Chú ý đến lời của người kể chuyện, giọng điệu kể chuyện.
Phân tích những nét đáng chú ý trong cách người kể chuyện quan sát và miêu tả sự thay đổi các nhân vật (thể hiện ở các khía cạnh: điểm nhìn, lời kể và giọng điệu).
- Điểm nhìn:
+ Ban đầu, Kim Lân miêu tả nhân vật từ điểm nhìn bên ngoài để người đọc hình dung được ngoại hình, hoàn cảnh của nhân vật.
+ Sau đó, tác giả dùng điểm nhìn bên trong để thấy được suy nghĩ, cảm nhận của nhân vật.
- Lời kể: Lời người kể chuyện và lời nhân vật có sự cộng hưởng, kết nối với nhau, tạo nên một số hiện tượng trong văn bản: lời của người kể chuyện nhưng tái hiện ý thức giọng điệu của nhân vật.
- Giọng điệu: Mộc mạc, giản dị. Ngôn ngữ gần với khẩu ngữ, nhưng có sự chắt lọc kĩ lưỡng.
Chú ý giọng của người kể chuyện.
Giọng người kể chuyện đã có sự thay đổi, bây giờ người kể chuyện đã bắt đầu nhận ra mình cũng có gia đình, có tình yêu thương mà bấy lâu nay chỉ đi mong ước từ nhà người khác.
Chú ý giọng nói của người kể chuyện.
Giọng của người kể chuyện có sự đan xen hiện tại – quá khứ cùng những người thân trong gia đình – và sau đó lại quay về thực tại.
Phân vai, dựng lại câu chuyện (các vai: người dẫn chuyện, Hà, Tuấn, thầy giáo).
Em chú ý tới giọng kể của các nhân vật:
- Hà: nhỏ nhẹ (khi trò chuyện với thầy)
- Tuấn: vui vẻ (khi trêu đùa Hà), nhỏ nhẹ, chậm rãi (khi xin lỗi Hà)
- Thầy giáo: điềm tĩnh, trầm ấm
Phân vai theo sự hướng dẫn của thầy cô và dựng lại câu chuyện.
Tìm một số bài thơ về tình cảm gia đình
khi đọc cần chú ý:
-Người kể chuyện
-Cốt chuyện
-Nhân vật
-Lời người kể chuyện
-Lời nhân vật
Chú ý hình thức câu hỏi trong lời của người kể chuyện.
- Câu hỏi không được phát ra như một lời thoại của nhân vật mà là câu hỏi trong lời của người kể chuyện. Đây như một cách vừa để hỏi chính mình, vừa để hỏi Giằn Van-giăng
Chú ý lời đối thoại giữa các nhân vật và lời bình luận của người kể chuyện.
- Lời đối thoại của chú San: Ân hận, hối lỗi, muốn được làm lại với dì.
- Lời đối thoại của dì Mây: Hụt hẫng, tiếc nuối, tủi thân nhưng rất cương quyết
- Lời bình luận của người kể: Tiếc nuối cho mối tình dang dở giữa chú San và dì Mây.
Chú ý sự cộng hưởng giữa lời của người kể chuyện và lời nhân vật trong truyện.
Lời của người kể chuyện và lời của nhân vật có sự cộng hưởng với nhau:
- Lời người kể chuyện trong việc miêu tả những cử chỉ ngoại hiện của ông Năm, Thán và Diễm Thương.
- Lời của nhân vật là những đoạn đối thoại, hoặc câu văn bộc lộ suy nghĩ của các nhân vật.
⇒ Tạo nên sức hấp dẫn cho truyện kể. Lối văn trần thuật giúp nhà văn kể chuyện một cách chân thực và hấp dẫn, làm cho người đọc hình dung ra được hành trình đi tìm con Cải của ông Năm.
Hệ thống hóa những nét đáng chú ý trong nghệ thuật kể chuyện của Nam Cao ở truyện ngắn này trên các phương diện: người kể chuyện, điểm nhìn và lời trần thuật.
- Người kể chuyện: Người kể chuyện ở ngôi thứ ba – người kể chuyện toàn tri, thể hiện cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật.
- Điểm nhìn: Điểm nhìn có sự thay đổi linh hoạt, luân phiên điểm nhìn của người kể chuyện/ điểm nhìn của nhân vật; điểm nhìn bên ngoài và điểm nhìn bên trong.
- Lời trần thuật: kể truyện linh hoạt tự nhiên phóng túng mà vẫn nhất quán, chặt chẽ, đảo lộn trình tự thời gian, mạch tự sự có những đoạn hồi tưởng, liên tưởng tạt ngang, tưởng như lỏng lẻo mà thực sự rất tự nhiên, hợp lý, hấp dẫn.