hãy nêu phương pháp hóa học để phân biệt các chất cho ;c6h12o6,c12h22o2
Hãy nêu phương pháp hóa học phân biệt các chất sau:
a, dung dịch Glucozơ, rượu etylic và axit axetic
b, tinh bột, xenlulozơ và saccarozơ
a) Cho quỳ tím vào :
- hóa đỏ là axit axetic
Cho Na vào hai mẫu thử
- xuất hiện khí là rượu etylic
$2C_2H_5OH + 2Na \to 2C_2H_5ONa + H_2$
- không hiện tượng là glucozo
b)
Cho nước vào mẫu thử
- mẫu thử không tan là tinh bột, xenlulozo
- mẫu thử tan là saccarozo
Cho dung dịch iot vào hai mẫu thử còn :
- mẫu thử tạo màu xanh tím là tinh bột
- không hiện tượng là xenlulozo
Câu 13:(2,0đ) Có bốn dung dịch đựng trong bốn ống nghiệm riêng biệt là KOH, HNO3, Na2SO4, NaCl. Hãy nêu phương pháp hóa học để phân biệt bốn dung dịch này. Viết các phương trình hóa học( nếu có) để minh họa.
- Trích mẫu thử.
- Nhỏ vài giọt từng mẫu thử vào giấy quỳ tím.
+ Quỳ hóa xanh: KOH
+ Quỳ hóa đỏ: HNO3
+ Quỳ không đổi màu: Na2SO4, NaCl (1)
- Cho mẫu thử nhóm (1) pư với dd BaCl2
+ Có tủa trắng: Na2SO4
PT: \(Na_2SO_4+BaCl_2\rightarrow2NaCl+BaSO_{4\downarrow}\)
+ Không hiện tượng: NaCl.
- Dán nhãn.
Cho các chất rắn sau: Na2O, SO3, CaCO3 bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các chất rắn trên.
Bước 1: Hòa 3 chất rắn vào nước
Chất rắn không tan: CaCO3
Bước 2:Cho quỳ tím vào 2 dung dịch của 2 chất tan còn lại
Quỳ tím chuyển đỏ: SO3
SO3 + H2O → H2SO4
Quỳ tím chuyển xanh: Na2O
Na2O + H2O → 2NaOH
Bài 1: Em hãy phân loại và gọi tên các hợp chất sau: BaO, Fe2O3, MgCl2, NaHSO4, Cu(OH)2, SO3, Ca3(PO4)2, Fe(OH)2, Zn(NO3)2, P2O5.
Dạng 2: Nhận biết - phân biệt các hợp chất vô cơ bằng phương pháp hóa học - Bài 2: Hãy trình bày phương pháp hóa học để nhận biết các chất sau:
a) Có 3 lọ bị mất nhãn đựng một trong các dung dịch không màu sau: NaOH, H2SO4, Na2SO4.
b) Có 3 gói hóa chất bị mất nhãn chứa một trong các chất bột màu trắng sau: Na2O, P2O5, MgO.
| Dạng 3: Hoàn thành các phương trình hóa học
_ Bài 3: Hoàn thành các PTHH của các phản ứng dựa vào gợi ý sau và cho biết chúng thuộc loại phản ứng nào đã học?
a) Sắt(III) oxit + hidro } b) Lưu huỳnh trioxit + nước –
c) Nhôm + Oxi - d) Canxi #nước –. e) Kali + nước –. Dạng 4: Bài tập tính theo phương trình hóa học
Bài 1.
CTHH | Tên | Phân loại |
BaO | Bari oxit | oxit |
Fe2O3 | Sắt (III) oxit | oxit |
MgCl2 | Magie clorua | muối |
NaHSO4 | Matri hiđrosunfat | muối |
Cu(OH)2 | Đồng (II) hiđroxit | bazơ |
SO3 | Lưu huỳnh trioxit | oxit |
Ca3(PO4)2 | Canxi photphat | muối |
Fe(OH)2 | Sắt (II) hiđroxit | bazơ |
Zn(NO3)2 | Kẽm nitrat | muối |
P2O5 | điphotpho pentaoxit | oxit |
Bài 2.
a.Trích một ít mẫu thử và đánh dấu
Đưa quỳ tím vào 3 dd:
-NaOH: quỳ hóa xanh
-H2SO4: quỳ hóa đỏ
-Na2SO4: quỳ không chuyển màu
b.Trích một ít mẫu thử và đánh dấu
Đưa nước có quỳ tím vào 3 chất:
-Na2O: quỳ hóa xanh
-P2O5: quỳ hóa đỏ
-MgO: quỳ không chuyển màu
Bài 3.
a.\(Fe_2O_3+3H_2\rightarrow\left(t^o\right)2Fe+3H_2O\)
b.\(SO_3+H_2O\rightarrow H_2SO_4\)
c.\(4Al+3O_2\rightarrow\left(t^o\right)2Al_2O_3\)
d.\(Ca+2H_2O\rightarrow Ca\left(OH\right)_2+H_2\)
e.\(2K+2H_2O\rightarrow2KOH+H_2\)
Bài 1:
BaO: oxit bazơ - Bari oxit.
Fe2O3: oxit bazơ - Sắt (III) oxit.
MgCl2: muối trung hòa - Magie clorua.
NaHSO4: muối axit - Natri hiđrosunfat.
Cu(OH)2: bazơ - Đồng (II) hiđroxit.
SO3: oxit axit - Lưu huỳnh trioxit.
Ca3(PO4)2: muối trung hòa - Canxi photphat.
Fe(OH)2: bazơ - Sắt (II) hiđroxit.
Zn(NO3)2: muối trung hòa - Kẽm nitrat.
P2O5: oxit axit - Điphotpho pentaoxit.
Bạn tham khảo nhé!
Nêu phương pháp hoá học để phân biệt 3 chất lỏng riêng biệt: xăng, rượu etylic và axit axetic.
Có các bình đựng khí riêng biệt: CO2, Cl2, CO, H2. Hãy nhận biết các khí trên bằng phương pháp hoá học, viết phương trình nếu có
Nêu phương pháp hoá học để phân biệt 3 chất lỏng riêng biệt: xăng, rượu etylic và axit axetic.
ta nhúm quỳ
Quỳ chuyển đỏ :CH3COOH
Quỳ ko chuyển màu : xăng, rượu etylic
Ta có thể ngưởi mùi :
-Mùi hắc, dễ bay hơi :xăng
- còn lại rượu etylic
Có các bình đựng khí riêng biệt: CO2, Cl2, CO, H2. Hãy nhận biết các khí trên bằng phương pháp hoá học, viết phương trình nếu có
ta nhúm quỳ ẩm
-Quỳ chuyển màu rồi mất màu : Cl2
-Quỳ chuyển màu đỏ nhạt :CO2
ko hiện tg :CO,H2
Ta đốt :
-Chất cháy mà có tiếng nổ , lửa xanh nhạt :H2
-Còn lại là CO
2CO+O2->2CO2
2H2+O2-to>2H2O
Cl2+H2O->HCl+HClO
CO2+H2O->H2CO3
có 4 chất CH4, CO2, O2 và H2 đựng trong các lọ riêng biệt. Hãy nêu phương pháp phân biệt các lọ hóa chất trên.
Cho các khí vào que đóm đang cháy vào các khí trên:
- Que đóm tắt: CO2
- Que đóm cháy mạnh hơn : O2
- Nếu que đóm cháy là: H2 CH4 .Dẫn khí sản phẩm cháy qua nước vôi trong dư.
+ CO2 làm đục nước vôi => khí ban đầu là CH4.
+ H2 cháy chỉ sinh ra nước nên không làm đục nước vôi.
\(CH_4+2O_2-^{t^o}\rightarrow CO_2+2H_2O\\ 2H_2+O_2-^{t^o}\rightarrow2H_2O\\ CO_2+Ca\left(OH\right)_2\rightarrow CaCO_3+H_2O\)
- Trích mẫu thử
- Cho các khí vào que đóm đang cháy:
+ Nếu que đóm tắt là CO2
+ Nếu que đóm cháy mạnh hơn là O2
+ Nếu quỳ đóm cháy với ngọn lửa màu xanh là H2
+ Nếu que đóm không thay đổi là CH4
hãy nêu phương pháp hóa học để phân biệt 4 dung dịch NaOH,NaCl,NaNO3,HCl. viết phương trình hóa học để minh học.
Giups mình câu này với ạ. Thanks you.
Trích mẫu thử :
Cho quỳ tím vào từng mẫu thử :
+ Hóa đỏ : HCl
+ Hóa xanh : NaOH
+ Không đổi màu : NaCl , NaNO3
Cho dung dịch AgNO3 vào 2 mẫu thử không làm quỳ tím đổi màu :
+ Chất nào xuất hiện kết tủa trắng : NaCl
Pt : \(AgNO_3+NaCl\rightarrow AgCl+NaNO_3\)
Không hiện tượng : NaNO3
Chúc bạn học tốt
Câu 13:(2,0đ) Có bốn dung dịch đựng trong bốn ống nghiệm riêng biệt là KOH, HNO3, Na2SO4, NaCl. Hãy nêu phương pháp hóa học để phân biệt bốn dung dịch này. Viết các phương trình hóa học( nếu có) để minh họa.
Câu 14 :(2,0đ) Hoàn thành các sơ đồ phản ứng sau:
A, SO3 + ? H2SO4
B,Cu (OH)2 CuO + ?
C, CaO + ? CaCl2 + ?
D, ? + NaOH Na2CO3 + ?
E, SO2 + ? H2SO3 G, Fe (OH)2 FeO + ?
H, MgO + ? MgCl2 + ?
F, ? + NaOH Na2CO3 + ?
Câu 15:(3,0đ) Hòa tan hoàn toàn 2,4g Mg bằng 100ml dung dịch H2SO4 vừa đủ. a. Tính thể tích khí H2 thoát ra ( đkc) b. Tính nồng độ mol dung dịch H2SO4 đã phản ứng c . Tính thể tích dung dịch H2SO4 20% có khối lượng riêng là 1,14 g/ml cần dùng để hòa tan hết lượng kim loại Mg nói trên?
Câu 13 mình vừa trả lời rồi nhé.
Câu 14:
a, \(SO_3+H_2O\rightarrow H_2SO_4\)
b, \(Cu\left(OH\right)_2\underrightarrow{t^o}CuO+H_2O\)
c, \(CaO+2HCl\rightarrow CaCl_2+H_2O\)
d, \(CO_2+2NaOH\rightarrow Na_2CO_3+H_2O\)
e, \(SO_2+H_2O⇌H_2SO_3\)
g, \(Fe\left(OH\right)_2\xrightarrow[kckk]{t^o}FeO+H_2O\)
h, \(MgO+2HCl\rightarrow MgCl_2+H_2O\)
f, \(CO_2+2NaOH\rightarrow Na_2CO_3+H_2O\)
Câu 15:
\(n_{Mg}=\dfrac{2,4}{24}=0,1\left(mol\right)\)
PT: \(Mg+H_2SO_4\rightarrow MgSO_4+H_2\)
a, \(n_{H_2}=n_{Mg}=0,1\left(mol\right)\Rightarrow V_{H_2}=0,1.24,79=2,479\left(l\right)\)
b, \(n_{H_2SO_4}=n_{Mg}=0,1\left(mol\right)\Rightarrow C_{M_{H_2SO_4}}=\dfrac{0,1}{0,1}=1\left(M\right)\)
c, \(m_{ddH_2SO_4}=\dfrac{0,1.98}{20\%}=49\left(g\right)\Rightarrow V_{ddH_2SO_4}=\dfrac{49}{1,14}\approx42,98\left(ml\right)\)
Có các chất khí không màu sau là : hiđro clorua, cacbonic, oxi, ozon.
Hãy nêu phương pháp hoá học để phân biệt các khí trên.
+ Dùng giấy quỳ tím tẩm nước để nhận ra khí HCl.
+ Dùng nước vôi trong để nhận ra khí CO 2
+ Dùng dung dịch chứa hỗn hợp KI và hồ tinh bột để nhận ra ozon.
+ Khí còn lại là oxi.