Những câu hỏi liên quan
Ng Tkế Ank
Xem chi tiết
Ng Tkế Ank
Xem chi tiết
Elly Phạm
3 tháng 9 2017 lúc 12:11

Ta có Cu không tác dụng được H2SO4 loãng

=> Chất rắn D là Cu

Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2

x...........x.................x..............x

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

y.........y................y............y

MgSO4 + 2KOH → Mg(OH)2 + K2SO4

x................2x.................x.................x

FeSO4 + 2KOH → Fe(OH)2 + K2SO4

y................2y..............y..................y

4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O 4Fe(OH)3

y................................................y

Mg(OH)2 + O2

2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O

y......................y/2..........1,5y

nFe(OH)3 = y = \(\dfrac{24}{107}\) ( mol )

nCuO = \(\dfrac{5}{80}\) = 0,0625 ( mol )

Cu + \(\dfrac{1}{2}\)O2 CuO

0,0625...........0,0625

=> mCu = 64 . 0,0625 = 4 ( gam )

=> %mCu = \(\dfrac{4}{20}\) . 100 = 20 %

=> %mFe = \(\dfrac{\dfrac{24}{107}.56}{20}\) . 100 = 62,8 %

=> %mMg = 100 - 20 - 62,8 = 17,2 %

Bình luận (5)
Nguyễn Thị Kiều
5 tháng 9 2017 lúc 21:44

\(n_{Fe\left(OH\right)_3}=y=\dfrac{24}{107}\left(mol\right)\)

\(n_{CuO}=\dfrac{5}{80}=0,0625\left(mol\right)\)

\(2Cu\left(0,0625\right)+O_2-t^o->2CuO\left(0,0625\right)\)

Bình luận (0)
Trang Huynh
5 tháng 9 2017 lúc 22:00

hh gom 3 kl Cu Fe Mg nang 20g dc hoa tan het = H2SO4 loang, thoat ra khi A, nhan dc dd B va chat ran D them KOH du vao dd B roi suc khong khi de xay ra hoan toan phan ung

4Fe(OH)2 + o2+2H2O -----> 4Fe(OH)3

loc ket tua va nung den luong ko doi m=24g chat ran D cx dc nung trong kk den luong ko doi can nang = 5g tim % khoi luong moi kim loai ban dau

Ta có: Fe + H2SO4 ---> FeSO4 + H2

x---------------------x (mol)

Mg + H2SO4 --> MgSO4 + H2

y-----------------------y (mol)

Khí A là H2.

DD B là: FeSO4 và MgSO4.

Cu ko tác dụng với H2SO4 loãng nên chất rắn D là Cu.

Cho KOH vào dd B rồi sục kk vào:

2KOH + FeSO4 ---> Fe(OH)2 + K2SO4

x -----------------x (mol)

KOH + MgSO4 ---> Mg(OH)2 + K2SO4

y--------------------y (mol)

4Fe(OH)2 + O2+2H2O -----> 4Fe(OH)3

x------------------------------------------x (mol)

2Fe(OH)3 ----> Fe2O3 + H2O.

x----------------------x/2 (mol)

Mg(OH)2 ---> MgO + H2O

y--------------------y (mol)

Chất rắn D nung trong kk:

2Cu + O2 ---> 2CuO;

Ta có: mCuO= 5 (g)=> nCuO= \(\dfrac{5}{80}=0,0625\left(mol\right)\)

=> nCu= 0,0625(mol) => mCu= 0,0625*64= 4 (g)

=> mhh (Fe và Mg)= 20-4=16(g)

Gọi x,y lần lượt là số mol của Fe và Mg trong hỗn hợp.

ta có: 56x + 24y= 16

\(\dfrac{160}{2}\)x + 40y= 24

Giair hệ pt trên ta được: x= 0,2: y=0,2

=> mFe= 0,2*56= 11,2 (g)

=> mMg= 0,2*24= 4,8 (g)

%mCu=\(\dfrac{4\cdot100}{20}=20\%\)

%mFe=\(\dfrac{11,2\cdot100}{20}56\%\)

%mMg=\(\dfrac{4,8\cdot100}{20}=24\%\)

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Thùy Trang
Xem chi tiết
Bùi Vương TP (Hacker Nin...
29 tháng 11 2018 lúc 19:04

Bài làm

Bầy ong rong ruổi trăm miền
Rù rì đôi cánh nối liền mùa hoa.
Nối rừng hoang với biển xa
Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào.
Nếu hoa có ở trời cao
Thì bầy ong cũng mang vào mật thơm.

Chắt trong vị ngọt mùi hương
Lặng thầm thay những con đường ong bay.
Trải qua mưa nắng vơi đầy
Men trời đất đủ làm say đất trời.
Bầy ong giữ hộ cho người
Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày.

Qua hai dòng thơ, ta thấy công việc của bầy ong có ý nghĩa thật đẹp đẽ: Bầy ong rong ruổi khắp nơi để tìm hoa, hút  nhuỵ, mang về làm thành những giọt mật thơm ngon. Những giọt mật ong được làm nên bởi sự kết tinh từ hương thơm vị ngọt của những loài hoa. Do vậy, khi thưởng thức mật ong, dù hoa đã tàn phai theo thời gian nhưng con người vẫn cảm thấy những màu hoa được “giữ lại” trong hương thơm, vị ngọt của mật ong. Có thể nói: bầy ong đã giữ gìn được vẻ đẹp của thiên nhiên để ban tặng con người, làm cho cuộc sống của con người thêm hạnh phúc.

# Chúc bạn học tốt #

Bình luận (0)
Lan Kim
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
9 tháng 12 2023 lúc 15:04

Câu 2:

a: Không

b: Không

Câu 3:

a: \(\widehat{B}=\widehat{zAB}\left(=124^0\right)\)

mà hai góc này là hai góc ở vị trí so le trong

nên Bt//Az

b: n\(\perp\)DC

m\(\perp\)DC

Do đó: n//m

c: \(\widehat{xEG}+\widehat{yGE}=70^0+110^0=180^0\)

mà hai góc này là hai góc ở vị trí trong cùng phía

nên Ex//Gy

d: Vẽ lại hình, ta sẽ có:

loading...

Ta có: \(\widehat{B_4}=\widehat{B_2}\)(hai góc đối đỉnh)

mà \(\widehat{B_4}=56^0\)

nên \(\widehat{B_2}=56^0\)

Ta có: \(\widehat{A_1}+\widehat{B_2}=124^0+56^0=180^0\)

mà hai góc này là hai góc ở vị trí trong cùng phía

nên m//v

 

Bình luận (0)
Vann Thanhh
Xem chi tiết
Vũ Minh Tuấn
20 tháng 11 2019 lúc 20:55

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa." Cảnh thiên nhiên bỗng trở nên gần gũi, thân thiết với con người hơn nhờ biện pháp so sánh tài tình và độc đáo: tiếng suối trong như tiếng hát xa. Ta nghe như thấy âm thanh trong trẻo, du dương của tiếng suối. Và phải chăng suối cũng như một con người nên tiếng suối mới trong trẻo như tiếng hát? Tiếng suối làm nổi bật cảnh tĩnh lặng, sâu lắng trong đêm khuya, ánh trăng làm cho cảnh vật thơ mộng: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”. Trăng chiếu lên vòm cổ thụ, nhưng như lồng vào đó ánh sáng mát dịu của mình. Trăng rọi qua kẽ lá in xuống mặt đất tạo thành muôn vàn đốm sáng lung linh như hoa. Hoa sáng của ánh trăng lồng vào hoa trên mặt đất đang mở cánh uống sươn đêm. Cảnh vừa thực nhưng lại vừa ảo, mà nghiêng về ảo. Trăng sáng, cây cổ thụ, bóng hoa và hoa trên mặt đất tuy ở ba tầng bậc khác nhau mà như gắn bó, đan xen vào nhau, tôn vẻ đẹp của nhau. Sự gắn bó ấy chính là từ “lồng” nối trăng với cổ thụ, nối bóng cổ thụ với hoa.

Chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
SỰ CHỞ LẠI
22 tháng 11 2019 lúc 12:30

Bài thơ Cảnh khuya được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc. Sông Lô, Đoan Hùng đã đi vào lịch sử bằng những nét vàng chói lọi đầu tiên của ta trong chín năm kháng chiến chống Pháp. Bài thơ thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt dạt dào ánh sáng và âm thanh. Đó là ánh sáng của trăng Việt Bắc, của lòng yêu nước sâu sắc:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Cùng với các bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc, Đi thuyền trên sông Đáy, Cảnh khuya thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu nước sâu sắc của Bác trong một đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc.

Hai câu thơ đầu trong bài thơ tả cảnh đêm khuya nơi núi rừng Việt Bắc. Trăng càng về đêm càng sáng. Ánh trăng lan toả bao phủ khắp mặt đất. Đêm vắng, tiếng suối nghe càng rõ. Tiếng suối chảy êm đềm nghe rất trong rì rầm từ xa vọng đến. Cảm nhận của Bác thật tinh tế, nghe suối chảy mà cảm nhận được mức độ xanh trong của dòng nước. Tiếng suối trong đêm khuya như tiếng hát xa dịu êm vang vọng, khoan nhạt như nhịp điệu của bài hát trữ tình sâu lắng. Đó là nghệ thuật lấy động tả tĩnh, tiếng suối rì rầm êm ả, vắng lặng trong đêm chiến khu. Tiếng suối và tiếng hát là nét vẽ tinh tế gợi tả núi rừng chiến khu thời máu lửa mang sức sống và hơi ấm của con người:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Sáu trăm năm trước trong bài thơ Bài ca Côn Sơn Ức Trai đã có cảm nhận cực kỳ tinh tế về dòng suối Côn Sơn:

Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bền tai

Tiếng suối nghe sao mà êm đềm thơ mộng đến thế. Nó như những giọt của cây đàn cầm vang vọng bên tay. Đầu thế kỉ XX Nguyễn Khuyến đã từng viết về dòng suối như sau:

Cũng có lúc chơi nơi dặm khách
Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo...

Mỗi một vần thơ, mỗi một khung cảnh, âm thanh của suối chảy được cảm nhận tinh tế khác nhau. Sau tiếng suối nghe như tiếng hát xa kia là trăng chiến khu. Ánh trăng chiến khu sao mà sáng và đẹp thế. Tầng cao là trăng, tầng giữa là cổ thụ, tầng thấp là hoa - hoa rừng. Cả núi rừng Việt Bắc đang tràn ngập dưới ánh trăng. Ánh trăng bao phủ khắp không trung mát dịu, len lỏi xuyên qua kẽ lá, tán cây, ánh trăng như âu yếm, hoà quyện cùng thiên nhiên cây cỏ. Ánh trăng như xoáy và lồng vào những tán lá. Và trên mặt đất những đoá hoa rừng đang ngậm sương đêm cùng với bóng cổ thụ đan xen trên mặt đất. Đêm thanh, trên không trung dường như chỉ có vầng trăng ngự trị. Đêm vắng, trăng thanh mặt đất cỏ cây như ngừng thở để đón đợi ánh trăng mát lạnh dịu hiền mơn man ôm ấp:

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Chữ lồng điệp lại hai lần đã nhân hoá vầng trăng, cổ thụ và hoa. Trăng như người mẹ hiền đang tiếp cho muôn vật trần gian dòng sữa ngọt ngào. Trăng trở nên thi vị, trữ tình lãng mạn. Chữ lồng gợi cho ta nhớ đến những câu thơ sau trong Chinh phụ ngâm:

Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông,
Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng...

Trong câu có tiểu đối trăng lồng cổ thụ / bóng lồng hoa tạo sự cân xứng trong bức tranh về trăng, ngôn ngữ thơ trang trọng, điêu luyện tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp tràn đầy chất thơ. Cảnh khuya trong sáng, lung linh huyền ảo. Đọc vần thơ ta nghe như có nhạc, có hoạ, bức tranh cảnh núi rừng Việt Bắc thơ mộng biết bao. Người xưa từng nói thi trung hữu hoạ, thi trung hữu nhạc quả thật không sai. Đối với Bác trăng đã trở nên tri âm tri kỉ nên làm sao có thể hờ hững trước cảnh đẹp đêm nay. Trong ngục tối bị giam cầm, trước ánh trăng tuyệt đẹp Bác Hồ cũng đã có những vần thơ tuyệt diệu:

Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ...
(Ngắm trăng)

Một thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang sống những giây phút thần tiên giữa cảnh khuya chiến khu Việt Bắc. Giữa bức tranh thiên nhiên rộng lớn và hữu tình như vậy, tâm trạng thi sĩ bỗng vút cao thả hồn theo cảnh đẹp đêm trăng bởi đêm nay Bác không ngủ. Trước cảnh đẹp đêm trăng: có suối, có hoa lá, núi ngàn, và cả tâm trạng của Bác. Bác không chỉ xúc động trước cảnh đẹp thiên nhiên mà:

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Nước nhà đang bị giặc xâm lăng giày xéo, biết bao đồng chí đang bị gông cùm xiềng xích. Cuộc đời còn lầm than cơ cực, bao năm Bác bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ lầm than. Nay nước nhà còn đang chìm trong khói lửa đạn bom lòng Bác sao có thể ngủ yên giấc được. Chưa ngủ không hẳn chỉ vì cảnh đẹp đêm nay mà chưa ngủ vì nỗi nước nhà.

Nỗi nhớ nhà lo cho nước nhà làm cho trái tim Bác luôn thổn thức. Bác thức trong đêm khuya trằn trọc băn khoăn không sao ngủ được. Lòng yêu nước sâu sắc mãnh liệt xiết bao. Đã có biết bao đêm Bác Hồ của chúng ta cũng mất ngủ như vậy:

Một canh, hai canh, lại ba canh
Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành
Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh
(Không ngủ được)

Hình ảnh sao vàng chính là tự do độc lập, niềm thao thức mơ ngày mai ánh hồng soi đất nước hoà bình. Một tâm hồn nghệ sĩ thanh cao lồng trong cốt cách người chiến sĩ cộng sản kiên trung. Cảm hứng thiên nhiên chan hoà với cảm hứng yêu nước tha thiết của Bác.

Bài thơ Cảnh khuya là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt cực hay, là một trong những bài thơ trăng đẹp nhất của Bác. Giữa chốn rừng Việt Bắc tràn ngập ánh trăng, lòng Bác luôn thao thức vì nỗi nước nhà. Đó là nét đẹp riêng của bài thơ, cảm hứng thiên nhiên nhiên chan hoà trong lòng yêu nước sâu sắc. Thương dân, lo cho nước, yêu trăng... như dẫn hồn ta vào giấc mộng đẹp. Đọc thơ Bác giúp ta càng biết ơn, yêu kính Bác Hồ hơn.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Yuuto
21 tháng 11 2019 lúc 8:50

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa."

Cảnh thiên nhiên bỗng trở nên gần gũi, thân thiết với con người hơn nhờ biện pháp so sánh tài tình và độc đáo: tiếng suối trong như tiếng hát xa. Ta nghe như thấy âm thanh trong trẻo, du dương của tiếng suối. Và phải chăng suối cũng như một con người nên tiếng suối mới trong trẻo như tiếng hát? Tiếng suối làm nổi bật cảnh tĩnh lặng, sâu lắng trong đêm khuya, ánh trăng làm cho cảnh vật thơ mộng: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”. Trăng chiếu lên vòm cổ thụ, nhưng như lồng vào đó ánh sáng mát dịu của mình. Trăng rọi qua kẽ lá in xuống mặt đất tạo thành muôn vàn đốm sáng lung linh như hoa. Hoa sáng của ánh trăng lồng vào hoa trên mặt đất đang mở cánh uống sươn đêm. Cảnh vừa thực nhưng lại vừa ảo, mà nghiêng về ảo. Trăng sáng, cây cổ thụ, bóng hoa và hoa trên mặt đất tuy ở ba tầng bậc khác nhau mà như gắn bó, đan xen vào nhau, tôn vẻ đẹp của nhau. Sự gắn bó ấy chính là từ “lồng” nối trăng với cổ thụ, nối bóng cổ thụ với hoa.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
phung thi kieu trang
Xem chi tiết
Pham Nu Kieu Diem
Xem chi tiết
Quỳnh
1 tháng 1 2017 lúc 11:01

1Tiếng gà trưa gợi bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu được sống trong tình yêu thương của người bà. Tiếng bà mắng, tay bà khum soi trứng, bóng dáng thân thuộc của bà, tất cả những hình ảnh sống lại cho ta thấy sự tần tảo, chắt chiu luôn chăm lo cho cháu của người bà.

Bình luận (0)
Quỳnh
1 tháng 1 2017 lúc 11:02

Bài sông núi nc nam không chỉ vạch ra ranh giới lãnh thổ một cách rạch ròi, xác đáng, chỉ ra hành động ngang ngược, phi nghĩa cũng là trái với luật trời của lũ giặc, cũng như niềm tin mạnh mẽ, bất diệt vào sức mạnh của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh chống lực lượng bạo tàn, phi nghĩa ấy

Bình luận (0)
Quỳnh
1 tháng 1 2017 lúc 11:04

Phò giá về kinh thể hiện được hào khí chiến thắng và khát vọng lớn lao của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần.

Bình luận (0)
Thanh Lan
Xem chi tiết
Bùi Trần Thanh Hương
31 tháng 10 2017 lúc 20:32

Sau chín tháng học hành vất vả, cuối cùng chúng em cũng được nghỉ hè. Mùa hè đến, bố mẹ thường hay đưa em đi chơi công viên nước hoặc đi xem vườn thú. Nhưng em thích nhất là được về quê thăm ông bà nội.
Như mọi năm, cứ đầu mùa hè là gia đình em dành khoảng 3 - 4 ngày cùng nhau về quê chơi. Quê em ở Bình Định . Đi trên con đường đất gập ghềnh sỏi đá, ngồi trong xe nhìn ra xa, là cánh đồng lúa rộng bao la mang màu xanh của mạ non. Xa xa, một vài chú bò đang khoan thai gặm cỏ. Một vài cậu bé đang chạy đuổi nhau để giành lấy cánh diều đang bay cao trên trời xanh rộng lớn. Chốc chốc, một đàn chim lại đua nhau chuyền cành.
Nhà ông bà nội em nằm trên một con đường nhỏ, ô tô không đi vào được. Nhà ông bà lợp mái ngói đỏ, mang màu rêu phong cổ kính. Trước nhà là một mảnh vườn nhỏ, là nơi ông em trồng rau và nuôi gà. Cành đó là một ao đầy cá. Khi thấy em và bố mẹ đến, ông bà phấn khởi lắm. Ông ôm em một cái thật chặt sau đó dắt em ra vườn chơi rồi cầm cần rẻ em ra câu cá. Hai ông cháu nói chuyện rôm rả. Ông hỏi thăm tình hình học tập của em và kể cho em nghe rất nhiều chuyện. Thấy hai ông cháu đang vui vẻ với nhau, bà em dắt bố mẹ em vào nhà và pha chè.
Tối đến, bà cùng mẹ chuẩn bị bữa cơm "cây nhà lá vườn": cá kho, thịt luộc cùng canh chua – toàn thịt rau mà ông bà nuôi trồng trong ao vườn. Có lẽ bởi thế nên em thấy bữa ăn rất ngon. Xong, em ra nằm võng ở ngoài vườn và ngủ đi lúc nào không hay.
Thời gian trôi qua mau cũng đã đến lúc bố mẹ phải đi làm, em cũng cần chuẩn bị cho năm học mới. Trước khi chia tay, ông tặng em chiếc cần câu của ông và dặn: "Khi nào rảnh thì lại lên đây chơi với ông nhé".

Bình luận (0)
Lan Kim
Xem chi tiết
Kiều Vũ Linh
11 tháng 10 2023 lúc 13:03

Bài 3.37

a) Do BE // AC (gt)

⇒ ∠ABE = ∠A = 80⁰ (so le trong)

Do CF // AB

⇒ ∠ACF = ∠A = 80⁰ (so le trong)

⇒ ∠ABE = ∠ACF = 80⁰

b) Do CF // AB

⇒ ∠FCz = ∠ABC = 60⁰ (đồng vị)

Ta có:

∠BCF + ∠FCz = 180⁰ (kề bù)

⇒ ∠BCF = 180⁰ - ∠FCz

= 180⁰ - 60⁰

= 120⁰

⇒ ∠ACB = ∠BCF - ∠ACF

= 120⁰ - 80⁰

= 40⁰

c) Do Bx là tia phân giác của ∠ABE

⇒ ∠ABx = ∠ABE : 2 = 80⁰ : 2 = 40⁰

⇒ ∠xBC = ∠ABx + ∠ABC

= 40⁰ + 60⁰

= 100⁰

Do Cy là tia phân giác của ∠ACF

⇒ ∠yCF = ∠ACF : 2 = 80⁰ : 2 = 40⁰

⇒ ∠yCz = ∠yCF + ∠FCz

= 40⁰ + 60⁰

= 100⁰

⇒ ∠xBC = ∠yCz = 100⁰

Mà ∠xBC và ∠yCz là hai góc đồng vị

⇒ Bx // Cy

Bình luận (3)
Kiều Vũ Linh
11 tháng 10 2023 lúc 12:41

Bài 3.36

a) Do Ox // AB

⇒ ∠BOx = ∠ABO = 40⁰ (so le trong)

b) Ta có:

∠xOD = ∠BOD - ∠BOx

= 110⁰ - 40⁰

= 70⁰

⇒ ∠xOD = ∠ODC = 70⁰

Mà ∠xOD và ∠ODC là hai góc so le trong

⇒ Ox // CD

Mà Ox // AB (gt)

⇒ AB // CD

Bình luận (4)