Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
27 tháng 5 2017 lúc 12:11

Biện pháp nhân hóa: “ánh trăng im phăng phắc”, ánh trăng được nhân hóa “im phăng phắc” không một lời trách cứ, gợi liên tưởng đến cái nhìn nghiêm khắc mà bao dung, độ lượng của người bạn thủy chung nghĩa tình. Con người có thể lãng quên quá khứ, nhưng quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt.

Đỗ Thanh Tùng
Xem chi tiết
Minh Nhân
6 tháng 2 2021 lúc 7:52

Em tham khảo nhé !!

a.

“Trăng cứ tròn vành vạnh

Kể chi người vô tình

Ánh trăng im phăng phắc

Đủ cho ta giật mình”

b. 

- Từ láy vành vạnh, phăng phắc

- Cuộc sống của con người luôn chảy trôi vô tình, đừng vì quá đắm mình trong cuộc sống thực tại mà lãng quên đi những kí ức đã qua, đó là những kí ức mà chúng ta đã từng trải qua, nó góp phần làm nên con người của thực tại, vì vậy hãy trân trọng để nó luôn sống động trong tâm hồn của mỗi chúng ta.

 

👉Vigilant Yaksha👈
6 tháng 2 2021 lúc 7:56

a) “Trăng cứ tròn vành vạnh

Kể chi người vô tình

Ánh trăng im phăng phắc

Đủ cho ta giật mình”

b) - Từ láy vành vạnh, phăng phắc

-Biệ​n pháp​ tu từ​ là​ nhâ​n hóa​: Ánh trăng im phăng phắc

c) Tham khảo

 Bài thơ“Ánh trăng” của Nguyễn Duy, chúng ta bắt gặp hình ảnh vầng trăng mang ý nghĩa triết lí sâu sắc.Đó chính là đạo lí "uống nước nhớ nguồn”.Con người khi được sống đầy đủ về mặt vật chất thì thường hay quên đi những giá trị tinh thần, quên đi cái nền tảng cơ bản của cuộc sống, đó chình là tình cảm con người.“Ánh trăng” đã đi vào lòng người đọc bao thế hệ như một lời nhắc nhở đối với mỗi người: Nếu ai đã lỡ quên đi, đã lỡ đánh mất những giá trị tinh thần qúy giá thì hãy thức tỉnh và tìm lại những giá trị đó. còn ai chưa biết coi trọng những giá trị ấy thì hãy nâng niu những kí ức quý giá của mình ngay từ bây giờ, đừng để quá muộn
Thanh Yến
Xem chi tiết
Minh Nhân
26 tháng 2 2021 lúc 19:49

Em tham khảo nhé !!

Source : Hoidap247

Khổ thơ đã sử dụng thành công biện pháp ẩn dụ, nhân hóa để nói về vầng trăng tình nghĩa:

- Hình ảnh “trăng cứ tròn vành vạnh” là tượng trưng cho quá khứ nghĩa tình, thủy chung, đầy đặn, bao dung, nhân hậu.

- Hình ảnh nhân hóa “ánh trăng im phăng phắc” mang ý nghĩa nghiêm khắc nhắc nhở, là sự trách móc trong lặng im. Chính cái im phăng phắc của vầng trăng đã đánh thức con người, làm xáo động tâm hồn người lính năm xưa. Con người “giật mình” trước ánh trăng là sự bừng tỉnh của nhân cách, là sự trở về với lương tâm trong sạch, tốt đẹp. Đó là lời ân hận, ăn năn day dứt, làm đẹp con người.

=> Các biện pháp tu từ đã làm tăng giá trị biểu đạt, làm lời thơ giàu sức gợi hình, gợi cảm. Qua đó nhấn mạnh sự vô tâm của con người đối với vầng trăng và cho thấy sự tình nghĩa của vầng trăng trong cuộc đời.

 
Lê Ngọc Mai
Xem chi tiết
Ngọc
25 tháng 12 2016 lúc 9:40

2. ẩn dụ. Trăng như một người bạn nghĩa tình mà nghiêm khắc.

Nguyễn Thảo Nguyên
9 tháng 1 2017 lúc 22:10

1: Ánh trăng im phăng phắc khiến cho ta giật mình nhận ra vẻ đẹp , sự thủy chung của thiên nhien , cũng chính điều đó nhắc nhở ta về đạo lí .

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
15 tháng 2 2017 lúc 16:54

a, Chép thuộc khổ thơ cuối Ánh trăng của Nguyễn Duy (0,5 điểm)

    Trăng cứ tròn vành vạnh

    Kể chi người vô tình

    Ánh trăng im phăng phắc

    Đủ cho ta giật mình

b, Từ láy được sử dụng “vành vạnh”, “phăng phắc” để diễn tả trạng thái của ánh trăng.

Từ láy “vành vạnh”: từ láy tượng hình, gợi lên hình ảnh vầng trăng chung thủy, tròn vạnh, trong sáng. Người đọc liên tưởng tới sự son sắt, trước sau như một, không thay đổi.

Từ láy “phăng phắc” gợi hình ảnh, gợi tả trạng thái, từ láy này bổ sung cho từ “im” gợi tả sự im lặng tuyệt đối, sự âm thầm lặng lẽ, trước sau như một không thay đổi.

→ Sự bao dung âm thầm, lặng lẽ mà cao thượng trước sự thay đổi của con người.

Biện pháp tu từ được sử dụng:

Biện pháp nhân hóa: Ánh trăng, vầng trăng lúc này trở thành con người sống động, có cảm xúc, có cách hành xử. Ánh trăng vừa bao dung, độ lượng vừa nghiêm khắc.

c, Thái độ sống:

- Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy, hình ảnh vầng trăng mang ý nghĩa triết lý sâu xa. Con người khi được sống trong đầy đủ vật chất thì thường lãng quên đi giá trị nền tảng cơ bản của cuộc sống

- Bài thơ nhắc nhở con người cần biết trân trọng quá khứ, trân trọng những điều đã qua. Bài thơ nhắc con người về đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Nếu như ai lỡ quên, lỡ đánh mất những giá trị tinh thần quý giá thì cần thức tỉnh, hối lỗi, sự hối lõi, ăn năn và sửa đổi cũng là điều đáng quý.

Dương Hồng Nhung
Xem chi tiết
Dương Hồng Nhung
30 tháng 3 2022 lúc 17:27

Đoạn văn trích trong văn bản nhưng sao thầy chưa kể nha các bạn

Nguyễn Quang Minh
30 tháng 3 2022 lúc 17:31

câu hỏi tu từ  =)

Phụng 7/5 Vương Thiếu
Xem chi tiết
Bảo Nguyễn
17 tháng 11 2021 lúc 12:56

2 câu trên dùng phép so sánh. Biện pháp giúp thể hiện sự quan trọng và không thể thiếu trong cuộc sống của người mẹ trong cuộc đời nhân vật, cũng như mặt trời, mặt trăng không thể thiếu đối với sự tồn tại của nhân loại.

công đốp
Xem chi tiết
minh nguyet
12 tháng 2 2022 lúc 19:35

Em tham khảo:

Nguồn: Hoidap247

Biện pháp nt tu từ là :

-điệp ngữ :'ta', 'đâu'

-Sử dụng câu hỏi tu từ:

+Ta say mồi ...trăng tan

+Tiếng chim....tưng bừng

+Ta lặng ... đổi mới

+Để ta ...bí mật

=>Bộc lộ nỗi nhớ tha thiết của con hổ

-Nhân hóa :'ta'

=>Giúp hình ảnh chú hổ trở lên gần gũi, thân thuộc

-Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác :'uống ánh trăng tan'

giấc ngủ ta từng bưng':muốn ns những âm thanh vui nhộn ,nhịp nhàng trong rừng đã khiến cho chú hổ tỉnh giấc

-Câu cảm thán : ''Than ôi!''

=>tác dụng :thể hiện sự tiếc nuối khôn nguôi của con hổ đòng thời đó cũng là nỗi niềm của người dan lúc bấy giờ

Nguyễn Đức Phúc
Xem chi tiết
Sad boy
1 tháng 7 2021 lúc 14:47

THAM KHẢO

a.Phép tu từ
- Phép tu từ nhân hóa: « Trăng nhòm”, điệp từ “ ngắm”
b. Giá trị các biện pháp tu từ trong câu thơ trên:
- Nghệ thuật nhân hóa: Trăng được nhân hóa có khuôn mặt và ánh mắt như con người. Người và trăng đều chủ động tìm đến giao hòa cùng nhau. Điều đó cho thấy Bác Hồ và trăng hết sức gắn bó, thân thiết, trở thành tri âm, tri kỷ từ lâu...
- Nghệ thuật điệp từ: Từ “ ngắm” được điệp lại hai lần, nghệ thuật đối xứng nhấn mạnh hình ảnh trăng và người. Đó là tư thế ngắm trăng tuyệt đẹp, hướng tới cái đẹp của cuộc đời

Tham khảo

biện pháp tu từ : điệp ngữ và nhân hóa

 BP nhân hóa : Trăng được nhân hóa có khuôn mặt và ánh mắt như con người. Người và trăng đều chủ động tìm đến giao hòa cùng nhau. Điều đó cho thấy Bác Hồ và trăng hết sức gắn bó, thân thiết, trở thành tri âm, tri kỷ từ lâu

BP điệp từ : ngắm” được điệp lại hai lần, nghệ thuật đối xứng nhấn mạnh hình ảnh trăng và người

giá trị : Trăng được nhân hóa có khuôn mặt và ánh mắt như con người. Người và trăng đều chủ động tìm đến giao hòa cùng nhau. Điều đó cho thấy Bác Hồ và trăng hết sức gắn bó, thân thiết, trở thành tri âm, tri kỷ từ lâu 

Ħäńᾑïě🧡♏
1 tháng 7 2021 lúc 14:54

Tham khảo:

a.Phép tu từ
- Phép tu từ nhân hóa: « Trăng nhòm”, điệp từ “ ngắm”
b. Giá trị các biện pháp tu từ trong câu thơ trên:
- Nghệ thuật nhân hóa: Trăng được nhân hóa có khuôn mặt và ánh mắt như con người. Người và trăng đều chủ động tìm đến giao hòa cùng nhau. Điều đó cho thấy Bác Hồ và trăng hết sức gắn bó, thân thiết, trở thành tri âm, tri kỷ từ lâu...
- Nghệ thuật điệp từ: Từ “ ngắm” được điệp lại hai lần, nghệ thuật đối xứng nhấn mạnh hình ảnh trăng và người. Đó là tư thế ngắm trăng tuyệt đẹp, hướng tới cái đẹp của cuộc đời.