Có những vị thần nào được liệt kê trong bài vè?
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
"Tinh thần yêu nước cũng giống như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương(7), trong hòm. Bổn phận của chúng ta làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến."
a. Hãy nêu nội dung chính của đoạn văn trên.
b. Tìm phép liệt kê. Những phép liệt kê ấy thuộc kiểu liệt kê nào?
c. Tìm câu rút gọn và cho biết tác dụng của những phép liệt kê ấy.
d. Những câu rút gọn đó đã lược bỏ những thành phần nào của câu? Hãy khôi phục.
a) -ND : Nhiệm vụ và bổn phận của chúng ta trong công cuộc kháng chiến cứu nước.
b) Phép liệt kê : +)trong tủ kính, trong bình pha lê
Xét theo cấu tạo : Liệt kê không theo cặp
Xét theo ý nghĩa : Liệt kê không tăng tiến
+)trong rương, trong hòm
Xét theo cấu tạo : liệt kê không theo cặp
Xét theo ý nghĩa : liệt kê không tăng tiến
+)giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo
Xét theo cấu tạo : liệt kê không theo cặp
Xét theo ý nghĩa : liệt kê không tăng tiến
+)công việc yêu nước, công việc kháng chiến
Xét theo cấu tạo : liệt kê không theo cặp
Xét theo ý nghĩa : liệt kê không tăng tiến
c) -Câu rút gọn : +) Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.
+)Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.
+) Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
-Tác dụng : Diễn tả tinh thần yêu nước của con người Việt Nam ta một cách đầy đủ , sâu sắc hơn : ''khi đất nước gặp lâm nguy , tinh thần yêu nước sẽ phát huy , ''trưng bày'' ra bằng những hành động thiết thực.Thời bình , tinh thần yêu nước vẫn ở đó, nhưng nó đã được cất giấu kín đáo đi.''
d)Lược bỏ thành phần CN.
: +) Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.
=> Có khi tinh thần yêu nước được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.
+)Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.
=>Nhưng cũng có khi tinh thân yêu nước được cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. .
+) Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
=> Nghĩa là chúng ta phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro gồm những hoạt động nào? Các hoạt động ấy được liệt kê theo trình tự nào?
- Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro gồm những hoạt động:
+ Làm cây nêu.
+ Phụ nữ đi rước hồn lúa.
+ Già làng hoặc chủ nhà đọc lời khấn.
+ Khi cúng xong, mọi người lên nhà sàn dự tiệc.
- Các hoạt động ấy được liệt kê theo trình tự thời gian diễn ra buổi lễ.
2. Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro gồm những hoạt động nào? Các hoạt động ấy được liệt kê theo trình tự nào?
Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro gồm những hoạt động:
– Làm nêu
– Buổi sáng, những người phụ nữ Chơ-ro đi rước hồn lúa
– Trước khi cúng chính, người phụ nữ lớn tuổi trong nhà mang gùi ra rẫy, vái các thần linh rồi cắt bụi lúa đem về trang trí trên bàn thờ
– Lễ cúng vào buổi trưa gồm có gà, heo, rượu cần, những bông lúa, hoa quả, nhiều lọi bánh
– Già làng hoặc chủ nhà đọc lời khấn trình bày tấm lòng thành của gia chủ cầu mong thần linh phù hộ cho sức khỏe, ban cho mùa mang tươi tốt
– Trong suốt quá trình làm lễ có nhạc đệm của dàn cồng chiêng
– Cúng xong, mọi người trở lên nhà sàn chính để dự tiệc, ca hát, nhảy múa: mở đầu bằng hoạt động người phụ nữ lớn tuổi nhất trong gia đình uống li rượu đầu tiên sau đó mời khách theo tứ bậc
Các hoạt động ấy được liệt kê theo trình tự thời gian
liệt kê những dẫn chứng trong bài tinh thần yêu nước và nhận xét về cách lập luận tổ chức trong bài
giúp mình với mai nộp rồi
- luận điểm : + nhân dân ta có 1 lòng nồng nàn yêu nước
- thời quá khứ: các tấm gương tiêu biểu , anh hùng dân tộc
lí lẽ: + Tự hào về những trang lịch sử vẻ vang ( kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ)
- hiện tại : rất giống với tổ tiên ngày trước , đoàn kết tham gia kháng chiến bảo vệ đất nước
+ các lứa tuổi , từ cụ già đến em nhỏ
+ tuyên truyền và hậu phương , các chiến sĩ mặt trận, các công chức phụ nữ và các bà mẹ
+ các giới đồng bào và các tầng lớp xã hội , công nhân, nông dân, điền chủ
1.Luận điểm chính:Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
Luận điểm phụ:"Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta".
+ Từ các cụ già tóc bạc.....ghét giặc
+ Từ những chiến sĩ.....như con đẻ của mình
2.
– Tinh thần yêu nước trong lịch sử các thời đại.
– Tinh thần yêu nước trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, dẫn chứng lại chia ra các lứa tuổi; người trong vùng tạm bị chiếm và nước ngoài; miền ngược, miền xuôi; chiến sĩ ngoài mặt trận và công chức ở hậu phương; phụ nữ và các bà mẹ chiến sĩ; công nhân, nông dân thi đua sản xuất đến điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ,... Các dẫn chứng tiêu biểu, toàn diện đã chứng minh dân ta có truyền thống nồng nàn yêu nước.
1 .
a) Để làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã nêu những chứng cứ trong đời sống của Bác các phương diện (xem phần thân bài mục b)
b) Bố cục và hợp dàn ý:
Bài văn này chỉ là một đoạn trích nên không có đầy đủ các phần trong bố cục thông thường của một bài ngắn nghị luận hoàn chính cụ thể là:
2.*Bố cục
Mở bài: Sự nhất quán giữa cuộc đời cách mạng và cuộc sống giản dị, thanh bạch ở Bác Hồ.
Thân bài: Chứng minh sự giản dị của Bác Hồ trong con người, sinh hoạt, lốì sống, việc làm cụ thể:
+ Bữa ăn chỉ vài ba món đơn giản
+ Cái nhà sàn chỉ hai, ha phòng, hòa cùng thiên nhiên.
+ Việc làm: Từ việc nhỏ đến việc lớn ít cần đến người phục vụ.
1. Đối tượng và đề tài nghị luận đã được nêu rõ trong đề bài và câu mở đầu của bài văn:
- Đức tính giản dị của Bác Hồ.
- [...] Sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch.
Tác giả đã chứng minh đức tính giản dị của Bác trên các phương diện:
- Bữa ăn hằng ngày.
- Nhà ở.
- Việc làm.
- Lời nói, bài viết.
2. Vì đây chỉ là một đoạn trích nên không có đủ các thành phần trong bố cục thông thường của một bài văn nghị luận. Cụ thể:
- Mở bài: Sự nhất quán giữa cuộc đời cách mạng và cuộc sống thanh bạch, giản dị của Bác.
- Thân bài: Tác giả chứng minh sự giản dị của Bác trong sinh hoạt, lối sống, việc làm:
+ Bữa ăn thanh đạm, giản dị.
+ Căn nhà sàn đơn sơ, gần gũi thiên nhiên.
+ Công việc bận rộn nhưng Bác không muốn làm phiền đến người khác.
Bình luận: Đời sống vật chất giản dị, thanh bạch là sự hoà hợp tuyệt vời với đời sống tinh thần sôi nổi, phong phú của Bác.
+ Giản dị trong lời nói, bài viết.
3. Những chứng cứ ở đoạn văn từ "Con người của Bác" đến "Nhất, Định, Thắng, Lợi!" rất giàu sức thuyết phục vì trước hết, tác giả đã đưa ra một hệ thống luận cứ toàn diện, từ bữa ăn, nhà ở đến việc làm, cách nói, cách viết... Các dẫn chứng đều cụ thể, xác thực và rất phong phú. Hơn nữa, những điều tác giả nói ra lại được bảo đảm bằng mối quan hệ gần gũi, lâu dài của mình với Chủ tịch Hồ Chí Minh.
4. Trong đoạn trích, ngoài các luận điểm, luận cứ để chứng minh, tác giả còn kết hợp với những lời bình luận, giải thích sâu sắc để bạn đọc hiểu rõ thêm vấn đề. Ví dụ: Sau phần chứng minh về đức tính giản dị của Bác trong đời sống sinh hoạt, tác giả viết:
"Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật. Bác Hồ sống đời sống giản dị, thanh bạch như vậy, bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quân chúng nhân dân. Đời sống vật chất giản dị càng hoà hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất. Đó là đời sống thực sự văn minh mà Bác Hồ nêu gương sáng trong thế giới ngày nay".
Trong đoạn văn trên, tác giả đã phối hợp nhiều phương pháp, biện pháp khác nhau:
- Lật lại vấn đề: "Nhưng chớ hiểu lầm rằng...".
- Giải thích: "bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú...".
- Bình luận: "Đời sống vật chất giản dị càng hoà hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất...".
Cách phối hợp các phương pháp, biện pháp khác nhau như vậy giúp cho tác giả soi sáng vấn đề từ nhiều góc độ, đồng thời cũng khiến cho bài viết tăng thêm sức thuyết phục và hấp dẫn hơn.
5. Những nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài văn:
- Luận điểm ngắn gọn, tập trung.
- Luận cứ xác đáng, toàn diện.
- Luận chứng phong phú, cụ thể, xác thực.
Tư tưởng, giá trị của bài văn còn được thể hiện rõ ràng và sâu sắc hơn qua sự kết hợp phương pháp nghị luận chứng minh với các phương pháp, biện pháp khác như giải thích, nêu vấn đề và lật lại vấn đề...
Bài Sự tích Sông Ray
3. Hành động giúp nước đi tìm gặp mẹ Biển của Klêu gợi cho em suy nghĩ gì?
5. Nêu chủ đề của truyện.
6. Hãy liệt kê những chi tiết thần kì trong truyện. Chúng có vai trò như thế nào đối với toàn bộ truyện?
Bài 1 a) Từ bảng 9.1, em hãy liệt kê nhiệt độ cao nhất (đơn vị độ C) trong
các ngày từ 11-4-2019 đến 20-4-2019.
b) Những ngày nào trong các ngày từ 11-4-2019 đến 20-4-2019 là được dự
báo không mưa?
a) Nhiệt độ cao nhất (đơn vị độ C) trong các ngày từ 11-4-2019 đến 20-4-2019 lần lượt là: 34; 29; 28; 31; 26; 28; 26; 29; 31; 28.
b) Những ngày trong các ngày từ 11-4-2019 đến 20-4-2019 dự báo không mưa lần lượt là ngày: 13; 16; 18; 19; 20.
Trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, để chứng minh cho luận điểm "Yêu nước là một truyền thống quý báu của ta", Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng phép liệt kê nêu ra nhiều dẫn chứng sinh động, giàu sức thuyết phục. Hãy chỉ ra những phép liệt kê ấy.
Phép liệt kê trong bài tinh thần yêu nước của nhân dân ta:
- Sức mạnh của tinh thần yêu nước “ nó kết thành làn sóng mạnh mẽ, to lớn… lũ cướp nước”
- Lòng tự hào về những trang sử vẻ vang qua những tấm gương các anh hùng dân tộc: thời đại Bà Trưng, Bà Triệu ,Trần Hưng Đạo, Quang Trung…”
- Sự đoàn kết, hiệp lực của mọi tầng lớp Việt Nam khi đánh Pháp: “ từ các cụ già tóc bạc… ruộng cho Chính phủ.
Hãy liệt kê hình ảnh các con vật được sử dụng trong những bài ca dao than thân . Những con vật ấy có đặc điểm chung gì ?
Những con vật này có đặc điểm là bé nhỏ, phải làm việc vất vả mà vẫn ko đủ ăn, dù có than trời, than phận vẫn như vậy,ko được ai quan tâm.
VD: con tằm, co kiến, con cò,...
Con cò, con kiến, con hạc, con cuốc, con tằm.
Nói về số phận của con người, dù có kêu có gọi đi mấy chăng nữa thì cũng sẽ không có ai lên tiếng giúp đỡ hay quan tâm