Những câu hỏi liên quan
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
23 tháng 11 2023 lúc 21:33

- Ở đoạn 1, lời văn ở đoạn này gần với kịch.

- Bởi cấu trúc đoàn văn chủ yếu là lời đối thoại giữa hai nhân vật Đăm Săn, Mtao Mxây.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
21 tháng 10 2019 lúc 2:40

Các nhân vật được miêu tả chủ yếu qua hành động, ngôn ngữ, cử chỉ

Truyện Lục Vân Tiên gần với truyện dân gian (truyền thuyết, cổ tích, truyện thơ Nôm bình dân…), kể theo trình tự thời gian

+ Nhân vật có sự nhất quán trong tính cách từ đầu đến cuối truyện

+ Truyện theo motip ở hiền gặp lành

+ Thể hiện khao khát về công bằng, chân lí

Bình luận (0)
Diễm Ngọc
Xem chi tiết
nthv_.
30 tháng 9 2021 lúc 16:25

Tham khảo:

Sau khi đọc câu chuyện "Chuyện người con gái nam xương ", xuyên suốt câu chuyện đã cho độc giả thấy một người phụ nữ hồng nhan nhưng bạc phận, tốt đẹp biết bao nhưng cuối cùng cúng phải chết, phải tự tự để phá giải nỗi hàm oan không được quyền nói ấy.  (câu ghép) Và nguyên nhân chủ yếu cũng như trực tiếp đã gây ra cái chết của Vũ Nương đó là do Trương Sinh chồng nàng là một kẻ hồ đồ, vũ phu, hay ghen, đa nghi. Dù biết vợ nết na thủy chung vẫn luôn đề phòng quá mức, trước lời nói ngây thơ của bé Đản: "Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít" mà đã vu oan, không cho Vũ Nương cơ hội giải thích, chính điều ấy đã khiến Vũ Nương phải tự tử để chứng minh sự trong sạch của mình. (câu dẫn trực tiếp) Ngoài ra thì nỗi oan ấy cũng là do chiến tranh phong kiến phi nghĩa khiến nhiều người phải rời mái ấm gia đình, chiến tranh đã chia cắt vợ chồng cha con, gây nên những hiểu lầm mà Vũ Nương phải gánh chịu, do trò đùa chỉ vào bóng của nàng và lời nói ngây thơ của bé Đản. Nếu suy xét sâu ca cho cùng thì cũng chính tại xã hội phong kiến nam quyền thối nát, bất công coi trọng quyền uy của người giàu và người đàn ông trong gia đình. Cuộc hôn nhân của Vũ Nương ngay từ đầu đã chênh lệch về giai cấp, về khoảng cách giàu nghèo, về tính cách của Vũ Nương và Trương Sinh.Và từ đó đõ tạo nên một bi kịch cho nàng, bi kịch ấy đã vượt ra khỏi bi kịch gia đình, là bi kịch của một lớp người trong xã hội. Cái chết của Vũ Nương là lời tố cáo mạnh mẽ, đanh thép với chế độ phong kiến đương thời. Qua đó thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Dữ.

Bình luận (4)
datcoder
Xem chi tiết
Người Già
15 tháng 10 2023 lúc 23:50

a. Câu văn đầu tiên khẳng định trong nhà, bố là người gần gũi nhất với bạn nhỏ.

b. Các việc làm:

- Thể hiện sự quan tâm, chăm sóc của bố với bạn nhỏ:

+ Đọc truyện cho bạn nhỏ nghe, cùng bạn nhỏ vẽ tranh, xếp hình.

+ Dẫn bạn nhỏ đi nhà sách, thăm vườn thú, ra ngoại ô.

+ Tặng bạn nhỏ một chiếc chuông gió có những quả chuông bằng men sứ xanh bóng,...

+ Luôn mong bạn nhỏ có tiếng cười trong trẻo

- Nói lên tình cảm của bạn nhỏ đối với bố: tự tay làm tặng bố một món quà, một tấm thiệp xinh xắn, mong bố luôn mạnh khỏe.

c. Câu cuối đoạn văn bày tỏ cảm xúc, tình cảm của bạn nhỏ với bố.

Bình luận (0)
Đinh Diễm Quỳnh
Xem chi tiết
nguyenngocquynhmai
7 tháng 3 2016 lúc 20:13

cần j chứ 

 

Bình luận (0)
Đinh Diễm Quỳnh
7 tháng 3 2016 lúc 20:14

Sao lại k cần

 

Bình luận (0)
Ngô Thanh Hồng
7 tháng 3 2016 lúc 21:51

Ở một vùng quê nọ, có một bác nông dân có trồng trong  mảnh vườn  nhỏ của mình một đóa hồng nhung và một khóm khoai lang . Đóa hồng rất xinh đẹp , nở hoa đỏ rực đầy sức sống và có mùi thơm quyến rũ nên được bác nông dân chăm sóc rất cẩn thận . Còn khóm khoai lang thì rất giản dị và thường phải gồng mình tự đi kiếm ăn vì bác nông dân nọ rất ít quan tâm đến khóm khoai . Đóa hồng rất  kiêu căng và thường hay giễu cợt khóm khoai vì khoai không thể nở hoa đẹp như nó và không được bác nông  dân nâng niu , chăm sóc . Vào những ngày hè nóng bức , bác nông dân có công việc phải đi xa . Ở nhà , đóa hoa hồng tươi đẹp không còn nữa mà thay vào đó là một bông hoa héo rũ vì không có ai chăm bón cho cây. Còn khóm khoai thì vẫn xanh tốt vì bình thường nó đã phải tự mình kiếm ăn . ...( bạn tự viết nốt đoạn kết nhé )

Bình luận (0)
Hà Quang Minh
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
20 tháng 12 2023 lúc 20:55

a) 

* Đoạn 1:

- Yếu tố hình thức nghệ thuật đã được xác định để phân tích, đánh giá trong đoạn trích số 1 là: Bút pháp hiện thực

- Tác giả đã chỉ ra tác dụng của yếu tố hình thức ấy trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa là:

+ Điều đó được thể hiện trong việc xây dựng các nhân vật, chia thành hai phe: chính thống và phản nghịch, đều rất thực

- Đoạn từ đầu đến “đều thực” là đoạn tập trung nêu cảm nhận, đánh giá của người viết và phần còn lại chủ yếu sử dụng thao tác phân tích.

* Đoạn 2:

- Yếu tố hình thức nghệ thuật đã được xác định để phân tích, đánh giá trong đoạn trích số 2 là: dùng cái động để gợi cái tĩnh

- Tác giả đã chỉ ra tác dụng của yếu tố hình thức ấy trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa là: 

+ Giúp cảm xúc của Nguyễn Khuyến được tiết chế, giấu kín

+ Lối thế hiện ấy giữ cho tình nồng mà lời vẫn đạm

- Từ đầu đến “bao nhiêu xa vắng của thiên không” chủ yếu sử dụng thao tác phân tích và đoạn còn lại tập trung nêu cảm nhận, đánh giá của người viết

- Sự khác nhau giữa phân tích và đánh giá trong hai đoạn trích trên là:

+ Ở đoạn 1 thì người viết tập trung nêu cảm nhận, đánh giá trước rồi mới đi vào phân tích

+ Còn ở đoạn 2 thì người viết phân tích xong mới nêu cảm nhận, đánh giá của mình.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
28 tháng 11 2017 lúc 17:13

Tình huống truyện độc đáo:

- Hai nhân vật Huấn Cao và quản ngục, bình diện xã hội đối lập nhau. Một người là tử tù một người là quan quản ngục- đại diện cho trật tự xã hội. Ở họ có chung tâm hồn nghệ sĩ, yêu cái đẹp nên họ trở thành tri kỉ, tri âm của nhau. Tạo dựng tình huống éo le khi để họ gặp nhau giữa chốn ngục tù, tối tăm nhơ bẩn, tác giả tạo nên cuộc kì ngộ đáng nhớ và kì lạ

- Tác dụng:

+ Làm nổi bật trọn vẹn vẻ đẹp về nhân cách, tài năng của Huấn Cao

+ Làm sáng tỏ tấm lòng “biệt nhỡn nhân tài” của quản ngục

+ Chủ đề tác phẩm từ đó cũng được thể hiện

Bình luận (0)
datcoder
Xem chi tiết
Người Già
4 tháng 10 2023 lúc 0:09

Gợi ý 

     Được sự giúp đỡ của bà tiên, Tin-tin và Mi-tin đến thăm Vương quốc tương lai. Trước tiên hai bạn đến thăm Công xưởng xanh. Ở đây sản xuất các loại máy móc, thuốc men cho thế giới tương lai do các em bé sắp ra đời sáng chế. Tin-tin trông thấy một cái máy như đôi cánh xanh, cậu lấy làm thắc mắc thì được em bé thứ nhất cho biết em dùng máy đó để chế tạo một vật làm cho con người hạnh phúc. Mi-tin chỉ cảm nhận hạnh phúc khi ăn. Cái tính háu ăn làm cậu ta hỏi liền xem vật đó ăn có ngon không, có ồn ào không? Em bé thứ nhất mời hai bạn xem vật đó và cho biết nó không ồn ào gì cả. Tin-tin háo hức đòi xem nhưng chưa kịp xem thì em bé thứ hai chen vào. Em bé ấy muốn cho hai bạn xem sáng chế của mình: đó là ba mươi vị thuốc trường sinh đặt ở những cái lọ xanh. Đặc biệt là em bé thứ ba mang theo một thứ ánh sáng lạ thường chưa ai biết cả. Em bé thứ tư kéo tay Tin-tin khoe một thứ máy biết bay như một con chim. Liền lúc ấy, em bé thứ năm cho hai bạn xem một thứ máy biết dò tìm các kho báu còn giấu kín trên Mặt Trăng.

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
30 tháng 1 lúc 12:34

- Lời tựa đã thể hiện toàn bộ nội dung cũng như mâu thuẫn, băn khoăn của chính tác giả:

+ Mâu thuẫn giữa con người công dân và con người nghệ sĩ trong Vũ Như Tô cũng chưa được giải quyết dứt khoát.

+ Băn khoăn: không thể hi sinh lợi ích bức thiết của dân chúng nhưng vẫn mong có một công trình nghệ thuật như Cửu Trùng Đài.

- Việc quần chúng giết Vũ Như Tô có lí đúng: nếu Vũ Như Tô không xây Cửu Trùng Đài thì chắc Lê Tương Dực không thể xây được Cửu Trùng Đài, gây thiệt hại cho nhân dân. Nhưng quần chúng nhân dân trong cơn nông nổi, giận dữ, có thể chưa hiểu hết Vũ Như Tô. Khát vọng và động cơ của Vũ Như Tô là chính đáng, nhưng xây Cửu Trùng Đài là không nên vì lúc đó là chất thêm một gánh nặng cho dân chúng.

- Đan Thiềm và Vũ Như Tô là người yêu cái đẹp nên quên cả thực tế. Nhưng sự đam mê ấy luôn phải có sự tỉnh táo của người công dân quan tâm đến lợi ích của dân chúng, phải có hành vi ứng xử đúng, hợp với hoàn cảnh thực tế. Nói cầm bút chẳng qua cùng là một bệnh với Đan Thiềm, phần nào tác giả chưa dứt khoát với quan niệm nghệ thuật thuần túy, ít nhất là trong tác phẩm này.

Bình luận (0)