Những câu hỏi liên quan
nguyen thi kieu anh
Xem chi tiết
Phan Ngọc Cẩm Tú
28 tháng 10 2016 lúc 10:25

- Bài thơ Cảnh khuya được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt.

- Đặc điểm: + Số chữ: Mỗi dòng thơ có 7 chữ (thất ngôn) + Số dòng: Mỗi bài có 4 dòng thơ (tứ tuyệt) + Hiệp vần: Chữ cuối cùng của các dòng 1 – 2 – 4. Cảnh khuya: xa – hoa – nhà.

- Ngắt nhịp: Cảnh khuya: Câu 1. ¾; Câu 2 + 3: 4/3; Câu 4. 2/5.

- Sự trầm ngâm, suy tư bởi vẻ đẹp của trăng. Qua đó, tác giả còn thể hiện được lòng yêu nước qua câu thơ cuối.

 

Hoàng Khánh Ly
10 tháng 11 2016 lúc 23:18

- Cảnh khuya được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

+ Số tiếng trong mỗi câu : 7 tiếng

+ Số câu trong bài thơ : 4 câu

+ Cách gieo vần : chữ cuối ở câu 1 , 2 , 4 ( vần a )

+ Câu 1 nhịp 3 / 4 , câu 2 và 3 nhịp 4 /3 , câu 4 nhịp 2 / 5

- Cảm xúc bao trùm của bài thơ :

+ Sự say đắm trước vẻ đẹp của thiên nhiên của tác giả

+ Lỗi lo lắng cho vận mệnh đất nước của tác giả

Nhớ like nhé !


 

Thảo Phương
28 tháng 10 2016 lúc 11:56

Cả hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng đều có 4 câu, mỗi câu 7 chữ, gieo vần ở các tiếng 1, 2, 4 (xa, hoa, nhà) (viên, thuyên, thuyền); bài thơ có cấu trúc khai, thừa, chuyến, hợp. Hai dòng thơ 1 và 4 ngắt nhịp không theo 4/3 như nhịp thơ Đường luật.

Chẳng hạn như:

Câu 1: Tiếng suối trong/ như tiếng hát xa (nhịp 3/ 4). Câu 4: Chưa ngủ/ vì lo nỗi nước nhà (nhịp 2/5).

 

Phan hải băng
Xem chi tiết
trần thị xuân mai
21 tháng 11 2016 lúc 19:23

1. Có 4 câu. Mỗi câu có 7 chữ.

Gieo vần ở các tiếng cuối câu 1, 2, 4 ( viên, thiên, thuyền )

nhịp: 4/3

2.. - Thời gian: ban đêm

không gian: không gian được miêu tả trong bài rằm tháng giêng là không gian lớn của trời mây sông nước. Bầu trời, mặt nước, dòng sông như nối liền, trải rộng bởi sắc xuân bát ngát. Câu thứ 2 khá đặc biệt trong cách tả: cảnh được tả từ gần đến xa, từ thấp đến cao

- Sự lặp lại 3 lần của từ xuân khiến cho câu như tràn ngập ánh xuân tươi. Sắc xuân, khí xuân như đọng lên cảnh vật. Làm cho không gian đêm rằm tháng giêng trở nên đậm đà mùa xuân,.

- Bài này được Bác viết trong cuộc kháng chiến chống Pháp vô cùng gian khổ. Thế nhưng trong bài thơ, ta thấy chủ thế chữ tình và rất yêu thiên nhiên, vẫn ung dung làm việc và chan hòa cùng ánh trăng thiên nhiên nơi núi rừng. Người lo lắng cho đất nước nhưng trong tâm hồn, Bác vẫn nhường cho thiên nhiên tình yêu thương ưu ái, không nở từ chối vẻ đẹp thiên nhiên. Nói lên phong thái lạc quan yêu đời của Bác.

-

 

Huyền Anh Kute
Xem chi tiết
Nguyễn Lan Hương
15 tháng 1 2017 lúc 21:57

Văn bản "Sông nước Cà Mau" đã được tác giả miêu tả hết sức phong phú,độc đáo.Ngỗi trên thuyền,tác giả theo con sông xuôi về Cà Mau-nơi tận cùng của tổ quốc.Vì ngồi trên thuyền,tác giả có thể dễ dàng quan sát mọi cảnh vật xung quanh-Trên thì trời xanh,dưới thì nước xanh,xung quanh mình chỉ toàn một sắc xanh cây lá.Tác giả đã quan sát sông nước Cà Mau bằng rất nhiều giác quan,để cho thấy được tình yêu vùng bờ bãi Cà Mau của tác giả.Nhà văn không ngừng sử dụng những biện pháp nghệ thuật so sánh,điệp từ,...để cho chúng ta cảm nhận được những vẻ đẹp tuyệt diệu mà hoang sơ,kì bí của Cà Mau,khơi dậy lòng yêu mũi đất tận cùng cảu tổ quốc này.

Thien Vu Van
Xem chi tiết
Thảo Phương
20 tháng 10 2017 lúc 20:09

Câu chuyện kết thúc bằng hình ảnh “trước mặt ông lão lại thấy túp lều nát ngày xưa, và trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ”. Cái kết cục ấy là tất yếu nhưng cũng đã để lại cho người đọc người nghe nhiều suy nghĩ. Với ông lão, việc trở về cuộc sống bình thường hẳn sẽ tốt hơn rất nhiều. Còn với mụ vợ, con người không có chút công lao gì với cá vàng mà lại đòi hỏi quá nhiều thì việc mất hết những gì mụ đã có (mà không phải bỏ ra chút công sức nào) là lẽ công bằng, một sự trừng phạt đích đáng cho thói tham lam vô độ và sự bội bạc của mụ đối với ông lão. Đó cũng là sự thể hiện ước mơ công lí của nhân dân. Ta thấy câu truyện ông lão đánh cá và con cá vàng chính là một câu chuyện điển hình của truyện cổ tích dân gian. Mà đã là chuyện cổ tích thì thường thể hiện ước muốn của nhân dân đó chính là cái thiện sẽ được báo đáp còn những kẻ tham lam bội bạc thì sơm muộn gì cũng sẽ bị trừng trị thích đáng nhất. Câu chuyện cũng thể hiện một phần nào đo ước muốn có cuộc sống ấm no hạnh phúc của nhân dân trong cuộc sống cực khổ ở xã hội đương thời.

Nguyễn Thị Kim Long
Xem chi tiết
Hoang Ngoc Thao Nguyen
Xem chi tiết
Quốc Đạt
10 tháng 4 2019 lúc 19:08

a) Hùng làm vậy là sai . Đối với những người mồ côi cha hoặc mẹ không nên đối xử cách biệt với họ . Mọi người đều có quyền vui vẻ và hòa đồng với nhau dưới mái trường .

b) Nếu em là An em sẽ nói với bạn là: ' Sao bạn quá đáng thế , mình có làm gì bạn đâu . Mọi người đều có quyền vui vẻ và hòa đồng với nhau mà . '

Nguyễn Đinh Huyền Mai
Xem chi tiết
Sakura - Cô bé mang tên...
15 tháng 1 2017 lúc 22:01

- Vị trí để quan sát và miêu tả của người kể chuyện là ngồi trên con thuyền xuôi theo các kênh rạch đổ ra sông Năm Căn rồi dừng lại ở chợ Năm Căn.

Với điểm nhìn như vậy, người kể chuyện có thể miêu tả cảnh quan một vùng rộng lớn theo trình tự tự nhiên, hợp lí: miêu tả lần lượt về các kênh, rạch và cảnh vật hai bên bờ một cách kĩ càng hoặc lướt qua, tuỳ thuộc vào ấn tượng mà cảnh vật ấy tạo ra.

Xin lỗi , mình chỉ biết làm đến đây thôi !

Bibi Buon Bibi Buon
Xem chi tiết
Thảo Phương
1 tháng 1 2018 lúc 19:45

1.Sự hình thành và phát triển xã hội phong kiến
Như ta đã thấy, xã hội phong kiến là chế độ xã hội tiếp sau xã hội cổ đại. Nó được hình thành trên cơ sở tan rã của xã hội cổ đại. Nhưng ta lại được biết rằng : quá trình suy vong của xã hội cổ đại phương Đông và xã hội cổ đại phương Tây không giống nhau. Vì thế, sự hình thành xã hội phong kiến ở hai khu vực này cũng có những điểm khác biệt.
Các nước phương Đông chuyển sang chế độ phong kiến tương đối sớm, từ trước Công nguyên (như Trung Quốc) hoặc đầu Công nguyên (như các nước Đông Nam Á). Tuy nhiên, xã hội phong kiến phương Đông lại phát triển rất chậm chạp. Ở Trung Quốc - tới thời Đường (khoảng thế kỉ VII - VIII), còn ở một số nước Đông Nam Á - từ sau thế kỉ X, các quốc gia phong kiến mới bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển. Quá trình khủng hoảng và suy vong của chế độ phong kiến ở đây cũng kéo dài từ thế kỉ XVI cho tới giữa thế kỉ XIX, khi các nước này bị rơi vào tình trạng lệ thuộc hoặc là thuộc địa của các nước tư bản phương Tây.
Ở châu Âu, chế độ phong kiến xuất hiện muộn hơn, khoảng thế kỉ V, và được xác lập, hoàn thiện vào khoảng thế kỉ X. Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIV là thời kì phát triển toàn thịnh, thế kỉ XV - XVI là giai đoạn suy vong của chế độ phong kiến châu Âu. Chủ nghĩa tư bản đã dần được hình thành ngay trong lòng xã hội phong kiến đang suy tàn.

Thảo Phương
1 tháng 1 2018 lúc 19:45

2.Phong kiến tập quyền : là chế độ quân chủ tập quyền, mọi quyền hành đều tập trung ở nhà vua, vua toàn quyền quyết định tất cả mọi việc.
Phong kiến phân quyền : là chế độ phong kiến ở giai đoạn mà quyền lực trong một nước bị phân tán do các lãnh chúa cát cứ ở các địa phương. Đôi khi nhà vua chỉ có danh chứ không có thực quyền cai trị toàn quốc. Phong kiến phân quyền là giai đoạn đầu của thời kỳ phong kiến.

Thảo Phương
1 tháng 1 2018 lúc 19:47

5. _giống nhau:cùng thực hiện chính sách "ngụ binh ư nông"
_khác nhau:
+quân đội nhà trần được chia làm hai loại:cấm quân và quân ở các lộ,cấm quân là đạo quân bảo vệ kinh thành,triều đình và vua.chính binh đóng ở các lộ đồng bằng,phiên binh đóng ở các lộ miền núi,hương binh đóng ở các làng,xã.khi có chiến tranh,còn có các quân đội của các vương hầu
+quân đội nhà lý chỉ được phân chia thành hai loại:cấm quân và quân địa phương.
+quân đội nhà trần được xây dựng theo chủ trương:"quân lính cốt tinh nhuệ,không cốt đông

Ngoc Yen Phuong Nguyen
Xem chi tiết
Bùi Thị Tính
8 tháng 1 2019 lúc 13:36

Hầy! Làm ơn thêm dấu vào đi bạn. Ko dấu phải ngồi nặn từng chữ...mệt lắm !

Bảo Hà
21 tháng 5 2019 lúc 11:06

ko hiểu bạn