Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
songohan6
Xem chi tiết
Trần Thị Kim Ngọc
3 tháng 5 2017 lúc 20:17

I. DÀN Ý

1. Mở bài:

* Giới thiệu chung:

- Hoàn cảnh xảy ra sự việc.

- Hành động sai trái của em là gì?

- Thái độ của mọi người lúc đó như thế nào?

2. Thân bài:

* Kể và tả lại sự việc:

- Bữa cơm chiều thứ bảy là dịp đoàn tụ của gia đình.

- Mẹ nấu những món ăn ngon cả nhà ưa thích.

- Bàn ăn được bày biện tươm tất hơn mọi ngày.

- Ông bà, bố mẹ đang chuyện trò vui vẻ.

- VI bịđiểm kém nên em buồn bực, không ngồi vào bàn ăn, mặc cho mọi người mời mọc...

- Bố hỏi lí do, em nói dối là mệt rồi bỏ vào phòng nằm.

- Thái độ và hành động của em đã làm cho ông bà, bố mẹ phiền lòng.

3. Kết bài:

* Cảm nghĩ của em:

- Tự trách mình về sự dối trá và thái độ bất nhã.

- Thầm hứa sẽ không lặp lại hành động sai trái như trên.

Trần Thị Kim Ngọc
3 tháng 5 2017 lúc 20:18

Mẹ! Tiếng gọi quá đỗi kính yêu và ngọt ngào.Bởi bên mẹ,con nhận được biết bao sự dạy dỗ,chăm sóc yêu thương…Và, rồi trong thâm tâm con cứ ngỡ :con sẽ chẳng bao giờ làm cho mẹ buồn phiền vì con,sẽ chẳng bao giờ con sai phạm điều gì …Thế nhưng mẹ ạ, con cũng đã có lỗi với mẹ,làm mẹ ưu phiền và biết bao lo lắng trong một lần con mắc lỗi đã quên lời mẹ dạy.



Đó là một buổi cơm chiều mùa đông ảm đạm, con theo mấy đứa bạn trong xóm đi chơi xa. Với bọn trẻ chúng con mà được vui chơi thì chẳng còn nhớ thời gian.Mải ham vui nên con quên bẵng lời dặn của mẹ. Lúc về, trời nhá nhem tối, không thấy mẹ ở nhà, con biết mẹ đang tất bật đi tìm con khắp xóm. Một lát sau, mẹ hớt hải chạy về, áo quần ướt sẫm, khuôn mặt xương xương của mẹ tái xanh vì lạnh, mấy cọng tóc lòa xòa bên đôi má... Trông mẹ thật lo lắng, mẹ vừa mừng vừa giận. Mừng vì con đã về nhà trước cơn mưa, giận vì đi chơi xa mà không xin phép mẹ, lại về nhà tối. Mẹ không nói gì nhưng đôi mắt sâu và thâm quầng của mẹ hiện rõ vẻ giận dỗi, bực bội . Rồi mẹ nghiêm nghị bảo:
_ Con xem lại việc làm của con đấy nhé !
Giọng nói của mẹ đã khàn đi vì cơn mưa rạt rào, thấm ướt. Mẹ húng hắn ho rồi xuống bếp dọn cơm lên. Con cũng xuống bếp rồi rụt rè phụ mẹ. Vừa làm vừa nghĩ đến hình ảnh mẹ trong cơn mưa lúc ban chiều, con lại nghĩ đến lời nói của mẹ vừa rồi. Tuy đơn sơ, ngắn gọn nhưng đã thấm sâu vào tâm trí của con. Lúc ấy, con như người ngủ say trong màn đêm lạnh lẽo được mẹ đánh thức dậy và đưa ra ngoài ánh sáng hửng ấm khí trời. Biết mẹ giận, em lễ phép thưa:
_ Con xin lỗi mẹ ạ! Từ nay, con sẽ nhớ lời mẹ dạy.Con sẽ không làm mẹ lo lắng về con nữa đâu!
Mẹ nhìn con như đã nguôi đi cơn giận, mẹ con đi tắm.

Mẹ ơi!Tấm lòng mẹ thật nhân ái, độ lượng, bao dung. Bàn tay gầy guộc của mẹ đã nuôi chúng con khôn lớn và cũng đôi bàn tay ấy mẹ đã nấu nước tắm cho con. Nước thật ấm, ấm như tấm lòng của mẹ đang ủ ấm cho con. Vừa tắm con vừa hình dung hình ảnh của mẹ liêu xiêu đang rảo bước dưới mưa. Con lại hình dung đôi mắt dịu hiền của mẹ nhìn con khi con mắc lỗi. Ôi! Lòng mẹ thật bao la! Tình cảm của mẹ dành cho con thật thiêng liêng, cao cả và không bao giờ vơi cạn. Lúc nào con cũng có mẹ ở bên chăm sóc, giúp đỡ bảo ban, chở che tiếp thêm sức mạnh để em còn vươn lên trong cuộc sống. Ấy thế mà em đã làm mẹ đau lòng!


Bây giờ con đã lớn khôn, con đã hiểu thế nào là sự nhọc nhằn của mẹ. Nhìn những cơn mưa cùng cái rét căm căm, bóng dáng của mẹ lại hiện về trong kí ức của con...với dáng mẹ gầy, với gương mặt bao lo lắng đang lầm lũi trong cơn mưa... Mẹ ơi! Con có lỗi với mẹ biết bao!Và,trong con lại vang lên khúc hát mà mỗi mùa Vu Lan con hay hát:


''...Rồi một chiều nào đó con về

Nhìn mẹ yêu,nhìn thật lâu

Rồi nói,nói với mẹ rằng:

Mẹ ơi! Mẹ ơi! Mẹ có biết hay không?

Biết gì?Biết là...Biết là...Con thương mẹ không?'

Nabi Rain
Xem chi tiết
Trần Quang Hưng
8 tháng 9 2016 lúc 16:04

Nhà tôi có hai chi em, tôi là chị còn em trai kém tôi 3 tuổi. Bố mẹ rất chiều em trai tôi, và nhiều lần thiên vị cho em tôi mà trách mắng tôi. Cũng chính vì điều đó mà tôi đâm ra đố kị và hay tranh dành với em, và đã có lần tôi làm bố mẹ đau laongf vì chuyện của hai chị em.

Hàng ngày nếu hai chị em tôi cùng ở nhà thì kiểu gì cũng xảy ra chuyện tranh cãi nhau. Nếu hai chi em tranh nhau đồ gì mẹ tôi sẽ bảo:

– Con là con gái, lại là chị thì cần phải nhường nhịn, chứ ai lại chấp với em từng li từng tí vậy. Với lại em nó vẫn còn bé, tính nó trẻ con hay trêu chọc, con đừng chấp. 

Mẹ nói thế làm tôi bực hơn, lúc đó tôi chỉ nghĩ được là mẹ quá thiên vị cho em, không thương tôi bằng em. Cho tới một hôm, có một chuyện xảy ra. Sáng sớm hôm ấy, tôi moi tiền ở con lợn ra 10.000 đồng, định bụng chiều sẽ khao lũ bạn vì tôi vừa được điểm cao trong kì thi 8 tuần. Tôi cẩn thận cất tiền vào một chỗ rồi vội vã đi học bài. Đến trưa, trước khi đi nấu cơm, tôi kiểm lại tiền để chốc nữa sẽ đi qua chợ mua các thứ mang tới lớp. Nhưng tiền tôi để ở bao kiểm tra đã không cánh mà bay. Tôi sửng sốt dốc cả bao kiểm tra ra, cẩn thận tìm lại một lần nữa, rồi tôi tìm khắp cả trong cặp vẫn chẳng thấy đâu. Rõ ràng tôi đã bỏ tiền vào trong cặp mà, hay là… hay là em tôi nó đã lấy. Đúng rồi, nhà chỉ có hai chị em mà nó thì học ở trên gác xép, nơi tôi để cặp, còn tôi học ở dưới nhà. Vậy không nó thì còn ai vào đây, với lại chẳng lẽ tiền nó có cánh mà bay ra khỏi túi tôi à? 

Nghĩ thế, tôi vội vã chạy lên, tức tối quát: 

– Hùng! Em lấy tiền của chị phải không? 

– Không… em… em… 

– Mày nói dối. Gớm, là một lớp trưởng ở trường tỏ vẻ gương mẫu mà không ngờ về nhà mày lại thế. Xấu ơi là xấu. Tao tưởng bố mẹ chiều mày vì mày ngoan, học giỏi. Ngoan mà đi lấy trộm tiền của người khác. 

Tôi mắng như tát nước vào mặt nó, mắng nó với tất cả sự bực tức, ghen tị bấy lâu nay. Còn nó, nó chợt cúi xuống bàn bật khóc, mắt đỏ hoe. Mặc kệ, tôi vẫn nói, lòng tôi thầm nghĩ: “Nước mắt cá sấu ấy mà”. 

– Tiền đâu, đưa đây cho tao! 

Trưa hôm ấy, khi bố tôi về tôi đã ấm ức kể hết với bố: Nào là nó đã lấy tiền của tôi, tôi bảo nó còn chối và không đưa cho tôi. Bố tôi nghe vậy chắc giận lắm vì lâu nay bố vẫn nghiêm khắc với khuyết điểm. Bố gọi nó xuống rồi hỏi nó, vẻ giận dữ: 

– Hùng! Tại sao con lại lấy tiền của chị? 

– Con không lấy… không lấy mà bố – Nó lấm lét nhìn bố giọng có vẻ oan ức lắm. 

– Không lấy thì ai vào đấy?

Đứng ở trong bếp tôi cũng thấy thương nó một ít nhưng vì sự ghen tức với nó bấy lâu nên tội lại thấy rất hả hê. Vừa lúc ấy mẹ tôi đi làm về, mẹ khẽ hỏi tôi: 

– Có chuyện gì mà bố con có vẻ mặt không vui vậy. 

– Dạ, bởi em Hùng lấy tiền của con, bố giận nên đánh cho em một trận. – Vậy à? 

Thế rồi mẹ vội vã dựa xe ngoài sân để vào nhà. Mẹ bỗng gọi tôi: 

– Thanh ơi có phải tiền của con đây không? Tờ 10.000 đồng mới cứng rơi ở ngoài sân đây này. 

Tôi giật mình và chợt nhớ lại: “Ừ nhỉ! Bây giờ mình mới nhớ ra, lúc đó mình kẹp tiền vào quyển vở rồi ra sân học bài đã đánh rơi, thế mà mình cứ đinh ninh rằng ở trong bao kiểm tra”. Và tôi chợt nhớ lại mình đã nói với em thế nào, đã hả hê vô cùng khi em bị đánh. Một sự hối hận dâng lên trong tôi. Tôi vội vã chạy lên nhìn đứa em trai bé bỏng của tôi và nói lời xin lỗi. Em tôi đã không những trách mắng gì tôi mà còn chạy lại ôm lấy tôi. Tôi cảm thấy ăn năn vô cùng, xấu hổ với em vô cùng.

Kể từ lần đó tôi đã thay đổi thái độ đối với em tôi. Hai chị em chúng tôi rất yêu thương nhau, tôi nào cũng nô đùa với nhau một lúc rồi mỗi đứa lại ngồi vào bàn học riêng. Cũng từ lần đó mà tôi lại nhận ra em trai tôi tuy nhỏ nhưng đã có tấm lòng cao thượng, tôi lại càng xấu hổ và tự đó tôi đã thay đổi để làm một người chị gương mẫu, yêu thương em hơn.

Hoàng Hà Trang
8 tháng 9 2016 lúc 16:09

Tôi nhớ mãi hình ảnh mẹ gầy, ngồi bên cửa sổ, đôi mắt buồn như nhìn vô định vào chốn xa xôi. Đó là khi mẹ buồn vì tôi mắc lỗi. Tôi sinh ra và lớn lên trong gia đình hạnh phúc. Bố tôi là bộ đội nên thường xuyên vắng nhà. Thế là mẹ tôi vừa là mẹ vừa là cha vừa là bạn của tôi. Mẹ chăm sóc chu đáo và dành tình yêu thương nhiều gấp bội những người mẹ bình thường như để bù đắp cho tôi sự thiếu thốn tình cảm của cha. Bố vắng nhà nên mẹ nuôi dạy tôi rất vất vả, vừa phải lo việc nhà mẹ còn lo công việc ở trường học. Mẹ tôi là cô giáo dạy văn. Mẹ lúc nào cũng mong tôi nên người, vững vàng ngay thẳng như cha. Vì thế, trước những lời nói dối của tôi, lòng mẹ đau đớn lắm, dường như bao hi vọng tin tưởng ở tôi bị tan vỡ… Lần đó đi chợ cùng mẹ, tôi rất thích con búp bê bằng vải. Nó đẹp lắm nên giá hơi mắc. Tôi nghĩ với điều kiện của gia đình mình hiện nay chắc mẹ sẽ không đồng ý mua cho. Tôi buồn bã ra về mà không dám hỏi mẹ. Về nhà, tưởng rằng tôi sẽ quên ngay nhưng hình ảnh con búp bê xinh xắn, đáng yêu ấy cứ chờn vờn trong suy nghĩ của tôi. Tôi còn nằm mơ thấy nó bên tôi, nằm cạnh tôi khi ngủ nhưng lúc tỉnh dậy, tôi lại hoàn toàn thất vọng. Thế là tôi nghĩ cách để có được con búp bê ấy. Tôi có một con lợn đất đựng tiền tiết kiệm. Mỗi dịp Tết được tiền mừng tuổi hay được điểm mười mẹ thưởng, tôi đều gửi vào “ngân hàng” lợn đất. Đã được hơn một năm chắc chú lợn cũng mập mạp. Nghĩ vậy, tôi tìm cách lấy tiền từ trong đó ra, từng chút từng chút một để mẹ không nghi nghờ. Đến một ngày, tôi đã đủ số tiền để có thể mua em búp bê về. Tôi vui lắm, chạy ngay đến cửa hàng và hân hoan đón lấy em búp bê từ tay cô chủ. Em búp bê đã thật sự là bạn của tôi. Giấc mơ ngày nào đã thành hiện thực. Nhưng vì sợ mẹ biết nên tôi giấu em vào tủ quần áo, thỉnh thoảng mẹ vắng nhà tôi mới đem ra chơi. Một hôm, đi học về tôi giật mình hoảng hốt khi thấy tủ quần áo bị lục tung. Thì ra mẹ dọn đồ để chuẩn bị cho mùa đông sắp đến. Nhìn mãi tôi không thấy em búp bê đâu cả, hay mẹ đã phát hiện ra và tức giận ném đi rồi. Nghĩ vậy nên nước mắt tôi cứ chực trào ra. Đang loay hoay đi tìm thì thấy mẹ từ dưới nhà lên cầm trong tay con búp bê. Tôi thở phào nhẹ nhõm. Nhưng ngay lập tức, cảm giác lo sợ lại xâm chiếm tôi. Mẹ đã biết em búp bê, tôi phải làm thế nào đây. Tôi lại phải tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi sắp tới của mẹ. Quả như thế, mẹ hỏi tôi về em búp bê. Tôi nói đó là đồ chơi của bạn cùng lớp mà tôi mượn. Mẹ không hỏi thêm gì nữa. Nhưng trên đời này không có gì là bí mật cả. Hôm sau, mẹ hỏi tôi về con lợn đất. Mẹ định lấy tiền ở trong đó ra mua cho tôi một cái áo rét mới vì áo của tôi đã cũ quá rồi. Giật mình lo sợ, tôi vội vàng ngăn mẹ, nói rằng không cần áo mới. Mẹ ngạc nhiên nhìn tôi bởi mới hôm nào tôi còn nằng nặc đòi mua áo. Trước sự khẩn khoản của tôi, mẹ đồng ý không lấy tiền nữa. Nhưng cũng sau hôm đó, tôi thấy mẹ buồn buồn. Có những lúc mẹ thở dài ảo não. Lúc đó, nhìn mẹ già và thật đáng thương. Có đêm ngủ, tôi chợt tỉnh giấc đưa tay tìm mẹ mà không thấy. Giật mình tôi nhìn bóng mẹ in trên tường. Cái bóng xiêu vẹo, đổ nghiêng như cuộc đời vất vả của mẹ. Rồi tôi thấy người mẹ nhẹ run lên, mẹ khóc. Mẹ vừa khóc vừa nói một mình. Tôi cố lắng tai nghe… “Mình ơi, tôi thật có lỗi khi nuôi con không tốt. Nó đã nói dối tôi mình ạ…” Trời ơi. Mẹ của con. Mẹ đã biết con nói dối từ bao giờ mà vẫn lặng thinh thế. Mẹ đã chịu đựng câm nín một mình ư. Lẽ ra mẹ cứ mắng con, cứ đánh con chứ. Sao mẹ lại khóc một mình thế… Nỗi đau đớn của mẹ cũng làm tan nát cõi lòng con. Chỉ vì con mà mẹ khổ. Đêm hôm đó tôi đã thức cùng mẹ đến sáng. Chiều hôm sau đi học về, tôi quyết định sẽ nhận lỗi với mẹ. Bước chân vào phòng, tôi bắt gặp hình ảnh dáng mẹ gầy, ngồi bên cửa sổ, đôi mắt buồn nhìn xa xăm như vào chốn vô định… Nhìn mẹ như vậy tôi suýt bật khóc. Bao nhiêu hồi hộp, sợ hãi trong tôi tan biến mất. Lúc này đây trong tôi chỉ còn tình yêu đối với mẹ và lòng dũng cảm mà thôi. Tôi tiến lại gần và gọi “Mẹ”. Mẹ đang khóc, lau vội nước mắt quay lại nhìn tôi. Mẹ kéo tôi lại gần, ôm tôi vào lòng và xoa đầu tôi như thuở bé. Tôi ôm chặt mẹ và không thể kìm nén cảm xúc của mình, tôi bật khóc “Mẹ ơi, con… con… con xin lỗi mẹ. Con…”. Không để tôi nói hết câu, mẹ ngăn lại “Con yêu của mẹ. Con không phải nói gì nữa. Mẹ đã biết tất cả rồi. Con của mẹ mà mẹ không hiểu sao. Con nhận ra lỗi lầm của mình và sửa chữa là tốt rồi. Mẹ sẽ không cho ba con biết chuyện này đâu, để ba con yên tâm công tác. Vì đây là lần đầu nên mẹ con mình xí xóa nhé. Mẹ cũng thật buồn vì không thể lo đủ cho con…”. “Không. Mẹ ơi, biết thế nào là đủ ạ. Con chỉ cần tình yêu mẹ dành cho con thôi”. Hai mẹ con tôi ôm nhau thật chặt. Lần đầu nói dối và cũng là lần đầu tôi làm mẹ đau khổ. Dáng mẹ buồn như đã khắc sâu vào tâm khảm tôi mà mỗi lần nhớ lại tôi thấy lòng mình đau nhói. Nhờ có mẹ, tôi đã xác định được mục tiêu của mình là phải sống vững vàng và ngay thẳng giống như cha của tôi. 
Học tốt !Nabi Rain

Xem chi tiết
‿✶ H༶I҉ᒪαℜץ  ঌ
12 tháng 6 2018 lúc 7:36

Đã có ai phải tự hỏi: “mình đã làm cho thầy cô vui hay chỉ làm thầy cô thêm mệt mỏi?”. Riêng tôi,tôi chỉ là 1 học sinh tầm thường mà tôi đã biết bao lần làm cho cô tôi buồn. Tuy đã bao nhiêu năm,nhưng tôi không thể quên được cái lỗi lầm ấy,cái lỗi lầm tôi gây ra khiến cô buồn…

Đó là 1 buổi sáng đẹp trời,tôi đến lớp sớm như mọi ngày. Nhưng hôm nay,tôi vừa vào lớp thì đã thấy tụi thằng Thuận đợi sẵn. Thấy tôi,nó chạy đến vỗ lên vai tôi,nói: “Ê! Hôm nay đi trễ thế mạy?”.”Tao không đi trễ,tại tụi mày đi sớm thôi”-tôi trả lời. Thuận thở dài nói tiếp:”thôi dù sao cũng vô rồi. Buồn ghê! Hay là chúng ta tổ chức 1 cuộc thi vẽ đi. Và phần thưởng sẽ là 1 chuyến đi tham quan phòng thí nghiệm của cô Bích. Tụi mày đồng ý ko?”.” Ok,nhưng tao không cung cấp giấy để thi đâu à nha!”-thằng Tâm tiếp lời. Tôi nói:” Tường trắng,bàn gỗ mới “tin” đây này,cần gi giấy chứ!”.

Thế là cuộc thi bắt đầu. Sau vài phút căng thẳng,cả bọn buôn ra xem cái thành quả của mình. Ôi! Cái gì thế này-tôi thốt lên. Những bức hình trong thấy ghê. Thế là chả có thằng nào thắng cuộc. Nhưng bọn tôi vẫn quyết định đi 1 chuyến tham quan trong phòng thí nghiệm của cô Bích. Cả đám hì hục trèo vô phòng. Đi 1 vòng quanh phòng,tôi lấy 1 lọ nước,đổ vào 1cái gì đó. Bổng dưng 1 tiếng nổ phát lên,cả bọn hoảng hốt bỏ chạy. Chạy 1 mạch ra tới bờ sông mới dám dừng lại. Tôi nói:”thôi,quay lại học đi”. Thằng Thuận ngắt lời:”Thôi đi mày. Lỡ ra đây rồi,không tắm thì uổng lắm”. Thế là cả đám lao xuống sông tắm. Có thằng thì leo lên cầu,ra dáng vận động viên bơi lội rồi nhảy xuống. Tắm sông xong,chúng tôi ra đồng chơi đánh trận giả,sau đó qua nhà Ông Sáu,trốn trong vườn ổng mà ăn ổi. Ôi! Hương ổi chín khiến chúng tôi không thể cưỡng lại. Thấm thoát đã xế chiều,chúng tôi trở về trường lấy cặp vở. Vừa tới trước cổng trường,tôi đã thấy cô Thu-cô chủ nhiệm của tôi, đã đứng đợi sẵn. Nước mắt cô rưng rưng nhìn thẳng vào hướng chúng tôi không nói gì. Tôi bước đến,cô ghì chặt lấy tay tôi thét lên trong tiếng nấc:”em có biết hôm nay lớp chúng ta dự giờ không? Em có biết lọ chất hoá học mà em là đổ là dùng để cho buổi dự giờ hôm nay không? Chỉ vì việc làm của bọn em mà cả lớp phải bị thiệt vì buổi dự giờ hôm nay”. Nói xong cô quay đi,bỏ lại trong tôi nổi nghẹn ngào khôn xiết. Bỗng thằng Thuận nói: ” thằng Minh chứ không ai vào đây. Chắc chắn nó là thằng mách với cô,hồi sáng chạy ra tao thấy nó đây mà. Để ông gặp mày,ông cho mày ốm đòn con à!”.”thôi đi,bây giờ mà mày còn nói thế nữa hả Thuận!”-tôi hét lên.

Sáng hôm sau,chúng tôi đến gặp cô xin lỗi cô 1 lần nữa. Lúc này cô tôi đã bớt giận rồi. Vì chúng tôi đã biết lỗi,đến xin lỗi cô Bích,lao sạch những hình vẽ ghê tởn. Cô tôi có nói “siêu nhân vẫn là người,không ai mà không mắc lỗi,không ai là hoàn thiện tất cả. Quan trọng là làm lỗi mà có biết lỗi và sửa lổi hay không!”.

Tôi khuyên các bạn,đừng nên làm gì khiến người xung quanh mình phải buồn,nếu ko 1 ngày nào đó,người hối hận sẽ là chúng ta!

nguyễn tạo nguyên
29 tháng 5 2018 lúc 21:24

Đã có ai phải tự hỏi: “mình đã làm cho thầy cô vui hay chỉ làm thầy cô thêm mệt mỏi?”. Riêng tôi,tôi chỉ là 1 học sinh tầm thường mà tôi đã biết bao lần làm cho cô tôi buồn. Tuy đã bao nhiêu năm,nhưng tôi không thể quên được cái lỗi lầm ấy,cái lỗi lầm tôi gây ra khiến cô buồn…

Đó là 1 buổi sáng đẹp trời,tôi đến lớp sớm như mọi ngày. Nhưng hôm nay,tôi vừa vào lớp thì đã thấy tụi thằng Thuận đợi sẵn. Thấy tôi,nó chạy đến vỗ lên vai tôi,nói: “Ê! Hôm nay đi trễ thế mạy?”.”Tao không đi trễ,tại tụi mày đi sớm thôi”-tôi trả lời. Thuận thở dài nói tiếp:”thôi dù sao cũng vô rồi. Buồn ghê! Hay là chúng ta tổ chức 1 cuộc thi vẽ đi. Và phần thưởng sẽ là 1 chuyến đi tham quan phòng thí nghiệm của cô Bích. Tụi mày đồng ý ko?”.” Ok,nhưng tao không cung cấp giấy để thi đâu à nha!”-thằng Tâm tiếp lời. Tôi nói:” Tường trắng,bàn gỗ mới “tin” đây này,cần gi giấy chứ!”.

Thế là cuộc thi bắt đầu. Sau vài phút căng thẳng,cả bọn buôn ra xem cái thành quả của mình. Ôi! Cái gì thế này-tôi thốt lên. Những bức hình trong thấy ghê. Thế là chả có thằng nào thắng cuộc. Nhưng bọn tôi vẫn quyết định đi 1 chuyến tham quan trong phòng thí nghiệm của cô Bích. Cả đám hì hục trèo vô phòng. Đi 1 vòng quanh phòng,tôi lấy 1 lọ nước,đổ vào 1cái gì đó. Bổng dưng 1 tiếng nổ phát lên,cả bọn hoảng hốt bỏ chạy. Chạy 1 mạch ra tới bờ sông mới dám dừng lại. Tôi nói:”thôi,quay lại học đi”. Thằng Thuận ngắt lời:”Thôi đi mày. Lỡ ra đây rồi,không tắm thì uổng lắm”. Thế là cả đám lao xuống sông tắm. Có thằng thì leo lên cầu,ra dáng vận động viên bơi lội rồi nhảy xuống. Tắm sông xong,chúng tôi ra đồng chơi đánh trận giả,sau đó qua nhà Ông Sáu,trốn trong vườn ổng mà ăn ổi. Ôi! Hương ổi chín khiến chúng tôi không thể cưỡng lại. Thấm thoát đã xế chiều,chúng tôi trở về trường lấy cặp vở. Vừa tới trước cổng trường,tôi đã thấy cô Thu-cô chủ nhiệm của tôi, đã đứng đợi sẵn. Nước mắt cô rưng rưng nhìn thẳng vào hướng chúng tôi không nói gì. Tôi bước đến,cô ghì chặt lấy tay tôi thét lên trong tiếng nấc:”em có biết hôm nay lớp chúng ta dự giờ không? Em có biết lọ chất hoá học mà em là đổ là dùng để cho buổi dự giờ hôm nay không? Chỉ vì việc làm của bọn em mà cả lớp phải bị thiệt vì buổi dự giờ hôm nay”. Nói xong cô quay đi,bỏ lại trong tôi nổi nghẹn ngào khôn xiết. Bỗng thằng Thuận nói: ” thằng Minh chứ không ai vào đây. Chắc chắn nó là thằng mách với cô,hồi sáng chạy ra tao thấy nó đây mà. Để ông gặp mày,ông cho mày ốm đòn con à!”.”thôi đi,bây giờ mà mày còn nói thế nữa hả Thuận!”-tôi hét lên.

Sáng hôm sau,chúng tôi đến gặp cô xin lỗi cô 1 lần nữa. Lúc này cô tôi đã bớt giận rồi. Vì chúng tôi đã biết lỗi,đến xin lỗi cô Bích,lao sạch những hình vẽ ghê tởn. Cô tôi có nói “siêu nhân vẫn là người,không ai mà không mắc lỗi,không ai là hoàn thiện tất cả. Quan trọng là làm lỗi mà có biết lỗi và sửa lổi hay không!”.

Tôi khuyên các bạn,đừng nên làm gì khiến người xung quanh mình phải buồn,nếu ko 1 ngày nào đó,người hối hận sẽ là chúng ta!

quách anh thư
29 tháng 5 2018 lúc 21:26

Đã có ai phải tự hỏi: "Mình đã làm cho thầy cô vui hay chỉ làm thầy cô thêm mệt mỏi?". Riêng tôi, tôi chỉ là 1 học sinh tầm thường mà tôi đã biết bao lần làm cho cô tôi buồn. Tuy đã bao nhiêu năm, nhưng tôi không thể quên được cái lỗi lầm ấy, cái lỗi lầm tôi gây ra khiến cô buồn...Đó là 1 buổi sáng đẹp trời, tôi đến lớp sớm như mọi ngày. Nhưng hôm nay, tôi vừa vào lớp thì đã thấy tụi thằng Thuận đợi sẵn. Thấy tôi, nó chạy đến vỗ lên vai tôi, nói: "Ê! Hôm nay đi trễ thế vậy?". "Tao không đi trễ, tại tụi mày đi sớm thôi"- tôi trả lời. Thuận thở dài nói tiếp: "Thôi dù sao cũng vô rồi. Buồn ghê! Hay là chúng ta tổ chức 1 cuộc thi vẽ đi. Và phần thưởng sẽ là 1 chuyến đi tham quan phòng thí nghiệm của cô Bích. Tụi mày đồng ý ko?". "Ok, nhưng tao không cung cấp giấy để thi đâu à nha!" - thằng Tâm tiếp lời. Tôi nói: "Tường trắng, bàn gỗ mới "tin" đây này, cần gì giấy chứ!".Thế là cuộc thi bắt đầu. Sau vài phút căng thẳng,cả bọn buôn ra xem cái thành quả của mình. Ôi! Cái gì thế này - tôi thốt lên. Những bức hình trong thấy ghê. Thế là chả có thằng nào thắng cuộc. Nhưng bọn tôi vẫn quyết định đi 1 chuyến tham quan trong phòng thí nghiệm của cô Bích. Cả đám hì hục trèo vô phòng. Đi 1 vòng quanh phòng, tôi lấy 1 lọ nước, đổ vào 1cái gì đó. Bổng dưng 1 tiếng nổ phát lên,cả bọn hoảng hốt bỏ chạy. Chạy 1 mạch ra tới bờ sông mới dám dừng lại. Tôi nói:"thôi, quay lại học đi". Thằng Thuận ngắt lời: "Thôi đi mày. Lỡ ra đây rồi, không tắm thì uổng lắm". Thế là cả đám lao xuống sông tắm. Có thằng thì leo lên cầu, ra dáng vận động viên bơi lội rồi nhảy xuống. Tắm sông xong, chúng tôi ra đồng chơi đánh trận giả, sau đó qua nhà Ông Sáu, trốn trong vườn ổng mà ăn ổi. Ôi! Hương ổi chín khiến chúng tôi không thể cưỡng lại. Thấm thoát đã xế chiều, chúng tôi trở về trường lấy cặp vở. Vừa tới trước cổng trường, tôi đã thấy cô Thu - cô chủ nhiệm của tôi, đã đứng đợi sẵn. Nước mắt cô rưng rưng nhìn thẳng vào hướng chúng tôi không nói gì. Tôi bước đến, cô ghì chặt lấy tay tôi thét lên trong tiếng nấc: "Em có biết hôm nay lớp chúng ta dự giờ không? Em có biết lọ chất hoá học mà em là đổ là dùng để cho buổi dự giờ hôm nay không? Chỉ vì việc làm của bọn em mà cả lớp phải bị thiệt vì buổi dự giờ hôm nay". Nói xong cô quay đi, bỏ lại trong tôi nổi nghẹn ngào khôn xiết. Bỗng thằng Thuận nói: "Thằng Minh chứ không ai vào đây. Chắc chắn nó là thằng mách với cô, hồi sáng chạy ra tao thấy nó đây mà. Để ông gặp mày,ông cho mày ốm đòn con à!". "Thôi đi, bây giờ mà mày còn nói thế nữa hả Thuận!"- tôi hét lên.Sáng hôm sau, chúng tôi đến gặp cô xin lỗi cô 1 lần nữa. Lúc này cô tôi đã bớt giận rồi. Vì chúng tôi đã biết lỗi, đến xin lỗi cô Bích, lau sạch những hình vẽ ghê tởm. Cô tôi có nói "Siêu nhân vẫn là người, không ai mà không mắc lỗi, không ai là hoàn thiện tất cả. Quan trọng là làm lỗi mà có biết lỗi và sửa lổi hay không!".Tôi khuyên các bạn, đừng nên làm gì khiến người xung quanh mình phải buồn, nếu ko 1 ngày nào đó, người hối hận sẽ là chúng ta!

Huỳnh Nguyễn Nhi
Xem chi tiết
Huỳnh Nguyễn Nhi
25 tháng 9 2021 lúc 10:51

đang cần gấp mn ơi

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Kiều Sơn Tùng
16 tháng 9 2023 lúc 11:08

Hành động tốt trong đại dịch Covid 19

Vừa phân chia nhu yếu phẩm gửi đến bà con ở phường Cổ Nhuế 2, chị Nhật Thu (ở Hà Nội) cho biết suốt từ thời điểm giãn cách xã hội, "siêu thị 0 đồng lưu động" làm việc không ngơi nghỉ. "Trăn trở nhất là sức lực của mình làm có đủ để phần nào vơi đi gánh nặng lo toan hằng ngày của bà con hay không. Nhưng thà mình hành động còn hơn là ngồi yên", chị Thu nói. "Siêu thị 0 đồng" ra đời khi thành phố Hà Nội ra công điện 15 áp dụng các biện pháp cấp bách phòng chống dịch. Cho đến ngày thủ đô nhận lệnh áp dụng giãn cách xã hội theo chỉ thị 16, "siêu thị 0 đồng" được chuyển đổi theo hình thức lưu động, phối hợp với chính quyền địa phương, các đoàn thể, hội nhóm để giúp đỡ được nhiều đối tượng hơn. Nhờ sự giúp sức của chính quyền địa phương, các suất nhu yếu phẩm được chuyển đến tận tay cho bà con nghèo, cho các lao động tự do đang kẹt lại giữa thành phố.

Trong lúc dịch bệnh, chị Thu không kêu gọi quyên góp quỹ, nhưng những người thân, bạn bè biết đến "siêu thị 0 đồng" đều xin được góp thêm gạo, mì, trứng, sữa chung tay giúp bà con nghèo. Mỗi người thầm lặng, tùy tâm mà đóng góp theo sức lực của mình. "Cũng có rất nhiều người làm việc âm thầm nên rất dễ để chúng tôi kết nối được với nhau trong đại dịch", chị Thu chia sẻ.

Trong dịch bệnh, bà con càng mong chờ tình người hơn bao giờ hết. Niềm vui nhất là được nhìn thấy nụ cười của bà con khi nhận bao gạo, gói mì sẻ chia. Các nhà hảo tâm cho biết họ sẽ tiếp tục đồng hành với bà con đến lúc nào dịch bệnh qua đi.

Nguyên Minh Phuc
Xem chi tiết
phan thị ngoc ánh
Xem chi tiết
Kẹo dẻo
20 tháng 10 2016 lúc 12:46

Câu1:

I.MỞ BÀI

-     Là học sinh chắc hẳn ai cũng đã từng có lỗi lầm khiến thầy cô giáo phải buồn.

-     Lần mắc khuyết điểm mà tôi mắc phải đó là lần tôi quay cóp tài liệu trong giờ kiểm tra.

II. THÂN BÀI

1. Hoàn cảnh

-     Hôm sau có giờ kiểm tra môn Văn nhưng tôi lại ỷ y là mình điểm đã rất cao, tuần trước mới học bài rồi và còn có bạn bè chí cốt tâm giao xung quanh sẽ chỉ bài giúp mình.

-     Tôi dửng dưng với các bài học cho buổi kiểm tra ngày mai. Tôi xem ti vi suốt đêm và sau đó đi ngủ một cách ngon lành.

Trong giờ kiểm tra

-     Cô bước vào lớp với câu nói: “Các em lấy giấy ra làm bài kiểm tra”.

 

-     Tôi quay ra sau nhìn mấy đứa bạn chí cốt của mình, nhưng ôi thôi, sao đứa nào cũng làm lơ mình hết vậy?

-     Chưa kịp dò bài gì cả, tôi lấy giấy làm bài kiểm tra trong sự hồi hộp, lo lắng.

-     Cô đọc đề xong, tôi thấy ai cũng cắm cúi làm bài.

-     Còn tôi, nhìn vào đề, nó biết tôi còn tôi thì mù mờ chẳng biêt nó ra thế nào.

-     Thế là tôi bạo dạn mở cặp lấy tài liệu để quay cóp, chẳng còn cách nào khác.

-     Lần kiểm tra ấy, tôi đạt điểm 10 to tướng.

-     Tôi rất vui và tự hào vì điều đó.

-     Tôi đi khoe khắp nơi: bạn bè, ba mẹ, anh chị của mình,..

-     Tối đó, tôi ngủ không được khi nghĩ về những gì mình đã làm. Tôi trăn trở, trằn trọc khó ngủ vì dù sao đi chăng nữa con điểm 10 ấy đâu phải do sức lực của tôi mà có.

-     Tôi đắn đo, suy nghĩ rất nhiều; không biết tôi có nên nói ra sự thật hay không?

-     Cuối cùng, tôi quyết định sẽ gặp cô vào sáng mai để nói tất cả sự thật.

-   Cô nghe tôi nói sự thật, cô đưa ra những lời khuyên nhẹ nhàng và bảo tôi không được tái phạm nữa. Bên cạnh đó, cô cũng khen tôi vì đã trung thực nhận lôi, đó là điều đáng trân trọng.

-     Tôi hối hận rất nhiều về những gì mình đã làm và hứa sẽ không bao giờ tái phạm.

III. KẾT BÀI

-     Đó là lần mắc khuyết điểm sâu sắc trong cuộc đời tôi.

-     Tôi sẽ cố gắng học tập tốt hơn và tự giác cao hơn trong việc học tập.

Kẹo dẻo
20 tháng 10 2016 lúc 12:47

Câu2:

Ở xóm Giữa của làng Đại Hoàng chỉ có khoảng vài chục nóc nhà. Lão Hạc là hàng xóm của gia đình em và gia đình ông giáo Tri. Ông giáo Tri là người có học, hiểu biết rộng và tử tế nên được dân làng tin cậy. Chiều chiều, lão Hạc thường xách cái vò đất nung sang nhà ông giáo để xin nước giếng. Lần nào ông giáo cũng giữ lão Hạc lại chuyện trò, uống bát nước chè tươi hoặc hút điếu thuốc lào… để cho lão bớt cảm thấy lẻ loi, cô độc. Vợ chết đã lâu, con trai lại đi phu cao su đất đỏ mãi tận Nam Kì, Lão Hạc sống thui thủi một mình trong căn nhà nát chỉ có mỗi chú chó Vàng làm bạn. Lão quý nó như quý con, cho nó ăn bằng bát như người.   Chiều nay, lão sang chơi sớm hơn mọi khi. Vừa thấy ông giáo, lão báo ngay :   –    Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!   Ông giáo ngạc nhiên:   –    Cụ bán nó rồi ư? Sao cụ bảo là…?   Lão Hạc gật đầu, cố lấy giọng vui vẻ nhưng miệng méo xệch và mắt thì đỏ hoe. Ông giáo nhìn lão ái ngại, lòng đầy thương xót:   –    Thế nó để cho bắt dễ dàng hả cụ?   Bất chợt, lão Hạc bật khóc hu hu, khuôn mặt co rúm lại vì đau khổ   –    Khốn nạn… ông giáo ơi!… Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau dốc ngược lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chỉ loay hoay một lúc là trói chặt cả bốn chân nó lại. Đấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết!… Này! ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó kêu ư ử và nhìn tôi, như muốn trách tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối sử với tôi như thế này à?”. Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi mà còn đánh lừa một con chó. Nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!   Ông giáo vỗ an, an ủi lão:   –    Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu! Vả lại, ai nuôi chó mà chả để bán hay giết thịt! Ta giết nó chính là hoá kiếp cho nó đấy, hoá kiếp để cho nó làm kiếp khác cụ ạ!   Lão Hạc cố gượng cười:   –    Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra sung sướng hơn một chút… Kiếp người như kiếp tôi đây chẳng hạn!   Biết lão đang tự mỉa mai, ông giáo nói:   –    Kiếp ai thì cũng thế cả thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng? Thôi, bây giờ có cái này là sung sướng: Cụ ngồi xuống phản chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai, nấu ấm nước chè, rồi tôi với cụ vừa ăn khoai, uống nước hút thuốc lào vừa nói chuyện, thế là sướng!       Vẻ mặt lão Hạc nghiêm trang hẳn:   –    Xin phép ông giáo để cho khi khác! Tôi muốn nhờ ông giáo giúp cho một việc. –    Việc gì thế cụ? –    Chuyện là thế này, ông giáo ạ!   Thế rồi lão Hạc kể lể về anh con trai của lão chỉ vì không có tiền cưới vợ mà phẫn chí bỏ nhà đi phu đồn điền cao su ở tận Nam Kì đã hơn năm nay. Lão nhờ ông giáo trông coi hộ mảnh vườn ba sào để sau này, cọn trai lão vể thì có sẵn đất đấy mà làm ăn. Còn chuyện thứ hai là lão gửi ông giáo giữ hộ ba mươi đồng bạc dành dụm từ việc bán chút hoa lợi còm cõi và tiền vừa bán chó. Lão bảo rằng lão đã già yếu, lại nay ốm mai đau, chẳng biết thế nào. Rủi có nằm xuống thì sẵn số tiền ấy, nhờ ông giáo đứng ra lo liệu cho, thiếu đâu đành trông cậy vào hàng xóm.   Lặng nghe lão Hạc nói, ông giáo trầm ngâm suy nghĩ. Lão Hạc vốn là người khái tính, ít chịu phiền ai. Không biết lão có ý định gì mà hôm nay lại nhắc đến những chuyện hệ trọng như thế?! Ông giáo động viên lão Hạc:   –    Gớm, cụ cứ lo xa làm gì cho mệt? Cụ còn khoẻ lắm, chết là chết thế nào? Cụ cứ để tiền mà ăn, khi nào chết hãy hay, tội gì có tiền mà lại chịu nhịn đói?! Lão Hạc vẫn năn nỉ: –    Mong ông giáo thương tình tôi già nua tuổi tác mà nhận cho! Được vậy thì tôi cảm ơn lắm! Không thể từ chối, ông giáo đành nhận lời, nhưng vẫn băn khoăn hỏi lại: –    Có bao nhiêu tiền dành dụm, cụ gửi tôi cả thì từ mai lấy gì mà ăn?   Lão Hạc xua tay tỏ ý không cần:   –    Ông giáo đừng lo, tôi đã sắp xếp đâu vào đấy cả rồi ạ! Xin phép ông giáo, tôi về! –    Vâng! Cụ lại nhà!   Lão Hạc chậm chạp lê từng bước chân ra cổng, ông giáo nhìn theo cái dáng lòng khòng, lam lũ của lão mà động lòng thương. Dạo này, cà làng đói. Có người cả tháng không biết đến hạt cơm, chỉ củ khoai, củ sắn, mớ rau lang, rau má… sống lay lắt qua ngày. Lão Hạc cũng thế, nhưng lão thà nhịn đói chứ nhất quyết không bán mảnh vườn để dành cho con. Lúc bóng lão Hạc đã khuất sau rặng tre đầu ngõ, ông giáo thở dài quay vào nhà, trong tay vẫn giữ chặt chiếc túi nhỏ màu nâu cũ kĩ đựng mấy chục đồng bạc của lão Hạc gửi. Ông giáo lắc đầu, lẩm bẩm một mình: “Rõ khổ!”. kể lại truyện lão hạc bán chó Chứng kiến đầu đuôi câu chuyện, trong lòng em trào lên tình cảm xót xa và mến phục. Cuộc sống của lão Hạc chẳng có gì vui. Cái nghèo đeo đẳng làm khổ lão suốt đời. Ông lão già nua, ốm yếu ấy sống âm thầm, lặng lẽ trong sự chờ đợi mỏi mòn đứa con trai yêu quý của mình. Ngày trở về của anh ấy chắc còn xa lắm, mà lão Hạc thì như ngọn đèn lắt lay trước gió. Tình thương và đức hi sinh của ông lão thật đáng cảm phục và bi kịch của cuộc đời ông lão khiến cho ta rơi nước mắt. Số phận bi đát của lão Hạc cũng là số phận chung của nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, khi chưa được Đảng giác ngộ và dẫn dắt vào con đường đấu tranh giải phóng khỏi ách nô lệ của chế độ thực dân, phong kiến vạn ác.  

 

Kẹo dẻo
20 tháng 10 2016 lúc 12:48

Câu2:

Năm nay tôi đã ngoài bảy mươi tuổi, nhưng mỗi lần nghe đứa cháu nội hỏi về chuyện xưa khi minh còn nhỏ được chứng kiến ngày giặc Pháp đô hộ và câu chuyện Lão Hạc trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 cháu học là có thật không, thì lòng tôi lại trào lên bao cảm xúc với kỷ niệm về người hàng xóm già. Đó chính là nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn của Nam Cao. Ký ức sâu đậm về lần ông lão kể chuyện bán chó cho thầy Thứ của tôi cứ hiện lên mồn một.   Ngày ấy tôi mới lên mười, xã hội hỗn loạn, nay thấy đánh nhau chỗ này, mai thấy Tây đi càn chỗ kia. Thầy giáo Thứ đang dậy chúng tôi lớp đệ nhị ở trường làng bên, phải cho đám trò nghỉ. Tôi không biết vì sao, chỉ thấy người ta láo pháo đồn rằng thầy tôi ghét Tây, ngán cảnh chúng dòm ngó trường lớp nên cho chúng tôi nghỉ.   Ngày ngày thầy vẫn sang nhà lão Hạc trò chuyện với ông cụ. Tôi ở gần hay sang qua lại cùng thầy lúc giúp lão dọn nhà, lúc đùa nghịch với con chó Vàng. Không ngờ những chuyện thật về lão Hạc lại được thầy giáo tôi viết thành câu chuyện cảm động đến thế. Cái cảnh lão Hạc kể với thầy tôi về chuyện bán chó là lúc tôi chứng kiến tất cả.   Chả là hôm ấy, tôi đang giúp thầy nhặt đống khoai và lân la hỏi thầy về mấy chữ Hán khó hiểu. Thầy đang giảng cho tôi thì thây lão Hạc tiến vào. Cái dáng điệu gầy gò của lão, hôm nay trông buồn thảm quá. Vừa nhìn thấy thầy Thứ, lão đã báo ngay:   Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!   Cụ bán rồi?   Bán rồi! Họ vừa bắt xong.   Lão Hạc cố làm ra vẻ vui vẻ nhưng tôi thấy lão cười như mếu và đôi mắt ẩng ậng nước. Thầy tôi chắc cũng ái ngại cho lão nên chỉ ôm đôi bờ vai lão vỗ nhẹ như đồng cảm. Tôi thấy đôi mắt của thầy Thứ cũng như muốn khóc. Thầy hỏi lão Hạc:   Thế nó cho bắt à?   Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...   Khốn nạn... Ông giáo ơi!... Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy, hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục và thằng Xiên, hai thằng chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bây giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết!... Này! ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ năm im như trách tôi, nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo rằng "A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối xử với tôi như thế này à?". Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!   Thầy Thứ lại an ủi lão:   Cụ cứ tưởng thế chứ nó chẳng hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt! Ta giết nó chính là ta hoá kiếp cho nó đấy. Hoá kiếp để cho nó làm kiếp khác.   Lão Hạc chua chát bảo:   Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra nó sung sướng hơn một chút... Kiếp người như tôi chẳng hạn!...   Câu nói của lão làm tôi bùi ngùi, thầy Thứ hạ giọng:   Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?   Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?   Lão cười và ho sòng sọc. Thầy tôi nắm lấy cái vai gầy của lão, ôn tồn bảo:   Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này là sung sướng: Bây giờ cụ ngồi xuống phản chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu môt ấm nước chè tươi thật đặc, ông con mình ăn khoai, uống nước chè, rồi hút thuốc lào... thế là sung sướng.   Vâng! Ông lão dậy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng   Lão nói xong lại cười đưa đà. Tiếng cười gượng nhưng nghe đã hiền hậu lại, thấy vậy tôi te tái đứng lên:   Thầy để con đi luộc khoai thầy nhé. Ừ, luộc giúp thầy, nhặt những củ to ấy, để thầy pha nước mời ông xơi thầy tôi nhắc nhở.   Nói đùa thế chứ ông giáo cho để khi khác... Lão Hạc ngần ngại.   Việc gì còn phải chờ khi khác... Không bao giờ nên hoãn sự sung sướng lại, cụ cứ ngồi xuống đây.   Tôi đi luộc khoai. Thầy Thứ và lão Hạc ngồi nói chuyện lâu lắm, thầy tôi là người nhiều chữ nghĩa, hiểu biết và thương người nên có chuyện gì lão Hạc cũng tâm sự và sẻ chia.   Vừa luộc khoai, tôi vừa nghĩ về lão Hạc nhiều lắm. Tôi thương lão, con người già cả cô đơn nhưng ai cũng quý lão bởi lão sống lương thiện và nhân hậu. Tôi biết lão quý con Vàng của mình lắm vì nó là kỷ vật của anh con trai lão để lại mà. Tôi hiểu vì bần cùng lão mới làm như vậy.   Đã 60 năm, đất nước đổi thay chế độ, lão Hạc không còn, cuộc sống của người nông dân ngày nay đã khác. Nhưng hình ảnh lão Hạc đau đớn vì bán con chó cứ ám ảnh tôi mãi. Đó là kỷ niệm một thời khổ đau của đất nước mà người nông dân phải chịu nhiều cơ cực nhất. Nhưng chính trong hoàn cảnh đó tôi hiểu hơn về họ, về tình yêu thương chia sẻ của người thầy giáo tôi với những con người khốn khổ, về nhân cách và vẻ đẹp của người nông dân.  

70 tuổi hình như hơi nhiềuhaha

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
13 tháng 9 2023 lúc 19:33

Đó là truyện cười hiện đại.

Truyện kể về nhân vật "tôi" một người thích tỏ ra mình là một tri thức chính hiệu.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
13 tháng 9 2023 lúc 15:03

Chọn B