Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
25 tháng 11 2023 lúc 21:18

- Hai dòng thơ đầu cho thấy tâm trạng nuối tiếc khi những kỉ niệm đã ra đi.

Thảo Phương
Xem chi tiết

- Sáu dòng thơ đầu: Niềm xót thương cho số kiếp hồng nhan bé mọn, hẩm hiu, bất hạnh của nàng Tiểu Thanh.

- Hai dòng thơ cuối: Niềm xót thương cho bản thân (Tố Như) và nỗi mong mỏi có bạn tri âm, ít ra là trong hậu thế có thể thấy hiểu nỗi lòng.

=> Nội dung giữa sáu dòng thơ đầu và hai dòng thơ cuối có mối liên hệ bền chặt. Tác giả trông người lại ngẫm đến ta, thấy càng “thương người” thì càng “thương mình”. Cụm từ “ngã tự cư” trong dòng thơ thứ sáu là cái bản lề giữa hai phần của bài thơ.

=> Tâm sự của Nguyễn Du và thời đại của ông: Nguyễn Du bất an, bơ vơ giữa dòng đời nhiều thăng trầm, loạn lạc, không biết thế thời đâu là đúng, đâu là sai. Lời tâm sự của ông ẩn chứa bao mỗi bi thương của thời đại. Nguyễn Du khóc thương nàng Tiểu Thanh, cũng chính là khóc thương cho chính mình.

vũ bảo châu
Xem chi tiết
Ninh Nguyễn StU
21 tháng 5 2023 lúc 9:09

Qua hai dòng thơ Chỉ còn truyện cổ thiết tha – Cho tôi nhận mặt cha ông của mình tác giả muốn diễn tả ý: Từ xưa đến nay, từ quá khứ đến hiện tại là một kkhoảng cách thời gian dằng dặc. Các truyện cổ dân gian thực sự là cái cầu nối quá khứ với hiện tại. Qua truyện cổ, người đọc thời nay hiểu được cha ông ngày xưa, cụ thể hiểu được đời sống vật chất và tinh thần, tâm hồn và tính cách, phong tục tập quán và các quan niệm đạo đức... của cha ông ngày xưa. Hình ảnh của cha ông ngày xưa in dấu khá rõ trong các truyện cổ dân gian. Vì vậy, có thể nói truyện cổ đã giúp chúng ta nhận biết được gương mặt của các cha ông ngày xưa.

Luu Ng PLinh [Raewoo]
26 tháng 5 2023 lúc 14:33

Qua hai dòng thơ Chỉ còn truyện cổ thiết tha – Cho tôi nhận mặt cha ông của mình tác giả muốn diễn tả ý: Từ xưa đến nay, từ quá khứ đến hiện tại là một kkhoảng cách thời gian dằng dặc. Các truyện cổ dân gian thực sự là cái cầu nối quá khứ với hiện tại. Qua truyện cổ, người đọc thời nay hiểu được cha ông ngày xưa, cụ thể hiểu được đời sống vật chất và tinh thần, tâm hồn và tính cách, phong tục tập quán và các quan niệm đạo đức... của cha ông ngày xưa. Hình ảnh của cha ông ngày xưa in dấu khá rõ trong các truyện cổ dân gian. Vì vậy, có thể nói truyện cổ đã giúp chúng ta nhận biết được gương mặt của các cha ông ngày xưa.

dong ngoc
Xem chi tiết
minh nguyet
2 tháng 8 2021 lúc 20:24

Ý nghĩa: Tiếng thơ của thầy hay, truyền cảm làm cho mọi vật trở nên đẹp và tươi tốt hơn. Khiến cho cuộc sống thêm ý nghĩa và thú vị hơn.

Minh Tâm Lê
Xem chi tiết
👉Vigilant Yaksha👈
29 tháng 12 2020 lúc 19:21

b) “Quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người”:- Với cách hiểu như trên thì thấy tình quê hương đất nước có ý nghĩa to lớn trong nhân cách một con người.- Đối với tuổi trẻ, hai câu thơ cảnh tỉnh những kẻ không nhớ quê hương, cội nguồn và nhấn mạnh phải chăm lo bồi đắp tình cảm quê hương như đã nêu. Không nên chỉ chăm lo bồi dưỡng trí tuệ, sức khỏe, vật chất,...(Có thể nêu dẫn chứng về số phận của những kẻ phản bội quê hương, đất nước).

Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
2 tháng 10 2023 lúc 20:13

Hai câu thơ là lời dặn dò của thế hệ trước đối với thế hệ sau, rằng dù có đi đâu về đâu thì cũng không được quên gốc gác cội nguồn nơi mình đã sinh ra và lớn lên.

NLCD
Xem chi tiết
Dark_Hole
16 tháng 2 2022 lúc 9:04

Tham khảo:

Câu 1: "sang" nghĩa là sang trọng, cao sang. một cách nói, một lối sống một quan niệm nhân sinh và ứng xử tuyệt đẹp. vượt lên trên gian khổ, khắc nghiệt là sang. chỉ có cháo bẹ rau măng, chỉ có bàn đá chông chênh mà vẫn sang, sang vì tin tưởng lạc quan về con đường cách mạng đánh Nhật đuổi Tây nhất định thắng lợi. sang vì lí tưởng, vì đời sống tinh thần lạc quan,tâm hồn phong phú, ung dung tự tại

Câu 2: Bác nói như thế không phải là nêu lên cái thiếu thốn mà để thể hiện sự mong muốn được thưởng thức trọn vẹn cái đẹp. – Qua hai câu đầu, em thấy Bác không chỉ là một người Cách mạng, người chiến sĩ mà còn là một người nghệ sĩ đích thực.

Chúc em học tốt

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
5 tháng 12 2019 lúc 5:46

Em hiểu hai dòng thơ cuối bài.

Biết bao điều lạ từ bàn tay cô

Có ý nghĩa như sau: Cô giáo là người rất khéo tay, có khả năng sáng tạo. Hai bàn tay cô đã làm ra nhiều dụng cụ học tập, đã vẽ nên nhiều bức tranh minh hoạ làm cho học sinh rất thích thú, rất say mê. Hai bàn tay khéo léo như có phép màu của cô đã giúp các em cảm nhận được cảnh tượng bát ngát của trời xanh, biển biếc. Nội dung: Ca ngợi bàn tay kì diệu của cô giáo. Cô đã tạo ra biết bao điều lạ từ đôi bàn tay khéo léo của mình.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
7 tháng 1 2019 lúc 2:35

Hai câu cuối bài ý nói truyện cổ chính là lời răn dạy của ông cha ta về lẽ sống, về tình thương, về nhân cách, về đức độ, sự cần cù, lòng nhân ái,… cho đời sau rèn luyện để có được những đức tính ấy

Nội dung: Ngợi ca ý nghĩa to lớn và những bài học về đạo lí làm người chứa trong kho tàng truyện cổ dân gian của nước nhà.