Mĩ gần hai mươi năm cùng với hai cô con gái đã trở về thăm quê hương. Suốt thời gian ấy, bác và hai chi sống ở nhà tôi, bà tôi cũng dọn từ quê ra. Ở nhà nhộn nhịp, đông vui hơn nên công việc cũng nhiều hơn trước. Trong khi bố mẹ vẫn phải đi làm, còn chị Thu thì đang thi học kì, chỉ có tôi ở nhà cùng bác tiếp khách và dọn dẹp nhà cửa. Tôi đã cố gắng làm được nhiều việc nhà để bác và bà được nghỉ ngơi. Một hôm, trong bữa cơm bác đã khen tôi làm bố tôi rất vui và hài lòng. Tối hôm đó, trước khi tôi đi ngủ, mẹ nói với tôi:
- Con gái mẹ đã lớn nhiều rồi đấy!
Tôi sung sướng đi vào giấc ngủ không chỉ vì lời khen của mẹ hay của bác mà vì niềm vui khi thấy bố mẹ tự hào về mình - có nghĩa là tôi đã lớn khôn. Cho dù trách nhiệm có to lớn tới đâu, cho dù ước mơ còn là một khoảng cách rất xa và khó khăn, tôi vẫn sẽ không ngừng cố gắng, bởi tôi biết rằng xung quanh mình vẫn còn những người thân yêu luôn sẵn sàng giúp đỡ tôi bất cứ lúc nào.
mỗi chuyến đi mà chúng ta trải qua đều để lại những bài học, ý nghĩa riêng. Trong hành trình trưởng thành của mình, chắc hẳn các em đã may mắn được trải nghiệm nhiều chuyến đi. Em hãy viết bài văn kể về một chuyến đi tham quan đáng nhớ của em.
Tham Khảo
Kì nghỉ hè năm nay, tôi được bố mẹ thưởng cho một chuyến du lịch. Đây là lần đầu tiên tôi được đi đến biển chơi, nên em cảm thấy vô cùng háo hức và mong chờ. Em hy vọng sẽ có nhiều kỉ niệm đẹp cùng với bố mẹ.
Đúng năm giờ sáng, xe xuất phát từ Hà Nội. Khoảng đến gần trưa thì xe đã đến nơi. Em cùng các bạn nhỏ cùng tuổi mình cảm thấy vô cùng thích thú vì sau một hành trình dài cuối cùng cũng đến Sầm Sơn. Sau khi đến khách sạn nhận phòng và cất đồ đạc. Mọi người cùng nhau đi ăn trưa, rồi nghỉ ngơi.
Buổi chiều, mọi người trong đoàn cùng đi tắm biển. Thật kì diệu! Em đang đứng trước một bài biển rộng mênh mông. Nước biển xanh và trong. Đứng gần biển em có thể nhìn thấy từng đợt sóng đánh vào bờ. Nhìn ra xa phía chân trời, bầu trời và biển như hòa vào làm một. Gió biển lồng lộng, cùng với tiếng sóng vỗ nghe thật vui tai. Bên cạnh bãi biển, núi Trường Lệ - một địa danh khá nổi tiếng ở đây, đứng sừng sững chạy dài theo mép nước. Cuối bãi là đền Độc Cước cổ kính uy nghi, tọa lạc trên một hòn núi đá. Tất cả đều tuyệt đẹp như những bức ảnh mà em đã được xem trên mạng khi tìm hiểu về Sầm Sơn.
Bờ biển lúc này thật đông người. Tiếng nói cười rộn vang khắp cả không gian. Người lớn thích thú bơi lội dưới nước. Trẻ em thì nghịch cát, xây thành những tòa lâu đài tuyệt đẹp. Em cùng các bạn nhỏ mỗi người một chiếc phao, rồi nhảy xuống tắm biển. Nước biển mát lạnh khiến em cảm thấy vô cùng dễ chịu. Sau khi tắm biển xong, mọi người cùng nhau đi ăn đồ hải sản nướng. Các món ăn đều rất ngon và mang đậm hương vị của biển.
Thời gian trôi qua thật nhanh. Chuyến du lịch ba ngày hai đêm đã kết thúc. Nhưng em cảm thấy vô cùng hạnh phúc vì đã có những trải nghiệm vô cùng thú vị ở đây. Em mong sẽ có thêm nhiều chuyến du lịch như vậy cùng với gia đình của mình.
Đề bài: Viết đoạn văn tưởng tượng dựa vào một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe. |
1. Chuẩn bị.
a. Lựa chọn câu chuyện yêu thích.
b. Lựa chọn một phương án viết đoạn văn tưởng tượng.
Ví dụ: Sự tích cây vú sữa
2. Tìm ý.
3. Chỉnh sửa.
- Trình bày rõ những điều tưởng tượng dựa trên câu chuyện đã chọn.
- Nội dung tưởng tượng thể hiện sự sáng tạo.
1.
a. Lựa chọn câu chuyện em thích: Sự tích cây vú sữa.
b. Lựa chọn một phương án viết đoạn văn tưởng tượng: Phương án 2: Viết tiếp đoạn kết.
Cách 1: Mẹ cậu trở về sau nhiều ngày đi tìm con, hai mẹ con được gặp nhau trong hạnh phúc.
2
Mở bài: Trong các câu chuyện đã được nghe, em thích nhất là câu chuyện Sự tích cây vú sữa.
Thân bài:
Ngày xưa, có một cậu bé được mẹ cưng chiều nên rất nghịch và ham chơi. Một lần, bị mẹ mắng, cậu vùng vằng bỏ đi. Cậu la cà khắp nơi, mẹ cậu ở nhà không biết cậu ở đâu nên buồn lắm. Ngày ngày mẹ ngồi trên bậc cửa ngóng cậu về. Một thời gian trôi qua mà cậu vẫn không về. Ví quá đau buồn và kiệt sức, mẹ cậu gục xuống. Không biết cậu đã đi bao lâu. Một hôm, vừa đói vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh, cậu mới nhớ đến mẹ.
- “Phải rồi, khi mình đói, mẹ vẫn cho mình ăn, khi mình bị đứa khác bắt nạt, mẹ vẫn bênh mình, về với mẹ thôi”.
Cậu liền tìm đường về nhà. Ở nhà, cảnh vật vẫn như xưa, nhưng không thấy mẹ đâu. Cậu khản tiếng gọi mẹ:
– Mẹ ơi, mẹ đi đâu rồi, con đói quá ! – Cậu bé gục xuống, rồi ôm một cây xanh trong vườn mà khóc.
Kỳ lạ thay, cây xanh bỗng run rẩy. Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây. Hoa tàn, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh. Cây nghiêng cành, một quả to rơi vào tay cậu bé.
Cậu bé cắn một miếng thật to. Chát quá
Quả thứ hai rơi xuống. Cậu lột vỏ, cắn vào hạt quả. Cứng quá.
Quả thứ ba rơi xuống. Cậu khẽ bóp quanh quanh quả, lớp vỏ mềm dần rồi khẽ nứt ra một kẽ nhỏ. Một dòng sữa trắng sóng sánh trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ.
Cậu bé ghé môi hứng lấy dòng sữa ngọt ngào, thơm ngon như sữa mẹ.
Cây rung rinh cành lá, thì thào :
“Ăn trái ba lần mới biết trái ngon. Con có lớn khôn mới hay lòng mẹ”.
Cậu oà lên khóc. Mẹ đã không còn nữa. Cậu nhìn lên tán lá, lá một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Cậu ôm lấy thân cây mà khóc, thân cây xù xì, thô ráp như đôi bàn tay làm lụng của mẹ. Cậu luôn miệng nói lời xin lỗi mẹ, cầu mong mẹ tha thứ cho sự bướng bỉnh của mình. Cây xanh ôm chặt lấy cậu, từ thân cây toát ra hơi ấm và tiếp đập của trái tim người mẹ. Bỗng chốc, cây xanh biến thành người mẹ hiền, xoa đầu cậu và cảm động nói:
- Từ nay, con nhớ phải vâng lời mẹ, không được ham chơi nữa, con nhớ không?
Cậu bé vừa sung sướng, những giọt nước mắt cứ thế tuôn ra vì hạnh phúc. Cậu trả lời mẹ thật to:
- Con xin lỗi mẹ. Con hứa từ nay sẽ không bao giờ khiến mẹ buồn nữa.
Từ đó hai mẹ con sống hạnh phúc bên nhau
Kết bài: Câu chuyện trên đã để lại cho chúng ta một bài học sâu sắc về sự biết ơn công lao sinh thành của cha mẹ. Là một người con, chúng ta nên thấu hiểu sự yêu thương, hy sinh của cha mẹ. Vì thế hãy cố gắng trở thành một người con ngoan các bạn nhé!
Viết đoạn văn mở bài và đoạn kết bài cho bài văn mà em đã lựa chọn đề và lập dàn ý.
Mở bài: Cho đến bây giờ, những lời thơ đau xót ấy vẫn còn vang vọng trong tâm trí tôi. Tuần vừa qua, lớp tôi đều vô cùng ấn tượng với tiết Ngữ văn "Lượm" của cô giáo chủ nhiệm. Tiết học như tái hiện những khoảnh khắc vừa trong trẻo vừa bi hùng của thời kì kháng chiến của dân tộc.
Kết bài: Tiết học 'Lượm" là tiết học hào hứng, sôi nổi và cũng có nhiều phút giây xúc động, xót thương. Cô giáo của tôi bảo "tuổi trẻ tài cao", dù ở lứa tuổi nào chúng ta vẫn có thể làm những việc có ích cho chính mình và cho xã hội. Chúng tôi sẽ mãi ghi nhớ lời cô dạy và nhớ mãi hình ảnh chú bé Lượm tung tăng vượt qua cánh đồng.
Chọn 1 trong 3 đề dưới đây: Đề 1: Viết bài văn miêu tả một cây ăn quả mà em yêu thích. Đề 2: Viết bài văn miêu tả một cây ở sân trường đã gắn bó với em và bạn bè. Đề 3: Viết bài văn miêu tả một cây mà em biết qua phim ảnh, sách báo. |
1. Chuẩn bị.
- Lựa chọn cây để miêu tả.
- Lựa chọn trình tự miêu tả cây (tả từng bộ phận của cây hay tả đặc điểm của cây theo từng thời kì phát triển).
- Quan sát hoặc nhớ lại kết quả đã quan sát.
2. Lập dàn ý.
G:
3. Góp ý và chỉnh sửa dàn ý.
- Về bố cục (mở bài, thân bài, kết bài).
- Về trình tự miêu tả.
- Về việc lựa chọn những đặc điểm của cây để miêu tả.
1.
Bài tham khảo:
- Lựa chọn cây để miêu tả: cây phượng
- Lựa chọn trình tự miêu tả cây: tả từng bộ phận của cây.
- Quan sát hoặc nhớ lại kết quả đã quan sát.
+ Cây phượng cao lắm, cao hơn cả tầng ba của tòa nhà em học.
+ Thân cây to lớn đến phải hai bạn học sinh ôm vẫn chưa xuể.
+ Lớp vỏ trên thân cây sần sùi, hằn từng khe, rãnh như là mặt ruộng vào mùa hạn.
+ Bộ rễ của cây thì chắc hẳn rất to và dài. Vì chỉ với một phần nhô trên mặt đất đã to hơn cả bắp tay rồi.
+ Cành chính của cây phượng thì chỉ gồm bốn cành. Nhưng từ đó, tỏa ra nhiều cành phụ lắm. Chúng đan vào nhau tạo thành một chiếc ô khổng lồ che bóng mát cho chúng em vui chơi.
+ Những cánh hoa mỏng manh như cánh gián, đỏ tươi hơn cả mặt trời trở thành tín hiệu báo cho chúng em sắp kết thúc năm học.
2.
Bài tham khảo 1:
- Mở bài: Hè về, nắng trong vắt như mật ong, gió thoảng từng cơn oi nồng. Bọn học trò chúng em bận bịu với những bài ôn thi, những dòng lưu bút viết vội. Một hương vị mùa hè lan tỏa khắp trường. Mọi người vội nhìn ra sân: hoa phượng nở đỏ sân trường rồi. Nhìn cây phượng vĩ trồng giữa sân trường em, chúng em biết mùa hè đã thật sự đến.
- Thân bài:
+ Cây phượng cao lắm, cao hơn cả tầng ba của tòa nhà em học.
+ Thân cây to lớn đến phải hai bạn học sinh ôm vẫn chưa xuể.
+ Lớp vỏ trên thân cây sần sùi, hằn từng khe, rãnh như là mặt ruộng vào mùa hạn.
+ Bộ rễ của cây thì chắc hẳn rất to và dài. Vì chỉ với một phần nhô trên mặt đất đã to hơn cả bắp tay rồi.
+ Cành chính của cây phượng thì chỉ gồm bốn cành. Nhưng từ đó, tỏa ra nhiều cành phụ lắm. Chúng đan vào nhau tạo thành một chiếc ô khổng lồ che bóng mát cho chúng em vui chơi.
+ Những cánh hoa mỏng manh như cánh gián, đỏ tươi hơn cả mặt trời trở thành tín hiệu báo cho chúng em sắp kết thúc năm học.
- Kết bài: Cây phượng già đã chứng kiến bao niềm vui nỗi buồn của chúng em. Mỗi lần phượng nở hoa, lòng em lại rộn ràng lên những cảm xúc khó tả. Đó là lúc em khi sắp phải xa mái trường, xa cây phượng. Mai đây lớn khôn, em luôn nghĩ về ngôi trường tiểu học, nhớ tới cây phượng già thân quen này.
3.
Em tiến hành góp ý và chỉnh sửa dàn bài.
Cuộc sống luôn cho ta những trải nghiệm, những bài học quý báu và ý nghĩa. Vậy nhân vật Dế Mèn có được bài học đường đời đầu tiên mà mình đã trải qua như thế nào? Em hãy kể về nhân vật Dế Mèn trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” của nhà văn Tô Hoài.
Cuộc sống luôn cho ta những trải nghiệm, những bài học quý báu và ý nghĩa. Vậy nhân vật Dế Mèn có được bài học đường đời đầu tiên mà mình đã trải qua như thế nào? Em hãy kể về nhân vật Dế Mèn trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” của nhà văn Tô Hoài.(Chỉ mik vs ạ:3)