Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
6 tháng 8 2023 lúc 18:10

Một số mô hình chăn nuôi ở địa phương em đã đáp ứng được yêu cầu về quản lí chất thải và bảo vệ môi trường theo tiêu chuẩn VietGAP

 
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
6 tháng 8 2023 lúc 18:47

Tham khảo:
Bước 1: Thu gom, tập kết chất thải chăn nuôi (có thể bổ sung phụ phẩm trồng trọt) và bố trí đống ủ
Bước 2: Bổ sung chế phẩm, độ ẩm. Đảo trộn lần 1. Chất thành đống ủ. Phủ bạt che mưa, nắng
Bước 3: Sau 20 ngày thì đảo trộn lần 2, phủ bạt che mưa nắng
Bước 4: 15 - 20 ngày sau có thể đưa ra sử dụng bón cho cây

Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
25 tháng 8 2023 lúc 14:59

Một số biện pháp phổ biến trong xử lí chăn nuôi:

Khí sinh học (biogas) và hồ sinh học: Chất thải chăn nuôi (phân, nước tiểu, nước rửa chuồng, nước tắm vật nuôi,...) được đưa về hầm, túi hoặc hồ lên men để thực hiện quá trình lên men kị khí. Quá trình lên men kị khí sẽ phân giải các chất hữu cơ thành khí sinh học, đồng thời tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh cho con người và vật nuôi. Khí sinh học tạo ra sẽ được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như làm chất đốt, chạy máy phát điện,... Chất thải sau hầm biogas có thể được sử dụng làm phân bón. Nước thải sau biogas có thể sử dụng để tưới cho cây trồng hoặc đưa về hồ sinh học tiếp tục xử lí và tái sử dụng trong trang trại chăn nuôi. Phương pháp này phù hợp với hệ thống chăn nuôi có sử dụng nước để dội chuồng, tắm, làm mát cho gia súc.

Ủ phân compost: Ủ phân compost là quá trình quá trình chuyển đổi các chất thải hữu cơ trong chăn nuôi (phân vật nuôi, chất độn chuồng,...) thành phân bón hữu cơ giàu dinh dưỡng sử dụng trong trồng trọt. Thông qua quá trình ủ, các chất hữu cơ trong chất thải chăn nuôi được phân huỷ nhờ hoạt động lên men của vi sinh vật. Bên cạnh đó, nhiệt độ đống ủ có thể đạt đến 70oC nên hầu hết các mầm bệnh sẽ bị tiêu diệt. Phương pháp ủ được sử dụng chủ yếu đối với chất độn chuồng và phân của động vật.

Xử lí nhiệt: Phương pháp xử li nhiệt (đốt) sử dụng nhiệt độ cao trong các lò đốt để làm giảm kích thước chất thải cho khâu xử lí tiếp theo. Đốt chất thải rắn có độ an toàn dịch bệnh cao, đảm bảo diệt được cả bào tử của vi khuẩn. Phương pháp này khá đơn giản, dễ áp dụng. Năng lượng phát sinh trong quá trình đốt có thể tận dụng cho các lò hơi, lò sưởi hoặc các ngành công nghiệp cần nhiệt. 

Lọc khí thải: Không khí trong chuồng nuôi thường chứa bụi, ammonia và các hợp chất gây mùi. Khi vật nuôi được nuôi trong hệ thống chuồng kín, không khí trong chuồng được lọc bụi, mùi và ammonia trước khi xả thải ra ngoài. Việc giảm thiểu các khí gây mùi trong không khí có thể thực hiện bằng các kĩ thuật tách khí như hấp thụ khí gây mùi bằng các chất hấp thụ thể lỏng, thể rắn và hoá lỏng khí. Tuy vậy, các giải pháp này thường có chi phí cao.

Liên hệ với thực tiễn xử lí chất thải chăn nuôi ở gia đình, địa phương em: Địa phương em thường xuyên áp dụng khí sinh học (biogas) và ủ phân compost để xử lí chất thải chăn nuôi.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
25 tháng 8 2023 lúc 13:02

Nội dung đã thực hiện đúng quy trình VietGAP:

- Chuẩn bị chuồng trại và thiết bị chăn nuôi.

- Chuẩn bị con giống.Nuôi dưỡng và chăm sóc.

Nội dung chưa đạt theo tiêu chuẩn VietGAP:

- Quản lí dịch bệnh.

- Quản lí chất thải và môi trường.

- Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy xuất nguồn gốc.

- Kiểm tra nội bộ.

Đề xuất một số biện pháp để xây dựng mô hình chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP:

- Xây dựng hầm biogas để xử lí phân chuồng, tạo nguồn chất đốt.

- Di chuyển chuồng nuôi ra xa khu vực nhà ở.

- Di chuyển khu chăn nuôi xa chợ, tránh ô nhiễm và ảnh hưởng tới người dân.

- Quán triệt, nhắc nhở về ý thức và việc tuân thủ quy định của chính quyền địa phương.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
6 tháng 8 2023 lúc 19:01

Tham khảo:
Bước 1: Thu thập chất thải
- Chất thải trong chăn nuôi bao gồm phân, nước thải và các chất thải khác từ quá trình sản xuất. Chúng được thu thập và đưa vào bể phân để tiến hành xử lý.
Bước 2: Xử lý chất thải bằng công nghệ phân hủy sinh học
- Chất thải được đưa vào bể phân để tiến hành xử lý bằng công nghệ phân hủy sinh học. Trong quá trình này, vi khuẩn trong bể phân sẽ phân hủy chất thải và tạo ra khí methane (CH4) và carbon dioxide (CO2). Khí methane được thu thập và sử dụng làm nhiên liệu cho máy phát điện hoặc làm nhiên liệu đốt để sưởi ấm cho nhà ở hoặc các công trình khác.
Bước 3: Lọc và lưu trữ chất thải còn lại
- Sau khi qua quá trình phân hủy sinh học, chất thải còn lại được lọc và lưu trữ trong bể lọc để loại bỏ các tạp chất và giữ cho nước không bị ô nhiễm. Bước 4: Sử dụng phân hữu cơ
-  Phân sau khi qua quá trình phân hủy sinh học có chứa nhiều chất dinh dưỡng và được sử dụng làm phân bón hữu cơ cho cây trồng. Điều này giúp tăng cường sinh sản cây trồng và giảm sử dụng phân bón hóa học, giảm chi phí sản xuất cũng như giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
6 tháng 8 2023 lúc 18:01

Bước 1: Chuẩn bị chuồng trại và thiết bị chăn nuôi

Bước 2: Chuẩn bị con giống

Bước 3: Nuôi dưỡng và chăm sóc

Bước 4: Quản lí dịch bệnh

Bước 5: Quản lí chất thải và bảo vệ môi trường

Bước 6: Lưu trữ hồ sơ và kiểm tra nội bộ

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
6 tháng 8 2023 lúc 19:16

Tham khảo:
Cấu tạo:
Bể điều áp
Khu chứa khí
Phần váng
Phần sinh khí
Chất lơ lửng
Chất lắng cặn
Hoạt động của hệ thống biogas: Chất thải chăn nuôi được đưa vào bể phân hủy để phân hủy bởi vi sinh vật trong điều kiện thiếu ôxy.
Quá trình phân hủy sinh ra khí methane và các khí khác như carbon dioxide, nitrogen, hydrogen sulfide và hơi nước. Biogas chứa khoảng 60-70% khí methane, là nguồn năng lượng thay thế cho nhiên liệu hóa thạch.
Biogas được thu thập bằng hệ thống ống dẫn và lưu trữ trong hệ thống lưu trữ.
Biogas có thể được sử dụng để nấu ăn, làm nóng nước, phát điện hoặc đốt nhiên liệu trong lò sưởi, giúp giảm thiểu việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch và giảm khí thải ra môi trường.
Phần còn lại của chất thải sau khi phân hủy có thể được sử dụng làm phân bón hữu cơ cho nông nghiệp

Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
25 tháng 8 2023 lúc 10:46

Chất thải chăn nuôi nếu không được thu gom, xử li tốt sẽ gây ra ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và chất lượng sản phẩm chăn nuôi. Nhờ ứng dụng công nghệ cao như công nghệ biogas, việc xử lí chất thải chăn nuôi đã đạt hiệu quả cao, giảm thiểu đáng kể ô nhiễm môi trường, mang lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Minh Lệ
23 tháng 3 2023 lúc 23:27

Quá trình xử lí nước thải bằng phương pháp bùn hoạt tính 

- Nước thải xử lí sơ cấp cho vào bể sục không khí

- Nước qua bể lắng có chưa bùn hoạt tính

- Nước sạch được đưa ra ngoài và bùn hoạt tính  được đưa trở lại làm giống cùng nước thải sử lí sơ cấp. 

 - Bùn thừa được phân giải yếm khí

Quá trình xử lí nước thải bằng bể UASB

- Nước được bơm vào bể qua hệ thống ống phun nước thải

- Nước thải được xử lý bằng bùn than hoạt tính

- Khí thải được thu bằng tấm chắn khí.

- Nước thải đã được xử lí được đưa ra ngoài.