Những câu hỏi liên quan
Luu Nguyễn
Xem chi tiết
ひまわり(In my personal...
18 tháng 7 2021 lúc 21:15

Tại sao phải bảo quản thức ăn trong tủ lạnh ?

- Tại vì khi để thức ăn trong tủ lạnh thì thức ăn sẽ không bị hư hỏng hay nấm mốc bởi các loại vi sinh vật gây ra bởi chúng ít có thể sinh trưởng trong môi trường lạnh đồng thời cũng là để dữ thức ăn được lâu hơn khi ở ngoài và còn là để chế biến hay ủ đông một số món ăn để khi ăn sẽ ngon miệng hơn.

Bình luận (0)
....
18 tháng 7 2021 lúc 21:03

undefined

Bình luận (0)
Dân Chơi Đất Bắc=))))
18 tháng 7 2021 lúc 21:03

Tham Khảo:

Hầu hết vi sinh vật gây hư hỏng thực phẩm thuộc loại ưa ấm. Ở nhiệt độ của tủ lạnh (4°C) chúng không sinh trưởng được.

Bình luận (0)
Bá Ngọc
Xem chi tiết
Hà Như Thuỷ
14 tháng 4 2016 lúc 17:02

Mẹo bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh 
Những thực phẩm không nên bảo quản trong tủ lạnh 
Điều các bạn thắc mắc không có gì khó hiểu. Tủ lạnh là một phương tiện bảo quản thực phẩm tốt. Nhờ có tủ lạnh chúng ta bảo quản được thức ăn lâu hơn, thịt cá không bị ôi ươn, trứng không bị ung, rau quả không bị héo úa, ủng, sữa không bị hỏng… Nhưng có điều người ta lại quá tin vào tủ lạnh, cho rằng cứ để thức ăn vào tủ lạnh là an tâm, vi khuẩn sẽ không thể sống được, lúc nào cần chỉ việc lấy ra ăn. 

Các bạn đã nhầm. Nhiệt độ của tủ lạnh, kể cả ngăn đông đâu có giết chết được vi khuẩn. Trong tủ lạnh vi khuẩn không chết mà chỉ phát triển chậm lại hoặc ngừng phát triển, độc tố của chúng cũng không bị phá huỷ. Thực tế chúng chỉ tạm thời “ngủ yên”, đợi khi ra khỏi tủ lạnh gặp điều kiện nhiệt độ bình thường trong nhà ở hoặc nhiệt độ của cơ thể con người, sẽ tỉnh táo trở lại phát triển và hoạt động bình thường ngay. Như vậy, nếu thức ăn trước khi cho vào tủ lạnh đã có vấn đề (thức ăn nấu sẵn đã bị nhiễm khuẩn, thịt, cá , trứng… không phải là những loại thật tươi, sữa đã hỏng sẵn v.v..) thì nhiệt độ của tủ lạnh đâu có thể diệt được vi khuẩn và độc tố của chúng có sẵn trong thực phẩm, khi chúng ta ăn bị bệnh là chuyện tất nhiên. 

Cần nhớ rằng hè- thu là mùa của những dịch bệnh đường tiêu hoá, và các vi khuẩn gây những bệnh truyền nhiễm đường tiêu hoá gặp như tả, lỵ trực khuẩn, thương hàn, nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn, v.v.. đều chịu lạnh giỏi. Ở nhiệt độ lạnh tới âm 18 độ C (-18 độ C) vi khuẩn thương hàn vẫn sống được 6 tháng, tụ cầu vàng sống được 5 tháng. Còn ở nhiệt độ lạnh âm 6 độ C (-6độ C) thì sau 90 ngày các vi khuẩn tả, thương hàn, lỵ trực khuẩn, tụ cầu vàng, trực khuẩn coli…vẫn sống bình yên, tuy có gặp khó khăn. 

Những tủ lạnh hiện nay thường gồm hai ngăn, ngăn đông có nhiệt độ âm và ngăn lạnh có nhiệt độ dương. Ngăn đông có nhiệt độ âm 6 độ C (-6 độ C), âm 12 độ C hoặc âm 18 độ C (-18 độ C). Ngăn lạnh có nhiệt độ từ o đến 10 đọ C tuỳ vị trí. Về mùa đông, nếu đặt ở số 1 (ít lạnh nhất) nhiệt độ trong ngăn lạnh sẽ khoảng từ 2 đến 5 độ C, nhiệt độ ngăn bảo quản rau quả khoảng từ 7 đến 10 độ C. Đây là nhiệt độ phù hợp để bảo quản thức ăn ngắn hạn. Nhưng về mùa hè, muốn duy trì nhiệt độ này phải điều chỉnh lên số 4, số 5. 

Ngăn đông thường được dùng để làm nước đá và bảo quản những thực phẩm kết đông. Chúng ta chỉ nên dùng ngăn này để bảo quản các thực phẩm đã kết đông sẵn mua ở siêu thị về, không nên kết đông thịt tươi ở đây vì các tinh thể nước đá lớn hình thành sẽ phá rách màng tế bào làm giảm chất lượng dinh dưỡng của thực phẩm. 

Những thực phẩm thông thường nên bảo quản ở ngăn lạnh. Thức ăn chín chỉ bảo quản 1-2 ngày, thức ăn sống chỉ trong vòng 1 tuần lễ không nên để quá lâu. Nên nhớ rằng trong những thức ăn này vẫn có nhiều vi khuẩn gây bệnh, nhất là trong thực phẩm sống. Cũng vì vậy, chúng ta tuyệt đối không để lẫn thức ăn đã nấu chín với thức ăn chưa nấu. Trước khi cho vào tủ lạnh bảo quản ta phải bọc thực phẩm lại bằng nilông kín để tránh lây nhiễm lẫn nhau, đồng thời cũng hạn chế được mùi trong tủ lạnh. 




Bọc kín thức ăn trước khi cho vào tủ lạnh 

Như trên đã nói, nhiệt độ của tủ lạnh không giết chết được vi khuẩn mà chỉ làm chúng ngừng phát triển hoặc phát triển chậm lại. Nhưng nhiều người lại cho rằng cứ cho thức ăn vào tủ lạnh là an toàn, và do quá tin vào tủ lạnh, đã mua cả những thức ăn chế biến sẵn bày bán ở thị trường không đảm bảo vệ sinh; những miếng thịt, quả trứng tưởng là tươi những đã có vấn đề; những thực phẩm đã bị nhiễm khuẩn từ trước, đem vể xếp vào tủ lạnh, khi cần cứ thế lấy ra ăn. Vi khuẩn có sẵn trong thực phẩm ra khỏi tủ lạnh, gặp nhiệt độ 37 độ C của cơ thể sẽ “thức giấc”, phát triển mạnh nhờ các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và trong cơ thể. Cũng vì vậy có những người ăn trứng sống, bánh kem, thịt đông, thức ăn chín lầy trong tủ lạnh ra hẳn hoi vẫn bị bệnh đường tiêu hoá, thậm chí có người bị nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn. 

Để phòng tránh bệnh tật, trong gia đình hoặc những bếp ăn tập thể, dù có tủ lạnh vẫn phải chú ý giữ gìn vệ sinh thực phẩm thật tốt. Cụ thể: 

- Nước dùng làm kem, làm đá phải là nước đã đun sôi. 

- Thức ăn chín muốn để dành phải đưa ngay vào tủ lạnh chậm chất là 4 giờ sau khi xào nấu xong. Khi cần lấy ra khỏi tủ lạnh phải ăn ngay không để lâu quá 4 giờ ở nhiệt độ trong nhà. 

- Những thức ăn sống như thịt, cá… muốn để dành phải cất vào tủ lạnh ngay sau khi giết thịt súc vật, không được để chậm quá 4 giờ. Khi lấy ra khỏi tủ lạnh phải chế biến ngay. 

- Đối với những thực phẩm sống hoặc chín không biết chắc chắn chế biến từ bao giờ, rất có thể đã bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm độc tố của vi khuẩn, cần phải chế biến ngay hoặc đun nấu lại cẩn thận trước khi cho vào tủ lạnh. 

Cần nhớ tủ lạnh là một phương tiện bảo quản thức ăn chứ không có tác dụng diệt khuẩn. Vì vậy những thức ăn đưa vào tủ lạnh phải là những thức ăn tươi, sạch, không bị nhiễm khuẩn hoặc độc tố của vi khuẩn mới đảm bảo an toàn được.

Bình luận (0)
Hà Như Thuỷ
14 tháng 4 2016 lúc 17:03

Ta có thể giữ thức ăn lâu trong tủ lạnh bởi trong môi trường lạnh làm chậm hóa sự sinh sôi phát triển của vi khuẩn nên thức ăn lâu hư nhưng không phải là rất lâu đâu chỉ được một thời gian ngắn thôi nó chỉ làm chậm sự phân hủy chứ không thể lâu được nếu như bạn muốn thức ăn vĩnh viễn thì tìm mua một cái có nhiệt độ dưới -400 độ C sẽ giữ mãi mãi luôn đấy .

Bình luận (0)
phạm phương anh
Xem chi tiết
Lê Vĩnh Hân
14 tháng 4 2016 lúc 7:21
Lý do để có thể giữ thức ăn tương đối lâu trong tủ lạnh liên quan đến nguyên lý ức chế sinh trưởng của vi khuẩn bằng nhiệt độ thấp.Các yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật gồm 2 loại: Chất hóa học và các yếu tố lý học. Tủ lạnh được thiết kế dựa trên các nguyên lý lý học để tiêu diệt vi sinh vật.
Bình luận (0)
Taehyung Kim
Xem chi tiết
Khánh Linh Đỗ
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Gia Hân
Xem chi tiết
A DUY
5 tháng 12 2023 lúc 21:12


ngăn đá thường có nhiệt độ rất thấp từ 0 đến âm 18 độ C, gần như là không có độ ẩm hoặc rất ít. Nhiệt độ quá thấp của ngăn đá sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của rau củ. Do độ ẩm quá ít sẽ làm cho rau củ nhanh chóng khô và thối hỏng. Không những thế còn là cơ hội cho vi khuẩn gây hại được sản sinh trong môi trường đó và gây hại cho sức khỏe của chúng ta.

Bình luận (1)
Nguyễn Việt Anh
Xem chi tiết
Minh Nhân
28 tháng 5 2021 lúc 21:38

Tham Khảo !

Do chất dinh dưỡng của thực phẩm thường bị mất đi trong quá trình chế biến (khi chuẩn bị và cả trong chế biến).

Bình luận (0)

Tham khảo :

Vì thực phẩm chế biến trong thời gian dài sẽ mất nhiều sinh tố.
+ Đun nấu lâu sẽ mất nhiều sinh tố tan trong nước như sinh tố C, sinh tố nhóm B và PP.
+ Rán lâu sẽ mất nhiều sinh tố, nhất là sinh tố tan trong chất béo như sinh tố A, D, E, K.
- Chất đạm ở nhiệt độ cao giá trị dinh dưỡng bị giảm
- Chất béo đun nóng nhiều sẽ mất vitamin A và chất béo bị biến chất.
- Chất đường bột ở nhiệt độ cao sẽ bị phân hủy.
- Chất khoáng, sinh tố sẽ dễ bị hoà tan vào môi trường nước hoặc bị phân huỷ ở nhiệt độ cao.

Bình luận (0)
Đạt Bắn Gà
Xem chi tiết
minh nguyet
12 tháng 4 2021 lúc 19:26

– Trong khi chế biến món ăn, chất dinh dưỡng sẽ bị hao hụt.

– Đun nấu lâu sẽ mất nhiều sinh tố, nhất là các sinh tố tan trong nước như sinh tố C, sinh tố nhóm B và PP

 

– Rán lâu sẽ mất nhiều sinh tố, nhất là các sinh tố tan trong chất béo như sinh tố A, D, E, K.

Bình luận (0)
Vì thực phẩm chế biến trong thời gian dài sẽ mất nhiều sinh tố và khoáng chất. VD:

+ Đun nấu lâu sẽ mất nhiều sinh tố B,C và PP

+ Chiên (rán ) lâu sẽ mất nhiều sinh tố A, D, E, K
 
Bình luận (0)
Minh Nhân
12 tháng 4 2021 lúc 19:26

Cần phải quan tâm bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến món ăn vì:

- Nếu đun nấu lâu sẽ mất nhiều sinh tố, nhất là các sinh tố tan trong nước như sinh tố C, sinh tố nhóm B và PP

- Nếu rán lâu sẽ mất nhiều sinh tố, nhất là các sinh tố tan trong chất béo như sinh tố A, D, E, K

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
GV Nguyễn Trần Thành Đạt
20 tháng 11 2023 lúc 21:22

Phải bảo quản sữa chua trong ngăn mát tủ lạnh vì:

- Nếu để bên ngoài (nhiệt độ thích hợp), vi khuẩn lactic sẽ phát triển mạnh, lên men nhanh → sữa chua bị vữa nát, trở nên quá chua. Do đó, cần bỏ vào tủ lạnh (nhiệt độ thấp hơn) để hạn chế sự phát triển quá mức của vi khuẩn lactic → giảm sự lên men quá nhanh → sữa chua giữ được độ chua nhẹ đặc trưng, kéo dài được thời gian quá mức.

- Ngoài ra, bỏ sữa chua vào trong ngăn mát của tủ lạnh cũng hạn chế được sự xâm nhập, phát triển của các vi khuẩn có hại khác.

Bình luận (0)