Đọc thông tin và quan sát Bảng 1, nêu khái niệm văn minh. Phân biệt văn hóa và văn minh.
Nêu cơ sở xã hội của sự hình thành nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc thông qua đọc thông tin và quan sát Hình 3, Hình 4.
- Cơ sở xã hội hình thành nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc:
+ Xã hội có sự phân hoá thành: tầng lớp quý tộc, nông dân tự do, nô tì. Quý tộc là những người giàu, có thế lực. Nông dân tự do sinh sống trong các công xã nông thôn và chiếm đại đa số dân cư. Nô tì là tầng lớp thấp nhất trong xã hội.
+ Quá trình giao lưu, trao đổi sản phẩm đã hình thành mối liên kết giữa các cộng đồng cư dân Việt cổ.
Đọc thông tin và quan sát Hình 2, nêu cơ sở vè điều kiện tự nhiên hình thành nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc.
Cơ sở điều kiện tự nhiên hình thành nền văn minh Văn Lang-Âu Lạc:
- Hình thành chủ yếu trên phạm vi lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả (vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam ngày nay).
- Hệ thống sông bồi đắp phù sa hình thành các vùng đồng bằng màu mỡ, tạo điều kiện thuận lợi để cư dân sớm định cư sinh sống.
- Chịu ảnh hưởng của nhiệt đới gió mùa. Đặc điểm nóng, ẩm, mưa nhiều theo mùa là yếu tố thuận lợi để cư dân trồng trọt, chăn nuôi.
phân biệt khái niệm thông tin dữ liệu vật mang tin lấy ví dụ minh họa nêu tầm quan trọng của thông tin
Thông tin: Là những gì đem lại hiểu biết cho con người về thế giới xung quanh và về chính bản thân mình.
Dữ liệu: Là thông tin được ghi lên vật mang. Dữ liệu được thể hiện dưới dạng những con số, văn bản, hình ảnh và âm thanh.
Phân biệt:
- Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh (sự vật, sự kiện…) và về chính con người.
- Vật mang tin: vật, phương tiện mang lại cho con người thông tin dưới dạng chữ và số, dạng hình ảnh, dạng âm thanh.
Dữ liệu là tên gọi chung của thông tin được chứa trong vật mang tin. Có 3 dạng dữ liệu: dạng chữ và số, dạng hình ảnh, dạng âm thanh.
Ví dụ minh họa tầm quan trọng của thông tin:
Biển cảnh báo "Điện áp cao, nguy hiểm chết người" thường được đặt ở các cột điện cao áp, cảnh báo mọi người không được lại gần cột điện.
Đọc thông tin, giải thích khái niệm văn minh Đại Việt.
- Khái niệm văn minh Đại Việt:
+ Văn minh Đại Việt là nền văn minh tồn tại và phát triển cùng quốc gia Đại Việt, trải dài gần 1000 năm (từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX), gắn liền với: chính quyền họ Khúc, họ Dương và các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê sơ, Mạc, Lê Trung Hưng, Tây Sơn, Nguyễn
+ Văn minh Đại Việt được phát triển trong điều kiện độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt với kinh đô chủ yếu là Thăng Long (Hà Nội). Vì vậy văn minh Đại Việt còn được gọi là văn minh Thăng Long.
1. Nêu phạm vi ngữ nghĩa của từ "văn hóa"
2. Phân biệt khái niệm "văn hóa" với khái niệm "văn minh", "văn hiến", "văn vật".
3. Nêu định nghĩa về văn hóa được sử dụng rộng rãi hiện nay
4. Nêu một vài nguyên tắc trong nghiên cứu văn hóa.
5. Có mấy loại hình văn hóa nhân loại? Đó là những loại hình văn hóa nào?
6. Cho biết về sự khoanh vùng địa lý của văn hóa gốc du mục và văn hóa gốc nông nghiệp.
Đọc thông tin và quan sát các hình từ 5 đến 9, hãy nêu những biểu hiện chứng tỏ Thành phố Hồ Chí Minh là trung kinh tế, chính trị, văn hóa và giáo dục kinh tế, chính trị, quan trọng của đất nước.
+ Về kinh tế: là trung tâm kinh tế hàng đầu cả nước nơi tập trung nhiều khu công nghệ cao, nhiều ngân hàng, trung tâm tài chính lớn.
+ Về văn hóa- giáo dục: tập trung nhiều trường đại học, viện nghiên cứu,..
+ Về lịch sử: Tập trung nhiều di tích lịch sử, văn hóa, bảo tàng, các khu vui trơi , giải trí lớn,..
Đọc thông tin và quan sát Hình 2, nêu những thành tựu tiêu biểu về thủ công nghiệp của nền văn minh Đại Việt.
- Thành tựu thủ công nghiệp:
+ Thủ công nghiệp truyền thống tiếp tục duy trì và phát triển ở các địa phương với nhiều ngành nghề (dệt lụa, làm đồ gốm, đồ trang sức, rèn sắt, đúc động, làm giây, nhuộm,...).
+ Nhiều nghề khác xuất hiện, như làm tranh sơn mài, làm giấy, khắc bản in,…
+ Thế kỉ XVI - XVII, đã xuất hiện nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng cả nước, như: dệt La Khê, gốm Bát Tràng (Hà Nội), gốm Chu Đậu (Hải Dương),... với sản phẩm phong phú, đa dạng và tinh xảo
+ Thủ công nghiệp nhà nước do triều đình trực tiếp quản lý được chú trọng. Cục Bạch tác và các quan xưởng tại Thăng Long là nơi sản xuất đồ dùng phục vụ nhà nước, vua, quan trong triều đình. Các hoạt động sản xuất chủ yếu là đúc tiền kim loại, đóng thuyền lớn, sản xuất vũ khí cho quân đội,...
- Tác động: sự phát triển của thủ công nghiệp vừa đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong nước, vừa tạo ra được những mặt hàng quan trọng để trao đổi với thương nhân nước ngoài.
Đọc thông tin và quan sát Hình 2, nêu cơ sở về điều kiện tự nhiên góp phần hình thành nền văn minh Chăm-pa.
- Điều kiện tự nhiên góp phần hình thành nền văn minh Chăm-pa:
+ Văn minh Chăm-pa hình thành trên vùng duyên hải và một phần cao nguyên miền Trung Việt Nam ngày nay.
+ Địa hình đan xen khu vực cao nguyên với đồng bằng nhỏ hẹp.
+ Những cảnh đồng màu mỡ ven sông Thu Bồn tạo điều kiện thuận lợi cho sự định cư và canh tác nông nghiệp của cư dân.
+ Đường bờ biển dài tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giao lưu, tiếp xúc văn hóa với các nền văn minh khác.
Đọc thông tin và quan sát hình 29.1, hình 29.2, hãy:
- Nêu khái niệm và đặc điểm của môi trường.
- Tìm ví dụ chứng minh vai trò của môi trường đối với sự phát triển của xã hội loài người.
* Khái niệm
- Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên (theo Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam, 2020).
- Theo UNESCO (năm 1981), môi trường của con người bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, trong đó con người sống và lao động, khai thác tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thoả mãn những nhu cầu của mình.
* Đặc điểm
Đặc điểm chung của môi trường là:
- Có quan hệ mật thiết và tác động qua lại với con người.
- Môi trường có thể tác động và ảnh hưởng đến con người.
* Vai trò
- Tạo ra không gian sống cho con người và sinh vật. Ví dụ: Con người và sinh vật sống ở môi trường đới nóng, ôn hòa, đới lạnh; sống ở đồng bằng, miền núi, hải đảo,…
- Chứa đựng và cung cấp các nguồn tài nguyên thiên nhiên cần thiết cho hoạt động sản xuất và đời sống con người.
- Là nơi chứa đựng, cân bằng và phân huỷ các chất thải do con người tạo ra.
- Lưu giữ và cung cấp thông tin, nhờ đó con người có thể hiểu biết được quá khứ và dự đoán được tương lai cho chính mình.