Những câu hỏi liên quan
Trương Quỳnh Trang
Xem chi tiết
Hà Việt Chương
25 tháng 11 2018 lúc 17:31

Cơ khí có vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống:

- Cơ khí tạo ra các máy và các phương tiện thay lao động thủ công thành lao động bằng máy và tạo ra năng suất cao

- Cơ khí giúp cho lao động và sinh hoạt của con người trở nên nhẹ nhàng và thú vị hơn

- Nhờ có cơ khí, tầm nhìn của còn người được mở rộng, con người có thể chiếm lĩnh được không gian và thời gian

Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
6 tháng 8 2023 lúc 21:36

Tham khảo:
Vai trò của cơ khí chế tạo:
- Cơ khí giúp cho lao động và sinh hoạt của con người trở nên nhẹ nhàng hơn.
- Cơ khí tạo ra các máy và các phương tiện thay lao động thủ công thành lao động bằng máy và tạo năng suất cao .
- Cơ khí có vai trò quan trọng trong việc sản xuất ra thiết bị, chế tạo máy và công cụ cho mọi ngành trong nền kinh tế quốc dân, tạo điều kiện để các ngành này phát triển tốt hơn.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
25 tháng 8 2023 lúc 18:47

Tên gọi các máy:
- Hình 1.1a: máy tiện CNC

- Hình 1.1b: Dây chuyền robot tự động

Việc sản xuất cơ khí ở hai hình khác nhau:
- Hình 1.1a: máy có sự tham gia trực tiếp của con người

- Hình 1.1b: máy tự động không có sự tham gia trực tiếp từ con người.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
12 tháng 8 2023 lúc 14:38

Sắp xếp: a-d-b-c

Tham khảo:

 

-Phát triển sản phẩm: Quá trình thiết kế kĩ thuật cải tiến những sản phẩm đã có, giúp sản phẩm trở nên thuận tiện hơn cho người sử dụng.

-Phát triển công nghệ: Trong quá trình thiết kế kĩ thuật, nhà thiết kế sử dụng những giải pháp công nghệ mới nhất để gia tăng chất lượng và năng suất của sản phẩm, qua đó giúp công nghệ ngày càng phát triển.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
9 tháng 8 2023 lúc 14:41

Tham khảo

 Mục đích của thiết kế kĩ thuật là tạo ra sản phẩm đáp ứng được những yêu cầu sử dụng, đồng thời giúp cho có quá trình lắp ráp, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa sản phẩm. Thiết kế kĩ thuật có vai trò quan trọng trong phát triển sản phẩm và phát triển công nghệ.

Quá trình chế tạo, thi công và lắp ráp sản phẩm cần dựa vào loại bản vẽ kĩ thuật: bản vẽ phác, bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp, ...

Ví dụ minh họa: thiết kế sản phẩm giá đỡ điện thoại.

1. Xác định yêu cầu sản phẩm và lựa chọn giải pháp thiết kế 

Vấn đề cần giải quyết là tạo ra sản phẩm có thể giữ điện thoại cho nhà thiết kế quan sát tư liệu.Sản phẩm giá đỡ điện thoại phải đáp ứng yêu cầu giữ được điện thoại khi đặt ngang và dọc, điều chỉnh được góc nhìn và gấp gọn khi không sử dụng.

2. Thiết kế sản phẩm

Chọn vật liệu là gỗ vì dễ gia công, nhẹ và thân thiện với môi trường.Kích thước dựa vào kích thước dài và rộng của điện thoại để tính kích thước a, b, c của giá đỡ (dựa vào kích thước chiều dài để tính kích thước a, b; dựa vào kích thước chiều rộng để tính kích thước c).

 

3. Đánh giá và hiệu chỉnh

Cần đánh giá xem giá đỡ có đáp ứng yêu cầu thiết kế đặt ra không: giá đỡ có đặt ngang, dọc được; khi điều chỉnh góc độ thanh chống khó cố định được.Sau kiểm tra cần hiệu chỉnh chốt để thanh chống cố định dễ dàng hơn.

 

4. Lập hồ sơ kĩ thuật

Hồ sơ kĩ thuật cho giá đỡ điện thoại gồm những thông tin:

Bản vẽ thiết kế: bản vẽ phác, bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp, ...Các thuyết minh liên quan đến sản phẩm.
Minh Lệ
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
15 tháng 9 2023 lúc 16:52

- Một số ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí như: kĩ sư cơ khí, kĩ thuật viên cơ khí, thợ cơ khí.

- Đặc điểm cơ bản của một số ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí như:

+ Kĩ sư cơ khí: thiết kế, giám sát, tham gia vận hành, sửa chữa máy móc, thiết bị cơ khí.

+ Kĩ thuật viên cơ khí: hỗ trợ kĩ thuật, lắp ráp, sửa chữa, gia công cơ khí.

+ Thợ cơ khí: trực tiếp lắp ráp, sửa chữa, gia công cơ khí.

Người Già
12 tháng 8 2023 lúc 13:58

Tham khảo

- Ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí (Hình 7.1) có đặc điểm:

+ Kĩ sư cơ khí: thiết kế, tổ chức chế tạo, sửa chữa, bảo trì các loại máy móc, thiết bị cơ khí.

+ Kĩ thuật viên cơ khí: thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ kĩ thuật để thiết kế, chế tạo, lắp ráp, sửa chữa, bảo trì máy móc và thiết bị cơ khí.

+ Thợ cơ khí: thực hiện nhiệm vụ lắp ráp, bảo dưỡng, sửa chữa động cơ và thiết bị cơ khí của các loại xe cơ giới

- Nghề nghiệp thuộc lĩnh vực cơ khí rất phù hợp với em.

Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
10 tháng 8 2017 lúc 7:24

  - Công nghệ sinh học là ngành công nghệ sử dụng tế bào sống và các quá trình sinh học để tạo ra các sản phẩm sinh học cần thiết cho con người.

  - Công nghệ sinh học gồm các lĩnh vực:

      + Công nghệ lên men để sản xuất các chế phẩm vi sinh dùng trong chăn nuôi, trồng trọt và bảo quản.

      + Công nghệ tế bào thực vật và động vật.

      + Công nghệ enzim/prôtêin để sản xuất axit amin từ nhiều nguồn nguyên liệu, chế tạo các chất cảm ứng sinh học (biosensor) và thuốc phát hiện chất độc.

      + Công nghệ chuyển nhân và chuyển phôi.

      + Công nghệ sinh học xử lí môi trường.

      + Công nghệ gen (là công nghệ cao) quyết định sự thành công của cuộc cách mạng sinh học.

      + Công nghệ sinh học y – dược (Công nghệ sinh học trong Y học và dược phẩm).

Trương Quỳnh Trang
Xem chi tiết
Hà Việt Chương
25 tháng 3 2019 lúc 9:01

Bản vẽ kĩ thuật có vai trò hết sức quan trọng đối vớ thiết kế và chế tạo sản phẩm. Cụ thể như sau:

- Đọc các bản vẽ để thu thập thông tin liên quan đến đề tài thiết kế.

- Vẽ các bản vẽ phác của sản phẩm khi lập phương án thiết kế để thể hiện ý tưởng vẽ.

- Dùng các bản vẽ để trao đổi ý kiến với đồng nghiệp.

- Vẽ các bản vẽ chi tiết và bản vẽ tổng thể của sản phẩm để chế tạo và kiểm tra sản phẩm. Vẽ các sơ đồ, bản vẽ để hướng dẫn vận hành và sử dụng sản phẩm.

Hỏi đáp V/S
Xem chi tiết
Lưu Thị Thảo Ly
4 tháng 12 2016 lúc 20:33

- Công nghệ sinh học là ngành công nghệ sử dụng tê bào sống và các quá trình sinh học để tạo ra các sản phẩm sinh học cần thiết cho con người.

- Công nghệ sinh học gồm các lĩnh vực là: công nghệ lên men, công nghệ tê bào, công nghệ enzim, công nghệ chuyển nhân và chuyển phôi, công nghệ sinh học xử lí môi trường, công nghệ gen, công nghệ sinh học y — dược.

- Vai trò của công nghệ sinh học là tạo ra các sản phẩm sinh học cần thiết cho con người.

+ Kĩ thuật gen được ứng dụng để tạo ra các chủng vi sinh vật mới có khả năng sản xuất nhiều loại sản phẩm sinh học với sô lượng lớn và giá thành rẻ.

+ Bằng kĩ thuật gen, người ta đã đưa nhiều gen quy định nhiều đặc điểm quý như nàng suất và hàm lượng dinh dưỡng cao, kháng sâu bệnh, kháng thuôc diệt cỏ dại và chịu được các điều kiện bất lợi, tăng thời hạn bảo quản, khó bị dập nát khi vận chuyển,... vào cây trồng.

+ Chuyển gen sinh trưởng ở bò vào lợn giúp cho hiệu quả tiêu thụ thức ăn cao hơn, hàm lượng mỡ ít hcm lợn bình thường.

Đã chuyển gen xác định mùi sữa ở-người vào tế bào phôi bò cái làm cho sữa bò có mùi sữa người và dễ tiêu hóa dùng để nuôi trẻ em trong vòng 6 tháng tuổi.

Đã chuyển gen tổng hợp hooc-môn sinh trưởng và gen chịu lạnh từ cá Bắc cực vào cá hồi và cá chép.

Ở Việt Nam, đã chuyển gen tổng hợp hooc-môn sinh trưởng ở người vào cá chạch.

 

Hochocnuahocmai
27 tháng 5 2016 lúc 21:34

–       Công nghệ sinh học là ngành công nghệ sử dụng tê bào sống và các quá trình sinh học để tạo ra các sản phẩm sinh học cần thiết cho con người.

–       Công nghệ sinh học gồm các lĩnh vực là: công nghệ lên men, công nghệ tế bào, công nghệ enzim, công nghệ chuyển nhân và chuyển phôi, công nghệ sinh học xử lí môi trường, công nghệ gen, công nghệ sinh học y — dược.

–       Vai trò của công nghệ sinh học là tạo ra các sản phẩm sinh học cần thiết cho con người.

+ Kĩ thuật gen được ứng dụng để tạo ra các chủng vi sinh vật mới có khả năng sản xuất nhiều loại sản phẩm sinh học với sô lượng lớn và giá thành rẻ.

+ Bằng kĩ thuật gen, người ta đã đưa nhiều gen quy định nhiều đặc điểm quý như năng suất và hàm lượng dinh dưỡng cao, kháng sâu bệnh, kháng thuốc diệt cỏ dại và chịu được các điều kiện bất lợi, tăng thời hạn bảo quản, khó bị dập nát khi vận chuyển,… vào cây trồng.

+ Chuyển gen sinh trưởng ở bò vào lợn giúp cho hiệu quả tiêu thụ thức ăn cao hơn, hàm lượng mỡ ít hơn lợn bình thường.