Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
26 tháng 8 2023 lúc 10:42

Tham khảo!

Ý 1:

- Liên bang Nga có 12 vùng kinh tế. Mỗi vùng có nguồn lực phát triển, các ngành kinh tế trọng điểm,... khác nhau.

- Các vùng kinh tế của Liên bang Nga bao gồm: (1) Viễn Đông; (2) Đông Xi-bia; (3) Tây Xi-bia; (4) U-ran; (5) Phương Bắc; (6) Von-ga - Vi-at-ka; (7) Von-ga; (8) Bắc Cáp-ca-dơ; (9) Trung tâm đất đen; (10) Trung ương; (11) Tây Bắc; (12) Ca-li-nin-grat.

 Ý 2:

- Vùng Trung ương:

+ Diện tích: 482,3 nghìn km2.

+ Nằm ở trung tâm phần châu Âu của Liên bang Nga.

+ Là vùng kinh tế lâu đời, phát triển nhất. Các ngành công nghiệp chủ yếu là dệt may, hóa chất và chế tạo máy.

+ Các thành phố lớn: Mát-xcơ-va, Xmô-len, Tu-la,...

- Trung tâm đất đen:

+ Diện tích: 167 nghìn km2.

+ Là vùng tập trung dải đất đen phì nhiêu, nguồn nước dồi dào. Hoạt động kinh tế chính là nông nghiệp và các ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp.

+ Các thành phố lớn: Vô-rô-ne-giơ, Bê-gô-rốt,...

- Vùng U-ran:

+ Diện tích: 832,3 nghìn km2.

+ Rất giàu khoáng sản như than đá, sắt, kim cương, vàng, đồng. Các ngành công nghiệp phát triển là khai thác khoáng sản, luyện kim, cơ khí, hóa chất, chế biến gỗ. Nông nghiệp còn hạn chế.

+ Các thành phố lớn: Ê-ca-tê-rin-bua, Ma-nhi-tơ-gioóc....

- Vùng Viễn Đông:

+ Diện tích: 6900 nghìn km2.

+ Giàu tài nguyên thiên nhiên, nhất là than và rừng. Các hoạt động kinh tế chính là khai thác khoáng sản, khai thác gỗ, đóng tàu, cơ khí, khai thác và chế biến thuỷ sản.

+ Các thành phố lớn: Vla đi vô-xtốc, Kha-ba-rốp,....

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
8 tháng 8 2023 lúc 19:49

*Đặc điểm dân cư:

-Là nước đông dân thứ 3 trên thế giới

-Dân cư phân bố ko đều, tập trung chủ yếu ở khu vực Đông bắc

-Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp, số lượng người dân tăng chủ yếu do nguồn nhập cư

*Tác động:

-Tạo cho Mỹ nguồn lao động dồi dào và có trình độ cao

-Dân cư phân bố ko đều khiến cho việc sử dụng lao động và khai thác tài năng gặp khó khăn

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
13 tháng 8 2023 lúc 23:27

Tham khảo
1.

Nội thuỷ là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam.

Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.

Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lí tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.

Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở.

Thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa.

+ Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này cách đường cơ sở chưa đủ 200 hải lí thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài đến 200 hải lí tính từ đường cơ sở.

+ Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này vượt quá 200 hải lí tính từ đường cơ sở thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài không quá 350 hải lí tính từ đường cơ sở hoặc không quá 100 hải lí tính từ đường đẳng sâu 2500 m.
2.

Đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam được Chính phủ Việt Nam tuyên bố ngày 12/11/1982 là đường nối các điểm từ 0 đến A11. Cụ thể là:

+ Mốc 0 - nằm trên ranh giới phía Tây Nam của vùng nước lịch sử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa nhân dân Campuchia.

+ Mốc A1 - tại hòn Nhạn, quần đảo Thổ Chu, tỉnh Kiên Giang.

+ Mốc A2 - tại hòn Đá Lẻ ở Đông Nam Hòn Khoai, tỉnh Cà Mau

+ Mốc A3 - tại hòn Tài Lớn, Côn Đảo

+ Mốc A4 - tại hòn Bông Lang, Côn Đảo

+ Mốc A 5 - tại hòn Bảy Cạnh, Côn Đảo

+ Mốc A6 - hòn Hải (nhóm đảo Phú Quý), tỉnh Bình Thuận

+ Mốc A7 - hòn Đôi, tỉnh Khánh Hòa

+ Mốc A8 - mũi Đại Lãnh, tỉnh Phú Yên

+ Mốc A9 - hòn Ông Căn, tỉnh Bình Định

+ Mốc A10 - đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

+ Mốc A11 - đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị
3.

Ngày 22/12/2000, Việt Nam và Trung Quốc đã kí Hiệp định về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước trong vịnh Bắc Bộ.

- Đường phân định vịnh Bắc Bộ được xác định bằng 21 điểm nối tuần tự với nhau bằng các đoạn thẳng.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
2 tháng 8 2023 lúc 9:21

THAM KHẢO
- Các dòng sông ở vùng Duyên hải miền Trung: sông Mã, sông Cả, sông Thu Bồn, sông Ba, sông Hương,...
-  Đặc điểm sông ở vùng Duyên hải miền Trung: vùng có nhiều sông,  nhưng ít sông lớn. Sông ngắn và có độ dốc lớn nên thường gây lũ lụt vào mùa

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
26 tháng 11 2023 lúc 10:51

Một số kiểu rừng là rừng khộp; rừng lá kim; rừng rậm nhiệt đới.

Đặc điểm rừng:

- Là nơi có nhiều rừng nhất nước ta

- Có nhiều kiểu rừng, nhưng nhiều nhất là rừng rậm nhiệt đới

- Diện tích rừng hiện nay đã giảm

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

Ẩm thực miền Trung thì đa dạng phong phú từ bánh, chè tới các món mặn, nhiều món cay và rất cay, hương vị đậm đà.

Ví dụ:

- Thừa Thiên - Huế: bánh ép Huế, bánh canh chả cua, bún bò Huế, bánh canh Nam Phổ, bánh lọc Huế, bánh nậm Huế, bún giấm nuốc, chè bột lọc heo quay,...

- Nghệ An: thịt chuột Yên Thanh, tương bần, nhút Thanh Chương,....

- Phú Yên: mắt cá ngừ đại dương,...

- Hà Tĩnh: kẹo cu đơ,...

- Quảng Ngãi: kẹo gương, mạch nha,...

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
8 tháng 8 2023 lúc 21:34

Tham khảo

♦ Hiện nay, Liên bang Nga có 12 vùng kinh tế, trong đó, các vùng kinh tế quan trọng là: vùng Trung ương, vùng Trung tâm đất đen, vùng U-ran và vùng Viễn Đông. Mỗi vùng có những đặc điểm nổi bật về hoạt động kinh tế.

Vùng Trung ương

+ Nằm ở trung tâm của phần lãnh thổ Liên bang Nga thuộc châu Âu.

+ Chiếm khoảng 3 % diện tích và 20 % số dân cả nước.

+ Là vùng kinh tế phát triển nhất, chiếm hơn 1/3 GDP của cả nước.

+ Ngành công nghiệp phát triển: chế tạo máy, hóa chất và công nghiệp dệt may.

+ Sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu: cây lanh, khoai tây, rau, bỏ sữa.

+ Sân bay quốc tế lớn là Đô-mô-đê-đô-vô. Trung tâm du lịch quan trọng là Mát-xcơ-va.

+ Trung tâm công nghiệp lớn: Mát-xcơ-va, Ni-giơ-nhi Nô-gô-rốt.

- Vùng Trung tâm đất đen

+ Nằm ở phần lãnh thổ Liên bang Nga thuộc châu Âu, tiếp giáp với U-crai-na, vùng Trung ương và vùng Von-ga.

+ Chiếm khoảng 1 % diện tích và 5 % số dân cả nước.

+ Có dải đất đen màu mỡ thích hợp cho trồng trọt.

+ Công nghiệp phục vụ nông nghiệp và luyện kim đen được chú trọng.

+ Có Khu bảo tồn thiên nhiên Đất đen trung tâm (là khu thảo nguyên đất đen nguyên sinh, được thành lập từ năm 1935).

+ Trung tâm công nghiệp lớn: Vô-rô-nhe-giơ.

- Vùng U-ran:

+ Nằm ở miền Trung và phía nam dây U-ran.

+ Chiếm khoảng 5 % diện tích và 13 % số dân cả nước.

+ Tài nguyên giàu có: rừng lá kim chiếm tới 40 % diện tích vùng, nhiều loại khoáng sản.

+ Công nghiệp phát triển, chủ yếu khai khoáng, luyện kim, hóa chất, cơ khí, khai thác và chế biến gỗ.

+ Nông nghiệp còn hạn chế, chủ yếu sản xuất khoai tây, rau, bò sữa.

+ Trung tâm công nghiệp lớn: E-ca-ten-rin-bua, Man-hi-tơ-goóc.

- Vùng Viễn Đông:

+ Nằm trên bờ biển Thái Bình Dương, kéo dài từ eo biển Bê-rinh đến phía bắc bán đảo Triều Tiên, phía tây giáp với vùng Đông Xi-bia.

+ Chiếm gần 40 % diện tích và 6 % số dân cả nước.

+ Giàu tài nguyên thiên nhiên, nhất là than và gỗ.

+ Các ngành kinh tế chủ yếu: khai khoáng, khai thác gỗ, đánh bắt và chế biến hải sản, đóng tàu, cơ khí.

+ Cảng biển lớn: Vla-đi-vô-xtốc, Ma-ga-đan,...

+ Là vùng hội nhập vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

+ Trung tâm công nghiệp lớn: Vla-đi-vô-xtốc.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
2 tháng 8 2023 lúc 12:41

Tham khảo:
• Yêu cầu số 1:
- Một số núi ở vùng Nam Bộ là: núi Chứa Chan; núi Bà Rá; núi Bà Đen.
- Hầu hết các tỉnh thuộc khu vực Tây Nam Bộ đều bị ngập nước vào mùa lũ
 • Yêu cầu số 2: Đặc điểm địa hình
- Khu vực Đông Nam Bộ:
+ Có địa hình cao hơn Tây Nam Bộ.
+ Ở Đông Nam Bộ, đồi thoải lượn sóng và đồng bằng chiếm phần lớn diện tích. Ngoài ra còn có một số núi như: núi Bà Đen, núi Chứa Chan,...
- Khu vực Tây Nam Bộ (còn gọi là Đồng bằng sông Cửu Long):
+ Có địa hình bằng phẳng và thấp, nhiều vùng đất ngập nước như: Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Cà Mau.
+ Vùng ven biển có nhiều bãi đất thấp chịu ảnh hưởng mạnh của biển.

Bình luận (0)
TLVHieu
Xem chi tiết
Huy Trần
21 tháng 1 2022 lúc 22:43

câu 1 

hiểu biết của e về nước Mĩ hiện nay

về chính trị: Joe Biden đã lên tổng thống.

kinh tế: do dịch bệnh nên Mĩ đang có xu hướng giảm dần và đã mở các đường dây mua bán với trung quốc.

xã hội: an ninh trật tự vẫn tốt, người dân hầu như đã tiêm phòng bệnh.

Bình luận (0)