Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Ngo Minh Dung (Von)
Xem chi tiết
linh hoàng phương
25 tháng 4 2023 lúc 22:19

Nếu cuộc sống xưa chỉ mọi người chỉ mơ ước “ăn no mặc ấm” thì với xu thế phát triển ngày nay, mọi người ngày càng hướng tới “ăn ngon mặc đẹp”. Nhưng mặt trái của điều này là lối sống ăn chơi đua đòi của một bộ phận giới trẻ hiện nay.

Ăn chơi đua đòi là lối sống xa hoa, phung phí chạy theo thời đại, theo xu thế, theo những cái mới mẻ của xã hội. Người ăn chơi đua đòi không có lập trường riêng của bản thân mà chỉ luôn chạy theo, bắt chước xu hướng, phong cách của người khác.

Biểu hiện của sự ăn chơi đua đòi là ngay cả khi kinh tế gia đình không cho phép nhưng họ vẫn chơi bời, mua sắm quần áo, giày dép hàng hiệu. Thích vào những hàng, quán đắt tiền để thể hiện bản thân với bạn bè. Thích đua đòi, bạn bè có gì mình cũng phải có để “bằng bạn bằng bè”. Một số học sinh còn học đòi người nổi tiếng ăn mặc sexy ra đường, trang điểm “mắt xanh môi đỏ” khi đi học, họ nghĩ như vậy là nổi bật, là phong cách hơn người.

 

Thói đua đòi ngày nay không chỉ xuất hiện ở những người trẻ sống trong cuộc sống giàu có mà ngay cả những học sinh nghèo cũng đòi đua theo thời đại, vòi vĩnh, lừa lọc, ăn cắp số tiền mà bố mẹ dành dụm để nuôi họ ăn học.

Nguyên nhân của việc này là do ở độ tuổi đó các bạn trẻ thích được thể hiện bản thân, đẳng cấp của riêng mình nhưng họ hiểu sai cách để thể hiện bản thân nên đã đi vào con đường chơi bời, đua đòi. Một phần nguyên nhân khác xuất phát từ sự thiếu quan tâm, chỉ bảo của ông bà, cha mẹ cho nên các bạn trẻ không được quản lí đã lêu lổng với lũ bạn xấu và nhiễm thói xấu.

Thói đua đòi ảnh hưởng rất lớn đến học tập và cuộc sống của các thế hệ trẻ. Họ mải mê chơi bời, ganh đua với người khác mà quên đi học tập, thường xuyên trốn học, bỏ học. Họ vì ăn chơi mà vay nặng lãi để rồi mang về cho bố mẹ một số nợ khổng lồ khó có thể trả. Thiếu tiền, họ bắt đầu đi cướp giật, trộm cắp,…

Người ăn chơi đua đòi là u nhọt, là gáng nặng của cả gia đình và xã hội. Vì vậy, mỗi chúng ta cần nhận thức đúng và tránh xa thói xấu này, đừng dễ dàng bị bạn bè rủ rê, lôi kéo. Gia đình và nhà trường cũng phải thường xuyên quan tâm đến học sinh, con cái của mình để tránh con xa ngã, đi sai đường mà đánh mất bản thân.

Học một thói quen tốt cần rất nhiều thời gian nhưng theo một thói quen xấu lại rất dễ dàng. Cho nên, chúng ta cần bảo vệ bản thân tránh xa thói ăn chơi, đua đòi để trở thành một học sinh ngoan, có ích cho xã hội.

Name
Xem chi tiết
Ctuu
Xem chi tiết
Kậu...chủ...nhỏ...!!!
11 tháng 9 2021 lúc 19:55

tham khảo:

Trong thời gian vừa qua, do diến biến dịch bệnh COVID - 19 có nhiều diễn biến phức tạp nên các bạn học sinh lớp 9 phải thực hiện học trên truyền hình . Vậy tự học là gì ? Tự học là tự giác , tự nỗ lực khám phá và chủ động tìm kiếm các kiến thức một cách chủ động . Tự học đóng vai trò rất quan trọng trong con đường học vấn của học sinh . Những người tự học thường là những người có tinh thần tự giác cao , không ỷ lại vào người khác . Những người này thường luôn tự mày mòi , tìm kiếm một cách tích cực mà không cần ai nhắc nhở . Nhưng đó chỉ là số ít , phần lớn học sinh lớp 9 hiện nay đều rất chểnh mảng trong việc học dù biết là mình đã cuối cấp . Trong thời gian nghỉ dịch COVID-19 , rất nhiều trường đã tổ chức cho học sinh khối 9 học online để giúp các bạn có thêm ý thức tự giác học . Sau gần hai tháng thực hiện , việc tự học của học sinh đã có nhiều tiến triển . Học sinh có thể tự mày mò tìm kiếm kiến thức mà không bị gò bó , ép buộc . Dù vậy nhưng việc tự học vẫn còn rất hạn chế . Học sinh không thể hỏi bài trực tiếp giáo viên . Nhưng dẫu sao việc tự học cũng là một việc tốt , nó khiến học sinh nâng cao tính tự giác , cải thiện tư duy . Chính vì vậy việc tự giác học là vô cùng quan trọng .

Nguyễn Quân
11 tháng 9 2021 lúc 20:59

Tự làm đi nhóck 

Nguyễn Quân
Xem chi tiết
minh nguyet
11 tháng 9 2021 lúc 20:50

Em tham khảo:

Tinh thần tự học giúp ta tiếp thu kiến thức một cách chủ động, hăng say thay vì thái độ ỷ nại, thụ động trông chờ vào người khác. Người có tinh thần tự học sẽ ý thức được cao hơn vai trò và trách nhiệm của sự học, từ đó tìm ra cho mình mục đích chân chính của tri thức. Khi có tinh thần tự học, bài học được tìm hiểu trước sẽ được chuẩn bị kĩ càng hơn, tăng nhiệt hứng và tinh thần hăng say trong học tập. Kiến thức tiếp thu được nhiều và phong phú, sinh động hơn hết so với việc học thụ động, mịt mờ. Tinh thần tự học phát huy được khả năng sáng tạo, năng lực suy nghĩ và phát triển tư duy của bản thân. Tinh thần tự học giúp ta quen dần với cách sống tự lập trong cuộc sống sau này, từ đó rèn luyện được bản lĩnh và tinh thần đối mặt với khó khăn, nhất là trong tình hình dịch bệnh Covid19 đang diễn biến phức tạp, nhiều tỉnh thành phải cho học sinh dừng đến trường để học online tại nhà, nên việc tự giác học tập với các bạn học sinh là vô cùng cần thiết. Trong cuộc sống nói chung chúng ta không thể lúc nào cũng trông chờ và ỷ nại vào người khác bởi nếu như thế thì khi đối mặt với khó khăn ta sẽ không tôi rèn được bản thân, nhất là trong học tập không ai có thể học thay ta, làm thay ta. Thầy cô có thể truyền thụ tri thức nhưng không thể ghi nhớ và học tập thay chúng ta, vì thế cần phải có thái độ học tập tự giác, tự lập và nghiêm túc trong tiếp thu tri thức.

Vũ Trúc Hoàng anh
11 tháng 9 2021 lúc 20:59

Đại dịch covid-19 là một đại dịch toàn cầu, nước Việt Nam ta cũng là một trong số các nước bị covid-19 xâm chiếm. Từ một người lây ra vạn người, đó chính là điểm đáng sợ của covid-19, chính vì lí do đó mà nhà nước đã bắt buộc mọi người phải ở trong nhà cho tới khi hết dịch. Khi mới nhận tin mọi người đã rất hoang mang, bàn tán xôn xao. Nhưng rồi ý thức được sự nguy hại của loại vi rút này, mọi người đã đồng lòng quyết tâm chống dịch. Tới bây giờ đã tròn một năm đại dịch bùng phát, đại dịch này đang từ từ đi xuống, những khu vực bị phong tỏa cuối cùng cũng được mở ra. Đó chính là kết quả cho tinh thần đoàn kết của nhân dân ta. Một năm đầy đau thương và mất mát đã qua đi, để lại trong lòng người biết bao sự nuối tiếc, nhưng cuối cùng ánh sáng cũng đã suất hiện, vi rút đã được đẩy lùi. Nhưng không vì thế mà chúng ta chủ quan, phải cảnh giác hơn nữa trước đại dịch này. Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh, câu nói đó đã hoàn toàn đúng vào hoàn cảnh này. Mọi người cùng chung tay, góp sức thì đại dịch sẽ sớm bị đẩy lùi. ( nổi nhạc : việt nam ơi, việt nam ơi..... )

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
16 tháng 3 2018 lúc 2:36

Viết bài văn nghị luận xã hội. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:

a. Mở bài (0.5đ)

   - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tình yêu tuổi học trò – những rung động đầu đời tự nhiên, trong sáng nhưng đồng thời cũng làm đau đầu không ít các bậc phụ huynh. Vậy đó là tình cảm như thế nào? Làm thế nào để giúp người trong cuộc xử lí những rung động đầu đời một cách chủ động và không ảnh hưởng đến học tập cũng như tương lai của bản thân?

b. Thân bài (9đ)

   - Thế nào là tình yêu tuổi học trò (2đ):

      + Tình yêu là sự rung động trái tim giữa 2 người khác giới. Đồng hành cùng với nó là sự quan tâm, sẻ chia, yêu thương, đồng cảm và bao dung...

      + Tuổi học trò là lứa tuổi hồn nhiên, vô tư, không toan tính của những bạn trong độ tuổi đi học (từ 6 đến dưới độ tuổi 18).

→ Tình yêu tuổi học trò là những rung động đầu đời trong sáng, vô tư, không vụ lợi của cả nam và nữ dưới 18 tuổi.

   - Phân tích (5đ):

      + Tình yêu học trò là tình cảm trong trẻo, vô tư và hồn nhiên nhất của cuộc đời.

      + Là những rung động của tuổi mới lớn – độ tuổi chưa được trang bị đầy đủ về kinh nghiệm sống, tri thức về giới tính, tình dục, hôn nhân. Vì vậy vấn đề đặt ra là lợi ích – hệ quả của tình yêu tuổi học đường là gì?

→ Lợi ích: Tình yêu học trò – vì yêu mà cố gắng học tập, nỗ lực hoàn thiện bản thân để trở nên hoàn hảo hơn trong mắt người kia.

→ Hệ quả của tình yêu học trò khi không được trang bị đầy đủ tri thức về giới tính, tình dục an toàn: dễ nhầm lẫn với các tình cảm khác (sự ngưỡng mộ, biết ơn...), sa sút học tập, mang thai ngoài ý muốn, nhiều trường hợp quẫn trí tự tử.

   - Giải pháp: Vai trò của người lớn – làm thế nào để có tình yêu tuổi học trò trong sáng, lành mạnh.

      + Khi học sinh đang trong giai đoạn tìm hiểu hay rung động, người lớn (cha mẹ, thầy cô) sẽ là người cố vấn giúp các em có định hướng hành động đúng đắn. Tôn trọng, quan tâm tới các mối quan hệ của con cái; chú ý những biểu hiện lạ trong cảm xúc, hành động của con; làm bạn để cùng trò chuyện và hiểu con hơn; lắng nghe tâm sự của con để giúp con biết việc gì nên hay không nên trong mối quan hệ đó. Người lớn cần trang bị cho con cái kiến thức về giới tính và tình dục một cách đầy đủ và thắng thắn, tránh để lại những hậu quả đáng tiếc về sau.

+ Tổ chức các buổi tọa đàm nói chuyện trong nhà trường/ lớp học ở những giờ hoạt động ngoại khóa bàn về tình yêu học đường để HS nhận thức được hệ quả/ cách xử lí hợp tình hợp lí nhất.

   - Bàn luận (2đ):

      + Tình yêu học trò là những rung động hết sức tự nhiên, chân thành, không nên và không thể cấm đoán.

      + Điều quan trọng là trang bị tất cả kiến thức cần thiết liên quan để cho tình cảm ấy trong sáng, lành mạnh; không áp đặt hay thiếu tôn trọng tình cảm của trẻ ở lứa tuổi này.

      + Bài học nhận thức và hành động: trang bị kiến thức về tình yêu lành mạnh, tình dục an toàn, tình yêu là động lực cùng cố gắng học tập tốt hơn.

c. Kết bài (0.5d)

   - Khẳng định lại vấn đề.

lan huong nguyen
3 tháng 4 2021 lúc 21:28

Người ta thường nói, những rung động đầu đời luôn là những xúc cảm tuyệt vời nhất mà bạn sẽ không bao giờ còn được lặp lại. Giống như tình yêu trong sáng, hồn nhiên vô tư tuổi học trò sẽ là kỉ niệm đáng nhớ thời học sinh và sẽ đi theo ta mãi về sau. Dù vẫn luôn tồn tại những quan niệm trái chiều về tình yêu tuổi học trò là "nên" hay "không nên" thì tình yêu đó vẫn luôn xảy ra, chúng ta hãy cùng nhìn nhận một cách đúng mực về tình yêu tuổi học trò.

Tình yêu nói chung là thứ tình cảm yêu thương, gắn bó sâu sắc, nó mang tính tự nhiên không thể cưỡng cầu ép buộc và tình yêu cũng là tất yếu, cần thiết của mỗi người song nó chỉ thích hợp vào một thời điểm nhất định của cuộc đời mỗi người. Có thể tình yêu sẽ đến sớm, cũng có thể đến đúng lúc hay đến muộn đó là điều mà chúng ta không lường trước được. Cũng giống như cách chúng ta bàn về tình yêu tuổi học trò, suy cho cùng tình yêu tuổi học trò thực ra rất "màu hồng", đó là thứ tình cảm hồn nhiên trong sáng, lành mạnh và vô tư, không toan tính cưỡng cầu cũng không có vụ lợi, hoàn toàn trên tinh thần tự nguyện. Tình yêu tuổi học trò đơn giản như cùng chở nhau đi học, chờ nhau tan học, cùng nhau đi chơi, đi dạo. Nhưng cũng không thể phủ nhận, tình yêu tuổi học trò vẫn có những mặt tích cực và tiêu cực, tuy nhiên rất khó để phân định xem mặt nào nhiều hơn mặt nào. Trước hết về mặt tích cực, tình yêu tuổi học trò phát triển từ sự kết giao giữa hai người bạn, mối quan hệ đó giúp đối phương có những thay đổi nhất định về mặt tâm lý lứa tuổi, yêu đương nằm trong một lộ trình phát triển bản thân vì vậy dù sớm hay muộn thì việc yêu cũng giúp ta hoàn thiện bản thân hơn. Bất cứ tình yêu nào cũng chứa đựng sự vị tha, chia sử và đồng cảm, tình yêu học trò cũng thế, nó giúp cho những cô cậu mới lớn biết thấu hiểu và quan tâm người khác, biết sẻ chia và cảm thông cho nhau. Khi biết yêu cũng là lúc ta đang hoàn thiện cách sống, cách suy nghĩ, ứng xử và cách giải quyết các vấn đề nảy sinh, đó sẽ là kinh nghiệm tốt cho chúng ta sau này. Riêng trong học tập, tình yêu học trò đã giúp nhau xua tan căng thẳng, áp lực học tập, giúp đỡ nhau trao đổi kiến thức để cùng tiến bộ. Tuy nhiên tình yêu tuổi học trò cũng tiềm ẩn nhiều tiêu cực, rõ nhất chính là sự hao tổn về thời gian và sức khoẻ, tâm sinh lý thay đổi, thời gian học tập ít đi và không còn chuyên tâm vào học tập. Điều đáng lo là ở tuổi học trò, khi chưa đủ chín chắn và trưởng thành, những người học sinh có thể sẽ có những quyết định sai lầm, đi sai đường rồi đến lúc muộn màng lại nảy sinh ra ý nghĩ tiêu cực về cuộc sống. Ví dụ như một đôi học sinh yêu nhau vì thiếu suy nghĩ nên đã đi quá giới hạn, để lại hậu quả nhưng không biết giải quyết như thế nào nên lâm vào bế tắc, dẫn đến nhiều hệ luỵ đáng trách, có thể sẽ bỏ học, hoặc sẽ phá thai hoặc đáng sợ hơn là trầm cảm tự kỉ rồi tự tử.

Có thể nói, tình yêu tuổi học trò không xấu, chúng ta cần tôn trọng tình cảm trong sáng, đẹp đẽ ấy, tuy nhiên tuyệt đối không để tình yêu tuổi học trò trở thành tác nhân xấu ảnh hưởng đến tâm lý, học tập và cuộc sống của chúng ta

Khách vãng lai đã xóa
Trần Võ Bảo Thi
Xem chi tiết
Sơn Mai Thanh Hoàng
20 tháng 3 2022 lúc 20:06

REFER

  Đại dịch Covid-19 khiến chúng ta nhớ lại Ebola, SARS bởi hậu quả mà nó để lại thật sự rất khó lường. Nó khiến hàng quán phải đóng cửa, giao thông bị phong tỏa, kinh tế rơi vào trạng thái bất ổn định,... và cùng với đó là việc học sinh, sinh viên không được tới trường - một trong những điều đáng lo ngại nhất. Có người cho rằng, việc cho học sinh, sinh viên nghỉ học quá lâu sẽ gây ra tình trạng hổng kiến thức nhưng cũng có những ý kiến đồng tình vì sức khỏe chung của cộng đồng. Thực chất, việc cho học sinh, sinh viên nghỉ học là điều tất yếu phải làm trong tình hình dịch bệnh căng thẳng và mỗi cá nhân cần có ý thức tự học. Việc chúng ta có bảo đảm kiến thức hay không hoàn toàn tùy thuộc vào ý thức tự học bởi cho dù có đến trường nhưng lại lơ đễnh, lười nhác thì hoàn toàn không đem lại hiệu quả, thậm chí dịch bệnh còn lây lan, khó kiểm soát. Chúng ta hãy coi đây là "thời cơ" để bản thân tự tổng hợp, ôn luyện lại những kiến thức trong suốt quá trình học vừa qua, hiện nay, sở giáo dục và đào tạo đã tổ chức chương trình học trên truyền hình, chúng ta hoàn toàn có thể tự trang bị kiến thức cho mình ngay tại nhà. Tự học cũng chính là biện pháp tốt để chúng ta đẩy lùi dịch bệnh, giảm thiểu, hạn chế nguy cơ lây lan của vi-rút. "Người lạc quan sẽ thấy cơ hội trong thách thức, sẽ thấy thuận lợi trong cả khó khăn. Vậy nên hãy tranh thủ thời gian để ta tự học và rèn luyện, đồng thời cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh.

NGUYỄN♥️LINH.._.
20 tháng 3 2022 lúc 20:06

REFER

Đại dịch Covid-19 khiến chúng ta nhớ lại Ebola, SARS bởi hậu quả mà nó để lại thật sự rất khó lường. Nó khiến hàng quán phải đóng cửa, giao thông bị phong tỏa, kinh tế rơi vào trạng thái bất ổn định,… và cùng với đó là việc học sinh, sinh viên không được tới trường – một trong những điều đáng lo ngại nhất. Có người cho rằng, việc cho học sinh, sinh viên nghỉ học quá lâu sẽ gây ra tình trạng hổng kiến thức nhưng cũng có những ý kiến đồng tình vì sức khỏe chung của cộng đồng.

Thực chất, việc cho học sinh, sinh viên nghỉ học là điều tất yếu phải làm trong tình hình dịch bệnh căng thẳng và mỗi cá nhân cần có ý thức tự học. Việc chúng ta có bảo đảm kiến thức hay không hoàn toàn tùy thuộc vào ý thức tự học bởi cho dù có đến trường nhưng lại lơ đễnh, lười nhác thì hoàn toàn không đem lại hiệu quả, thậm chí dịch bệnh còn lây lan, khó kiểm soát.

Chúng ta hãy coi đây là “thời cơ” để bản thân tự tổng hợp, ôn luyện lại những kiến thức trong suốt quá trình học vừa qua, hiện nay, sở giáo dục và đào tạo đã tổ chức chương trình học trên truyền hình, chúng ta hoàn toàn có thể tự trang bị kiến thức cho mình ngay tại nhà.

 

Tự học cũng chính là biện pháp tốt để chúng ta đẩy lùi dịch bệnh, giảm thiểu, hạn chế nguy cơ lây lan của vi-rút. “Người lạc quan sẽ thấy cơ hội trong thách thức, sẽ thấy thuận lợi trong cả khó khăn. Vậy nên hãy tranh thủ thời gian để ta tự học và rèn luyện, đồng thời cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh.

kodo sinichi
20 tháng 3 2022 lúc 20:09

tham khảo

Đại dịch Covid-19 khiến chúng ta nhớ lại Ebola, SARS bởi hậu quả mà nó để lại thật sự rất khó lường. Nó khiến hàng quán phải đóng cửa, giao thông bị phong tỏa, kinh tế rơi vào trạng thái bất ổn định,… và cùng với đó là việc học sinh, sinh viên không được tới trường – một trong những điều đáng lo ngại nhất. Có người cho rằng, việc cho học sinh, sinh viên nghỉ học quá lâu sẽ gây ra tình trạng hổng kiến thức nhưng cũng có những ý kiến đồng tình vì sức khỏe chung của cộng đồng.Thực chất, việc cho học sinh, sinh viên nghỉ học là điều tất yếu phải làm trong tình hình dịch bệnh căng thẳng và mỗi cá nhân cần có ý thức tự học. Việc chúng ta có bảo đảm kiến thức hay không hoàn toàn tùy thuộc vào ý thức tự học bởi cho dù có đến trường nhưng lại lơ đễnh, lười nhác thì hoàn toàn không đem lại hiệu quả, thậm chí dịch bệnh còn lây lan, khó kiểm soát.Chúng ta hãy coi đây là “thời cơ” để bản thân tự tổng hợp, ôn luyện lại những kiến thức trong suốt quá trình học vừa qua, hiện nay, sở giáo dục và đào tạo đã tổ chức chương trình học trên truyền hình, chúng ta hoàn toàn có thể tự trang bị kiến thức cho mình ngay tại nhà.Tự học cũng chính là biện pháp tốt để chúng ta đẩy lùi dịch bệnh, giảm thiểu, hạn chế nguy cơ lây lan của vi-rút. “Người lạc quan sẽ thấy cơ hội trong thách thức, sẽ thấy thuận lợi trong cả khó khăn. Vậy nên hãy tranh thủ thời gian để ta tự học và rèn luyện, đồng thời cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh.

Mai Anh
Xem chi tiết
45-Nguyen Phuc Trong
Xem chi tiết
Phú An Hồ Phạm
Xem chi tiết
Lục Minh Minh
1 tháng 3 2018 lúc 22:54

Từng có câu: "ngọc không mài không sáng, người không học không hiểu lí lẽ", việc học có ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của mỗi người. Một con người nếu không được học tập thì khó mà đứng vững trên đường đời. Bởi thế mà, từ xưa ông cha ta luôn nhắc nhở con cháu phải cố gắng học hành, phấn đấu rèn luyện thật tốt. Ấy vậy mà, trong thời đại phát triển như hiện nay, một thực trạng đáng buồn là có nhiều học sinh lơ là, chán nản việc học. Điều này không chỉ ảnh hưởng xấu đến cá nhân học sinh mà còn tác động sâu sắc đến sự phát triển bền vững và ổn định của đất nước, của xã hội.

Cá nhân học sinh: lười nhác, chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của tri thức, lơ đãng, chỉ lo đua đòi theo chúng bạn mà quên mất nhiệm vụ chính của mình, bị bạn bè lôi kéo, không xác định rõ con đường tiếp theo mà mình bước đến, chưa có lí tưởng và tư tưởng vững chắc, không có ước mơ để làm mục tiêu phấn đấu… Gia đình, cha mẹ quá nuông chiều con cái, chưa có sự quan tâm cần thiết với quá trình học tập của học sinh, tạo áp lực quá nhiều cho con trong việc học hành mà không quan tâm đến cảm giác và suy nghĩ của con mình…

Nhà trường: thầy cô giáo chưa tạo được sự thu hút học sinh vào học tập, chưa đánh trúng tâm lí học sinh, còn nhiều cách dạy bảo thủ. Mặt khác, chương trình học quá nặng với học sinh, áp lực từ nhiều phía, theo tâm lí: không học thêm thì học không giỏi khiến học sinh chỉ biết cắm đầu học nìà không biết mình học vì cái gì và tiếp thu được gì.

Xã hội: cùng hoà vào nhịp độ phát triển của thời đại, xã hội nước ta có nhiều biến đổi vừa tích cực vừa tiêu cực. Trong đó việc tiếp thu thiếu chọn lọc các nền văn hoá của nước ngoài cũng ảnh hưởng đến tâm lí học hành của học sinh. Sự xuất hiện của các trò chơi điện tử thu hút sự chú ý của học sinh, các kiểu ăn diện, phim ảnh làm thế giới học trò lúc nào cũng xao động mà lơ đãng đến nhiệm vụ chính của mình. Nhiều học sinh bỏ tiết, trốn học đi chơi, chui đầu vào các quán nét để giết thời gian thay vì lên lớp. Thành tích học tập đã xuống dốc nhiều.

Có nhiều học sinh bỏ bê học hành và lao vào các tệ nạn xã hội. Cá nhân học sinh: tương lai mờ mịt, không có định hướng cho phía trước, khi trưởng thành sẽ khó có nghề nghiệp ổn định, từ đó làm gánh nặng của xã hội (một số trường hợp hiếm hoi thì có chiều hướng tích cực hơn), có sự tha hoá và xuống dốc về đạo đức, không nhận ra giá trị của cuộc sống và không biết cách trân trọng, lỡ mất tuổi trẻ…Gia đình sẽ mất đi niềm tin nơi con cái, khi thấy thành tích của con không như mình mong đợi thì có những thái độ gắt gỏng, không vui, gia đình không hoà hợp.

Xã hội: về lâu dài sẽ tác động rất lớn đến sự phát triển của toàn xã hội, học sinh là thế hệ trẻ của xã hội nhưng đội ngũ này không có chất lượng thì không đảm bảo phát triển bền vững, nguồn nhân lực kém…

Cá nhân học sinh: cần nhận thức rõ trách nhiệm của mình và có ý thức hơn, xác định cho mình một ước mơ, động lực học tập, biết cách kết hợp hài hoà giữa chơi và học, có lập trường vững chắc…

Nhà trường: thay đổi phương pháp dạy và học, nắm bắt tâm lí học sinh, tạo sự hứng thú trong học tập, phát huy tính năng động của học sinh, chương trình học phải phù hợp vs học sinh, không nên quá nặng và tạo quá nhiều áp lực.

Gia dinh nên có cái nhìn thoáng hơn, không nên làm học sinh quá căng thẳng, không quá nuông chiều, quan tâm nhiều hơn đến con mình…

Xã hội cần tuyên truyền rộng rãi để làm tăng nhận thức của mọi người, có nhiều chương trình khuyến học hơn, có ý thức trong tiếp thu văn hoá nước ngoài… Hiện tượng này có sự tác động từ nhiều phía, nhưng nhìn một cách khách quan thì chủ yếu là từ các yếu tố bên ngoài bởi thế mà học sinh mới có sự chán nản và lười học, có thể nói ngay đến cả những học sinh chăm chỉ nhất cũng chưa chắc đã thực sự muốn kéo dài tình trạng này, chương trình nặng, áp lực quá cao… Điều quan trọng là ý thức của mỗi người, cần có cái nhìn về nhiều phương diện để có thể đánh giá và có cái nhìn đúng nhất.

Học tập là chuyện của mỗi người nhưng cũng là vấn đề rất quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của cả xã hội. Tuổi trẻ là mùa xuân của xâ hội, bởi thế mà nếu mùa xuân ấy chưa đến mà đã vội lụi tàn thì xã hội sẽ như nhà mà không có cột vậy.

Nguyễn Trần Thiên Di
2 tháng 3 2018 lúc 20:11

Một trong những thực tại lôi kéo lớp e xuống đứng vị trí thứ 7 trong trường chính là việc các bạn trong lớp luôn luôn không chú ý đến bài giảng , luôn làm việc riêng gây nên hậu quả không nắm được bài . Lớp e là 1 trong những lớp học kèm nhất trường . Các bạn trong lớp hầu như đều không gấy mất trật tự trong lớp nhưng các bạn thường làm việc riêng , có bạn thì ngủ , có bạn thì mang bài của môn khác ra làm. Thầy cô đã nhắc nhở nhiều lần nhưng lớp không chịu sửa dẫn đến tình trạng lớp đi xuống . Nếu như các bạn cho 1 bài tập và bảo các bạn lớp e làm thì đảm bảo là nửa già lớp ko biết j . E cũng nhiều lần khuyên các bạn nhưng vô dụng , thậm chí còn bị mắng lại , các bạn nói e là lo cho bản thân mk hẳn hoi đi rồi nhắc các bạn . Nói chung là lớp e đang trong nguy cơ giảm sút rất nhiều , mặc dù thầy cô đã có nhiều biện pháp nhưng đều vô dụng . E cũng chả còn cách nào ngoài cách cứ để nó diễn ra bình thường .

Ham Học Hỏi
2 tháng 3 2018 lúc 20:21
'Ngọc không giũa không thành ngọc sáng - Người không học không biết lẽ phải'. Việc học có ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của mỗi người. Một người nếu không được học tập thì khó mà đứng vững được trên con đường đời. Bởi thế mà từ xa xưa ông cha ta luôn ngắc nhở con cháu cố gắng học tập rèn luyện phấn đấu nhưng hiện nay hiện tượng lười học xảy ra rất phổ biến trong giới học sinh. Hiện tượng lười học là vấn đề bức thiết mà không học sinh nào có thể tránh khỏi nếu không biết rèn luyện, phấn đấu. Những học sinh lười học thường là những học sinh thích ham chơi, không chịu làm bài tập, học thuộc bài trước khi đến lớp. Những học sinh ấy thường trốn học, bỏ tiết, rúc đầu vào quán điện tử cày ngày cày đêm. Biển hiện của hiện tượng lười học là ngôi trên lớp không chú ý nghe giảng, không chép bài, tâm hồn treo ngược cành cây. Cá nhân học sinh lười nhác chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của tri thức, chỉ lơ đáng, lo đua đòi theo chúng bạn mà quên mất nhiệm vụ của chính mình. Các bạn học sinh lười học thì thường vác cặp sách giả vờ đi học nhưng thực ra là đi chơi, không đến trường để học. Có những bạn xin tiền bố mẹ nói dối là tiền học nhưng thực ra là tiền để đi chơi điện tử. Hiện tượng lười học xảy ra do rất nhhieeuf nguyên nhân: bản thân học sinh còn lười biếng không chịu học hỏi mở mang tri thức. Một số học sinh do bạn bè rủ rê lôi kéo, không xác định rõ con đường tiếp theo mà mình bước đến, không có ước mơ làm mục tiêu phấn đấu. Một phần nguyên nhân cũng là do gia đình các bậc cha mẹ quá nuông chiều con cái, chưa có sự quan tâm cần thiết đối với quá trình học tập của con em mình. Một số phụ huynh đặt áp lực quá lớn cho con trong công việc học hành mà không quan tâm đến cảm giác và suy nghĩ của con cái. Ví dụ như gia đình bạn H là một gia đình khá giả, bố mẹ đều làm công nhân viên chức, bạn H cũng học hành chăm chỉ. Sắp đến kì thi học sinh giỏi mà bố mẹ bạn ấy đặt áp lực quá cao vào bạn khiến bạn cảm thấy rất mệt mỏi, sinh ra chán nản, buồn bực. Hiện tượng lười học còn do phía xã hội tác động không nhỏ, cùng hòa nhịp phát triển của thời đại xã hội nước ta có nhiều biến đổi vừa tích cực ừa tiêu cực. Trong đó việc tiếp thu nhiếu chọn lọc các nền văn hóa của nước ngoài cũng ảnh hưởng đến tâm lí học hành của học sinh. Sự xuất hiện của các trò chơi điện tử thu hút sự chú ý của học sinh, các kiểu ăn diện phim ảnh làm thế giới học trò lúc nào cũng lơ đãng, không tập trung vào việc học. Lười học sẽ gây nên những hậu quả khôn lương, đặc biệt là đối với cá nhân học sinh sau đó đến gia đình và xã hội. Trước hết, đối với cá nhân học sinh khiến cho tương lai mờ mịt không có định hướng cho tương lai phía trước, khi trưởng thành sẽ khó có nghề nghiệp ổn định, từ đó làm gánh nặng cho xã hội. Nếu chỉ là những con người thừa của xã hội,không có chỗ đứng. Nếu không chịu học tập thì không nhận ra giá trị của cuộc sống. lỡ mất tuổi trẻ. Còn ới gia đình mất đi niềm tin vào con cái, khi thấy thành tích học tập của con mình không như mong muốn thì tỏ thái dộ gắt gỏng, không vui. Như chúng ta đã biết, học sinh là thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước nếu lười học cứ tiếp diễn thì đội ngũ này không có chất lượng thì không đảm bảo phát triển đất nước bền vững, nguồn nhân lực kém chất lượng. Qua những hậu quả nêu trên vì thế cần có biện pháp khắc phục hiện tượng lười học. Cá nhân học sinh cần nhận thức rõ trách nhiệm của mình bây giờ là chỉ có học, biết xác định rõ cho mình ước mơ, động lực để phấn đấu. Gia đình cần có cái nhìn thoáng hơn, không nên tạo áp lực căng thẳng, không qus nuông chiều mà luôn động viên, giúp đỡ con em mình tiến bộ trong học tập. Bố mẹ nào mà chả hạn phúc, vui sướng khi thấy con mình học hành giỏi giang, tiến bộ cơ chứ! Vì thế là thê hệ tương lai của đất nước, bây giờ chúng ta phải cố gắng phấn đấu rèn luyện, học tập chăm chỉ để xứng đáng là con ngoan tròi giỏi, cháo ngoan Bác Hồ- các bạn nhé. Học tập là chuyện cả mỗi người nhưng chúng ta hải học làm sao cho hiệu quả đúng đắn, để không còn tình trạng lười học xảy ra nữa. Đúng như câu ca dao muốn nhắc nhở đến chúng ta: 'Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy Nghĩ sao cho bỗ những ngày ước ao'