Xác định những vấn đề có thể nảy sinh trong các mối quan hệ trên mạng xã hội.
Xác định những việc em đã làm để thể hiện sự tự chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã hội.
Không chia sẻ các thông tin chưa được kiểm chứng, sai sự thật
Không đăng những nội dung tiêu cực, phản chính trị.
Tìm ví dụ thể hiện mối quan hệ giữa sinh học với những vấn đề xã hội.
Tham khảo
- Giúp xoá đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực người ta đã tạo ra các giống cây trồng (gạo vàng) cho sản lượng cao. Đây chính là một thành tựu tiêu biểu của sinh học
- Đặc biệt tìm ra vaccine để phòng chống các bệnh như Vaccine Covid – 19 chính là thành tựu quan trọng nhất của Sinh học với những vấn đề xã hội.
- Chỉ ra những biểu hiện của sự tự chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã hội trong các tình huống sau:
- Trao đổi về biểu hiện của sự tự chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã hội.
Tham khảo
- Những biểu hiện của sự tự chủ trong tình huống:
+ Ngọc nhắn tin cho các bạn về việc xem những đường liên kết đó là không lành mạnh
+ Ngọc rời khỏi nhóm.
- Biểu hiện của sự tự chủ:
+ Không chia sẻ thông tin khi chưa được kiểm chứng
+ Sử dụng ngôn từ văn minh, tích cực trong giao tiếp
+ Không nên nghe theo ý kiến một chiều.
Vận dụng các bước giải quyết vấn đề ở chủ đề 3 trang 26 để giải quyết các vấn đề trong quan hệ gia đình.
- Chỉ ra một số vấn đề có thể nảy sinh trong quan hệ gia đình em.
- Chỉ ra nguyên nhân và hậu quả có thể xảy ra khi gia định gặp các vấn đề trên.
- Đề xuất các cách giải quyết vấn đề trong quan hệ gia đình.
- Đánh giá hiệu quả của từng cách giải quyết đó.
1 số vấn đề có thể nảy sinh: bố mẹ cãi nhau, con cái cãi lời cha mẹ, cha mẹ bạo lực bạo hành với con cái, anh em đánh nhau, anh em toan tính ghét bỏ nhau, con cái vui chơi xa vào tệ nạn xã hội, bố hoặc mẹ hoặc cả hai người đều tìm tới tình nhân mới, con cái chán học xa ngã, con cháu bất hiếu vô lễ với ông bà cha mẹ,...
Nguyên nhân của các vấn đề trên do gia đình có sự mâu thuẫn mà không thể giải quyết, những bất đồng giữa các người thân trong gia đình, những quan điểm sai lầm khi giáo dục con trẻ, những áp lực cuộc sống đè nén lên bậc quý vị phụ huynh, sự thiếu quan tâm chia sẻ và ít thấu hiểu cho nhau,...
Hậu quả sẽ làm tình cảm gia đình rạn nứt, có thể dẫn đến bố mẹ li thân, bố mẹ li hôn, người trong gia đình vi phạm pháp luật và trở thành tù tội,...
Cách giải quyết ở đây là rất khó và chưa thể xác định được độ hiệu quả ở mức nào cho từng gia đình và mỗi cách thể hiện. Một số cách giải quyết như sau:
- Bố mẹ hạ thấp cái tôi của mình một xíu, lắng nghe nhau, bên cạnh bạn đời nhiều hơn, hãy thử chia sẻ cho nhau vấn đề cuộc sống, công việc, những áp lực bản thân gặp phải, thành thật và chung thuỷ với nhau.
- Bố mẹ quan tâm và giáo dục con cái một cách hiện đại, mới mẻ nhưng đảm bảo các yếu tố đạo đức phù hợp, dẫn con đi chơi và mua sắm đồ cho con tuỳ theo khả năng gia đình để đáp ứng một số nguyện vọng của con. Lắng nghe những chia sẻ từ con.
- Con cái phải hiểu cho hoàn cảnh gia đình mình, hạn chế so sánh với gia đình bạn. Cố gắng thành con ngoan trò giỏi để bố mẹ vui lòng, bản thân tự hào. Hãy phụ bố mẹ việc nhà để tăng kĩ năng bản thân đồng thời cũng tiết kiệm cho gia đình thêm một khoản thời gian chung.
- Cuối cùng mọi người hãy sắp xếp thời gian của mình để cân đối học tập, làm việc, sinh hoạt và có thì giờ cho những người thân thương của chính mình để có những buổi đi chơi cả nhà, những bữa ăn gia đình ấm áp tình thương yêu chia sẻ,...
Đóng vai các nhân vật trong những tình huống sau để thể hiện sự tự chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã hội.
Tham khảo
Tình huống 1: Em sẽ lên tiếng phản ánh lại hành động tiêu cực đó.
Tình huống 2: Em sẽ không đồng ý kết bạn và chặn số người lạ.
Tình huống 3: Em sẽ lên tiếng đính chính lại sự thật, bảo vệ quyền lợi của bản thân.
Đóng vai thể hiện sự tự chủ của em trong các mối quan hệ trên mạng xã hội khi gặp những tình huống sau:
Tham khảo
Học sinh tự đóng vai theo cách giải quyết tình huống sau:
Tình huống 1: Em sẽ hỏi kĩ thông tin về nhóm kín đó (có bao nhiêu thành viên, mục đích chính của nhóm kín là gì, trong nhóm chia sẻ nội dung gì,...) rồi mới quyết định có tham gia hay không.
Tình huống 2: Em sẽ từ chối tham gia chia sẻ và bình luận bài viết đó vì làm như vậy là vi phạm quyền riêng tư và gây tổn thương đến danh dự, hình ảnh của bạn A. Đó là một hành động không tốt và có thể gây thêm tổn thương đến bạn A. Thay vào đó, em sẽ đề nghị nhóm bạn nên gỡ bài viết.
Tình huống 3: em sẽ trực tiếp nhắn tin hoặc liên lạc với người bạn của mình để hỏi họ về nội dung bài đăng và yêu cầu gỡ bài đăng đó. Họ có thể đang có hiểu lầm về em hoặc đã nói sai về em.
Thảo luận cách thể hiện sự tự chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã hội.
- Chọn lọc thông tìn trước khi đăng trên trang cá nhân.
- Kiểm tra kĩ tính xác thực của nguồn thông tin trước khi chía sẻ với mọi người.
- Sử dụng cách nói phù hợp để bình luận bài đăng của bạn.
- Không kết bạn với những tài khoản có hành vị và lời nói thiếu chuẩn mực.
- Không làm theo những hành vì khiêu khích, gây tốn thương danh dự của người khác trên mạng.
Rèn luyện sự tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống và trên mạng xã hội
- Thường xuyên rèn luyện sự tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống và trên mạng xã hội.
- Ghi lại kết quả và chia sẻ.
- Thường xuyên rèn luyện sự tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống và trên mạng xã hội:
+ Khi tham gia mạng xã hội cần lịch sự, văn minh
+ Không quá mải mê với mạng xã hội (facebook, zalo, tiktok...) mà ảnh hưởng tới cuộc sống của mình.
+ Chủ động làm quen, kết bạn với bạn bè.
- Nêu những vướng mắc mà lứa tuổi các em thường gặp phải trong quan hệ bạn bè.
- Thảo luận để xác định những vấn đề nảy sinh trong quan hệ bạn bèGợi ý:
+ Bị bạn nói xấu
+ Bị bạn bắt nạt
+ Bị bạn rủ rê, lôi kéo vào làm những việc không nên làm
Nếu bị bạn bè nói xấu thì chúng ta nên bình tĩnh, tìm hiểu lời nói xấu đó là gì, tới từ ai, thực hư và nguyên do ra làm sao. Từ đó chúng ta có thể nói chuyện với những người nói xấu mình, lí giải hiểu lầm hoặc chứng minh bản thân là hoàn toàn tốt.
Nếu bị bạn bè bắt nạt, bản thân hãy kể cho thầy cô bố mẹ, sau đó cũng nên dũng cảm hơn mà phản kháng, đấu tranh tự bảo vệ lấy mình.
Nếu bị bạn bè rủ rê, lôi kéo vào những việc không nên làm thì ta hãy thật tỉnh táo, ý thức việc đó có nên hay không, có đáng hay không, và nhất quyết không làm để tránh hậu quả về sau.