Trình bày ý kiến của em về tính cách của các nhân vật trong một câu chuyện đã học ở Bài 3.
Trình bày ý kiến về tính cách của nhân vật trong một câu chuyện đã học ở bài 2.
a) Nhân vật Cao Bá Quát trong chuyện Văn hay chữ tốt.
b) Nhân vật Xtác-đi trong câu chuyện Tấm huy chương.
c) Nhân vật Giên trong câu chuyện Cô giáo nhỏ.
a) Nhân vật Cao Bá Quát trong chuyện Văn hay chữ tốt.
Cao Bá Quát trong chuyện “Văn hay chữ tốt” nhân tài kiệt xuất trời Nam, một con người nổi tiếng văn hay chữ tốt được dân gian tôn xưng là “Thánh Quát”. Cao Bá Quát nổi tiếng về tài văn thơ, đối đáp thông minh và tài hoa, nhưng lại viết chữ rất xấu. Qua sự việc viết đơn cho bà lão, Cao Bá Quát đã lấy làm xấu hổ và quyết tâm luyện chữ. Ông là một tấm gương sáng về lòng kiên trì. Dù ban đầu thất bại nhưng bằng sự quyết tâm, nỗ lực không ngừng, cùng với phương pháp học tập tốt, ông đã có được thành công.
b) Nhân vật Xtác-đi trong câu chuyện Tấm huy chương.
Học sinh viết về tính cách nhân vật theo hướng dẫn của giáo viên trong phần kể chuyện.
c) Nhân vật Giên trong câu chuyện Cô giáo nhỏ.
Nhân vật Giên trong câu chuyện “Cô giáo nhỏ” là một cô bé chăm chỉ, giỏi giang. Giên may mắn được đi học chữ trong một ngôi trường vùng châu Phi hẻo lánh. Giên đã nói dối cô giáo về cuốn sách nhưng cô bé chỉ muốn dạy chữ cho đám trẻ con, bà và mẹ. Giên như một cô giáo nhỏ đầy tình yêu thương và rất có trách nhiệm. Việc làm của cô bé rất đáng khen, Giên đã làm cho cô giáo xúc động trước hành động của mình. Cô bé xứng đáng là một tấm gương sáng cho em noi theo.
Trình bày ý kiến về lòng nhân ái của nhân vật trong một câu chuyện đã học ở bài 11.
Học sinh dựa theo những gợi ý về nội dung trao đổi để có thể trình bày được về lòng nhân ái của nhân vật trong câu chuyện đã học.
Đọc câu chuyện Những hạt gạo ân tình, em rất xúc động trước tấm lòng nhân ái của các chiến sĩ bộ đội Việt Nam ta. Những người chiến sĩ ấy đã hành quân sang Cam-pu-chia để cùng nhân dân nước bạn chiến đấu chống lại Chế độ diệt chủng Pôn Pốt tàn độc. Việc đối mặt với những kẻ độc ác và chế độ bạo tàn ấy, các anh vẫn không chút chùn chân, vì muốn giúp người dân hiền lành, tội nghiệp. Lòng nhân ái của các anh còn thể hiện rõ nét qua cách các anh đối xử với những người dân mình gặp. Những người lính cụ Hồ nhường lương khô của mình cho một ông lão ăn. Rồi còn đem gạo và thực phẩm mang theo nấu cơm cho bà con chống đói. Sau đó, các anh còn pha trà, chia lương khô và bánh kẹo cho mọi người. Những hành động sẻ chia, đùm bọc ấy là biểu hiện sáng ngời nhất của tấm lòng nhân ái. Điều đó giúp cứu rỗi người dân nghèo tội nghiệp, và thắp cho họ những tia sáng của hi vọng trong bóng đêm do lũ Pôn Pốt dăng ra. Tình nhân ái của những người bộ đội trong câu chuyện Hạt gạo ân tình là một trong rất nhiều những điều tốt đẹp khác mà người bộ đội Việt Nam làm nên. Thật tự hào biết bao khi đất nước chúng ta có những người bộ đội tuyệt vời như thế.
Chọn 1 trong 2 đề dưới đây:
1. Phát biểu cảm nghĩ của em về một câu chuyện đã học ở Bài 14.
2. Trình bày ý kiến về biểu hiện của lòng yêu nước.
Khi nhắc đến nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt, chúng ta không thể bỏ qua tình yêu nước sâu sắc. Yêu nước không chỉ là một khái niệm thể hiện tình cảm, mà nó còn đại diện cho sự gần gũi, tinh tế và đầy cảm hứng, dẫn nguồn từ niềm tôn trọng và sự trân trọng mà chúng ta dành cho những gì xung quanh, cho những người mà chúng ta yêu mến.
Biểu hiện của tình yêu nước có mặt trong ý thức và hành động hằng ngày của mỗi người. Trong thời chiến, tình yêu nước tràn đầy sức sống và quẩy chầy cùng các cuộc khởi nghĩa, cùng với những nỗi niềm sẵn sàng hy sinh tính mạng khi đi quốc tịch. Trong thời bình, mỗi người thể hiện tình yêu nước bằng cách chăm chỉ học tập, lao động và rèn luyện đạo đức với mong muốn tạo ra một cuộc sống tươi đẹp hơn cho bản thân, gia đình và dân tộc. Vậy lòng yêu nước đã được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, trở thành nguồn năng lượng vô giá và sợi dây kết nối trái tim của những "con Lạc cháu Hồng", giúp chúng ta tạo ra những chiến công "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".
Tình yêu nước của thế hệ trước đã tạo nên sự tin tưởng cho thế hệ sau. Mặc dù các thế hệ trẻ có thể sống và làm nghề tại nhiều nơi trên toàn thế giới, những người Việt Nam vẫn giữ trong trái tim mình niềm tình yêu nước sâu sắc, để nhớ, để tôn vinh và cũng để muốn có thể làm gì đó cho đất nước yêu quý hình chữ S của Việt Nam.
Hãy nói cảm nghĩ của em về một nhân vật có tài trong những câu chuyện em đã học hoặc đã nghe.
Gợi ý về nội dung trình bày, trao đổi
Nhớ lại những câu chuyện em đã đọc, đã nghe:
– Những câu chuyện đã học trong sách giáo khoa “Tiếng Việt 4, tập một”: “Văn hay chữ tốt”, “Đồng cỏ nở hoa”, “Cô bé ham đọc sách", "Theo đuổi ước mơ”, “Ông Yết Kiêu".
– Những câu chuyện khác em đã đọc, đã nghe.
Sau đây, mình xin kể cho các bạn nghe câu chuyện về một người rất tài năng mà mình vừa tìm hiểu qua báo chí. Đó là anh Đỗ Nhật Nam, người được gọi với cái tên đầy vinh dự là "thần đồng tiếng Anh".
Anh Nam sinh ra ở tại Hà Nội, bố mẹ là viên chức nhà nước. Từ nhỏ, anh Nam đã bộc lộ mình là người có khả năng nhanh nhạy, biết cách học và nỗ lực, kiên trì rèn luyện. Cùng với sự quan tâm, giúp đỡ của gia đình nên ngày càng phát huy được ưu điểm của bản thân, đặc biệt là khả năng học tiếng anh. Anh Nam có nhiều thành tích nổi bật, đáng khâm phục với khả năng giao tiếp bằng tiếng anh thành thạo, từng làm diễn giả tại Mỹ khi tham gia hội nghị "Khoa học về nụ cười"... Anh Nam cũng là một dịch giả nhỏ tuổi và có khả năng sáng tác tự truyện, ngoài ra anh cũng tham gia nhiều hoạt động xã hội, ngoại khoá đầy bổ ích. Năm lớp hai đã đạt thành tích cao về TOEIC, đến lớp 5 đạt điểm IELTS với mức tuyệt đối. Hiện nay, anh đang du học tại Mỹ với nhiều dự định chinh phục những đỉnh cao mới, nhận vô số bằng khen của trường quốc tế và thư chúc mừng của tổng thống Mỹ Obama. Anh Nhật Nam được rất nhiều người biết đến và ngưỡng mộ. Nhiều video về cách học tiếng anh được anh hướng dẫn và đăng lên mạng thứ hút hàng triệu lượt xem. Các báo chí, truyền thông viết về anh rất nhiều.
Dựa vào các ý đã tìm trong hoạt động Viết ở Bài 3, viết đoạn văn nêu lí do yêu thích một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.
Lưu ý:
- Chọn cách giới thiệu câu chuyện gây được chú ý và nếu nhận xét, đánh giá chung về câu chuyện.
- Trình bày rõ các lí do yêu thích câu chuyện và đưa dẫn chứng minh hoạ.
- Các câu trong đoạn văn được viết liên tục, không xuống dòng.
Tham khảo
Câu chuyện “Sự tích cây vú sữa” là một câu chuyện gây xúc động với tôi mỗi khi nhắc lại. Qua câu chuyện này, chúng ta thấy được một bài học về lòng hiếu thảo trong gia đình. Hình ảnh người mẹ hết lòng bao dung, yêu thương đứa con trai đã in đậm trong tâm trí tôi. Tình mẹ vẫn luôn là tình cảm cao quý, thiêng liêng và đồng thời cũng là niềm cảm hứng cho văn học muôn đời. Câu chuyện đã gửi gắm đến mỗi chúng ta là con cái, hãy hiếu thảo và yêu thương bố mẹ mình nhiều hơn.
Viết một đoạn văn khoảng 5 câu trình bày suy nghĩ của em về nhân vật Út Vịnh trong bài tập đọc em đã học ở tuần 32.
Út Vịnh là một thiếu nhi có lòng yêu Tổ quốc, yêu đồng bào tha thiết. Út Vịnh tham gia tích cực phong trào "Em yêu đường sắt quê em". Vịnh còn thuyết phục mọi người hãy chung tay hành động tốt bảo vệ đường sắt quê hương. Út Vịnh là tấm gương dũng cảm bảo vệ tính mạng cho hai em nhỏ là bé Hoa và bé Lan. Sự xúc động đến lặng người của bố mẹ bé Lan đã nói lên thật nhiều lời khen ngợi, sự khâm phục và biết ơn dành cho Út Vịnh. Riêng em, em rất quý trọng Út Vịnh. Em nguyện sẽ học tập tấm gương đẹp đẽ đó của Út Vịnh.
Hãy nêu cảm nghĩ của em về đặc điểm của các nhân vật trong những câu chuyện, bài thơ đã học ở Bài 1.
a) Nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa.
b) Nhân vật Hồng trong câu chuyện Làm chị.
c) Nhân vật bạn nhỏ trong câu chuyện Cái răng khểnh.
d) Nhân vật Minh trong câu chuyện Vết phấn trên mặt bàn.
a, Nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa là người muốn đi đây đi đó, muốn rong chơi khám phá ở nhiều nơi và dễ bị hấp dẫn bởi những điều mới lạ bên ngoài thế giới. Nhưng bạn nhỏ dù có đi xa đến đâu, chơi vui nhưng vẫn nhớ về mẹ, vẫn tìm đường về với mẹ. Có thể thấy dù muốn khám phá thế giới nhưng bạn nhỏ vẫn rất nhớ mẹ và yêu mẹ và là một chú bé rất hiếu thảo.
b. Hồng là một cô bé mới lớn với giàu tình cảm có chút trẻ con. Nhờ có sự chỉ dạy của mẹ mà Hồng đã thay đổi, trở thành một người con ngoan ngoãn, chăm chỉ, hiếu thảo và là một người chị mẫu mực cho em Thái.
c, Nhân vật bạn nhỏ trong câu chuyện Cái răng khểnh đã học được cách vượt qua tự ti, biến khiếm khuyết của bản thân thành điều bí mật khác biệt của riêng mình, để từ cảm giác xấu hổ vì cái răng khểnh đáng ghét, cậu đã có thể ngày ngày tự tin mỉm cười khoe răng.
d, Nhân vật Minh trong câu chuyện Vệt phấn trên mặt bàn là một cậu bạn có tính hiếu kỳ cao về người bạn mới. Nhưng tính hiếu kỳ đó đã khiến bạn của mình buồn một cách vô ý. Phải đến khi bạn mình không đến lớp nữa thì Minh mới suy nghĩ lại và nhận ra lỗi của mình. Nhưng đó cũng là bài học khiến cho Minh biết cách quan tâm đến cảm xúc của người khác hơn và muốn sửa lại lỗi lầm của mình.
viết một đoạn voan khoảng 5 câu trình bày suy nghĩ của em về nhân vật út vịnh trong bài tập đọc em đã học ở tuần 32
Út Vịnh làm một cậu bé chăm ngoan, gương mẫu và tích cực trong mọi hoạt động của trường. Không những thế, em còn rất dũng cảm. Điều đó thể hiện ở việc em quên mình lao ra đường tàu cứu bé Lan. Qua câu chuyện Út Vịnh chúng ta càng thêm cảm phục và hoan nghênh tinh thần dũng cảm ấy của cậu. Út Vịnh là một tấm gương sáng để mọi người noi theo.
viết một đoạn văn ngắn (7-10 câu) trình bày cảm nghĩ của minh về số phận và phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội phong kiến thông qua các nhân vật đã học trong bài truyện người con gái nam xương và chị em thúy kiều