Bài 19 : Khí áp và gió trên Trái đất

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
nghientruyentranh

tổng kết phần lí thuyết bài 19

Hânn Ngọc:))
10 tháng 5 2021 lúc 20:42

1. Khí áp. Các đai khí áp trên Trái Đất

a. Khí áp

   - Khái niệm: là sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất.

   - Dụng cụ đo: khí áp kế.

   - Đơn vị đo: mm thủy ngân.

   - Khí áp trung bình ở ngang mặt biển bằng trọng lượng của một cột thủy ngân có tiết diện 1cm2 là :760mm thủy ngân.

b. Các đai khí áp trên bề mặt Trái Đất

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 19: Khí áp và gió trên Trái Đất hay, chi tiết

   - Khí áp được phân bố trên Trái Đất thành các đai khí áp thấp và khí áp cao từ Xích đạo về cực.

   - Các đai khí áp không liên tục mà bị chia cắt thành các khu khí áp riêng biệt.

   - Nguyên nhân chủ yếu là do sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và đại dương.

2. Gió và các hoàn lưu khí quyển

∗ Gió:

- Khái niệm: Gió là sự chuyển động của không khí từ các khu khí áp cao về các khu khí áp thấp.

- Hoạt động của gió:

   + Gió Tín phong và gió Tây ôn đới là loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất.

   + Tín phong là gió thổi từ các đai áp cao chí tuyến về áp thấp xích đạo.

   + Gió Tây ôn đới là loại gió thổi từ các đai áp cao chí tuyến về các đai áp thấp khoảng vĩ độ 60 độ.

∗ Hoàn lưu khí quyển:

   - Sự chuyển động của không khí giữa các đai khí áp cao và thấp tạo thành hệ thống gió thổi vòng tròn gọi là hoàn lưu khí quyển.

   - Tín phong và gió Tây ôn đời tạo thành hai hoàn lưu khí quyển quan trọng nhất trên bề mặt Trái Đất.


Các câu hỏi tương tự
Phạm Thị Thùy Dương
Xem chi tiết
heliooo
Xem chi tiết
nguyen tan nhan
Xem chi tiết
Lương Thị Phương Thảo
Xem chi tiết
Đậu Tiến Đức
Xem chi tiết
Lệ Tuôn Rơi
Xem chi tiết
Lệ Tuôn Rơi
Xem chi tiết
Lệ Tuôn Rơi
Xem chi tiết
Lệ Tuôn Rơi
Xem chi tiết