Đọc lại một bài em yêu thích (hoặc đọc thuộc lòng một bài thơ).
Đọc diễn cảm một bài thơ hoặc đoạn thơ hoặc đoạn thơ 4 chữ hoặc 5 chữ mà em yêu thích. Nêu ấn tượng của em về bài thơ, đoạn thơ ấy.
Ấn tượng của em về bài thơ “Tiếng gà trưa”: Tình cảm bà cháu thiêng liêng, từ tình cảm bà cháu, tình cảm gia đình cao quý đã phát triển thành tình yêu dành cho quê hương, đất nước, quyết tâm chiến đấu vì độc lập tự do của tổ quốc.
Trình bày cảm xúc của em sau khi đọc một bài thơ hoặc đoạn thơ yêu thích.
Cảm xúc của em về một đoạn thơ trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải.
Trước mùa xuân của đất nước, nhà thơ tâm niệm về mùa xuân riêng của mỗi cuộc đời và dạt dào một khát vọng hiến dâng:
Ta làm con chim hót
Ta làm một canh hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Nếu ở đầu bài thơ tác giả miêu tả những hình ảnh làm đẹp thêm, tô điểm thêm cho mùa xuân là âm thanh náo nức vang trời của tiếng chim chiền chiện và sắc màu tím biếc dịu dàng của cánh lục bình nhỏ trên sông thì ở đây tứ thơ được lặp lại, tạo ra sự đối ứng chặt chẽ. Tác giả mong muốn được làm bông hoa toả ngát hương, con chim mang tiếng hót và nốt trầm xao xuyến để hiến dâng nhưng không làm mất đi nét riêng của mỗi người. Đó thực sự là lời tâm niệm chân thành, tha thiết, khiêm nhường và khát khao được cống hiến phần tinh tuý nhất của mình làm đẹp thêm mùa xuân của quê hương, xứ sở mà không bị giới hạn bởi thời gian, tuổi tác.
Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng: Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, đoạn thơ khoảng 60 – 65 tiếng hoặc đọc thuộc lòng một đoạn thơ (bài thơ) đã học.
- Học sinh đọc đoạn văn, đoạn thơ theo hướng dẫn của giáo viên khoảng 60-65 tiếng.
- Chú ý đọc rõ ràng, đúng phát âm.
Học thuộc lòng một số đoạn thơ, bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ em yêu thích.
Con chim chiền chiện (Huy Cận)
“Con chim chiền chiện
Bay vút, vút cao
Lòng đầy yêu mến
Khúc hát ngọt ngào
Cánh đập trời xanh
Cao hoài, cao vợi
Tiếng hót long lanh
Như cành sương chói.”
…….
Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng: Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, đoạn văn, đoạn thơ khoảng 65 – 70 tiếng hoặc đọc thuộc lòng một đoạn thơ (bài thơ) đã học.
- Học sinh đọc đoạn thơ và bài thơ thuộc lòng.
- Đọc trôi chảy, rõ ràng, đúng cảm xúc.
Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, đoạn thơ khoảng 80 tiếng hoặc đọc thuộc lòng một đoạn thơ (bài thơ) đã học.
Em chủ động hoàn thành bài tập.
Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, đoạn thơ khoảng 85-90 tiếng hoặc đọc thuộc lòng một đoạn thơ (bài thơ) đã học.
Đoàn thuyền đánh cá
Mặt Trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi.
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
Hát rằng: cá bạc Biển Đông lặng
Cá thu Biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng
Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!
Ta hát bài ca gọi cá vào
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.
Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng
Vảy bạc đuôi vàng loé rạng đông
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.
Câu hát căng buồm với gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua cùng Mặt Trời
Mặt Trời đội biển nhô màu mới,
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.
Huy Cận
Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, đoạn thơ khoảng 85- 90 tiếng hoặc đọc thuộc lòng một đoạn thơ (bài thơ) đã học.
Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, đoạn thơ khoảng 80 – 85 tiếng hoặc đọc thuộc lòng một đoạn thơ (bài thơ) đã học.
Em đọc một đoạn văn, đoạn thơ khoảng 80 – 85 tiếng hoặc đọc thuộc lòng một đoạn thơ (bài thơ) đã học.