Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Sunn
10 tháng 5 2021 lúc 20:44

1. Thời tiết và khí hậu

* Khái niệm:

   - Thời tiết: Là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng ở một địa phương, trong một thời gian ngắn.

   - Khí hậu: Là sự lặp đi, lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương trong thời gian dài và trở thành quy luật.

* So sánh thời tiết và khí hậu:

- Giống nhau: Đều là các hiện tượng khí tượng xảy ra ở một địa phương cụ thể

- Khác nhau:

   + Thời tiết: Diễn ra trong thời gian ngắn. Phạm vi nhỏ, hay thay đổi.

   + Khí hậu: Diễn ra trong thời gian dài, có tính quy luật.Phạm vi rộng và ổn định.

2. Nhiệt độ không khí và cách đo nhiệt độ không khí

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 18: Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí hay, chi tiết

* Khái niệm nhiệt độ không khí: Là lượng nhiệt khí mặt đất hấp thụ năng lượng nhiệt Mặt Trời rồi bức xạ lại vào không khí.

* Cách đo nhiệt độ không khí

- Dụng cụ: nhiệt kế.

- Phương pháp:

   + Để nhiệt kế trong bóng râm và cách mặt đất 2m

   + Đo ít nhất 3 lần trong một ngày (5h, 13h và 21h)

   + Tính nhiệt độ trung bình ngày= Tổng nhiệt độ các lần đo/Số lần đo.

Ví dụ: Đo ba lần trong ngày được lần lượt là 25ºC, 37ºC, 34ºC. Vậy nhiệt độ trung bình là:

Nhiệt độ TB = (25 + 37+34): 3 = 32ºC.

- Một số công thức tính nhiệt độ:

   + Nhiệt độ trung bình ngày = Tổng nhiệt độ các lần đo trong ngày/ số lần đo

   + Nhiệt độ trung bình tháng = Tổng nhiệt độ trung bình của các ngày trong tháng/số ngày

   + Nhiệt độ trung bình năm= Tổng nhiệt độ trung bình 12 tháng/12

3. Sự thay đổi nhiệt độ không khí

a. Thay đổi theo vị trí gần hay xa biển

   - Nhiệt độ không khí ở những miền gần biển và những miền nằm sâu trong lục địa cũng khác nhau. → Khí hậu lục địa, và khí hậu đại dương

   - Nguyên nhân: Đặc tính hấp thụ nhiệt của nước và đất khác nhau, dẫn đến sự khác biệt về nhiệt độ giữa đất và nước.

b. Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 18: Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí hay, chi tiết

Sự thay đổi nhiệt độ theo độ cao

   - Càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm.

   - Nguyên nhân: Sự thay đổi của lớp không khí trên mặt đất và thành phần: bụi, hơi nước trong không khí.

c. Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ

   - Nhiệt độ không khí giảm dần từ xích đạo về cực.

   - Nguyên nhân: Sự thay đổi của lượng nhiệt và góc chiếu tia sáng Mặt Trời.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 18: Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí hay, chi tiết

nghientruyentranh
Xem chi tiết
Hânn Ngọc:))
10 tháng 5 2021 lúc 20:42

1. Khí áp. Các đai khí áp trên Trái Đất

a. Khí áp

   - Khái niệm: là sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất.

   - Dụng cụ đo: khí áp kế.

   - Đơn vị đo: mm thủy ngân.

   - Khí áp trung bình ở ngang mặt biển bằng trọng lượng của một cột thủy ngân có tiết diện 1cm2 là :760mm thủy ngân.

b. Các đai khí áp trên bề mặt Trái Đất

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 19: Khí áp và gió trên Trái Đất hay, chi tiết

   - Khí áp được phân bố trên Trái Đất thành các đai khí áp thấp và khí áp cao từ Xích đạo về cực.

   - Các đai khí áp không liên tục mà bị chia cắt thành các khu khí áp riêng biệt.

   - Nguyên nhân chủ yếu là do sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và đại dương.

2. Gió và các hoàn lưu khí quyển

∗ Gió:

- Khái niệm: Gió là sự chuyển động của không khí từ các khu khí áp cao về các khu khí áp thấp.

- Hoạt động của gió:

   + Gió Tín phong và gió Tây ôn đới là loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất.

   + Tín phong là gió thổi từ các đai áp cao chí tuyến về áp thấp xích đạo.

   + Gió Tây ôn đới là loại gió thổi từ các đai áp cao chí tuyến về các đai áp thấp khoảng vĩ độ 60 độ.

∗ Hoàn lưu khí quyển:

   - Sự chuyển động của không khí giữa các đai khí áp cao và thấp tạo thành hệ thống gió thổi vòng tròn gọi là hoàn lưu khí quyển.

   - Tín phong và gió Tây ôn đời tạo thành hai hoàn lưu khí quyển quan trọng nhất trên bề mặt Trái Đất.

nghientruyentranh
Xem chi tiết
nghientruyentranh
Xem chi tiết
nghientruyentranh
Xem chi tiết
Đổng Vy Vy
10 tháng 5 2021 lúc 20:43

TIẾT 21: Lớp vỏ khí

1, thành phần của ko khí:

-hơi nước và các khí khác(1%):quan trọng nhất, là nguồn sinh ra các hiện tượng như: mây,mưa,gió,..

-bao gồm:+khí nitơ(78%)

+khí ôxi(21%)

+hơi nước và các khí khác(1%)

2.Cấu tạo của lớp vỏ khí:

-Tầng đối lưu:<0-16km>

+tập trung 90% ko khí

+ko khí chuyển động theo chiều thẳng đứng.

+càng lên cao nhiệt độ càng giảm,lên cao 100m sẽ giảm 0,6 độ C

+Là nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng

-Tầng bình lưu:

+ko khí chuyển động theo chiều nằm ngang

+có lớp ô dôn ngăn cản các tia bức xạ có hại

-Các tầng của khí quyển:<trên 80km-60.000km>

+ko khí cực loãng

3,các khối khí:

-khối khí nóng

-khối khí lạnh

-khối khí đại dương

-khối khí lục địa

(cực quang nêu xuất hiện ở bán cầu bắc thì sẽ gọi là Bắc cực quang,tương tự với bán câu nam)


 

Hânn Ngọc:))
10 tháng 5 2021 lúc 20:35

1. Thành phần của không khí - Gồm các khí : Nitơ ( 78%) , Ôxi (21%) , hơi nước và các khí khác (1%). - Ôxi và hơi nước ảnh hưởng lớn đến sự cháy và sự sống. - Hơi nước là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng như mây, mưa, sương… 2. Cấu tạo của lớp vỏ khí (lớp khí quyển) Khí quyển(lớp vỏ khí): là lớp không khí bao quanh Trái Đất.a. Tầng đối lưu - Giới hạn: dưới 16km - Tập trung 90% không khí. - Không khí luôn chuyển động theo chiều thẳng đứng. - Nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng: mây mưa sấm chớp… - Nhiệt độ giảm dần theo độ cao, cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6⁰C. b. Tầng bình lưu - Giới hạn: 16 - 80 km. - Có lớp Ôdôn có tác dụng ngăn cản những tia bức xạ có hại cho sinh vật và con người. c. Các tầng cao của khí quyển - Giới hạn: Từ 80km trở lên. - Không khí cực loãng. - Không có quan hệ trực tiếp với đời sống của con người. 3. Các khối khí - Căn cứ vào nhiệt độ: + Khối khí nóng + Khối khí lạnh - Căn cứ vào bề mặt tiếp xúc bên dưới là đại dương hay đất liền: + Khối khí lục địa + Khối khí đại dương Tên khối khí Nơi hình thành Đặc điểm Nóng vùng có vĩ độ thấp nhiệt độ cao Lạnh vùng có vĩ độ cao nhiệt độ thấp Đại dương trên biển và đại dương độ ẩm cao Lục địa trên đất liền khô - Tác động: Các khối khí luôn di chuyển làm thay đổi thời tiết nơi chúng đi qua, đồng thời, cũng chịu ảnh hưởng của bề mặt đệm nơi ấy mà thay đổi tính chất

Chúc học tốt

nghientruyentranh
Xem chi tiết
Hânn Ngọc:))
10 tháng 5 2021 lúc 20:42

1. Hơi nước và độ ẩm không khí

a. Độ ẩm của không khí

   - Trong không khí luôn có 1 lượng hơi nước.

   - Nguồn cung cấp: ao, hồ, sông, suối…chủ yếu ở biển và đại dương.

   - Dụng cụ đo: Ẩm kế

   - Hơi nước tạo nên độ ẩm không khí. Nhiệt độ không khí càng cao, lượng hơi nước chứa càng nhiều.

   - Không khí bão hòa hơi nước khi nó chứa một lượng hơi nước tối đa.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 20: Hơi nước trong không khí. Mưa hay, chi tiết

b. Sự ngưng tụ

   - Khi không khí đã bão hòa, mà vẫn cung cấp thêm hơi nước hoặc bị lạnh do bốc lên cao thì hơi nước trong không khí sẽ đọng lại thành hạt nước. Gọi là sự ngưng tụ.

   - Hơi nước trong không khí, khi ngưng tụ có thể sinh ra: sương , mây, mưa,...

2. Mưa và sự phân bố lượng mưa trên Trái đất

Khái niệm mưa: Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần , hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây. Gặp điều kiện thuận lợi, rồi rơi xuống đất thành mưa.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 20: Hơi nước trong không khí. Mưa hay, chi tiết

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 20: Hơi nước trong không khí. Mưa hay, chi tiết

a. Tính lượng mưa trung bình của một địa phương

- Dụng cụ đo lượng mưa → thùng đo mưa (vũ kế). Đơn vị: mm.

- Cách tính lượng mưa trung bình:

   + Lượng mưa trung bình ngày = tổng số lượng mưa các lần trong ngày.

   + Lượng mưa trung bình tháng = tổng số lượng mưa các ngày trong tháng.

   + Lượng mưa trong năm = Tổng số lượng mưa 12 tháng.

   + Trung bình trung bình nhiều năm = lượng mưa nhiều năm/số năm.

b. Sự phân bố lượng mưa trên thế giới

   - Trên Trái đất lượng mưa phân bố không đều từ xích đạo về 2 cực.

   - Mưa nhiều ở vùng xích đạo, mưa ít nhất: 2 vùng cực bắc và nam.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 20: Hơi nước trong không khí. Mưa hay, chi tiết

☆Cheon Yo Rina☆
10 tháng 5 2021 lúc 20:45

Độ ẩm của không khí

- Trong không khí luôn có 1 lượng hơi nước.

- Nguồn cung cấp: ao, hồ, sông, suối…chủ yếu ở biển và đại dương.

- Dụng cụ đo: Ẩm kế

nghientruyentranh
Xem chi tiết
Hânn Ngọc:))
10 tháng 5 2021 lúc 20:52

1. Các chí tuyến và các vòng cực trên Trái Đất

- Chí tuyến:

   + Khái niệm: các chí tuyến là những đường có ánh sáng mặt trời chiếu vuông góc với mặt đất vào các ngày hạ chí và đông chí.

   + Trên bề mặt Trái Đất có 2 đường chí tuyến: Chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam.

- Các vòng cực:

   + Khái niệm: các vòng cực là những đường giới hạn khu vực có ngày và đêm dài 24 giờ.

   + Có 2 vòng cực trên Trái Đất: Vòng cực Bắc và vòng cực Nam.

- Các chí tuyến và vòng cực là ranh giới phân chia các vành đai nhiệt (1 vành đai nóng, 2 vành đai ôn hòa, 2 vành đai lạnh).

2. Sự phân chia bề mặt Trái đất ra các đới khí hậu theo vĩ độ

- Tương ứng với 5 vành đai nhiệt, trên Trái đất cũng có 5 đới khí hậu theo vĩ độ.

   + 1 đới nóng

   + 2 đới ôn hòa

   + 2 đới lạnh

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 22: Các đới khí hậu trên Trái Đất hay, chi tiết

a. Đới nóng (hay nhiệt đới)

   – Giới hạn: Từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam.

   – Đặc điểm: Quanh năm có góc chiếu ánh sánh Mặt Trời tương đối lớn, thời gian chiếu sáng trong năm chênh lệch nhau ít. Lượng nhiệt hấp thu được tương đối nhiều nên quanh năm nóng.

   – Gió thổi thường xuyên: Tín phong.

   – Lượng mưa trung bình: 1000mm – 2000mm.

b. Hai đới ôn hòa (hay ôn đới)

   – Từ chí tuyến Bắc đến vòng cực Bắc và từ chí tuyến Nam đến vòng cực Nam.

   – Đặc điểm: Lượng nhiệt nhận được trung bình, các mùa thể hiện rất rõ trong năm.

   – Gió thổi thường xuyên: Tây ôn đới

   – Lượng mưa trung bình: 500 -1000mm

c. Hai đới lạnh (hay hàn đới)

   – Giới hạn: Từ vòng cực bắc về cực bắc và vòng cực Nam về cực Nam.

   – Đặc điểm: Khí hậu giá lạnh, băng tuyết quanh năm.

   – Gió thổi thường xuyên: Đông cực.

   – Lượng mưa trung bình dưới 500mm.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 22: Các đới khí hậu trên Trái Đất hay, chi tiết

nghientruyentranh
10 tháng 5 2021 lúc 20:55

tóm tắt lại đc ko bn

ZausTheClown
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
18 tháng 12 2021 lúc 20:31

a: \(=\dfrac{2x+3}{x\left(x+3\right)}+\dfrac{x}{3\left(x+3\right)}\)

\(=\dfrac{\left(x+3\right)^2}{3x\left(x+3\right)}=\dfrac{x+3}{3x}\)

H cc
Xem chi tiết
Thảo Phương
28 tháng 9 2016 lúc 20:54

MB:Ngày em còn bé, mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, mẹ em lại thì thầm kể cho em nghe một câu chuyện cổ tích, mẹ kể bằng trí nhớ của mẹ nên những câu chuyện ấy nó như thêm lung linh, huyền ảo, nó không diễn ra đều đều, mà đôi khi nó còn được tạo thêm những tình tiết mới, những nhân vật mới, nhưng vẫn không làm mất đi nội dung của nó. Em rất thích cách kể chuyện của mẹ, thích trí tưởng tượng của mình như cũng đang bay bổng trong thế giới cổ tích ấy, và hôm nay trí tưởng tượng ấy đã bay từ quá khứ, từ truyền thuyết về hiện tại.

KB:Nhưng hàng năm, khi tập trung thêm được lực lượng, Thủy Tinh lại dâng nước lên mong đánh bại được Sơn Tinh, trong khi đó mỗi năm con người lại cũng góp tay với Thủy Tinh tàn phá thiên nhiên, tàn phá những cánh rừng phòng hộ, hủy hoại bầu khí quyển… Nếu con người vẫn chưa có ý thức được sự cần thiết của việc bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sống của mình, biết đâu có ngày Thủy Tinh sẽ thắng?
 

CÔNG CHÚA CỦA BA
28 tháng 9 2016 lúc 20:57

Mình chọn truyện TRUYỀN THUYẾT Thánh Gióng

Mở bài :

Truyện lấy bối cảnh thời Hùng Vương thứ 18 kén rể. Ông có một cô con gái tên gọi Mỵ Nương có nghĩa là '' duyên dáng, xinh đẹp '', yêu quý như thánh nữ. Văn hóa của người Việt thời đại này nói riêng và phong kiến nói chung vẫn chưa hoàn chỉnh (thậm chí chưa có Nho giáo). Ông mở hội kén rể và có 2 chàng trai nổi bật nhất: Sơn Tinh và Thủy Tinh. Sơn Tinh là sơn thần núi Tản Viên, còn Thủy Tinh là chúa thủy cung, với tài năng ngang ngửa nhau. Điều này Vua Hùng không thể chọn ai, đành lựa chọn cuộc thi giữa 2 người, ai đem đầy đủ sính lễ đến nhanh hơn sẽ là phò mã.

Kết bài :

Từ đó, khi phục hồi sức mạnh như cũ, Thủy Tinh cứ hàng năm lại dâng nước và kéo quân tấn công Sơn Tinh, gây ngập lụt vùng dân sinh sống. Nhưng lần nào Thủy Tinh cũng thua trận. Phe Sơn Tinh cũng chịu nhiều tổn thất (chủ yếu là người dân) để ngăn lũ lụt, nhưng vẫn đẩy lùi buộc Thủy Tinh rút quân về.

Trương Gia Huy
28 tháng 9 2016 lúc 21:33

MB: 

Vua Hùng thứ mười tám có một người con gái xinh đẹp tuyệt trần tên là Mị Nương. Vua rất thương con và muốn tìm cho Mị Nương một người chồng xứng đáng.

Mị Nương càng lớn càng đẹp. Đến tuổi trăng rằm, không biết bao nhiêu chàng trai dòng dõi mong được lấy nàng làm vợ. Tiếng tăm về người con gái đẹp người đẹp nết vang xa tới tận núi Tản Viên, nơi Sơn Tinh – vị thần của núi và đất sinh sống. Một buổi sáng, Sơn Tinh quyết định cưỡi hổ trắng oai phong lẫm liệt đến cầu hôn Mị Nương. Cũng ngày hôm đó, một chàng trai cưỡi rồng nước uy nghi to lớn, tự xưng là Thuỷ Tinh cũng đến cầu hôn Mị Nương. Vua Hùng băn khoăn, ai cũng tài giỏi, biết gả con gái yêu cho ai bây giờ ? Cuối cùng, vua quyết định, hai người so tài, ai thắng sẽ được lấy Mị Nương. Lập tức, Thuỷ Tinh hô mưa gọi gió, sấm chớp nổ đùng đùng, cả thành Phong Châu như muốn nổ tung vì lũ quét, khiến cho không chỉ các lạc hầu lạc tướng kinh hãi mà đến ngay cả vua Hùng cũng phải run sợ. Sơn Tinh cũng chẳng thua kém, chàng chỉ tay vể phía Đông, phía Đông mọc núi đồi, chàng chỉ tay về phía Tây, phía Tây nổi cồn bãi. Ai ai cũng đều thán phục. Vua Hùng muốn gả Mị Nương cho Sơn Tinh nhưng lại sợ Thuỷ Tinh nổi giận. Sau một hồi bàn bạc với các lạc hầu lạc tướng, vua phán: "Cả hai chàng đều tài giỏi nhưng ta chỉ có một mụn con, vì vậy, ngày mai, ai đến sớm, mang được đầy đủ một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà. gà chín cựa, ngựa chín hồng mao sẽ được đón Mị Nương về làm vợ".

KB:Từ đó, năm nào Thuỷ Tinh cũng dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua trận. Ngày nay, nhân dân ta vẫn đắp đê, trồng rừng, hằng năm vẫn chung sức chống lại lũ lụt, như xưa kia, ông cha ta và Sơn Tinh đã chống lại Thuỷ Tinh.
Nhớ tick cho mình nha