Nêu nguyên nhân dẫn đến hành động giả dại của Xúy Vân.
Xúy Vân giả dại để che giấu điều gì? Bạn đánh giá như thế nào về hành động này của nhân vật?
- Để có thể đến được với Trần Phương, Xúy Vân đã quyết định giả dại để làm lí do có thể li hôn với Kim Nhan.
- Xúy Vân là một cô gái xinh đẹp, đảm đang và nàng lúc nào cũng mang trong mình khát khao hạnh phúc. Nhưng trong chế độ phong kiến xưa, Xúy Vân nói riêng mà những người con gái sống dưới chế độ ấy nói chung đều không có cái quyền tự định liệu cho hạnh phúc, lựa chọn cho mình tình yêu cũng như đối tượng mà mình cảm mến, mọi chuyện tình yêu, hôn nhân đều do cha mẹ sắp đặt theo quan niệm “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Cuộc hôn nhân của Xúy Vân với Kim Nham đều do một tay của cha mẹ nàng sắp xếp, mà sự sắp đặt này cũng không hề được định liệu sẵn mà hết sức vội vàng, và điều tất yếu là giữa hai người không hề có tình yêu.
- Ước mơ của nàng thật bình dị và chính đáng. Khi về làm dâu nhà Kim Nham, Xúy Vân đã vô cùng thất vọng trước ước mơ gia đình hạnh phúc, “chồng cày vợ cấy”, hay “anh đi gặt…em mang cơm” với thực tại chồng mait mê đèn sách, thi cử, bỏ mặc nàng trong nỗi cô đơn, một mình thân đàn bà đảm đương những gánh nặng của gia đình. Cho nên lời hát: “Bông bông dắt, bông bông díu – xa xa lắc, xa xa líu” được lặp đi lặp lại mấy lần, đã phản ánh bằng hình ảnh cụ thể tâm trạng đó.
→ Vì tình yêu ấy, nàng bất chấp vượt ra khỏi lễ giáo phong kiến, những định kiến ngặt nghèo của xã hội về phẩm tiết của người phụ nữ.
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bạn về nỗi niềm của nhân vật Xúy Vân được thể hiện qua lớp chèo Xúy Vân giả dại.
Đoạn văn tham khảo:
Vở chèo Kim Nham kể về câu chuyện hôn nhân của Kim Nham và Xúy Vân, một người thì chuyên tâm học hành, còn một người thì khao khát được yêu thương . Sự bất đồng tư tưởng đã dẫn đến bi kịch tình yêu giữa hai người. Đoạn trích: “Xúy Vân giả dại” tái hiện cảnh Xúy Vân giả điên mong thoát khỏi Kim Nham, nhưng ẩn chứa trong đó là nỗi niềm tâm sự đầy nước mắt của người phụ nữ thiếu vắng tình yêu. Đặt trong toàn bộ vở chèo, số phận Xuý Vân còn thể hiện những điểm đáng thương khác nữa. Xuý Vân không được lựa chọn hôn nhân, lấy Kim Nham là do cha mẹ sắp đặt, nàng phải chung sống với người mình không yêu. Xuý Vân đến với Trần Phương không giữ trọn tiết làm vợ là một hành động nên phê phán nhưng cũng là một hành động mạnh mẽ, dám vì tình yêu. Chính cái ước mơ chính đáng và tình cảnh bế tắc, cô đơn, lạc lõng giữa gia đình nhà chồng đã đẩy Xuý Vân đến sự lựa chọn tự do nhưng đầy bi kịch. Xúy Vân cô đơn hiu quạnh như người muốn sang sông nhưng không thấy đò. Hình ảnh con đò là hình ảnh ân dụ cho Kim Nham, chàng đã để nỡ chuyến, để nàng phải chờ đợi.Trong ca dao ta cũng bắt gặp hình ảnh con đò:
“Trăm năm đành lỗi hẹn hò
Cây đa bến cũ con đò khác đưa”
Tiếng hét của Xúy Vân xé tan không gian tĩnh lặng như một lời trách mắng Kim Nham. Phần cuối hình ảnh Xúy Vân đầu tóc rối bời, đôi mắt ngây dại khiến chúng ta chạnh lòng. Những thứ nghịch lý ngang trái đó thể hiện cuộc đời Xúy Vân chỉ toàn những bất hạnh khổ đau. Ở đây cũng có nét tương đồng với ca dao hài hước châm biếm. Phê phán nhưng cũng nói nên khát vọng được yêu thương, được hạnh phúc là chính đáng, đó là ước muốn muôn thuở của con người, không lửa nóng tro tàn nào hủy diệt nổi.
Tác giả dân gian đã sử dụng các lối nói, làn điệu, vũ điệu, chỉ dẫn sân khấu nào để kể lại sự việc “Xúy Vân giả dại”?
- Lối nói: như nói lệch, vỉa, nói điệu sử rầu, nói.
- Làn điệu: Quá giang, con gà rừng, sắp, sa lệch, hát ngược.
- Vũ điệu: Múa điệu bắt nhện, xe tơ, dệt cửi.
- Chỉ dẫn sân khấu: Đế
Chú ý những chỉ dẫn sân khấu (trong ngoặc đơn) và ngôn ngữ của nhân vật để hình dung hành động cảm xúc, tâm trạng của Xúy Vân.
- Các chỉ dẫn sân khấu (nói lệch; vỉa; hát quả giang; đế)
- Ngôn ngữ của nhân vật: mang tính hình tượng, tính truyền cảm, mộc mạc, giản dị, giàu giá trị văn chương
+ Thấy được tâm trạng đau khổ vì tự thấy mình đã lỡ làng, dang dở
“Tôi càng chờ đợi, càng trưa chuyến đò”, “Chả nên gia thất thì về ở làm chi mãi cho chúng chê, bạn cười”
→ Hình ảnh cô gái càng chờ đợi, càng không thấy con đò tới đã cụ thể hóa sự bẽ bàng, lỡ dở của Xúy Vân.
Trong lớp chèo Xúy Vân giả dại, đoạn lời thoại nào thể hiện rõ nhất “ngôn ngữ điên” của nhân vật? Vì sao bạn xác định như vậy?
- Trong lớp chèo Xúy Vân giả dại, đoạn lời thoại thể hiện rõ nhất “ngôn ngữ điên” của nhân vật là đoạn cuối hát ngược từ “Chiếc trống cơm, ai khéo vỗ nên bông” đến “cưỡi con gà mà đi đánh giặc”
- Vì dựa vào hình thức: chú thích hát ngược; và nội dung lời nói: những sự vật hiện tượng trong lời nàng được hiện lên một cách ngược đời:
+ Cái trứng gà – tha con quạ - ngồi trên cây
+ Trong đình – cái khuya – cái nhôi
+ Cái nón – cái kèo, cái cột
+ Dưới sông – bán bát
+ Trên biển – đốn gỗ - làm nhà
+ Cưỡi gà – đánh giặc
⇒ Những câu nói ngược, đầy những phi lí, nghịch dị khơi gợi về một thực trạng nội tâm xáo trộn, bất ổn, đầy trớ trêu. Nhân vật dường như rơi vào trạng thái hỗn loạn, điên dại, rối bời, mất phương hướng.
Phương pháp nghiên cứu: hình tượng Xúy Văn qua lớp Chèo Xúy Vân giả dại là gì
Câu 1 (trang 68, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Tác giả dân gian đã sử dụng các lối nói, làn điệu, vũ điệu, chỉ dẫn sân khấu nào để kể lại sự việc “Xúy Vân giả dại”?
Tác giả dân gian đã sử dụng:
- Lối nói: như nói lệch, vỉa, nói điệu sử rầu, nói.
- Làn điệu: Quá giang, con gà rừng, sắp, sa lệch, hát ngược.
- Vũ điệu: Múa điệu bắt nhện, xe tơ, dệt cửi.
- Chỉ dẫn sân khấu: Đế
Tác giả dân gian đã sử dụng:
- Lối nói: như nói lệch, vỉa, nói điệu sử rầu, nói.
- Làn điệu: Quá giang, con gà rừng, sắp, sa lệch, hát ngược.
- Vũ điệu: Múa điệu bắt nhện, xe tơ, dệt cửi.
- Chỉ dẫn sân khấu: Đế
Câu 1 (trang 65, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Chú ý những chỉ dẫn sân khấu (trong ngoặc đơn) và ngôn ngữ của nhân vật để hình dung hành động cảm xúc, tâm trạng của Xúy Vân.
- Các chỉ dẫn sân khấu (nói lệch; vỉa; hát quả giang; đế)
- Ngôn ngữ của nhân vật: mang tính hình tượng, tính truyền cảm, mộc mạc, giản dị, giàu giá trị văn chương
+ Thấy được tâm trạng đau khổ vì tự thấy mình đã lỡ làng, dang dở
“Tôi càng chờ đợi, càng trưa chuyến đò”, “Chả nên gia thất thì về ở làm chi mãi cho chúng chê, bạn cười” → hình ảnh cô gái càng chờ đợi, càng không thấy con đò tới đã cụ thể hóa sự bẽ bàng, lỡ dở của Xúy Vân.
- Các chỉ dẫn sân khấu (nói lệch; vỉa; hát quả giang; đế)
- Ngôn ngữ của nhân vật: mang tính hình tượng, tính truyền cảm, mộc mạc, giản dị, giàu giá trị văn chương
+ Thấy được tâm trạng đau khổ vì tự thấy mình đã lỡ làng, dang dở
“Tôi càng chờ đợi, càng trưa chuyến đò”, “Chả nên gia thất thì về ở làm chi mãi cho chúng chê, bạn cười” → hình ảnh cô gái càng chờ đợi, càng không thấy con đò tới đã cụ thể hóa sự bẽ bàng, lỡ dở của Xúy Vân.
ai lấy hộ mình bài thơ Xúy Vân giả dại mới ạ
Ai nhanh mình tick
Tác giả: Đinh Kim Chung
. KIM NHAM
(Phỏng theo vở chèo cổ kinh điển
"Xúy Vân giả dại" )
Xưa ở xứ thành Nam văn vật
Chàng Kim Nham lên đất Tràng An
Ước mong thoát cảnh cơ hàn
Dùi mài kinh sử gian nan khắp miền
Chàng trọ học nhà viên huyện Tể
Ông muốn chàng thành rể làm thân
Gả cho con gái Xúy Vân
Ông Tơ, bà Nguyệt ân cần se duyên
Xúy Vân chỉ ước nguyền giản dị
Thành nàng dâu thùy mị, đảm đang
"Chờ cho lúa chín bông vàng
Để anh đi gặt để nàng mang cơm"
Sống lam lũ cùng rơm dạ cỏ
Tháng năm dài vò võ chờ mong
Kim Nham kinh sử chửa xong
Thúy Vân thành mối bòng bong chợ đời
Nào mấy sợi tơ trời đến lạ
Đã chung lòng sao dạ đổi thay
Ngọt bùi lẫn lộn đắng cay
Xúy Vân đã ngã vòng tay kẻ giàu
Bởi cuộc sống cơ cầu lam lũ
Gái thuyền quyên héo rũ tiết trinh
Trần Phương một gã phong tình
Làm sao để đóa hoa xinh lụy tàn
Thúy Vân phụ Kim Nham giả dại
Câu thủy chung bỏ lại phía sau
Kim Nham không kể đớn đau
Vừa đem chữa, vừa mưu cầu cõi âm
Mưu kế lập âm thầm sao khỏi
Kim Nham đành cởi trói cho nàng
Tiếc thay cho kiếp đa mang
Kẻ chơi hoa đã chạy làng biệt tăm
Xúy Vân nuốt hờn căm uất hận
Chàng Kim Nham cả giận chữ tình
Không quên nuôi chí học hành
Tề gia trị quốc rồi thành đại quan
Xúy Vân trước đã toan giả dại
Kiếp luân hồi trả lại niềm đau
Cơ cầu lại hóa cơ cầu
Giả điên, dại thật, cúi đầu ăn xin
Kim Nham lúc biết tin vợ cũ
Trút hận tình hay rủ lòng thơm?
Sai người lấy một nắm cơm
Cho vào nén bạc rồi đơm cho nàng
Sự thật vốn bẽ bàng là thế
Được nắm cơm nàng bẻ ra ăn
Bạc vàng xé toạc thiện căn
Lương tâm đồn trú trong ngăn tim người
Điệu chèo hát ngược xuôi vạn lý
Xúy Vân ơi! Du hý cõi nào?
Dưới đất thấp, trên trời cao
Sông sâu dẫn lối nàng chào Diêm Vương
Tích điển đó ai thương ai trách?
Khi kim tiền xé rách tình yêu
Giá gương không phủ nhiễu điều
Sông sâu ai lội? Cầu Kiều ai qua?
Xuý Vân bước ra sân khấu với những câu hát nửa điên dại, ngô nghê, nửa chân thực tỉnh táo về thân phận dang dở, bẽ bàng. Sau những câu hát xưng danh là tâm sự đau xót về một cuộc đời lạc lõng, cô đơn, vô nghĩa. Đoạn trích tiếp tục những lời độc thoại về nỗi thất vọng trước mâu thuẫn vì ước mơ hạnh phúc tốt đẹp gặp phải thực tế phũ phàng. Màn kịch kết thúc trong tiếng cười điên dại, bất ổn, trớ trêu trong tâm trạng của Xuý Vân.