Vẽ hình, mô tả hình dạng tế bào khí khổng.
Cấu tạo của một khí khổng có đặc điểm
(1) Mỗi khí khổng có hai tế bào hình hạt đậu xếp úp vào nhau.
(2) Mỗi tế bào của khí khổng có chứa rất nhiều lục lạp.
(3) Tế bào khí khổng có vách dày mỏng không đều, thành trong sát lỗ khí dày hơn nhiều so với thành ngoài.
(4) Các tế bào hạt đậu của khí khổng xếp gần tế bào nhu mô của lá.
Hai đặc điểm cấu tạo quan trọng phù hợp với chức năng đóng mở của khí khổng là
A. I, II
B. III, IV
C. I, IV.
D. I, III
Quan sát và mô tả sự khác nhau về cấu tạo giữa tế bào nhân sơ và nhân thực.
Chuẩn bị: Hình 19.2: cấu tạo tế bào nhân sơ (vi khuẩn) và hình tế bào nhân thực (động vật).
Quan sát và vẽ: Dựa vào hình ảnh hai tế bào đã chuẩn bị, hãy vẽ ra giấy hình dạng và cấu tạo của mỗi tế bào, ghi lại những đặc điểm đáng chú ý.
So sánh và trình bày: Nói về cấu tạo của mỗi loại tế bào. So sánh sự khác nhau và giống nhau về cấu tạo giữa tế bào nhân sơ và nhân thực.
So sánh sự giống và khác nhau giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực:
SS | Tế bào nhân sơ | Tế bào nhân thực |
Giống | - Đều có cấu tạo từ ba thành phần chính là: màng tế bào, tế bào chất, nhân hoặc vùng nhân | |
Khác | - Nhân không có màng bao bọc - Chưa có hệ thống nội màng - Các bào quan chưa có màng bao bọc | - Nhân có màng bao bọc - Có hệ thống nội màng - Các bào quan đã có màng bao bọc |
/ Mô tả hình dạng, kích thước của các loại tế bào
Tế bào nấm men :
Tế bào vi khuẩn E.coli :
Tế bào hồng cầu ở người
Tham khảo
Tế bào | Hình dạng | Kích thước |
Tế bào xương | Hình sao | Chiều rộng khoảng 5 – 20 micromet |
Tế bào vi khuẩn E.coli | Hình que | Chiều dài khoảng 2 mỉcromet
Quảng cáo
Chiều rộng khoảng 0,25 – 1 mỉcromet |
Tế bào nấm men | Hình tròn | Chiều dài khoảng 6 mỉcromet
Chiều rộng khoảng 5 mỉcromet |
Tế bào biểu bì vảy hành | Hình ngũ giác | Chiều dài khoảng 200 mỉcromet
Chiều rộng khoảng 70 mỉcromet |
Tế bào hồng cầu ở người | Hình cầu | Đường kính khoảng 7 mỉcromet |
Tế bào thần kinh ở người | Hình dây | Chiều dài khoảng 13 – 60 mỉcromet (có thể dài đến 100 cm)
Chiều rộng khoảng1 – 30 micromet |
Tế bào nấm mem:
- Hình dang: hình tròn
- Kích thước: chiều dài khoảng 6 micromet, chiều rộng khoảng 5 micromet
Tế bào vi khuẩn E.coli:
- Hình dạng: hình que
- Kích thước: chiều dài khoảng 2 micromet, chiều rộng khoảng 0,25-1 micromet
Tế bào hồng cầu ở người:
- Hình dạng: hình cầu
- Kích thước: đường kính khoảng 7 micromet
Quan sát Hình 34.3, mô tả sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào.
Tham khảo!
Ở phổi và các tế bào trong cơ thể, chất khí được trao đổi theo cơ chế khuếch tán:
- Trao đổi khí ở phổi: O2 được khuếch tán từ phế nang đi vào máu trong mao mạch phổi và CO2 từ máu trong mao mạch phổi đi ra phế nang.
- Trao đổi khí ở tế bào: O2 được khuếch tán từ máu trong mao mạch cơ thể vào các tế bào và CO2 từ trong các tế bào vào máu trong mao mạch cơ thể.
1. Tại sao tế bào có hình dạng khác nhau? 2. Máu ( gồm huyết tương, các tế bào máu ) thuộc mô gì? Vì sao lại xếp vài mô đó? 3. Hình dạng, cấu tạo tế bào cơ vân, tim giống, khác nhau ở điểm nào? 4. Tế bào cơ trơn có hình dạng, cấu tạo ntn?
1. Trong quá trình phát triển phôi, các phôi bào có sự phân hóa để hình thành các cơ quan khác nhau thực hiện các chức năng khác nhau nên tế bào có cấu tạo, hình dạng, kích thước khác nhau.
2. Máu thuộc mô liên kết. Vì máu có thành phần cấu tạo của mô liên kết đó là các tế bào nằm rải rác trong cơ thể, có chức năng đệm.
3. <Giống nhau> tế bào cơ tim cũng có vân giống cơ vân
<Khác nhau> tế bào cơ tim tạo thành cơ tim, tế bào phân nhánh, có 1 nhân.
tế bào cơ vân, gắn với xương, tế bào có nhiều nhân, có vân ngang.
4. Tế bào cơ trơn có hình thoi đầu nhọn và chỉ có 1 nhân.
Quan sát hình 25.4, mô tả hoạt động đóng, mở khí khổng.
Tham khảo
-Khi tế bào khí khổng hút nhiều nước thì khí khổng mở rộng làm tăng cường thoát hơi nước.
-Khi tế bào khí khổng bị mất nước thì khí khổng sẽ đóng lại giảm thoát hơi nước.
-Khí khổng của thực vật thường mở khi được chiếu sáng và thiếu carbon dioxide
Dựa vào kiến thức đã học ở Bài 6, hãy mô tả lại cấu tạo của thành tế bào thực vật. Từ đó, giải thích tại sao thành tế bào có chức năng quy định hình dạng và bảo vệ tế bào.
- Cấu tạo thành tế bào thực vật: Thành tế bào thực vật được cấu tạo chủ yếu từ cellulose (ngoài ra còn có pectin và protein). Trong đó:
+ Các phân tử glucose liên kết với nhau bằng liên kết β 1 – 4 glycosidic tạo thành một phân tử cellulose hình sợi dài.
+ Các phân tử cellulose hình sợi dài liên kết với nhau bằng các liên kết hydrogen xếp song song nhau hình thành bó sợi sơ cấp được gọi là micel.
+ Nhiều bó sợi sơ cấp (micel) sắp xếp thành từng nhóm sợi nhỏ dạng que thẳng gọi là vi sợi.
+ Tập hợp các vi sợi tạo nên thành tế bào thực vật.
- Thành tế bào có chức năng quy định hình dạng và bảo vệ tế bào vì: Với cấu trúc như trên, thành tế bào có tính vững chắc, chống lại được các tác động nhất định của các yếu tố bên ngoài.
Quan sát hình 23.3, mô tả cấu tạo khí không. Chức năng khí khổng là gì?
-Cấu tạo:
+Mỗi khí khổng có hai tế bào hình hạt đậu áp sát vào nhau.
+Các tế bào hạt đậu có thành trong dày, thành ngoài mỏng tạo thành một khe hở(lỗ khí) giữa hai tế bào hạt đậu
-Chức năng: thực hiện quá trình trao đổi khí và thoát hơi nước cho cây
Quan sát tế bào lá cây bằng kính hiển vi quang học:
a) Trình bày các thao tác trước khi tiến hành quan sát.
b) Mô tả hình dạng các tế bào lá cây mà em nhìn thấy.
a) Các thao tác trước khi tiến hành quan sát.
- Bước 1: Chọn vật kính thích hợp (10x, 40x hoặc 100x) tùy theo chiếc lá quan sát.
- Bước 2: Điều chỉnh ánh sáng cho thích hợp với vật kính.
- Bước 3: Đặt tiêu bản lên bàn kính, dùng kẹp để giữ tiêu bản. Vặn ốc theo chiều kim đồng hồ để hạ vật kính quan sát gần vào tiêu bản.
- Bước 4: Mắt nhìn vào thị kính, vặn ốc to theo chiều ngược lại để đưa vật kính lên từ từ, đến khi nhìn thấy tế bào lá cây.
- Bước 5: Vặn ốc nhỏ thật chậm, đến khi nhìn thấy tế bào lá cây rõ nét.
b) Học sinh quan sát chiếc là và mô tả hình dạng các tế bào lá cây mà em nhìn thấy.
Ví dụ hình dạng tế bào của 1 lá cây: Sau đó dùng kính lúp quan sát lá gai, ta thấy lá có gân hình mạng.